intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam: Nhìn từ báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chí GRI của các ngân hàng thương mại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

17
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam: Nhìn từ báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chí GRI của các ngân hàng thương mại" đánh giá thực trạng công bố báo cáo GRI, mức độ đạt được của các chỉ tiêu GRI và đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện báo cáo GRI, hướng tới phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam: Nhìn từ báo cáo phát triển bền vững theo tiêu chí GRI của các ngân hàng thương mại

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG XANH Ở VIỆT NAM: NHÌN TỪ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THEO TIÊU CHÍ GRI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TS. Hoàng Thị Thu Hiền Học viện Ngân hàng / Email: hienhtt@hvnh.edu.vn Tóm tắt: Việc lập báo cáo phát triển bền vững (PTBV) theo tiêu chí GRI (sau đây gọi là báo cáo GRI) hiện đang có chuẩn mực quốc tế cao nhất mà các ngân hành thương mại (NHTM) đã, đang thực hành và công bố báo cáo bên cạnh các báo cáo tài chính khác. Các hoạt động hướng tới sự PTBV thực hiện theo các tiêu chí GRI được các NHTM chủ động và tích cực chia sẻ cùng các bên liên quan, nhằm thể hiện nỗ lực của ngân hành trong công khai, minh bạch trong công bố, đánh giá các đóng góp về mặt kinh tế, môi trường, xã hội, tạo cơ sở xây dựng, phát triển ngân hàng xanh (NHX) bền vững. Bài viết đánh giá thực trạng công bố báo cáo GRI, mức độ đạt được của các chỉ tiêu GRI và đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện báo cáo GRI, hướng tới phát triển NHX ở Việt Nam. Từ khóa: ngân hàng xanh, phát triển, bền vững, GRI, ngân hàng thương mại, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Báo cáo GRI là bức tranh tổng quát thể hiện các công bố, xem xét và đánh giá lại hoạt động PTBV của ngân hành theo định hướng chiến lược đối với các vấn đề PTBV. Theo đó, các NHTM Việt Nam hiện đang lập báo cáo theo các tiêu chuẩn của Hướng dẫn lập Báo cáo PTBV - Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI). Tiêu chuẩn GRI tạo ra một tiếng nói chung cho các ngân hàng và các bên liên quan, để thấy được các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội của ngân hàng. Chính vì vậy, căn cứ vào báo cáo GRI, có thể so sánh các ngân hàng trong việc thực hiện mục tiêu PTBV. Khi ngân hàng thực hiện tốt các mục tiêu này và công bố một cách đầy đủ, thì thị trường sẽ phản ứng tích cực với ngân hàng. Điều đó khiến danh tiếng, uy tín của ngân hàng tăng lên, về dài hạn ngân hàng sẽ gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, mặc dù nhiều ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện GRI và công bố minh bạch báo cáo này, nhưng kết quả thực hiện không cao. Vì vậy, việc phân tích thực trạng thực hiện báo cáo GRI của các NHTM để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế làm căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện và công bố báo cáo GRI của các NHTM là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện xanh hóa nền kinh tế và hội nhập toàn cầu hóa thị trường tài chính. Economy and Forecast Review 183
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 2. Vai trò của báo cáo GRI trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 làm đảo lộn và gián đoạn các hoạt động xã hội và kinh doanh, thì báo cáo GRI luôn nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các bên liên quan. Đại dịch Covid-19 trong 2 năm vừa qua đã thúc đẩy nâng cao nhận thức của lãnh đạo các tổ chức về các cú sốc bên ngoài có thể tác động nhanh và mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, cũng như mức độ tin cậy và minh bạch đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và các tổ chức nói riêng. Theo kết quả khảo sát của PwC (thực hiện vào tháng 9/2021), đối với các nhà quản lý và phân tích tài sản của các công ty đầu tư, ngân hàng, công ty môi giới trên toàn cầu cho thấy: 79% người được hỏi cho rằng, phương pháp quản lý rủi ro và cơ hội đầu tư liên quan tới môi trường - xã hội (MT-XH) là yếu tố quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư vào một công ty; có 49% người được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng rút vốn khỏi các công ty không thực hiện trách nhiệm của họ về MT-XH [4]. Trong thực tế, một số quỹ đầu tư ở Châu Âu sẵn sàng rút vốn ra khỏi các công ty không tuân thủ các cam kết về MT-XH. Điển hình, KLP - Quỹ hưu trí công cộng ở Na Uy đã bán cổ phần của mình tại 46 doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là các doanh nghiệp có từ 5% doanh thu trở lên liên quan đến than [3]. Cùng với đó, nhà đầu tư ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các cam kết MT-XH trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện các cam kết PTBV, gắn liền với nâng cao trách nhiệm MT-XH là xu hướng chung của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế, không ngoại trừ ngành tài chính ngân hàng. Theo đó, lĩnh vực ngân hàng và các trung gian tài chính nói chung luôn nhận được mối quan tâm từ các bên liên quan, bao gồm: nhà đầu tư, các phương tiện thông tin truyền thông, khách hàng, cơ quan quản lý, giám sát (Bhattacharya và cộng sự, 2004; Coupland, 2005). Bởi, hoạt động kinh doanh ngân hàng có tác động liên ngành đến các chủ thể khác nhau, nên việc thực hiện các tiêu chuẩn của báo cáo GRI và công bố báo cáo GRI có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng và nền kinh tế. Điều này được biểu ra ở 2 khía cạnh: Thứ nhất, việc tuân thủ các tiêu chuẩn của báo cáo GRI phản ánh hoạt động kinh doanh của ngân hàng ổn định, bền vững. Ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, nên khi hoạt động của ngành ngân hàng ổn định, tăng trưởng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ hai, việc tuân thủ các chỉ tiêu PTBV giúp ngân hàng nâng cao uy tín, danh tiếng trong hoạt động kinh doanh. Xu hướng mới của thị trường là ngày càng quan tâm đến đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng xanh. Một ngân hàng nếu coi trọng mục tiêu kinh doanh gắn với trách nhiệm MT-XH, sẽ được nhìn nhận và đánh giá cao bởi các bên liên quan. Nhờ đó, việc thu hút nguồn vốn, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng dễ dàng đạt được trong dài hạn. Ngược lại, các ngân hàng không thực hiện tốt trách nhiệm này, sẽ phải đối mặt với những hậu quả. Dẫn chứng như: Ngân hàng ABN AMRO - một ngân hành lớn của Hà Lan đã phải đối mặt với chỉ trích nghiêm trọng từ cộng đồng sau vụ cho vay các doanh nghiệp khai mỏ có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường của vùng tây Papua New 184 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Guinea; Ngân hàng Barclays cũng chịu tác động tương tự từ World Wildlife Federation - Nghiệp đoàn Đời sống hoang dã thế giới (WWF) và Hiệp hội Friends of the Earth khi cấp tín dụng cho công ty BP đặt đường ống dẫn dầu làm ảnh hưởng tới động vật hoang dã vùng Azerbaijan, Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ (Hoare, 2004). Có thể thấy rằng, thực hiện nghiêm túc các báo cáo trong đó có báo cáo GRI sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 3. Hiện trạng thực hành báo cáo PTBV - GRI của 8 NHTM giai đoạn 2017-2021 Thực hiện khảo nghiệm được tiến hành tại 8 NHTM, trong đó có 4 NHTM có vốn nhà nước (gọi tắt là NHTM nhà nước) và 4 NHTM cổ phần (được lựa chọn ngẫu nhiên trong danh sách các NHTM Việt Nam, công bố trên website của Ngân hàng Nhà nước) (Bảng 1). Các ngân hàng được lựa chọn hầu hết đã thực hiện một vài khía cạnh của GRI hoặc đã có những công bố báo cáo PTBV ở mức độ khác nhau. Báo cáo thường niên của các NHTM được thu thập từ năm 2017 đến năm 2021, trong đó năm 2017 là năm Chính phủ Việt Nam đề xuất thực hiện báo cáo bền vững vì mục tiêu thiên niên kỷ và năm 2021 là năm gần nhất đã có báo cáo thường niên công bố. Bảng 1: Quy mô các NHTM trong nghiên cứu Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Nhóm Tên ngân hành (triệu đồng) (triệu đồng) Agribank 76.387.340 1.695.932.000 Vietcombank 109.117.000 1.414.673.000 NHTM Nhà nước Vietinbank 93.650.000 1.531.587.000 BIDV 86.329.000 1.761.696.000 MBbank 62.486.023 607.140.619 Techcombank 93.041.472 568.728.950 NHTM cổ phần VIB 24.290.740 309.517.129 Sacombank 34.261.336 521.117.123 Tổng cộng 8 ngân hàng Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.1. Thực hiện công bố báo cáo PTBV Kết quả thực hiện báo cáo tác động theo bộ tiêu chí GRI tại 4 NHTM nhà nước (Bảng 2) cho thấy, trừ BIDV, các NHTM nhà nước đã bắt đầu thực hiện báo cáo tác động kể từ năm 2018 - sau 1 năm, kể từ ngày Chính phủ yêu cầu thực hiện mục tiêu PTBV để đạt các mục tiêu thiên niên kỷ. Nhưng, cả 4 NHTM đều tích hợp báo cáo tác động vào trong báo cáo thường niên, chứ chưa đưa ra một báo cáo riêng lẻ. Đồng thời, mức độ thực hiện báo cáo cũng có sự khác biệt giữa các ngân hàng trong nhóm với nhau. Trong số NHTM nhà nước thực hiện báo cáo tác động, BIDV là ngân hàng có độ sâu báo cáo nhất với trung Economy and Forecast Review 185
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP bình 36,6 trang, trong khi Agribank chỉ dành trung bình 3 trang cho loại hình báo cáo này. BIDV cũng là NHTM nhà nước duy nhất thực hiện báo cáo GRI kể từ năm 2017, các nội dung tương thích với các chỉ tiêu trong bộ GRI. Còn lại, lần lượt 3 NHTM nhà nước thực hiện báo cáo PTBV theo GRI vào các năm: Vietinbank thực hiện từ năm 2018; Vietcombank từ năm 2020; cá biệt Agribank hiện tại vẫn chưa thực hiện báo cáo theo GRI mà chỉ báo cáo thực hiện một số tác động đối với cộng đồng. Bảng 2: Kết quả thực hiện báo cáo tác động theo bộ tiêu chí GRI tại 4 NHTM nhà nước Các NHTM Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Báo cáo “Trách Báo cáo “Trách Báo cáo Báo cáo “Ngân Báo cáo nhiệm với xã nhiệm với xã hội “Hoạt động vì hàng vì cộng “Nỗ lực vì cộng Agribank hội và cộng và cộng đồng” cộng đồng” đồng” đồng và xã hội” đồng” (2 trang) ( 2 trang) (5 trang) (4 trang) (2 trang) Báo cáo Báo cáo Báo cáo Báo cáo PTBV được lồng PTBV được PTBV được PTBV được Vietinbank Chưa thực hiện ghép trong báo lồng ghép trong lồng ghép trong lồng ghép trong cáo thường niên báo cáo thường báo cáo thường báo cáo thường (14 trang) niên (12 trang) niên (24 trang) niên (28 trang) Báo cáo “Cộng Báo cáo “Cộng Báo cáo Báo cáo đồng và xã hội” đồng và xã hội” PTBV được PTBV được được tổng hợp được tổng hợp Vietcombank Chưa thực hiện tổng hợp trong tổng hợp trong trong Báo cáo trong Báo cáo báo cáo thường báo cáo thường thường niên (16 thường niên (16 niên (15 trang) niên (18 trang) trang) trang) Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV được tổng hợp được tổng hợp được tổng hợp được tổng hợp được tổng hợp BIDV trong báo cáo trong báo cáo trong báo cáo trong báo cáo trong báo cáo thường niên (21 thường niên (29 thường niên (38 thường niên (30 thường niên (65 trang) trang) trang) trang) trang) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Xem xét việc thực hiện báo cáo tác động theo bộ tiêu chí GRI tại 4 NHTM cổ phần (Bảng 3) cho thấy, có độ chênh lệch rất lớn giữa các NHTM cổ phần trong việc thực hiện công bố báo cáo tác động. Theo đó, Sacombank là ngân hàng thực hiện rất bài bản báo cáo này và đã thực hiện trước 2017, với trung bình 39 trang cho mỗi lần báo cáo; đồng thời, Sacombank cũng tuân thủ các nội dung yêu cầu theo tiêu chí GRI. Còn MBbank gần đây mới thực hiện báo cáo PTBV. Trong khi, Techcombank và VIB cũng chỉ thực hiện báo cáo trách nhiệm với cộng đồng, Techcombank năm 2021 mới thực hiện báo cáo ESG với số trang báo cáo khá mỏng (trung bình Techcombank được 2 trang, còn VIB trung bình chỉ được 0,6 trang). 186 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Bảng 3: Kết quả thực hiện báo cáo tác động theo bộ tiêu chí GRI tại 4 NHTM cổ phần Các NHTM Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Báo các tác Báo các tác động Báo các tác Báo các tác Báo cáo PTBV tích động liên quan liên quan đến động liên quan động liên quan hợp trong báo cáo MBbank đến môi trường môi trường và đến môi trường đến môi trường thường niên và xã hội xã hội và xã hội và xã hội (31 trang) (4 trang) (6 trang) (11 trang) (12 trang) Báo cáo “Cộng Báo cáo “Cộng Báo cáo “Cộng VIB Chưa thực hiện Chưa thực hiện đồng và xã hội” đồng và xã hội” đồng và xã hội” (1 trang) (1 trang) (1 trang) Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV Báo cáo PTBV tổng tổng hợp trong tổng hợp trong tổng hợp trong tổng hợp trong hợp trong báo cáo Sacombank báo cáo thường báo cáo thường báo cáo thường báo cáo thường thường niên niên (31 trang) niên (39 trang) niên (49 trang) niên (37 trang) (39 trang) Báo cáo “Trách Báo cáo Báo cáo nhiệm với cộng “Trách nhiệm “Môi trường, xã hội Techcombank Chưa thực hiện Chưa thực hiện đồng” với cộng đồng” và quản trị - ESG” (4 trang) (4 trang) (2 trang) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Nếu so sánh mức độ thực hiện báo cáo tác động theo bộ tiêu chí GRI tại 2 nhóm ngân hàng được khảo sát, thì giữa các NHTM nhà nước có độ đồng đều cao hơn trong việc thực hiện báo cáo; trong khi mức độ chênh lệch trong thực hiện báo cáo tác động theo bộ tiêu chí GRI giữa các NHTM cổ phần với nhau là rất lớn. Theo đó, BIDV và Sacombank là 2 ngân hàng đại diện cho 2 nhóm ngân hàng có mức độ thực hiện báo cáo tác động theo bộ tiêu chí GRI cao nhất. 3.2. Lĩnh vực công bố thông tin trong báo cáo GRI Xem xét thông tin trong báo cáo GRI nằm trong báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2021 cho thấy, chưa có tính thống nhất về các nội dung và cách thức báo cáo của các ngân hàng thể hiện rất khác nhau. Các ngân hàng đều chưa thực hiện báo cáo theo đúng thứ tự và hình thức của một báo cáo GRI theo hướng dẫn của thế giới. Mỗi ngân hàng lại có những lựa chọn nội dung báo cáo riêng, với cách thức thể hiện ra rất khác nhau giữa 2 nhóm ngân hàng. Theo đó, nhóm các NHTM nhà nước có sự bao quát và tổng hợp các vấn đề trọng yếu vào trong báo cáo hơn so với nhóm các NHTM cổ phần (Bảng 4). Tuy vậy, ở một số nội dung quan trọng, như: bảo đảm quyền lợi con người, phát triển sản phẩm phù hợp với quyền lợi khách hàng, thì cả 2 nhóm ngân hàng đều chưa thực hiện tốt. Economy and Forecast Review 187
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Bảng 4: Mức độ thể hiện các nội dung chính của báo cáo GRI Tỷ lệ % nội dung được đề cập đến trong báo cáo Các nội dung chính trong báo cáo Nhóm NHTM nhà nước Nhóm NHTM cổ phần 1. Bảo vệ môi trường và các hành động vì môi trường 75% 75% 2. Các vấn đề về quyền lợi người lao động 75% 50% 3. Phát triển sản phẩm phù hợp quyền lợi khách hàng 25% 0% 4. Quyền lợi con người 25% 0% 5. Trách nhiệm xã hội 100% 100% Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.3. Mức độ thực hiện các tiêu chí trong báo cáo GRI Các tiêu chí được đưa ra trong báo cáo GRI là các chỉ tiêu liên quan đến trách nhiệm môi trường, xã hội và quản trị của ngân hàng. Theo kết quả khảo sát của Nhóm Sáng kiến Fair Finance Việt Nam - FFV (2021) đối với 10 NHTM (trong đó có 8 ngân hàng trong nghiên cứu), điểm trung bình của 8 NHTM cho cả 3 yếu tố Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG- Environmental Social Governance) đạt 1,1/10 điểm. Cụ thể, trong chính sách công khai của các NHTM, những cam kết về môi trường được thể hiện ít nhất. Dù yếu tố xã hội (S - Social) và quản trị (G - Governance) được phản ánh tốt hơn so với yếu tố môi trường (E - Environmental), tuy nhiên, vẫn chỉ ở mức dưới trung bình (Bảng 5). Bảng 5: Điểm trung bình trong thực hiện cam kết ESG của các NHTM Điểm Điểm yếu tố Điểm yếu tố Điểm yếu tố G STT Ngân hàng ESG (/10) E (/10) S (/10) (/10) 1 Agribank 0,99 0,16 1,44 1,10 2 BIDV 0,93 0,16 1,34 1,00 3 MSB 1,05 0,16 1,42 1,30 4 TechCombank 0,76 0,16 0,77 1,20 5 VIB 1,04 0,16 0,72 2,10 6 Vietcombank 0,73 0,16 0,62 1,30 7 Vietinbank 1,01 0,16 1,16 1,50 8 VPBank 2,52 1,52 2,95 2,70 9 Trung bình các NHTM 1,1 0,3 1,3 1,6 Nguồn: Fair Finance Việt Nam - FFV (2021) Điểm trung bình trong thực hiện cam kết ESG của các NHTM tại Bảng 5 cho thấy: - Về yếu tố môi trường (E), các NHTM chưa công bố công khai bất kỳ cam kết nào trong 2 chủ đề Biến đổi khí hậu và Thiên nhiên. Chưa có NHTM nào 188 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP trong đánh giá có cam kết chính sách công khai ngừng cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay tăng mức tín dụng cho các dự án năng lượng tái tạo (FFV, 2021). - Về yếu tố xã hội (S), các NHTM chưa công bố những cam kết chính sách về quyền lao động, quyền con người và không đầu tư vào ngành vũ khí. Chính sách của NHTM yêu cầu hay khuyến khích khách hàng doanh nghiệp thực hiện các cam kết S còn chưa công khai cụ thể. Ít NHTM có chính sách công khai đề cập rõ về cam kết không phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới, hệ thống trả lương bình đẳng không căn cứ vào yếu tố giới tính. 10/10 ngân hàng đều chưa có quy định công khai yêu cầu hay khuyến khích khách hàng doanh nghiệp thực hiện những cam kết về bình đẳng giới [3]. - Về yếu tố quản trị (G), tất cả các ngân hàng đều có những chính sách về: Chống tham nhũng, bảo vệ khách hàng, thuế, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy vậy, cam kết chính sách về minh bạch và trách nhiệm giải trình vẫn ở mức hạn chế (0,5/10); và cao nhất là bảo vệ khách hàng (2,4/10) [3]. Nhìn chung, các NHTM đều đã có những quan tâm nhất định tới báo cáo PTBV và đã thực hành báo cáo GRI. Tuy vậy, thực tế cho thấy, có sự chênh lệch rất lớn trong việc thực hành báo cáo này giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, nội dung của báo cáo GRI còn chưa đồng bộ, gây khó khăn trong việc so sánh và có độ chênh lệch lớn về chiều sâu trong nội dung báo cáo giữa các ngân hàng. Việc tuân thủ các tiêu chí trong báo cáo và công khai báo cáo này chưa trở thành trọng tâm trong hoạt động ngân hàng, chỉ mang tính hình thức. Mức độ đạt được các tiêu chí trong báo cáo khá khiêm tốn. Lý giải điều này có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây: Một là, chưa có các quy định bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước về việc công bố báo cáo tác động bền vững riêng lẻ, giống như báo cáo theo trụ cột 3 tiêu chuẩn Basel II hay các báo cáo tài chính. Do đó, việc công bố báo cáo này hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi ngân hàng, trong việc quyết định sẽ công bố nội dung gì, dưới hình thức như thế nào. Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự yêu cầu tính kỷ luật cho thông tin, trong đó thị trường vẫn chưa có cơ chế “reward” cho các doanh nghiệp thực hiện báo cáo thông tin chuẩn mực, cũng có thể là một lý do chưa khuyến khích ngân hàng cổ phần công bố đầy đủ. Hai là, nhận thức của bản thân các NHTM cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế về PTBV, hài hòa lợi ích của tổ chức với môi trường xã hội còn khá mơ hồ. Họ coi đây là cái giá phải trả cho môi trường chứ không phải một cơ hội kinh doanh. Do đó, việc công bố báo cáo GRI và tuân thủ các tiêu chí trong báo cáo này chưa trở thành sứ mệnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ba là, các thách thức nội bộ đặt ra cho các NHTM Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu, an toàn thanh khoản, tăng trưởng... đã khiến cho mức độ tham gia và công bố báo cáo GRI chưa được chú trọng. Bốn là, nguồn nhân lực trong việc phân tích, thực hiện báo cáo GRI của NHTM Việt Nam còn hạn hẹp. Thiếu đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản để phân tích và thực hành GRI. Economy and Forecast Review 189
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 4. Một số giải pháp gia tăng mức độ thực hiện các tiêu chí trong báo cáo và công khai báo cáo GRI của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới Để báo cáo GRI của các NHTM thực sự có hiệu quả, mang lại lợi ích cho các bên liên quan và trở thành sứ mệnh trong hoạt động kinh doanh của NHTM, thì Ngân hàng Nhà nước và hệ thống NHTM cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: Đối với Ngân hàng Nhà nước - Cần dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về các tiêu chí trong GRI áp dụng cho các NHTM Việt Nam. Xây dựng và ban hành hướng dẫn các NHTM lập báo cáo GRI một cách thống nhất và đồng bộ. Đồng thời, xây dựng cơ chế khuyến khích các NHTM áp dụng bộ tiêu chuẩn trong GRI trong giai đoạn đầu và tiến tới nhân rộng ra toàn hệ thống bằng cơ chế bắt buộc. - Hàng năm bên cạnh việc xếp hạng đánh giá các NHTM theo các tiêu chí về quy mô tài sản, nợ xấu, tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ thực hiện cam kết tiêu chuẩn trong GRI. Yêu cầu các NHTM phải công bố công khai báo cáo GRI tách bạch giống như báo cáo tài chính khác. - Chủ động lồng ghép các tiêu chí trong GRI vào các chính sách của ngành ngân hàng, áp dụng bao quát trong tất cả các nghiệp vụ của NHTM từ huy động vốn, cho vay đến các dịch vụ tài chính khác. Đối với hệ thống NHTM - Xây dựng chiến lược và lộ trình cụ thể từng bước áp dụng tiêu chí của GRI trong hoạt động kinh doanh. Trước mắt các NHTM có thể dựa vào nguồn lực sẵn có để lựa chọn triển khai một vài chỉ tiêu của GRI để thực hiện. Tiến tới dài hạn có thể thực hiện tổng hòa các yếu tố này. - Nâng cao nhận thức của ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng về các vấn đề liên quan đến PTBV, lợi ích khi thực hiện các tiêu chí GRI. Coi PTBV, thực hành ngân hàng xanh là chiến lược cốt lõi trong bối cảnh hội nhập, tự do hóa tài chính và biến đổi MT-XH. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn các NHTM Việt Nam mới có hành động cụ thể để thực hiện hoạt động kinh doanh bền vững, hướng tới xây dựng mô hình NHX. - Cần phải thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động kinh doanh dựa trên tiêu chuẩn của GRI trong cả hoạt động nội bộ và hoạt động bên ngoài. Tách bạch báo cáo GRI với các báo cáo tài chính khác. Sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác sẽ là động lực thúc đẩy các NHTM Việt Nam tích cực triển khai và áp dụng thực hiện các tiêu chí GRI một cách tự nguyện và hiệu quả nhất. - Phát triển đội ngũ chuyên gia ngân hàng trong việc thực hiện báo cáo GRI. Cần có những chuyên gia vừa am hiểu về hệ thống báo cáo GRI nói chung, vừa am hiểu về hoạt động ngân hàng nói riêng để có thể phiên những tiêu chuẩn chung của GRI sang các tiêu chuẩn cụ thể của ngân hàng. 5. Kết luận Cùng với xu hướng PTBV chung của toàn cầu, sự quan tâm đến ngân hàng 190 Kinh tế và Dự báo
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP bền vững đã dần lớn mạnh và trở thành mục tiêu chiến lược mà các ngân hàng hướng đến. Các hoạt động hướng tới PTBV đều đang được các ngân hàng quan tâm, tuy nhiên thì mức độ chủ động và tích cực thực hiện các tiêu chí GRI, cũng như thực hành báo cáo GRI, chia sẻ cùng các bên liên quan giữa các ngân hàng có sự khác biệt lớn. Để cải thiện vấn đề này, ngành ngân hàng cần nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa các tác động môi trường của các khoản đầu tư và các quyết định tài trợ đến hiệu quả hoạt động ngân hàng để từ đó có trách nhiệm kích thích phát triển sản phẩm mới “xanh và sạch”. Chỉ như vậy, các ngân hàng mới thực hiện tốt các tiêu chí GRI, đồng thời việc báo cáo GRI và chia sẻ với các bên liên quan mới đạt hiệu quả.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhattacharya, C. B., and Sen, S. (2004). Doing Better at Doing Good: When, Why, and How Consumers Respond to Corporate Social Initiatives, California Management Review, 47(1), 9-25 2. Coupland, C. (2005). Corporate Social and Environmental Responsibility in web-based reports: Currency in the banking sector?, Article in Press for publication in Critical Perspectives on Accounting, 17, 865-881 3. Fair Finance Việt Nam - FFV (2021). Hướng tới tài chính bền vững cam kết chính sách về ESG của mười ngân hàng thương mại Việt Nam, truy cập từ https://fairfinanceasia.org/us/post/huong-toi-tai-chinh-ben-vung-cam-ket- chinh-sach-ve-esg-cua-muoi-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam 4. Pricewaterhouse Coopers - PwC (2021). Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), truy cập từ https://www.pwc.com/vn/vn/services/risk- assurance/sustainability.html Economy and Forecast Review 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1