intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vòm mũi họng sau xạ trị tại Bệnh viện K

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xạ trị có thể đem đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vòm mũi họng. Bài viết trình bày mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vòm mũi họng sau xạ trị tại Bệnh viện K năm 2022-2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vòm mũi họng sau xạ trị tại Bệnh viện K

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH QUALITY OF LIFE OF NASOPHARYNGEAL CANCER PATIENT AFTER RADIATION AT VIETNAM NATIONAL CANCER HOSPITAL Nguyen Thi Hai Yen*, Do Anh Tu Vietnam National Cancer Hospital - 30 Cau Buou, Tan Trieu commune, Thanh Tri District, Hanoi, Vietnam Received 01/03/2023 Revised 23/03/2023; Accepted 15/04/2023 ABSTRACT Radiation therapy can bring many side effects that affect the quality of life of people with nasopharyngeal cancer patients. Objective: Describe the quality of life of nasopharyngeal cancer patients after radiation therapy at K Hospital in 2022-2023. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study on 301 nasopharyngeal cancer patients after radiation therapy, data collection by self-completed questionnaires to assess quality of life EORT QLQ-C30 and QLQ-H&N43. Results: The average score of quality of life on general health reached 54, the best role function with 80.2 points. The symptom that has the greatest impact on health according to the QLQ-C30 rating scale is appetite with 73.6 points and according to the QLQ-H&N43 rating scale is anxiety with 58.3 points. Keywords: Nasopharyngeal cancer, quality of life, QLQ-C30, QLQ-H&N35, QLQ-H&N43. *Corressponding author Email address: nguyenthihaiyenbvk@gmail.com Phone number: (+84) 979 236 335 156
  2. N.T.H. Yen, D.A. Tu. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG SAU XẠ TRỊ TẠI BỆNH VIỆN K Nguyễn Thị Hải Yến*, Đỗ Anh Tú Bệnh viện K - 30 Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận bài: 01 tháng 03 năm 2023 Chỉnh sửa ngày: 23 tháng 03 năm 2023; Ngày duyệt đăng: 15 tháng 04 năm 2023 TÓM TẮT Xạ trị có thể đem đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vòm mũi họng. Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vòm mũi họng sau xạ trị tại Bệnh viện K năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 301 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng sau xạ trị, thu thập số liệu theo bộ câu hỏi tự điền đánh giá chất lượng cuộc sống EORT QLQ-C30 và QLQ-H&N43. Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống về sức khỏe chung đạt 54, chức năng vai trò tốt nhất với 80,2 điểm. Triệu chứng có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe theo thang đánh giá QLQ-C30 là ngon miệng với 73,6 điểm và theo thang đánh giá QLQ-H&N43 là lo âu với 58,3 điểm. Từ khóa: Ung thư vòm mũi họng, chất lượng cuộc sống QLQ-C30, QLQ-H&N35, QLQ-H&N43. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đem đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Nghiên cứu tổng Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là loại ung thư quan trên 1366 bệnh nhân UTVMH tại 12 quốc gia trên đứng hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư đầu cổ. Theo thế giới năm 2017 cho thấy những ảnh hưởng rõ rệt của Globocan, ước tính trên toàn cầu năm 2020 có tổng số các phương pháp điều trị đến CLCS của người bệnh, 133,354 ca mới mắc UTVMH (chiếm 0,7% tổng số ca những suy giảm quan trọng về mặt lâm sàng tập trung ung thư mới mắc) và 80,008 ca tử vong do ung thư vòm rõ rệt nhất là gây ra chứng khô miệng, chứng khó nhai họng (0,8% tổng số ca chết do ung thư) [1]. và khó nuốt [2]. UTVMH nhạy cảm với cả xạ trị và hóa trị, trong đó Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về CLCS của xạ trị được coi là phương pháp chính và chủ yếu hiện người bệnh UTVMH nhưng hầu hết là các nghiên cứu nay. Mặc dù xạ trị là phương pháp điều trị có hiệu quả có cỡ mẫu nhỏ đánh giá trên một nhóm bệnh nhân ở trong UTVMH nhưng do đây là cơ quan có vị trí đặc một giai đoạn cụ thể mà chưa có nghiên cứu nào đánh biệt, liên quan trực tiếp đến việc ăn uống, nói, thở của giá tổng thể về CLCS sau khi điều trị xạ trị của người bệnh UTVMH ở tất cả giai đoạn. con người và là cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phóng xạ nên xạ trị trong ung thư vòm họng có thể Bệnh viện K là cơ sở tuyến trung ương điều trị về *Tác giả liên hệ Email: nguyenthihaiyenbvk@gmail.com Điện thoại: (+84) 979 236 335 157
  3. N.T.H. Yen, D.A. Tu. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 UTVMH với số lượng bệnh nhân có chỉ định điều trị Thang đo đánh giá CLCS dành cho người bệnh ung thư xạ trị rất lớn. Đánh giá được thực trạng về CLCS của chung là EORTC QLQ-C30 và thang đo dành riêng cho người bệnh UTVMH sau khi xạ trị sẽ giúp cho bác sỹ, ung thư đầu cổ QLQ-H&N43 (phiên bản cập nhật nhất). đặc biệt là các điều dưỡng có kế hoạch chăm sóc người - Kỹ thuật thu thập số liệu: Hướng dẫn người bệnh tự bệnh tốt hơn và phù hợp với từng đặc điểm của người trả lời bộ câu hỏi. bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu “Mô tả chất lượng cuộc sống của người 2.6. Xử lý và phân tích số liệu bệnh ung thư vòm mũi họng sau xạ trị tại Bệnh viện Số liệu được nhập vào Epidata 3.1, xử lý và phân tích K năm 2022-2023” bằng phần mềm Stata 14.0. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống bằng trung bình, độ 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP lệch chuẩn (nếu phân bố chuẩn), hoặc trung vị và tứ phân vị (nếu phân bố không chuẩn). 2.1. Thời gian và địa điểm Cách tính điểm về CLCS - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2022 – tháng 3/2023 - Tính điểm nguyên (RawScore) cho từng nhóm - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Xạ Đầu Cổ - Bệnh viện K CLCS là trung bình các mục trong nó: Điểm nguyên 2.2. Đối tượng nghiên cứu (RawScore) = RS = (I1 + I 2 +...+ In )/n  Tiêu chuẩn lựa chọn - Các điểm về chức năng tính theo công thức: - Bệnh nhân được chẩn đoán là UTVMH, ở các giai RS-1 đoạn khác nhau. Điểm = 1- ×100 mức chênh giữa lớn nhất và nhỏ nhất - Có chỉ định lần đầu điều trị xạ trị tại đơn thuần hoặc hóa xạ trị đồng thời. Các điểm về triệu chứng và tình trạng sức khỏe chung tính theo công thức: - Hoàn thành đủ liều xạ trị theo kế hoạch. - Đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng tự trả lời RS-1 Điểm = ×100 được các câu hỏi. mức chênh giữa lớn nhất và nhỏ nhất  Tiêu chuẩn loại trừ Tổng điểm tất cả các các câu trả lời sẽ có giá trị từ - Mắc các bệnh cấp và mạn tính trầm trọng có nguy cơ 0 đến 100 điểm. Điểm chức năng và tình trạng sức tử vong trong thời gian gần. khỏe chung càng cao thì thể hiện mức hoạt động cao/ - Mắc 2 loại ung thư hoặc UTVMH tái phát. khỏe, khi điểm dưới ngưỡng 80/100 bắt đầu được coi là có ảnh hưởng đến CLCS. Điểm số cao về mục - Có tâm lý không ổn định. triệu chứng thể hiện mức độ càng trầm trọng, khi 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang điểm trên ngưỡng 20/100 bắt đầu được coi là có ảnh 2.4. Chọn mẫu và cỡ mẫu hưởng đến CLCS. phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả người 2.7. Đạo đức nghiên cứu bệnh đủ tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. Kết quả Các thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên có 301 người bệnh được lựa chọn vào nghiên cứu. cứu nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc cho 2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu người bệnh. - Công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi gồm 2 phần: Các thông tin chung về nhân khẩu học và tình trạng bệnh; 3. KẾT QUẢ 158
  4. N.T.H. Yen, D.A. Tu. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (N=301) Thông tin chung Tần số n Tỷ lệ % Nam 200 66,5 Giới Nữ 101 33,5 ≤ 40 61 20,3 40 - 50 81 26,9 Nhóm tuổi 51-60 85 28,2 ≥ 61 74 24,6 Trung bình ± SD (Min – Max) 51,2 ± 13,8 (7 – 87) Chồng/vợ 155 51,5 Con cái 79 26,2 Người chăm sóc chính Tự chăm sóc 39 13,0 Bố/mẹ, Anh/chị/em 28 9,3 Tự chăm sóc 39 13,0 Xạ trị đơn thuần 77 25,6 Phương pháp điều trị Hóa xạ đồng thời 224 74,4 < 18,5 34 11,3 Nhóm BMI 18,5 – 24,9 233 77,4 > 25 34 11,3 Không 194 64,4 Tim mạch 47 15,6 Bệnh mắc kèm Nội tiết 21 7,0 Tiêu hóa 21 7,0 Khác (hô hấp, tiết niệu, CXK…) 18 5,0 Nam giới chiếm 2/3 trong tổng số 301 bệnh nhân tham dưỡng và thừa cân có tỷ lệ bằng nhau cùng chiếm gia nghiên cứu. Khoảng 3/4 người bệnh UTVMH điều 11,3%. trị hóa xạ đồng thời chiếm 74,4%. Bệnh nhân suy dinh 159
  5. N.T.H. Yen, D.A. Tu. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 Bảng 2. Điểm CLCS về các nhóm chức năng theo thang đo EORTC QLQ-C30 Chất lượng cuộc sống Trung bình SD Min - Max 95%CI Chức năng vai trò 54,0 18,1 0 - 100 51,9 - 56,0 Chức năng nhận thức 62,9 15,2 20 - 100 61,2 – 64,6 Chức năng thể chất 80,2 25,6 0 - 100 77,3 – 83,0 Chức năng xã hội 53,4 19,9 0 - 100 51,1 – 55,7 Sức khỏe chung 75,7 17,4 0 - 100 73,7 – 77,7 Chức năng cảm xúc 56,7 21,5 0 - 100 54,3 – 59,2 CLCS về chức năng vai trò của người bệnh đạt tình trạng tốt nhất, tức là người bệnh ít bị hạn chế làm các công việc hàng ngày và các công việc yêu thích. Bảng 3. Điểm CLCS đánh giá các triệu chứng theo thang đo EORTC QLQ-C30 CLCS Trung bình SD Min - Max 95%CI Mệt mỏi 59,5 16,9 0 - 100 57,6 – 61,4 Buồn nôn và nôn 18,6 22,7 0 - 100 16,0 – 21,0 Đau 39,8 20,2 0 - 100 37,5 – 42,0 Khó thở 35,2 27,9 0 – 66,7 32,1 – 38,4 Mất ngủ 51,7 24,4 0 - 100 49,0 – 54,5 Mất ngon miệng 73,6 25,1 0 - 100 70,8 – 76,5 Táo bón 16,9 25,5 0 - 100 14,1 – 19,8 Tiêu chảy 9,7 17,7 0 – 66,7 7,7 – 11,7 Vấn đề tài chính 65,6 23,1 0 - 100 62,9 – 68,2 Mất ngon miệng là triệu chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nhất với điểm trung bình là 73,6 điểm. Bảng 4: Điểm CLCS theo thang đo QLQ-H&N43 CLCS Trung bình SD Min - Max 95%CI Lo âu 58,3 24,6 0 - 100 55,5 – 61,1 Khô miệng, nước bọt dính 57,8 20,6 0 - 100 55,4 – 60,1 Rối loạn nuốt 57,2 21,9 0 - 100 54,7 – 59,7 Triệu chứng ho 55,4 27,0 0 - 100 52,3 – 58,4 Giảm khứu giác, vị giác 52,5 22,3 0 - 100 50,0 – 55,0 Cảm giác đau vùng miệng, họng 50,9 17,5 0 - 100 48,9 – 52,8 Giảm cân 50,2 26,2 0 - 100 47,2 – 53,1 160
  6. N.T.H. Yen, D.A. Tu. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 CLCS Trung bình SD Min - Max 95%CI Vấn đề về da 44,9 18,0 0 - 100 42,8 – 46,9 Mở miệng 44,5 26,6 0 - 100 41,5 – 47,5 Vết thương đang lành lại 41,3 25,7 0 - 100 38,4 – 44,2 Khả năng ăn uống 40,3 19,4 0 - 100 38,1 – 42,5 Khả năng giao tiếp hòa nhập xã hội 37,7 24,0 0 - 100 34,9 – 40,4 Ngoại hình 36,2 20,9 0 - 100 33,8 – 38,5 Rối loạn giọng nói 34,2 16,5 0 - 100 32,3 – 36,1 Vấn đề về răng 33,8 17,8 0 – 88,9 31,8 – 35,8 Sưng đau cổ 32,8 21,9 0 - 100 30,3 – 35,3 Suy giảm tình dục 26,2 31,5 0 - 100 22,6 – 29,8 Các vấn đề thần kinh 18,7 19,1 0 – 66,7 16,6 – 20,9 Vấn đề vai gáy 18,6 20,3 0 – 83,3 16,3 – 20,9 Nhóm triệu chứng có ảnh hưởng nhiều nhất tới sức Nhóm bệnh nhân có tình trạng suy dinh dưỡng và nhóm khỏe và CLCS là lo âu (58,3 điểm), khô miệng, nước thừa cân có tỷ lệ bằng nhau cùng chiếm 11,3%. Vấn bọt dính (57,8 điểm) và rối loạn nuốt (57,2 điểm). đề dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hoạt động thể lực của người bệnh, từ đó sẽ ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh. Vì vậy, đối với những bệnh 4. BÀN LUẬN nhânsuy dinh dưỡng hoặc thừa cân thì cần phối hợp với chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn chế độ ăn phù hợp,  Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu người điều dưỡng chăm sóc cần quan tâm nhiều hơn Sự phân bố về giới tính trong nghiên cứu này khá tương những bệnh nhân này. đồng với một số nghiên cứu trên bệnh nhân UTVMH  Chất lượng cuộc sống về sức khỏe chung gồm nghiên cứu của Trần Thị Kim Phượng (2018), Kết quả nghiên cứu có điểm trung bình là 54,0 điểm, Phạm Lâm Sơn (2022) và Hoàng Đào Chinh với tỷ lệ thấp hơn một số nghiên cứu trong nước [3], [7], [8]. nam giới từ 61,8 – 68,4% [3], [4], [5]. Các kết quả này Tuy kết quả của nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn cho thấy UTVMH có liên quan đến giới tính, nam giới nhưng vẫn ở mức độ trung bình và chấp nhận được. thường có tỷ lệ mắc cao hơn và điều này là phù hợp với Mặt khác, sự khác nhau giữa kết quả các nghiên cứu là một số yếu tố nguy cơ là thói quen hút thuốc lá và uống do đối tượng chưa thực sự đồng nhất và cỡ mẫu nghiên rượu ở nam giới. cứu khác nhau. Nghiên cứu ghi nhận có 74,4% người bệnh điều trị bằng  Chất lượng cuộc sống theo các nhóm chức năng phương pháp hóa xạ đồng thời, thấp hơn không nhiều so với nghiên cứu của Loeong năm 2020 ở Malaysia là CLCS về chức năng vai trò của người bệnh đạt tình 79,7% [6]. Xạ trị phạm vi rộng ở vùng đầu cổ, thường trạng tốt nhất trong các nhóm chức năng với 80,2 điểm, kéo dài từ nền sọ đến vùng trên đòn, ảnh hưởng rất lớn tức là người bệnh ít bị hạn chế làm các công việc hàng đến chức năng các cơ quan quan trọng của khu vực này ngày và các công việc yêu thích. Trong lĩnh vực chăm kết hợp với bổ sung hóa trị gây tăng đáng kể tỷ lệ các sóc sức khỏe và đánh giá CLCS thì chức năng vai trò là độc tính, làm giảm CLCS của bệnh nhân sau điều trị. một phần đánh giá quan trọng đánh giá tập trung vào sự Vì vậy, bên cạnh việc cải thiện sống thêm thì công tác ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe và điều trị. chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh cũng là một vấn Điểm trung bình chức năng thể chất của bệnh nhân đề quan trọng và rất đáng quan tâm. UTVMH của chúng tôi là 62,9 điểm thấp hơn khá nhiều 161
  7. N.T.H. Yen, D.A. Tu. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 so với kết quả của một số tác giả trong nước như Trần giảm cân nhanh chóng do điều trị. Ngoài ra, người mắc Hùng là 83,7 điểm, Trần Thị Kim Phượng là 80,5 điểm, bệnh UTVMH còn ảnh hưởng tới vấn đề nói, thở, khi Trần Bảo Ngọc là 71 điểm [7], [3], [8]. Điều này cho khả năng nói bị hạn chế, sự truyền đạt thông tin gặp thấy những bệnh nhân trong nghiên cứu cần được quan khó khăn thì người bệnh rất dễ có cảm giác mất tự tin tâm, hướng dẫn nhiều hơn về việc tập thể dục nhằm khi giao tiếp với người khác. Vấn đề tâm lý trên bệnh nâng cao thể lực. nhân ung thư hiện nay ngày càng quan trọng, đó là lý Điểm trung bình chức năng cảm xúc theo thang do trong bộ câu hỏi về CLCS phiên bản cập nhật QLQ- đo QLQ-C30 là 53,4 điểm và theo thang đo QLQ- H&N43 đã bổ sung các câu hỏi liên quan đến vấn đề lo H&N43 là 58,3 điểm đạt mức độ CLCS trung bình. âu, khả năng giao tiếp hòa nhật xã hội, ngoại hình so Kết quả này đều thấp hơn khá nhiều so với một số với phiên bản QLQ-H&N35. Trong nghiên cứu này ghi nghiên cứu sử dụng các bảng câu hỏi trên ở Việt Nam nhận điểm trung bình CLCS trong vấn đề lo âu là cao và trên thế giới. Điều này cho thấy vai trò của cảm nhất với 58,3 điểm, hiểu đơn giản thì tình trạng lo âu là xúc rất quan trọng đối với người bệnh UTVMH trong triệu chứng trầm trọng nhất trong thang đo này. nghiên cứu của chúng tôi và họ hiện đang bị cảm xúc làm ảnh hưởng khá nhiều tới công việc và hoạt 5. KẾT LUẬN động hàng ngày. Khi mắc bệnh đặc biệt bệnh nặng như ung thư thì thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng - Trung bình CLCS về sức khỏe chung là 54 điểm. nghiêm trọng dẫn tới ảnh hưởng đến nhận thức, điểm trung bình về chức năng nhận thức của người bệnh - Trong nhóm chức năng thì chức năng vai trò là tốt UTVMH trong nghiên cứu này là 75,7 điểm, thấp nhất với 80,2 điểm. hơn so với một số nghiên cứu khác tại Việt Nam và - Triệu chứng có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe theo trên thế giới. Do đó, người bệnh UTVMH rất cần thang đo QLQ-C30 là ngon miệng với 73,6 điểm và được hỗ trợ về mặt tâm lý bằng các biện pháp như tư theo thang đo QLQ-H&N43 là lo âu với 58,3 điểm. vấn tâm lý hoặc điều trị tâm lý để người bệnh có thể biết cách tự cân bằng cảm xúc của chính mình, tránh để cảm xúc ảnh hưởng tới công việc cũng như các TÀI LIỆU THAM KHẢO hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.  Đánh giá các triệu chứng [1] Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al., Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates Mất ngon miệng là triệu chứng có ảnh hưởng đến sức of Incidence and Mortality Worldwide for 36 khỏe nhất, các triệu chứng về họng miệng khác có điểm Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, trung bình khá cao. Có tới 74,4% bệnh nhân trong 71(3), 209–249, 2021. nghiên cứu điều trị theo phác đồ hóa xạ đồng thời, ngoài bị ảnh hưởng của tia xạ thì việc truyền hóa chất [2] Høxbroe MS, Grønhøj C, Høxbroe MJ et al., cũng làm tăng các tác dụng phụ của điều trị như mệt Quality of life in survivors of oropharyngeal mỏi, buồn nôn và nôn. Người bệnh khi gặp phải 1 trong cancer: A  systematic review and meta-analysis các vấn đề này sẽ dễ dẫn tới mất ngon miệng khi ăn. of 1366 patients. European Journal of Cancer, 78, 91–102, 2017. Đối với hầu hết những người bị ảnh hưởng, mệt mỏi mạn tính có tác động tiêu cực đến hoạt động hàng [3] Trần Thị Kim Phượng, Chất lượng cuộc sống ngày và năng lực làm việc có thể dẫn đến giảm đáng của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai kể CLCS. Điểm trung bình về mệt mỏi nghiên cứu này đoạn II điều trị hóa xạ đồng thời tại Bệnh viện đạt 59,5 điểm và được đánh giá là ảnh hưởng ở mức K. Tạp chí Y học Việt Nam, 466(tháng 5-số 1), độ trung bình tới sức khỏe. Tuy nhiên, xác định được 74–79, 2018. nguyên nhân gây ra mệt mỏi cần được đánh giá một [4] Phạm Lâm Sơn, Vũ Hồng Thăng, Bùi Vinh cách toàn diện. Quang, Một số biến chứng trong hóa xạ trị điều Bệnh nhân UTVMH phải đương đầu với áp lực tâm lý biến liều bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn xã hội cao, bệnh nhân lo lắng về sự thay đổi hình ảnh IIB-III. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 150(2), 166– bản thân, về kết quả các xét nghiệm và điều trị, khi bị 173, 2022. 162
  8. N.T.H. Yen, D.A. Tu. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol 64, Special Issue (2023) 156-163 [5] Hoàng Đào Chinh, Đánh giá kết quả hóa xạ trị Hương, Khảo sát bước đầu chất lượng cuộc sống đồng thời sử dụng kỹ thuật điều biến liều và hóa của người bệnh sau hơn 5 năm điều trị ung thư chất bổ trợ trong ung thư vòm mũi họng giai vòm mũi họng tại bệnh viện K. Tạp chí Ung thư đoạn III-IVB, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y học Việt Nam, 2, 223–227, 2019. Hà Nội, 2022. [8] Trần Bảo Ngọc, Bùi Diệu, Nguyễn Tuyết Mai, [6] Leong KY, Azman M, Kong MH, Quality of Chất lượng cuộc sống 71 bệnh nhân ung thư life outcome among nasopharyngeal carcinoma đầu cổ giai đoạn muộn sau hóa trị tuần tự sử survivors in Kuala Lumpur. Annals of dụng bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 và QLQ- Nasopharynx Cancer, 4(0), 2020. H&N35. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1, [7] Trần Hùng, Ngô Thanh Tùng, Trần Thị Thanh 142–149, 2012. 163
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2