intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm toán báo cáo phát triển bền vững các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Rào cản và giải pháp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Kiểm toán báo cáo phát triển bền vững các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Rào cản và giải pháp" nhằm nhận diện rõ thực trạng thực hiện kiểm toán đối với báo cáo PTBV hiện nay trong các DN niêm yết trên sàn giao dịch tại Việt Nam, các tồn tại bất cập trong việc kiểm toán, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách về giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kiểm toán đối với báo cáo PTBV trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm toán báo cáo phát triển bền vững các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam - Rào cản và giải pháp

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KIỂM TOÁN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM - RÀO CẢN VÀ GIẢI PHÁP THE CURRENT AUDITING SUSTAINABLE REPORTS IN VIETNAMESE LISTED ENTERPRISES - BARRIERS AND SOLUTIONS TS. Trần Ngọc Hùng Trường Đại học Công nghiệp TP HCM Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nhằm gia tăng mức độ tin cậy, tính minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt động, giúp DN nâng cao danh tiếng trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, việc lập và thuê kiểm toán báo cáo phát triển bền vững (PTBV) ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các DN niêm yết. Tuy nhiên cho đến nay Bộ Tài chính mới chỉ ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 hướng dẫn công bố thông tin tin liên quan đến PTBV trên thị trường chứng khoán (TTCK) đối với các công ty đại chúng. Mặc dù xây dựng và công bố nội dung PTBV là yêu cầu bắt buộc đối với các công ty đại chúng, tuy nhiên thực hiện kiểm toán đối với báo cáo PTBV lại đặt ra những thách thức nhất định cho DN. Nghiên cứu này nhằm nhận diện rõ thực trạng thực hiện kiểm toán đối với báo cáo PTBV hiện nay trong các DN niêm yết trên sàn giao dịch tại Việt Nam, các tồn tại bất cập trong việc kiểm toán, từ đó đưa ra các gợi ý chính sách về giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kiểm toán đối với báo cáo PTBV trong thời gian tới. Từ khóa: báo cáo phát triển bền vững (PTBV), kiểm toán, DN niêm yết, hội nhập ABSTRACT In order to increase the level of reliability, transparency and professionalism in operations, help businesses improve their reputation in the attention of both of domestic and international investors, the preparation and hiring of auditors for auditing sustainable development reports is calling more and more interest for listed companies. However, up to now, the Ministry of Finance has only issued Circular No. 155/2015/TT-BTC dated October 6, 2015 guiding the disclosure of information related to sustainable development on the stock market for public corporations. Although developing and disclosing sustainable development information is a mandatory requirement for public corporations, but auditing a sustainable development report poses certain challenges for entities. This study aims to clearly identify the current status of auditing for sustainable development reports in listed companies on stock exchanges in Vietnam. Basing on that, suggesting solutions to create favorable conditions for the audit of the Sustainable Development Reports in the coming future. Key words: sustainable development reports, auditing, listed enterprises, intergration. 1. Giới thiệu Đại dịch Covid-19 đã góp phần tạo ra sự gãy đổ nghiêm trọng của chuỗi cung ứng quốc tế, 1371
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tạo ra một sự lan tỏa về việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đồng thời cũng tạo ra cơ hội để và sự cạnh tranh nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư vào thị trường chứng khoán nói riêng mà Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng trong khu vực. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hòi không chỉ sự chuẩn mực, minh bạch, chuyên nghiệp trong công bố thông tin tài chính mà còn các thông tin về PTBV. Để có thể tiếp cận được nguồn vốn lớn trên thế giới, doanh nghiệp không chỉ biết tận dụng, nắm bắt cơ hội mà đồng thời phải biết tự “nâng hạng” chính mình thông qua các dịch vụ đảm bảo như kiểm toán báo cáo PTBV. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu góp phần cải thiện sự minh bạch chung của toàn thị trường, của nền kinh tế đồng thời đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của TTCK Việt Nam. Theo nghiên cứu về báo cáo PTBV của công ty kiểm toán KPMG công bố vào tháng 12 năm 2020, 80% các tập đoàn trên thế giới đã có công bố báo cáo PYBV trong đó khu vực Bắc Mỹ với tỷ lệ cao nhất lên đến 90% các công ty đã có công bố báo cáo PYBV. Với số lượng mẫu thu thập là 5.200 công ty thuộc N100 và N250 đến từ 52 quốc gia. Trong danh sách N100 của các công ty lớn nhất toàn cầu ở 41 quốc gia thì tỷ lệ công bố báo cáo PTBV là 80% (tăng 5% so với năm 2017 và có xu hướng tăng trưởng bền vững các năm tới). Trong khi đó tỷ lệ này duy trì ở mức cao đối với các công ty thuộc danh sách N250, duy trì ở mức 90% năm 2011 cho đến 96% cho năm 2020 (KPMG, 2020). Bên cạnh đó việc sử dụng dịch vụ kiểm toán (dịch vụ kiểm toán độc lập) của bên thứ ba cũng tăng từ 33% lên 51% đối với danh sách N100; và tăng từ 30% lên 71% đối với các công ty thuộc danh sách N250 trong giai đoạn từ 2005 – 2020 (KPMG, 2020). Tại Việt Nam, nhằm hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1393/QĐ- TTg) Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, trong đó yêu cầu các công ty đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến PTBV. Việc công bố thông tin liên quan đến PTBV có thể được thực hiện bằng cách đưa vào báo cáo thường niên, hoặc lập riêng thành báo cáo PTBV. Tuy nhiên cho đến nay thì việc kiểm toán báo cáo PTBV là không bắt buộc mà chỉ khuyến khích, và cho đến tận cuối năm 2015 Tập đoàn Bảo Việt trở thành công ty đại chúng đầu tiên ký kết hợp đồng kiểm toán báo cáo PTBV cho năm 2016. 13 2. Tổng quan tài liệu Trong những năm gần đây xu hướng ngày càng tăng của việc lập và công bố báo cáo PTBV đã trở thành chủ đề đáng quan tâm của giới học thuật về cả hai mặt – bản chất của các hoạt động PTBV và động cơ của việc công bố các hoạt động này (Islam và cộng sự.,2017; Guthrie và Parker, 2017). Được thành lập để ứng phó với thảm họa sinh thái của vụ tràn dầu Exxon Valdez vào năm 1989, ban đầu Tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI- Global Reporting Initiate) phát triển trong các tổ chức phi lợi nhuận nhằm kết nối toàn cầu lại với nhau thông qua các nhà lãnh đạo, các yếu nhân trong ngành, các nhà hoạt động tổ chức phi chính phủ và các học giả để tạo ra khuôn khổ toàn cầu đầu tiên về báo cáo bền vững dựa trên sự đồng thuận của nhiều bên liên quan (GRI, 2012; Islam và cộng sự, 2016). Dần dần cho đến những năm 2000 GRI trở thành một trong những tổ chức toàn cầu nổi bật nhất và có thẩm quyền cung cấp các hướng dẫn về báo cáo PTBV(Brown và cộng sự, 2009). Cho đến ngày hôm nay việc tiếp nhận các tiêu chuẩn GRI đã tăng lên theo cấp 13 https://tinnhanhchungkhoan.vn/kiem-toan-bao-cao-phat-trien-ben-vung-tai-sao-khong-post124627.html truy cập ngày 29/10/2021 1372
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 số nhân và có sự công nhận trong cộng đồng các bên liên quan rộng lớn hơn (bao gồm cả tin tức phương tiện truyền thông) về các tiêu chuẩn mà GRI cung cấp, được coi như các tài nguyên có hiệu lực về thực hành và kiến thức để lập báo cáo PTBV cũng như tính minh bạch (Joannides và Miller, 2011). Từ những vụ sụp đổ của các công ty nổi tiếng thế giới ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi dẫn đến mất niềm tin vào thị trường vốn, đã có những lời chỉ trích chống lại nền tài chính truyền thống dựa hoàn toàn trên hệ thống báo cáo tài chính (Feyitimi, 2014). Thông tin cần thiết của các nhà đầu tư trong việc đánh giá rủi ro hoạt động của các công ty trong thế giới kinh doanh thời đại ngày nay không đầy đủ trong hệ thống các báo cáo tài chính truyền thống. Bên cạnh đó, đã có những câu hỏi đặt ra về mức độ cung cấp thông tin của hệ thống báo cáo tài chính truyền thống thông thường về rủi ro kinh doanh cùng với sự nóng lên toàn cầu và sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên do hoạt động của các công ty (Emeka-Nwokeji và Osisioma, 2019). Để ngăn chặn những chỉ trích chống lại hệ thống báo cáo tài chính thông thường, đã có sự ra đời của một hệ thống báo cáo nhằm báo cáo tất cả các hoạt động quan trọng cũng như tác động của chúng về cả hai mặt tài chính và phi tài chính. Hệ thống báo cáo này được gọi là báo cáo PTBV. Báo cáo PTBV là quá trình công bố hiệu quả hoạt động của các công ty liên quan đến việc thực hành phát triển bền vững cho cả các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (Emeka Nwokeji và Osisioma, 2019). Tương tự như vậy, Konstantinos và Dimitrios (2016) đã cho rằng báo cáo PTBV là việc công bố một cách tiếp cận toàn diện đối với các vấn đề bền vững, và được thúc đẩy bởi áp lực của các bên liên quan, kể cả lý do lập pháp và đạo đức. Theo Whetman (2017) thì báo cáo PTBV là hoạt động bao trùm đề cập cả giá trị của doanh nghiệp, mô hình quản trị và cách tiếp cận tương lai của doanh nghiệp nhằm tạo ra một nền kinh tế toàn cầu bền vững. Cùng quan điểm đó, Gnanaweera và Kunori (2018) giải thích rằng báo cáo PTBV là hệ thống báo cáo nhằm nâng cao tính minh bạch, danh tiếng của công ty và đáp ứng lợi ích của các bên liên quan. Do đó, báo cáo phát triển bền vững đề cập đến việc công bố thông tin phi tài chính theo bốn khía cạnh chính của kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị bền vững theo cách thức chiến lược. Ceulemans và cộng sự (2015) quan sát thấy rằng có xu hướng về sự sự gia tăng tích hợp các khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị bền vững (ESG) trong các báo cáo hàng năm của doanh nghiệp cả ở các nước phát triển và đang phát triển. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp đang đáp ứng kịp thời các mối quan tâm của các bên liên quan. Báo cáo PTBV được dựa trên bốn khía cạnh kinh tế, môi trường, quản trị và hoạt động xã hội mang tính bền vững. Nhiều cơ quan khác nhau đã phát triển các hướng dẫn về PTBV, trong số đó có GRI, với khung PTBV của GRI đã được công nhận trên toàn cầu như là một tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khi lập báo cáo hàng năm. Sự gia tăng trong việc công bố thông tin về PTBV đã khiến người dùng nghi ngờ những thông tin đó (Cuadrado-Ballesteros và cộng sự, 2017; Sethi và cộng sự, 2017). Để giúp giảm sự ngờ vực và sự thiếu niềm tin làm ảnh hưởng đến các báo cáo PTBV, các doanh nghiệp trước hết đã bắt đầu đưa ra các chỉ số chất lượng mới cho các báo cáo đó bằng cách thuê các dịch vụ kiểm toán thông tin về PTBV (Simnett và cộng sự, 2009; Farooq và de Villiers, 2018). Sự kiểm toán củng cố sự tuân thủ của một doanh nghiệp đối với tính bền vững bằng cách cung cấp sự nhất quán và độ tin cậy cao hơn đối với những thông tin được công bố trong các báo cáo PTBV (Simnett và cộng sự, 2009; Martínez Ferrero và cộng sự, 2018). Cần lưu ý rằng các thông tin mang tính chất riêng tư một khi được công khai thông qua việc công bố sẽ giúp làm giảm rủi ro về thông tin của nhà đầu tư (Martínez Ferrero và cộng sự, 2018). Cải thiện tính minh bạch của doanh nghiệp làm 1373
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giảm sự bất cân xứng thông tin và sự không chắc chắn của các cổ đông cũng như các các bên liên quan khác (Perego và Kolk, 2012). Sự kiểm toán các báo cáo PTBV củng cố độ tin cậy của chúng, cho phép các nhà phân tích và nhà đầu tư sử dụng thông tin một cách tự tin hơn khi họ đánh giá rủi ro kinh tế, xã hội và môi trường của một doanh nghiệp (Simnett và cộng sự, 2009; García- Sanchez và cộng sự, 2019), giúp giảm sự bất cân xứng thông tin và làm gia tăng độ chính xác trong các dự báo của nhà phân tích, làm giảm chi phí sử dụng vốn của các nhà đầu tư và các bên có liên quan (Cuadrado-Ballesteros và cộng sự, 2017). Sự kiểm toán về các thông tin PTBV nhằm mục đích cung cấp cho các bên liên quan sự tin tưởng cao hơn về tính liên quan, tính đầy đủ, tính hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin PTBV được công bố, loại bỏ sự không chắc chắn và bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các bên liên quan (Cuadrado-Ballesteros và cộng sự, 2017). Ngoài ra, sự kiểm toán có thể nâng cao lòng tin của các bên liên quan vào cam kết của doanh nghiệp đối với các giá trị PTBV và giúp nâng cao danh tiếng trong việc quản lý các rủi ro về môi trường và xã hội (Park và Brorson, 2005). Vì lý do này, các doanh nghiệp có động lực phát triển hành vi có trách nhiệm với xã hội đã tham gia ngày càng nhiều và tự nguyện vào việc thuê các dịch vụ kiểm toán báo cáo PTBV từ bên ngoài (Simnett và cộng sự, 2009; Kolk và Perego, 2010). Khi một doanh nghiệp đã quyết định tự nguyện áp dụng các dịch vụ kiểm toán về thông tin PTBV, một quyết định tiếp theo quan trọng là chọn lựa nhà cung cấp có uy tín đảm bảo để thực hiện dịch vụ này. Quyết định này rất quan trọng vì dịch vụ kiểm toán thông tin PTBV là một thị trường tương đối mới và đặc trưng bởi nguồn cung đa dạng các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo như công ty kỹ thuật, tư vấn về PTBV, các tổ chức phi chính phủ cũng như các công ty kiểm toán (Simnett và cộng sự, 2009). Do không có trình độ chuyên môn cụ thể nào được yêu cầu để thực hiện các hoạt động kiểm toán tính bền vững, các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán có nền tảng chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm không đồng nhất trong các vấn đề đảm bảo về thông tin PTBV được công bố này (Farooq và de Villiers, 2019). Điều này có thể dẫn đến sự khác biệt đáng kể về chất lượng của dịch vụ kiểm toán được cung cấp trong lĩnh vực PTBV (Huggins và cộng sự, 2011; Green và cộng sự, 2017) và điều này phụ thuộc vào các yêu cầu tối thiểu của các tuyên bố kiểm toán nhằm nâng cao khả năng so sánh, độ tin cậy và khả năng đáp ứng của các bên liên quan đối với các báo cáo phát triển bền vững. Do thiếu sự tham gia của các bên có liên quan trong quá trình kiểm toán các thông tin PTBV, do giới hạn phạm vi đặt ra đối với cam kết đảm bảo và do sự miễn cưỡng của người giám định (kiểm toán viên) trong việc công bố các tuyên bố đảm bảo cho các nhóm các bên liên quan, hoạt động dịch vụ kiểm toán cho thông tin PTBV không thể được coi là trách nhiệm giải trình người ban hành. Với sự tập trung bền bỉ vào hệ thống nội bộ, quy trình, thu thập dữ liệu ... hoạt động kiểm toán đóng vai trò như một công cụ kiểm soát nội bộ hơn là một công cụ kế toán / kiểm toán xã hội (Md Khokan Bepari and Abu Taher Mollik, 2021). Khi bàn về việc lựa chọn kiểm toán viên đương nhiệm làm nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán thông tin PTBV, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tính độc lập không đóng một vai trò quan trọng trong quyết định này mà là chuyên môn hóa ngành của nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo. Khả năng được lựa chọn càng cao khi các nhà cung cấp này có tính chuyên biệt hơn trong ngành, thuộc tính này được hiểu là một thuộc tính liên quan đến chất lượng kiểm toán về thông tin PTBV và một thuộc tính giúp giới hạn các mối đe dọa về tính hợp pháp do thiếu kiến thức về thông tin PTBV (Emiliano và Jennifer, 2021). Khi xem xét việc lựa chọn ngay chính các kiểm toán viên đương nhiệm để kiểm toán hay cung cấp dịch vụ kiểm toán về thông tin PTBV, các doanh nghiệp kỳ vọng việc này có thể làm tăng chất lượng kiểm toán thông tin PTBV. Bên cạnh đó 1374
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thực tế là các kiểm toán viên đương nhiệm có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán với chi phí thấp hơn do phạm vi và quy mô của họ (Huggins và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, bất chấp tác động lan tỏa tiềm ẩn nêu trên, bằng chứng thực nghiệm trước đây cho thấy rằng tương đối ít công ty chọn các kiểm toán viên tài chính đương nhiệm của họ để cung cấp các dịch vụ kiểm toán tính bền vững (Simnett và cộng sự, 2009; Sierra và cộng sự, 2013). Về mặt này, một lời giải thích hợp lý có thể là do bản chất việc kiểm toán công bố thông tin PTBV được coi là một công cụ mà các doanh nghiệp thường sử dụng để hợp pháp hóa các hoạt động của họ và tác động đến nhận thức của các bên liên quan về độ tin cậy của hành vi phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như các báo cáo về tính bền vững (Simnett và cộng sự, 2009; Perego và Kolk, 2012; Boiral và cộng sự, 2019a). Do đó, việc lựa chọn một kiểm toán viên tài chính đương nhiệm để cung cấp các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo tính bền vững có thể đóng một vai trò quan trọng trong tính hợp pháp của báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp (Boiral và cộng sự, 2019a). Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh rằng việc cung cấp chung các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo thông tin PTBV có thể làm tổn hại đến tính độc lập của nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo vì các kiểm toán viên đương nhiệm có thể thu được lợi thế kinh tế đáng kể bằng cách cung cấp cả hai dịch vụ cho cùng một công ty cũng như Ban Giám đốc có thể tăng ảnh hưởng của mình đối với kiểm toán viên đương nhiệm. Nếu kiểm toán viên đương nhiệm không được coi là độc lập khi cung cấp các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo tính bền vững, thì uy tín và sự tự tin về công bố thông tin PTBV có thể giảm và tính hợp pháp của thông tin doanh nghiệp có thể bị nghi ngờ một cách công khai. Ngoài ra việc lựa chọn một kiểm toán viên tài chính đương nhiệm để cung cấp các dịch vụ kiểm toán về thông tin PTBV có thể bị ảnh hưởng là do nghiệp vụ kiểm toán viên không đủ chuyên môn, năng lực thực hiện các cam kết đảm bảo tính bền vững hiệu quả. Thật vậy, nghiên cứu trước đây đã nhận ra rằng kiểm toán viên có ít kiến thức về tính bền vững hơn các nhà cung cấp đảm bảo khác (Green và Taylor, 2013). Do đó, các bên liên quan có thể cho rằng các kiểm toán viên tài chính đương nhiệm có thể gặp khó khăn trong việc xác minh thông tin về tính bền vững và không thể cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao như các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán khác. (Sethi và cộng sự, 2017). Tại Việt Nam, từ đầu năm 2016 các công ty đại chúng bắt buộc phải công bố thông tin PTBV bằng cách tích hợp vào báo cáo thường niên, hoặc lập riêng thành báo cáo PTBV theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015 do Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định thì việc lập báo cáo PTBV đối với các công ty đại chúng đã là một khó khăn, nên chuyện thuê các công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo PTBV là gần như chưa có tiền lệ, ngoại trừ Tập đoàn Bảo Việt tiên phong ký kết hợp đồng với PwC Việt Nam để tiến hành kiểm toán báo cáo PTBV từ năm 2016. Qua đó cũng là dịp để các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam cân nhắc những lợi ích không nhỏ mang lại khi báo cáo này được kiểm toán như giúp tăng mức độ tin cậy, tính minh bạch và chuyên nghiệp trong hoạt động, giúp DN nâng cao danh tiếng trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, từ đó có thể gián tiếp giúp thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên nếu việc kiểm toán cho báo cáo PTBV trở nên phổ biến sẽ đặt ra yêu cầu phải có những hướng dẫn liên quan từ các cơ quan ban ngành chính phủ về các điều kiện cần thiết đối với đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán, cũng như các quy chuẩn hướng dẫn về công bố thông tin trong báo cáo PTBV. 3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận bằng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là nghiên cứu tình huống hay còn gọi là nghiên cứu điển hình. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống tác giả có thể tìm hiểu, đánh giá một cách toàn diện và có chiều sâu về thực 1375
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trạng lập báo cáo PTBV và kiểm toán báo cáo PTBV hiện nay trong các doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu tình huống, tác giả thu thập thông tin qua các nguồn dữ liệu thứ cấp từ giáo trình, báo, tạp chí, luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học ... để từ đó tổng hợp và phân tích nhằm hệ thống lý luận về các vấn đề liên quan đến báo cáo PTBV và kiểm toán báo cáo PTBV. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp các báo cáo PTBV trong năm 2020 của các DN tiêu biểu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam để xem xét thực trạng công bố và kiểm toán báo cáo PTBV. Kết quả nghiên cứu tình huống cho phép tác giả đưa ra lời giải thích về thực trạng hiện nay cũng như những khó khăn, vướng mắc khi vận dụng. Từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp cho các giai đoạn triển khai việc công bố báo cáo PTBV nói chung và kiểm toán loại hình báo cáo này nói riêng. 4. Kết quả nghiên cứu Trong ba sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam hiện nay (sàn giao dịch TP HCM, sàn giao dịch TP HN và sàn giao dịch UpCom) thì điều kiện để niêm yết tại sàn giao dịch TP HCM áp dụng với các tổ chức niêm yết là tương đối khắt khe nhất, tuy nhiên lại là nơi dễ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế. Tính minh bạch và tuân thủ các quy định về kế toán - kiểm toán đòi hỏi các tổ chức niêm yết phải luôn cập nhật các chính sách kế toán để đảm bảo DN mình được đánh giá cao trong mắt nhà đầu tư tiềm năng. Bên cạnh đó việc công bố các báo cáo PTBV bên cạnh báo cáo tài chính cũng phần nào làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích một số doanh nghiệp trong Top 10 DN làm báo cáo PTBV tốt nhất năm 2020, với một đặc điểm chung là bất chấp đại dịch Covid-19, các DN này đều vượt qua khủng hoảng thậm chí tăng trưởng tốt trong năm 2020. Bên cạnh việc chú trọng lập báo cáo PTBV riêng, các DN đó còn chủ động áp dụng các bộ chỉ số theo Bộ tiêu chuẩn GRI và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. 14 Trong năm 2020 Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk – mã chứng khoán: VNM) cam kết tiếp tục giữ vững động lực phát triển vì tương lai tốt đẹp – tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, tạo thêm nhiều giá trị cả về Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Bên cạnh việc ứng phó với đại dịch Covid-19, công ty vẫn không ngừng tăng trưởng về các chỉ tiêu tài chính cũng như việc chăm sóc con người và đóng góp cho xã hội. Năm 2020, Báo cáo Phát triển bền vững tiếp tục được lập thành báo cáo riêng biệt với Báo cáo thường niên. Tất cả các số liệu được báo cáo cho niên độ kết thúc ngày 31/12/2020. Báo cáo được lập theo Chuẩn mực Sáng kiến Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo Phát triển bền vững (GRI Standards) được phát hành bởi Global Sustainability Standards Board (GSSB) vào năm 2016, điều chỉnh năm 2018 và 2020 (phiên bản mới nhất về lập Báo cáo PTBV). Bên cạnh đó, báo cáo còn trình bày một số chỉ tiêu được công bố bổ sung theo hướng dẫn của GRI dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm (GRI Food Processing). Ngoài ra, các mục tiêu và hoạt động chiến lược trong định hướng của Vinamilk được trình bày trong báo cáo này cũng gắn với các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (17 Sustainable Development), Khung Phát triển bền vững ngành sữa (DSF) và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc (UNGC). Nhằm cung cấp thông tin chính xác và tin cậy về hoạt động PTBV đến các bên liên quan, Báo cáo PTBV năm 2020 của Vinamilk tiếp tục được kiểm toán bởi PwC Việt Nam. Vinamilk khẳng định không 14 Ấn tượng Top 10 doanh nghiệp làm báo cáo phát triển bền vững tốt nhất (tinnhanhchungkhoan.vn) truy cập ngày 29/10/2021 1376
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tồn tại bất kỳ mâu thuẫn nào về lợi ích trong việc chỉ định đơn vị thực hiện dịch vụ đảm bảo. Các chỉ số Phát triển bền vững được lựa chọn theo các lĩnh vực trọng yếu bao trùm các lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội, cụ thể như sau: Lượng sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi địa phương (kg) (GRI 203-2); Phần trăm (%) sản phẩm có lượng đường giảm, phần trăm (%) sản phẩm không bổ sung đường, phần trăm (%) sản phẩm có hàm lượng chất béo giảm, phần trăm (%) sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, phần trăm (%) sản phẩm bổ sung chất xơ hòa tan, phần trăm (%) sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, phần trăm (%) sản phẩm hữu cơ, phần trăm (%) sản phẩm lên men tự nhiên và phần trăm (%) sản phẩm từ hạt trong cơ cấu sản phẩm (Chất lượng dinh dưỡng và sức khỏe) (GRI FP6); Tổng lượng phát thải nhà kính gián tiếp từ năng lượng (kg CO2) (GRI 305-2); Tổng năng lượng tiêu thụ (MJ) – GRI 302-1; Tổng lượng nước khai thác theo nguồn (m3) (GRI 303-3); Tổng lượng nước thải theo nguồn tiếp nhận (m3) (GRI 303-4); Tổng lượng nước tiêu thụ (m3) (GRI 303-5); Tổng lượng chất thải theo loại (kg) (GRI 306-3); Tổng lượng chất thải được tái sử dụng, tái chế và theo các phương pháp khôi phục khác (kg) (GRI 306-4); Tổng lượng chất thải được đưa qua xử lý theo phương pháp thiêu hủy, chôn lấp và các phương pháp thải bỏ khác (kg) (GRI 306-5); Tổng số nhân công tham gia hệ thống quản trị an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (GRI 403-8); Tỷ lệ tai nạn lao động (GRI 403-9); và Tỷ lệ bệnh nghề nghiệp (GRI 403-10). (trích báo cáo PTBV của công ty CP Sữa Việt Nam - 2020) Đối với tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH), báo cáo PTBV năm 2020 tiếp tục được áp dụng Bộ tiêu chuẩn lập Báo cáo phát triển bền vững mới nhất – GRI với 04 nội dung chính: GRI 100 Thông tin chung; GRI 200 Vấn đề kinh tế; GRI 300 Vấn đề xã hội; GRI 400 Vấn đề môi trường và các chỉ tiêu đặc thù, đồng thời áp dụng thêm chỉ tiêu báo cáo dành cho ngành tài chính (G4-FS7). Được triển khai độc lập và song hành cùng Báo cáo thường niên, cùng với việc thực hiện kiểm toán các chỉ tiêu tài chính bởi kiểm toán Ernst & Young, các chỉ tiêu phi tài chính trong báo cáo cũng được kiểm toán bởi Kiểm tra - Kiểm toán Nội bộ của Tập đoàn Bảo Việt. Cụ thể báo cáo này được bộ phận Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ cung cấp dịch vụ kiểm toán có giới hạn cho một số chỉ tiêu bao gồm: GRI 202-1 (Tỷ lệ mức lương thỏa thuận của lao động tuyển dụng mới theo giới tính so với mức lương tối thiểu của vùng); GRI 404-1 (Số giờ đào tạo trung bình mỗi năm cho mỗi lao động); GRI 413-1 (Những hoạt động có sự tham gia của cộng đồng địa phương, đánh giá tác động và các chương trình phát triển) và GRI G4-FS7 (Giá trị (bằng tiền) của sản phẩm và dịch vụ được thiết kế phục vụ một lợi ích xã hội nhất định cho từng lĩnh vực kinh doanh phân theo mục đích). (trích báo cáo PTBV của tập đoàn Bảo Việt - 2020) Dựa trên các hệ thống quản lý theo dõi và đo lường, cũng như các báo cáo đã thực hiện, năm 2020, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (mã chứng khoán: DHG)tiếp tục xây dựng báo cáo PTBV dựa theo bộ tiêu chuẩn GRI mới nhất của Tổ chức Sáng kiến toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) kết hợp tham khảo thêm Hướng dẫn công bố thông tin Môi trường và Xã hội do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức IFC (International Finance Corporation) phát hành. Tuy nhiên trong đó thông tin tài chính (doanh thu, lợi nhuận, thuế, quỹ khen thưởng phúc lợi) được kiểm toán bởi công ty TNHH Deloitte Việt Nam, các thông tin phi tài chính khác không đề cập về dịch vụ đảm bảo. (trích báo cáo PTBV của công ty Dược Hậu Giang - 2020) Báo cáo PTBV năm 2020 của Tập đoàn Novaland (mã chứng khoán: NVL) được trình bày riêng, xây dựng theo hình thức cốt lõi GRI (GRI Standards) của Tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative), ngoài ra báo cáo cũng tuân theo hướng dẫn Công bố về Môi trường và Xã hội của IFC, cũng như công bố bổ sung đối với ngành Xây dựng và BĐS và tham 1377
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chiếu đến Khung 17 Mục tiêu PTBV của Liên Hiệp Quốc. Báo cáo này được lập dựa trên các hệ thống quản lý theo dõi và đo lường, cũng như các báo cáo đã thực hiện. Nhằm cung cấp thông tin chính xác và tin cậy về hiệu quả hoạt động PTBV đến các bên liên quan, bên cạnh các thông tin tài chính được đảm bảo, báo cáo PTBV năm 2020 của Tập đoàn Novaland còn được kiểm toán bởi Công ty TNHH PwC (Việt Nam). Các chỉ số PTBV được lựa chọn cho kiểm toán có giới hạn bao gồm: Vật liệu được sử dụng theo trọng lượng hoặc khối lượng (tấn hoặc m3 ) – GRI 301-1; Tổng lượng dầu DO tiêu thụ (lít) và điện năng tiêu thụ (kWh) – GRI 302-1; Số giờ đào tạo trung bình mà nhân viên của CT đã tham gia trong kỳ báo cáo, theo phân loại nhân viên – GRI 404-1; Tỷ lệ nhân công tham gia vào hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – GRI 403-8; Tỷ lệ tai nạn lao động – GRI 403-9; Tỷ lệ bệnh nghề nghiệp – GRI 403-10; và Giá trị kinh tế được phân bổ: chi phí hoạt động, lương và phúc lợi của nhân viên, các khoản thanh toán cho NCC vốn, tiền thuế đã nộp cho Chính Phủ, các khoản đầu tư cho cộng đồng – GRI 201-1. (trích báo cáo PTBV của tập đoàn Novaland - 2020) Trong năm 2020, tuy vẫn tiếp tục thực hiện tích hợp các nội dung báo cáo PTBV tóm tắt vào báo cáo thường niên, song Công ty điện Gia Lai (mã chứng khoán: GEG)vẫn theo sát những tiêu chuẩn Quốc tế như Đánh giá Thẻ điểm quản trị chất lượng Asean 2011 và 2019, Quy tắc quản trị chất lượng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 2015, Bộ Quy tắc QTCT theo thông lệ tốt nhất cho các Công ty đại chúng 2019 của UBCKNN và IFC, và đặc biệt là Bộ Tiêu chuẩn báo cáo PTBV GRI hợp nhất 2016 để phục vụ cho việc ghi nhận và thực hiện Báo cáo PTBV theo đúng chuẩn mực. Tuy nhiên chỉ có các thông tin tài chính được kiểm toán bởi công ty TNHH PwC Việt Nam, các thông tin phi tài chính công bố chủ yếu được giám sát và kiểm toán bởi ủy ban kiểm toán – bộ phân kiểm toán nội bộ của GEG. (trích báo cáo PTBV của Công ty điện Gia Lai – 2020) Đối công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã chứng khoán – STK), việc lập và công bố báo cáo PTBV được tiến hành hàng năm, nhằm trình bày và công bố thông tin chính thức liên quan đến kết quả hoạt động cũng như đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra trong năm của Công ty. Báo cáo này được lập riêng biệt với báo cáo thường niên, nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về hoạt động của toàn Công ty Sợi Thế Kỷ năm 2020 cũng như đưa ra những mục tiêu, trách nhiệm của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững trong năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của Công ty. Các nội dung chiến lược phát triển bền vững được chia sẻ tới các bên liên quan của Công ty bao gồm: GRI 100 Thông tin chung; GRI 200 Vấn đề kinh tế; GRI 300 Vấn đề môi truờng; GRI 400 Vấn đề xã hội. Trong đó thông tin tài chính (doanh thu, lợi nhuận, thuế, quỹ khen thưởng phúc lợi) được kiểm toán bởi Ernst & Young. Các thông tin khác về vấn đề môi trường, xã hội được đảm bảo bởi các bên liên quan khác, thông tin về sản phẩm và quy trình sản xuất không độc hại như nguồn gốc nguyên, vật liệu, hệ số phát thải nhà kính CO2, số lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất (được đảm bảo bởi đơn vị đánh giá Oekotex100 và REACH); thông tin về xử lý chất thải (khối lượng nước thải, rác thải và chi phí xử lý) (được xác nhận bởi các Công ty dịch vụ xử lý nước thải và chất thải nguy hại); thông tin về tiết kiệm năng lượng (điện, nước và chi phí sử dụng) (được kiểm toán bởi Trung Tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TP.HCM); thông tin tiêu chuẩn lao động - xã hội (tỷ lệ nam/nữ, trình độ lao động, tuổi, thu nhập bình quân, lương thưởng, tỷ lệ biến động nhân sự, các khóa đào tạo và ngân sách chi phí đào tạo, ngân sách chi phí tặng quỹ học bổng, số lượng cá nhân được đề bạt, ngân sách kinh phí trao tặng quà cho lao động có hoàn cảnh khó khăn) (được đánh giá bởi kiểm toán nội bộ và được đảm bảo theo báo cáo tình hình lao động gửi TANIZA và HEPZA) ...(trích báo cáo PTBV của công ty CP 1378
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sợi Thế Kỷ - 2020) Khi mở rộng xem xét danh mục VN30 (là nhóm các công ty có vốn hóa lớn niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM) tác giả nhận thấy tỷ lệ báo cáo PTBV được trình bày riêng và có sử dụng dịch vụ kiểm toán rất thấp (chỉ 13.33% tương ứng với 4/30 doanh nghiệp lựa chọn trình bày báo cáo PTBV riêng và chỉ 10% là có sử dụng dịch vụ kiểm toán – chi tiết trong bảng đính kèm). Hầu hết các doanh nghiệp còn lại đều lựa chọn tích hợp báo cáo PTBV như một phần trong báo cáo thường niên, và hoàn toàn chưa sử dụng một dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp nào trên thị trường. Bảng 1 – Tổng hợp tình hình kiểm toán báo cáo PTBV danh mục VN30 (HOSE) Stt Tên DN Mã CK Trình bày báo cáo Đơn vị kiểm toán thông PTBV tin phi tài chính 1 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán 2 Ngân hàng TMCP Đầu tư BID Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm và Phát triển Việt Nam toán 3 Tập đoàn Bảo Việt BVH Trình bày riêng Bộ phận Kiểm tra - Kiểm toán Nội bộ của Tập đoàn Bảo Việt 4 Ngân hàng TMCP Công CTG Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Thương Việt Nam toán 5 CTCP FPT FPT Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán 6 Tổng Công ty Khí Việt GAS Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Nam - CTCP toán 7 Tập đoàn Công nghiệp GVR Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Cao su Việt Nam - CTCP toán 8 Ngân hàng TMCP Phát HDB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm triển TPHCM toán 9 CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán 10 CTCP Đầu tư và Kinh KDH Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm doanh Nhà Khang Điền toán 11 Ngân hàng TMCP Quân MBB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Đội toán 12 CTCP Tập đoàn Masan MSN Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán 13 CTCP Đầu tư Thế giới Di MWG Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm động toán 14 CTCP Tập đoàn Đầu tư NVL Trình bày riêng Công ty TNHH PwC Địa ốc No Va (Việt Nam) 15 CTCP Phát triển Bất động PDR Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm sản Phát Đạt toán 16 Tập đoàn Xăng Dầu Việt PLX Trình bày riêng Chưa có dịch vụ kiểm 1379
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nam toán 17 CTCP Vàng bạc Đá quý PNJ Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Phú Nhuận toán 18 Tổng Công ty Điện lực POW Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Dầu khí Việt Nam - CTCP toán 19 Tổng Công ty cổ phần Bia SAB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm - Rượu - Nước giải khát toán Sài Gòn 20 CTCP Chứng khoán SSI SSI Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán 21 Ngân hàng TMCP Sài STB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Gòn Thương Tín toán 22 Ngân hàng TMCP Kỹ TCB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm thương Việt Nam toán 23 Ngân hàng TMCP Tiên TPB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Phong toán 24 Ngân hàng TMCP Ngoại VCB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm thương Việt Nam toán 25 CTCP Vinhomes VHM Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán 26 Tập đoàn VINGROUP - VIC Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm CTCP toán 27 CTCP Hàng không Vietjet VJC Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán 28 CTCP Sữa Việt Nam VNM Trình bày riêng Công ty TNHH PwC (Việt Nam) 29 Ngân hàng TMCP Việt VPB Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm Nam Thịnh Vượng toán 30 CTCP Vincom Retail VRE Tích hợp vào BCTN Chưa có dịch vụ kiểm toán (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Đối với 3 doanh nghiệp đã được kiểm toán báo cáo phát triển bền vững bao gồm: Tập đoàn Bảo Việt, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va và CTCP Sữa Việt Nam thì kết quả kiểm toán được công bố nhằm đảm bảo độc lập có giới hạn cho báo cáo phát triển bền vững. Tức là bên cạnh các chỉ số PTBV được lựa chọn theo các lĩnh vực trọng yếu bao trùm các lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội thì còn có rất nhiều các chỉ số khác không được đề cập 5. Kết luận và giải pháp gợi ý 5.1. Những khó khăn, thách thức Khi mở rộng nghiên cứu các báo cáo PTBV của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn, nhận định chung là tỷ lệ báo cáo PTBV có chất lượng còn ở mức thấp, chỉ chiếm khoảng 10% qua các năm đánh giá. Mặc dù các chỉ tiêu cũng đã được công bố theo bộ tiêu chuẩn của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) và 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc trong nhiều 1380
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 năm qua, tuy nhiên chủ yếu các doanh nghiệp có vốn hóa lớn trên sàn mới chú trọng về chất lượng thông tin công bố trong báo cáo PTBV. Chất lượng của báo cáo PTBV không chỉ thể hiện ở chất lượng của các thông tin công bố, cách thức trình bày – tích hợp cùng báo cáo thường niên hay trình bày riêng trong báo cáo PTBV, mà còn thể hiện ở việc có hay không bên thứ ba cung cấp dịch vụ kiểm toán về các thông tin công bố. Hiện nay do chưa có yêu cầu bắt buộc các công ty đại chúng phải kiểm toán báo cáo PTBV, do đó tính minh bạch và tin cậy của các thông tin phi tài chính công bố ở báo cáo PTBV phần nào còn hạn chế khi đến với các nhà đầu tư. Ngoài ra năng lực của bên thứ ba cung cấp dịch vụ kiểm toán các báo cáo PTBV cũng cần chú trọng, vì thực tế hiện nay hầu hết các dịch vụ này chủ yếu do các công ty kiểm toán lớn trong nhóm Big Four đảm nhiệm, và một phần các thông tin do các bên chuyên trách về chuyên môn có thể kiểm chứng, do vậy việc kết hợp kiểm toán loại hình báo cáo PTBV này còn nhiều khó khăn thách thức trong tương lai gần. 5.1. Giải pháp gợi ý Xu hướng đầu tư bền vững trên thế giới ngày càng được ưa chuộng, do đó việc công bố và tìm kiếm dịch vụ kiểm toán từ bên thứ ba về các thông tin phi tài chính công bố trong báo cáo PTBV là một điều kiện cần để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn FDI đến từ các quỹ ESG – quỹ đầu tư theo tiêu chí ESG (Enviromental – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị). Để thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp (mà trước hết cụ thể là các công ty đại chúng) công bố thông tin PTBV một cách ngày càng chất lượng hơn (minh bạch và đáng tin cậy) cơ quan ban ngành chính phủ và các bên liên quan cần có những động thái rõ ràng. Thứ nhất phải có cơ chế chấm và xếp hạng công bố báo cáo PTBV của tất cả công ty đại chúng hàng năm để có cơ sở tham chiếu, từ đó khuyến khích doanh nghiệp bằng những cơ chế ưu đãi về chính sách thuế, chính sách ưu đãi khi đầu tư cũng như khi tham gia đấu thầu. Một khi các doanh nghiệp nhận thấy những lợi ích cụ thể thì việc chú trọng nâng cao chất lượng báo cáo PTBV không còn mang tính hình thức nữa. Thứ hai, bên cạnh đó các công ty đang tham gia kiểm toán doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng cần quan tâm đến nhu cầu ngày càng hiện hữu rõ ràng của loại hình dịch vụ kiểm toán này nhằm chuẩn bị tốt về nguồn lực, vì hiện nay dịch vụ kiểm toán này chủ yếu đang do các công ty kiểm toán nhóm Big Four thực hiện. Thứ ba, rõ ràng do đây là một thị trường tương đối mới ở Việt Nam nên không thể bỏ qua vai trò của các tổ chức đào tạo (bao gồm cả các trường đại học) trong việc đào tạo ra các chuyên gia có đầy đủ kiến thức không chỉ về tài chính mà còn cho các chuyên ngành về môi trường, xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Boiral, O., Heras-Saizarbitoria, I. and Brotherton, M.C. (2019a), “Assessing and improving the quality of sustainability reports: the auditors’ perspective”, Journal of Business Ethics, Vol. 155 No. 3, pp. 703-721. [2] Brown, H.S.; de Jong, M.; Lessidrenska, T. (2009), The rise of the Global Reporting Initiative: A case of institutional entrepreneurship. Environ. Politics 2009, 18, 182–200. [3] Cuadrado-Ballesteros, B., Martínez-Ferrero, J. and García-Sanchez, I.M. (2017), “Mitigating information asymmetry through sustainability assurance: the role of accountants and levels of assurance”, International Business Review, Vol. 26 No. 6, pp. 1141-1156 [4] Emiliano Ruiz-Barbadillo and Jennifer Martínez-Ferrero (2021), “The choice of incumbent 1381
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 financial auditors to provide sustainability assurance and audit services from a legitimacy perspective”, Sustainability Accounting, Management and Policy Journal. [5] Emeka-Nwokeji, N.A. and Osisioma, B.C. (2019), “Sustainability disclosures and market value of firms in emerging economy: evidence from Nigeria”, European Journal of Accounting, Auditing and Finance Research, Vol. 7 No. 3, pp. 1-19 [6] Farooq, M.B. and de Villiers, C. (2018), “The shaping of sustainability assurance through the competition between accounting and non-accounting providers”, Accounting, Auditing and Accountability Journal, Vol. 32 No. 1, pp. 307-336. [7] Farooq, M.B. and de Villiers, C. (2019a), “Understanding how managers institutionalise sustainability reporting: Evidence from Australia and New Zealand”, Accounting, Auditing and Accountability Journal, Vol. 32 No. 5, pp. 1240-1269 [8] Feyitimi, O. (2014), “The level of financial information disclosure and corporate attributes in developing economy”, European Journal of Business and Management, Vol. 6 No. 3, pp. 210-217. [9] Islam, M.A., Jain, A. and Thomson, D. (2016), “Does GRI influence sustainability disclosures in Asian Pacific banks?”, Australasian Journal of Environmental Management. [10] Joannides, V. and Miller, B. (2011), “Authorship and authority–competing claims within corporate social responsibility report guidance providers”, Grenoble Ecole de Management, Grenoble, France [11] Huggins, A., Green, W.J. and Simnett, R. (2011), “The competitive market for assurance engagements on greenhouse gas statements: is there a role for assurers from the accounting profession?”, Current Issues in Auditing, Vol. 5 No. 2, pp. A1-A12 [12] KPMG (2020), The Time Has Come: The KPMG Survey of Sustainability Reporting 2020, KPMG Impact [13] Konstantinos, G.P. and Dimitrios, K. (2016), “Drivers and barriers of sustainability reporting in the Greek public Forest service”, Open Journal of Accounting, Vol. 5, pp. 35- 44. [14] Gnanaweera, K.A.K. and Kunori, N. (2018), “Corporate sustainability reporting: linkage of corporate disclosure information and performance indicators”, Cogent Business and Management, Vol. 5, pp. 1-21 [15] Green, W. and Taylor, S. (2013), “Factors that influence perceptions of greenhouse gas assurance provider quality”, International Journal of Auditing, Vol. 17 No. 3, pp. 288-307. [16] Guthrie, J. and Parker, L.D. (2017), “Reflections and projections: 30 years of the interdisciplinary accounting, auditing and accountability search for a fairer society”, Accounting, Auditing and Accountability Journal, Vol. 30 No. 1, pp. 2-17 [17] Martínez-Ferrero, J., García-Sanchez, I.M. and Ruiz-Barbadillo, E. (2018), “The quality of sustainability assurance reports: the expertise and experience of assurance providers as determinants”, Business Strategy and the Environment, Vol. 27 No. 8, doi: 10.1002/bse.2061. [18] Md Khokan Bepari and Abu Taher Mollik (2021), “Stakeholders’ interest in sustainability assurance process: An examination of assurance statements reported by Australian 1382
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 companies”, Managerial Auditing Journal Vol. 31 No. 6/7, 2016 pp. 655-687. [19] Perego, P. and Kolk, A. (2012), “Multinationals’ accountability on sustainability: the evolution of third party assurance of sustainability reports”, Journal of Business Ethics, Vol. 110 No. 2, pp.173. [20] Sethi, S.P., Martell, T.F. and Demir, M. (2017), “Enhancing the role and effectiveness of corporate social responsibility (CSR) reports: the missing element of content verification and integrity assurance”, Journal of Business Ethics, Vol. 144 No. 1, pp. 59-82. [21] Setia-Atmaja, L., Haman, J. and Tanewski, G. (2011), “The role of board independence in mitigating agency problem II in Australian family firms”, The British Accounting Review, Vol. 43 No. 3, pp. 230-246. Sierra, L., Zorio, A. and García-Benau, M.A. (2013), “Sustainable development and assurance of corporate social responsibility reports published by ibex-35 companies”, Corporate Social Responsibility and Environmental Management, Vol. 20 No. 6, pp. 359-370. [22] Simnett, R., Vanstraelen, A. and Chua, W.F. (2009), “Assurance on sustainability reports: an international comparison”, The Accounting Review, Vol. 84 No. 3, pp. 937-967. [23] Whetman, L.L. (2017), “The impact of sustainability reporting on firm profitability”, Undergraduate Economic Review, Vol. 14 No. 1, pp. 1-19. [24] http://congbothongtin.ssc.gov.vn/idsPortal/ttcb/bctc/index.ubck?idBcBaoCao=&ttBc=&c page=1&rpage=15&corder=&torder=asc&isSearch=true&_bmBaoCao=1&ctdcId=92&_ ctdcId=1&kyBaoCao=&btTuNgay=&btDenNgay=&quyTuQuy=&quyTuNam=&quyDe nQuy=&quyDenNam=&bnTuBanNien=&bnTuNam=&bnDenBanNien=&bnDenNam=& namTuNam=&namDenNam=&tgGuiTu=&tgGuiDen= truy cập ngày 20/10/2020. 1383
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2