5 HẠN CHẾ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br />
<br />
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ <br />
phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói <br />
cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng <br />
tài chính của DN cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế <br />
và các cơ quan chức năng,…). Nhưng, cũng như tất cả các loại văn bản khác, báo cáo tài <br />
chính vẫn có nhiều hạn chế trong quá trình thuyết phục các nhà đầu tư. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Không thể hiện hết giá trị của các tài sản vô hình<br />
<br />
Năm 2012, truyền thông đưa tin, Kinh Đô ghi nhận thương hiệu vào tài vô hình của Công ty, <br />
việc làm này sau đó bị đơn vị kiểm toán lưu ý là trái với chuẩn mực kế toán tại Việt Nam. <br />
Kiểm toán cho rằng: “Kinh Đô đã ghi nhận giá trị thương hiệu vào tài sản với mục đích làm <br />
tăng tổng tài sản, tăng vốn chủ sở hữu”. Thực tế, thương hiệu Kinh Đô là một loại giá trị, <br />
nhưng lại không được ghi nhận trên báo cáo tài chính (BCTC).<br />
Tương tự, BCTC sẽ không thể hiện những tài sản vô hình đang thực sự đem lại sức mạnh <br />
cho doanh nghiệp, chẳng hạn tệp khách hàng, mạng lưới quan hệ, năng lực ban lãnh đạo, <br />
trình độ công nghệ… Trong nhiều trường hợp, những tài sản này quan trọng hơn những tài <br />
sản đang kê khai trên BCTC.<br />
Chẳng hạn, trường hợp của Vinamilk (VNM), sức mạnh của doanh nghi ệp nằm ở nh ững tài <br />
sản vô hình như thương hiệu, năng lực ban lãnh đạo, hệ thống quản lý và văn hóa doanh <br />
nghiệp. Tuy nhiên, BCTC của VNM đã không thể phản ánh những tài sản đó và hẳn là không <br />
nhà đầu tư nào bỏ tiền vào VNM chỉ bằng cách xem BCTC của công ty này.<br />
<br />
Sai lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vấn đề thứ hai nằm ở việc áp dụng “nguyên tắc giá gốc” khi xây dựng số liệu trên BCTC. <br />
Theo đó, giá trị của tài sản không liên hệ đến hiệu quả sử dụng tài sản hay giá trị thị trường <br />
của tài sản qua thời gian, mà chỉ là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra để sở hữu tài sản <br />
đó. Nguyên tắc này chỉ mất đi khi doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu hoặc đánh giá lại <br />
tài sản với mục đích góp vốn kinh doanh.<br />
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung về một công ty A sở hữu mảnh đất 1.000 m2 mặt tiền <br />
đường Nguyễn Huệ. Khi nhà đầu tư đọc BCTC của công ty A, giá trị mảnh đất ghi trên giấy <br />
tờ là 50 tỷ đồng, hay giá trị ghi sổ của mảnh đất này là 50 triệu đồng/m2. Bạn có nghĩ rằng, <br />
con đường sôi động bậc nhất Sài Gòn có mặt tiền giá 50 triệu đồng/m2? Nó quá phi thực tế, <br />
nhưng BCTC là thế, phải làm theo chuẩn mực.<br />
<br />
Phụ thuộc ngày càng nhiều vào các ước tính kế toán<br />
<br />
Ước tính kế toán, bạn có thể hiểu đơn giản là kế toán viên sẽ lấy giá trị gần đúng của một <br />
chỉ tiêu trên BCTC, giá trị này được ước tính “một cách chủ quan” trong trường hợp thực tế <br />
đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác.<br />
Những khoản mục thường được ước tính là các khoản dự phòng, các khoản trích khấu hao <br />
tài sản cố định, chi phí trả trước, giá trị sản phẩm dở dang, doanh thu ghi nhận trước, doanh <br />
thu theo hợp đồng xây dựng dở dang, lợi thế thương mại…<br />
Một số khoản ước tính có thể làm thay đổi cục diện tình hình kinh doanh của công ty. Chẳng <br />
hạn, trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (IBC).<br />
Năm 2017, IBC tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, đồng thời ghi nhận 630 tỷ đồng lợi thế thương <br />
mại, chiếm 1/3 tổng tài sản của Công ty. Được biết, lợi thế thương mại phát sinh của IBC <br />
chủ yếu là do Công ty mua chi phối Anh ngữ Apax English. 630 tỷ đồng chênh lệch này sẽ <br />
được phân bổ trong 10 năm vào chi phí của IBC, tức mỗi năm cổ đông của IBC sẽ phải gánh <br />
63 tỷ đồng chi phí.<br />
Bỏ qua nhiều thông tin quan trọng với nhà đầu tư<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Công ty ký hợp đồng với một loạt khách hàng mới, triển khai nhiều sản phẩm mới, thay ban <br />
lãnh đạo, chuyển sàn giao dịch cổ phiếu…, tất cả những thông tin quan trọng này, bạn sẽ <br />
không thể tìm được trên BCTC.<br />
Bởi lẽ, BCTC chỉ cho bạn những con số, kế đến là nguyên tắc để hình thành lên những con <br />
số đó và cuối cùng là một loạt con số khác để thuyết minh cho những con số trước đó. Nhìn <br />
chung là toàn số với số. Chính vì thế, những thông tin “vô hình” dù có giá trị đến mấy cũng <br />
không thể nào xuất hiện trên BCTC.<br />
Khi đầu tư vào một doanh nghiệp là chúng ta đang đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp đó. <br />
Điều đáng nói là tương lai của doanh nghiệp lại phụ thuộc không nhỏ vào những thông tin <br />
bên trên.<br />
<br />
Báo cáo được kiểm toán vẫn có sai lệch<br />
<br />
Vụ scandal sai lệch số liệu về hàng tồn kho và phải thu trong BCTC của Gỗ Trường Thành <br />
(TTF) vẫn chưa hết dư chấn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá cổ phiếu TTF giảm <br />
từ quanh 45.000 đồng/CP xuống còn 3.000 đồng/CP, gây mất mát cho những nhà đầu tư đã <br />
tin tưởng vào ban lãnh đạo, vào BCTC đã được kiểm toán của TTF.<br />
Như vậy, bản thân BCTC ngoài việc mắc những “vấn đề” mang tính cố hữu còn mang theo <br />
những vấn đề về mang tính “ngoại tác” từ phía con người. Hiện nay, chưa có số liệu để <br />
thống kê được rằng, trong hai vấn đề trên, vấn đề nào là nguyên nhân của phần lớn những <br />
sai sót và gian lận trong BCTC và có lẽ sẽ không bao giờ có. Tuy nhiên, những câu chuyện từ <br />
thực tế chỉ ra rằng, BCTC không bao giờ hoàn hảo và không thể là kim chỉ nam duy nhất cho <br />
những quyết định đầu tư thông minh.<br />