intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp, được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, phương tiện hữu hình và sự đồng cảm; tất cả 05 nhân tố này giải thích được 83,0% sự biến thiên của chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Quảng Ngãi

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THUẾ CHO DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI QUẢNG NGÃI TAX SERVICE QUALITY FOR ENTERPRISES: A CASE STUDY IN QUANG NGAI Ngày nhận bài : 26/11/2021 ThS. Nguyễn Thanh Phương Thảo Ngày nhận kết quả phản biện : 07/12/2021 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 22/12/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp, được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: Sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, phương tiện hữu hình và sự đồng cảm; tất cả 05 nhân tố này giải thích được 83,0% sự biến thiên của chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi. Từ đó, đề ra một số gợi ý chính sách, gồm: Tăng cường mức độ tin cậy; nâng cao mức độ đáp ứng; tăng cường tính đảm bảo, đồng cảm và quan tâm đầu tư cơ sở vật chất liên quan đến cung ứng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. Từ khóa: Chất lượng dịch vụ, cơ quan thuế Quảng Ngãi, doanh nghiệp. ASBTRACT The study aims to determine the factors affecting the quality of tax services for enterprises at Quang Ngai Tax Department. The results of data analysis show that there are 5 factors affecting the quality of tax services for enterprises, arranged in descending order of influence as follows: Reliability, responsiveness, assurance, facilities tangible, empathy; all these five factors explain 83,0% of the variation in the quality of tax services for enterprises at Quang Ngai Tax Department. Thereby, some policy suggestions are proposed, including: Increasing the level of reliability; improve responsiveness; increase assurance, empathy and interest in investing in facilities related to providing tax services for enterprises. Keywords: Service quality, Quang Ngai Tax Department, enterprises 1. Đặt vấn đề Chất lượng dịch vụ công và việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dịch vụ công, hướng tới phục vụ người dân (cá nhân hoặc tổ chức) tốt hơn đã và đang là vấn đề được nhiều cấp, ngành, địa phương quan tâm trong suốt những năm qua. Chính phủ đã triển khai đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính đối với các địa phương theo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) cũng nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ công và hướng đến phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Đối với Ngành thuế, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 để phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 và các Đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; trong đó Đề án đổi mới và tăng cường năng lực công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, chế độ kế toán thuế giai đoạn 2011-2020 được hiểu là các hoạt động hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ thuế cho người nộp thuế (NNT). Đến nay, Bộ Tài chính đã xây dựng hoàn chỉnh Dự thảo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 (chờ Chính phủ phê duyệt); trong đó vẫn tiếp tục đổi mới và tăng cường năng lực công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, chế độ 36
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN kế toán thuế. Như vậy, việc nâng cao chất lượng dịch vụ công do Ngành thuế cung cấp cũng là một phần nhỏ trong mục tiêu tổng thể của hoạt động cải cách mà toàn Ngành thuế đã và đang nỗ lực thực hiện. Tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 5.500 doanh nghiệp đang hoạt động, thời gian qua cơ quan thuế Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp và đã đạt được những thành quả nhất định: Năm 2020, kết quả công tác hỗ trợ bằng hình thức điện tử - thư điện tử lũy kế từ đầu năm là 38.257 lượt; tiếp nhận và trả lời về chính sách thuế trên 140 văn bản, thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT và cộng đồng xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử, báo, đài…[5]. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận công chức thuế dẫn đến chưa hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, một số trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cung ứng dịch vụ công chưa được đầu tư nâng cấp cũng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp...[3]. Chính vì thế, nghiên cứu chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thuế trong thời gian đến là cần thiết. 2. Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu - Dịch vụ thuế của cơ quan thuế: Là dịch vụ thực hiện hỗ trợ cung cấp thông tin và hướng dẫn NNT qua các kênh thông tin khác nhau nhằm hướng dẫn NNT tuân thủ các quy định về thuế [1]. Ở Việt Nam, dịch vụ thuế của cơ quan thuế là công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT bao gồm tuyên truyền chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ NNT thực hiện chính sách thuế theo Luật Quản lý thuế, bao gồm: Hỗ trợ qua điện thoại, qua email, qua văn bản trả lời hay hỏi trực tiếp tại cơ quan thuế, phần mềm hỗ trợ trực tuyến... Xu hướng quản lý thuế hiện đại thường xem NNT là những khách hàng và tiến tới trang bị các phần mềm, các công cụ hỗ trợ nhằm đa dạng hóa loại hình tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình dịch vụ thuế, hệ thống một cửa điện tử với dịch vụ có sẵn, cơ sở dữ liệu tập trung, trung tâm điện thoại (trung tâm phục vụ khách hàng), nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao sự tin cậy và đảm bảo cung cấp dịch vụ thuế cho NNT là những công việc hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thuế của cơ quan thuế trong thời đại công nghệ số. Khi nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, các tác giả thường áp dụng mô hình của Parasuraman và cộng sự (1988) với thang đo SERVQUAL hay thang đo SERVPERF của Cronin và Taylor (1992). Âu Thị Nguyệt Liên và cộng sự (2020) đã áp dụng thang đo SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) để đánh giá chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế; tuy nhiên, đã không tiến hành kiểm định mô hình các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thuế mà chỉ áp dụng mô hình để thống kê đánh giá về chất lượng dịch vụ. Đây là khoảng trống nghiên cứu mở ra cho tác giả cơ hội đề xuất mô hình nghiên cứu định lượng và kiểm định mô hình. Qua cơ sở lý thuyết đã nêu và các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 05 nhân tố (Hình 1), có hiệu chỉnh các biến đo lường trong các thành phần của mô hình một cách phù hợp với bối cảnh, địa bàn và lĩnh vực thực hiện nghiên cứu để đánh giá chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, phát triển các giả thuyết nghiên cứu như sau: 37
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN H1: Nhân tố sự đáp ứng tốt có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. H2: Nhân tố sự đảm bảo tốt có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. H3: Nhân tố sự đông cảm tốt có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. H4: Nhân tố sự tin cậy có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. H5 :Nhân tố phương tiện hữu hình có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu định tính: Thông qua thảo luận nhóm gồm 05 chuyên gia là đại diện từ các doanh nghiệp tại Quảng Ngãi. Các biến quan sát trong những thang đo về các nhân tố cấu thành gồm “Sự tin cậy”, “Sự đáp ứng”, “Sự đảm bảo”, “Phương tiện hữu hình”, “Sự đồng cảm” và “Chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp” được thảo luận. Từ kết quả nghiên cứu khám phá, kết hợp với cơ sở lý luận là thang đo SERVPERF, tác giả điều chỉnh các biến quan sát và xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các chuyên gia thống nhất với mô hình nghiên cứu đề xuất và thống nhất giữ nguyên các mục hỏi. 3.2. Nghiên cứu định lượng: Các nhân tố trong mô hình được đánh giá bằng thang đo Likert với 05 mức điểm đánh giá, tương ứng từ 1- Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý; cả 05 thành phần đánh giá bởi 22 biến đo lường và chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp được đánh giá bởi 03 biến đo lường. Theo Bollen (1989), kích thước mẫu tối thiểu là 05 mẫu cho một biến quan sát cần ước lượng, do đó, cỡ mẫu tối thiểu là 125 (5x25). Trong nghiên cứu này, tác giả phát ra 400 phiếu khảo sát, thu thập thông được 370 phiếu khảo sát hợp lệ (nhận qua email), sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Sau đó đưa vào phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Kết quả nghiên cứu Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu: Về loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn là 36,21%, Công ty cổ phần là 26,08%, Doanh nghiệp tư nhân là 36,21%, Công ty hợp danh là 1,5%; Về lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Sản xuất, chế biến thuộc lĩnh vực nông nghiệp là 37,28%, Công nghiệp/chế tạo là 27,16%, Thương mại dịch vụ là 31,9%, Khác là 3,66%; Về quy mô (số lượng lao động): Doanh nghiệp siêu nhỏ là 6,89%, Doanh nghiệp nhỏ là 31,68%, Doanh nghiệp lớn là 13,15%, doanh nghiệp vừa là 48,28%; Về thời gian hoạt động: Dưới 5 năm chiếm 44,83%, từ 5-10 năm là 35,34%, trên 10 năm là 19,83%. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha: Kết quả phân tích cho thấy giá trị hệ số Cronbach’s Alpha của 06 thành phần của mô hình nghiên cứu đều lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất của mỗi thành phần đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy thang đo [4]. Như vậy, qua phân tích Cronbach’s Alpha, giữ lại cả 25 biến đo lường của 06 thành phần của mô hình nghiên cứu để đưa vào phân tích EFA tiếp theo. Kết quả đánh giá giá trị thang đo bằng phân tích EFA: Thực hiện phân tích EFA đối với 22 biến đo lường thuộc 05 thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bằng phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax. Hệ số KMO = 0,915 > 0,5 và mức ý nghĩa trong kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05 nên phân tích EFA là thích hợp [4]. Giá trị Eigenvalues bằng 1,153 >1 thì 22 biến đo lường của 05 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã trích vào nguyên gốc tại 05 nhân tố này với giá trị phương sai rút trích được là 86,320% > 50% nên phân tích EFA là chấp nhận được. Đồng thời, hệ số tải nhân tố của 22 biến đo lường này đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu về giá trị thang đo [4]. Tiếp tục thực hiện phân tích EFA đối với 03 biến đo lường chất lượng dịch vụ. Kết quả thể cho thấy giá 38
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN trị KMO = 0,726 > 0,5 và mức ý nghĩa trong kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05 nên phân tích EFA là thích hợp. Tại giá trị Eigenvalues bằng 2,801> 1 thì 03 biến đo lường chất lượng dịch vụ đã trích vào nguyên gốc tại 01 nhân tố với giá trị phương sai rút trích được là 93,380% > 50% nên phân tích EFA là chấp nhận được. Đồng thời, hệ số tải nhân tố của 03 biến đo lường này đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu về giá trị thang đo [4]. Như vậy, qua phân tích EFA đối với 22 biến đo lường 05 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và 03 biến đo lường chất lượng dịch vụ trong mô hình nghiên cứu cho thấy cả 25 biến đo lường này đều đạt yêu cầu về giá trị thang đo, trích vào nguyên gốc tại các thành phần của mô hình nghiên cứu đề xuất. Do đó, đều được giữ lại để đưa vào phân tích hồi quy bội tiếp theo. Kết quả hồi quy bội: Tiến hành phân tích hồi quy bội theo phương pháp Enter với mô hình hồi quy gồm 05 biến độc lập (sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đồng cảm, sự đảm bảo, phương tiện hữu hình) và biến phụ thuộc là chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp, kết quả cho thấy R2 điều chỉnh bằng 0,830 tức 05 biến độc lập nêu trên tham gia giải thích được 83,0% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Tuy nhiên, hệ số R2 điều chỉnh mới chỉ cho thấy mức độ giải thích của mô hình nhưng chưa cho biết sự phù hợp của mô hình hồi quy khi suy rộng ra tổng thể nghiên cứu nên cần xem xét kết quả kiểm định F. Kết quả cho thấy mức ý nghĩa trong kiểm định F = 0,000 < 0,05 nên có thể kết luận mô hình hồi quy này phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Đồng thời, qua phân tích cũng cho thấy mô hình hồi quy không vi phạm các giả định hồi quy như: Liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập với biến phụ thuộc (đánh giá bằng đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa), tự tương quan (đánh giá bằng kết quả kiểm định Durbin – Watson), phân phối chuẩn của phần dư (đánh giá bằng biểu đồ tần số Histogram), phương sai của sai số không đổi (đánh giá bằng kết quả kiểm định Spearman giữa phần dư chuẩn hóa với các biến độc lập), đa cộng tuyến giữa các biến độc lập (đánh giá bằng nhân tử phóng đại phương sai - VIF). Bảng: Kết quả kiểm định mô hình qua hồi quy bội Hệ số chưa Hệ số đã Thống kê đa chuẩn hóa chuẩn hóa Mức ý cộng tuyến Mô hình t Sai số nghĩa Chấp B Beta VIF chuẩn nhận (Hằng số) 0,012 0,020 0,589 0,556 Sự tin cậy (TC) 0,834 0,021 0,814 39,781 0,000 0,997 1,003 1 Sự đáp ứng (DU) 0,341 0,021 0,340 16,583 0,000 0,995 1,005 Sự đảm bảo (DB) 0,148 0,020 0,153 7,455 0,000 0,997 1,003 Phương tiện hữu hình (HH) 0,151 0,021 0,148 7,174 0,000 0,982 1,018 Sự đồng cảm (DC) 0,143 0,021 0,138 6,678 0,000 0,978 1,022 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2021 Kết quả phân tích trên cho thấy mức ý nghĩa kiểm định của các biến độc lập tương ứng với các nhân tố: Sự tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, phương tiện hữu hình, sự đồng cảm đều bằng 0,000 < 0,05 nên chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu tương ứng H1, H2, H3, H4, H5. Điều này cũng đồng nghĩa rằng cả 05 nhân tố này đều có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi. Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng: CLDV = 0,814*TC + 0,340* DU+ 0,153*DB+0,148*HH+ 0,138*DC 4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu trên tương đối phù hợp với mô hình gốc của Cronin và Taylor (1992) và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Âu Thị Nguyệt Liên và cộng sự (2020) khi cả 05 nhân tố nêu trên đều ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi. 39
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Tất cả 05 nhân tố này giải thích được 83,0% sự biến thiên của chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan thuế Quảng Ngãi. 5. Gợi ý chính sách Một là, tăng cường mức độ tin cậy của dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. Cần tăng cường tính chính xác, kịp thời, uy tín (đúng cam kết, giữ lời hứa) trong hỗ trợ, hướng dẫn về thuế cho doanh nghiệp. Lãnh đạo cơ quan thuế Quảng Ngãi cần thường xuyên quán triệt đến đội ngũ công chức thuế tham gia hỗ trợ, hướng dẫn về thuế cho doanh nghiệp phải chú ý đến việc thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời, thực hiện đúng lịch trình, kế hoạch đã công bố đến doanh nghiệp; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cấp dưới để đảm bảo dịch vụ được cung cấp đến doanh nghiệp chính xác, kịp thời, đúng kế hoạch đã công bố. Từ đó, giúp các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào dịch vụ của cơ quan thuế. Hai là, nâng cao mức độ đáp ứng trong cung ứng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. Cơ quan thuế Quảng Ngãi phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì, nâng cấp các thiết bị, công cụ, phần mềm … tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp để đảm bảo rằng dịch vụ được cung ứng đến doanh nghiệp liên tục, không bị gián đoạn, đảm bảo phục vụ doanh nghiệp liên tục nhằm hạn chế sự phiền hà cho doanh nghiệp vì không được phục vụ kịp thời khi cần (gặp khó khăn, vướng mắc về thuế). Đồng thời, tăng cường giám sát đội ngũ công chức thuế tham gia cung ứng dịch vụ để đảm bảo họ thực hiện cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp một cách liên tục. Ba là, tăng cường tính đảm bảo, đồng cảm trong cung ứng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. Cơ quan thuế Quảng Ngãi cần tăng cường sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị trong nội bộ, cũng như tăng cường phối hợp với các cơ quan bên ngoài có liên quan (ngân hàng, kho bạc...) để đảm bảo rằng sự hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp được thực hiện một cách tốt nhất, thông suốt, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho đội ngũ công chức thuế tham gia cung ứng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp (về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp...) để đảm bảo họ có đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp để giải đáp, hướng dẫn doanh nghiệp chính xác, cư xử đúng chuẩn mực, cảm thông, thấu hiểu, đồng cảm với doanh nghiệp trong quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp. Bốn là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất liên quan đến cung ứng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. Lãnh đạo cơ quan thuế Quảng Ngãi cũng cần tranh thủ các nguồn lực (từ cấp trên theo ngành dọc) để đầu tư, nâng cấp về trang thiết bị, phần mềm, công cụ phục vụ cung ứng dịch vụ cũng như đầu tư về văn phòng, trụ sở làm việc... để có được cơ sở làm việc khang trang, trang thiết bị hiện đại nhằm hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Âu Thị Nguyệt Liên, Hoàng Trọng Hùng, Hồ Thị Lan Hương và Trần Đức Trí (2020), Chất lượng dịch vụ thuế cho doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học đại học Huế, 5C(129), 97-115. 2. Cronin Jr, J Joseph & Steven A Taylor (1992), Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension, The Journal of Marketing, 3(56) 55–68. 3. Cục thuế Quảng Ngãi (2020), Báo cáo số 328/BC-CTT ngày 30/12/2020 báo cáo tổng kết công tác năm 2020; triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2021. 4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hồ Chí Minh. 5. https://www.vccinews.vn/prode/35692/tich-cuc-ho-tro-nguoi-nop-thue.html 6. Parasuraman, A, Valarie A Zeithaml & Leonard L Berry (1988), Servqual: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perc, Journal of retailing, 64(1), 12. 40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1