intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng nguồn nhân lực ở Nam Bộ hiện nay trong mối so sánh vùng - miền cả nước: Thực trạng và hàm ý chính sách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Chất lượng nguồn nhân lực ở Nam Bộ hiện nay trong mối so sánh vùng - miền cả nước: Thực trạng và hàm ý chính sách trình bày các nội dung chính sau: Đôi nét về Nam Bộ; Lực lượng lao động Việt Nam đang làm việc hiện nay; Lao động có tay nghề hiện nay; Thất nghiệp trong độ tuổi lao động thời điểm năm 2014 và 2016; Thu nhập và hệ số Gini của cư dân Nam Bộ trong mối so sánh vùng kinh tế - xã hội cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng nguồn nhân lực ở Nam Bộ hiện nay trong mối so sánh vùng - miền cả nước: Thực trạng và hàm ý chính sách

  1. CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NAM BỘ HIỆN NAY TRONG MỐI SO SÁNH VÙNG - MIỀN CẢ NƢỚC: THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Nguyễn Quang Giải*, Hồ Thị Phương Thảo Tóm tắt Sử dụng nguồn dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam những năm gần đây, bài viết là sự nỗ lực ban đầu nhằm phác thảo thực trạng nguồn nhân lực ở Nam Bộ hiện nay trong mối so sánh với các vùng kinh tế - xã hội cả nước. Chất lượng lao động ở Nam Bộ c xu hướng vượt trội hơn so với vùng – miền cả nước, tuy nhiên nguồn nhân lực này chủ yếu là lao động giản đơn chưa qua đào tạo tay nghề; có sự cách biệt khá xa và không đồng đều chất lượng nguồn lực giữa khu vực Nam Bộ so với Bắc Bộ, Trung Bộ và cả nước nói chung và mỗi tiểu vùng nói riêng – giữa Đông Nam ộ so với Đồng bằng sông Cửu Long; khu vực Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long… Do vậy, để rút ngắn khoảng cách, nâng cao chất lượng lao động giữa các vùng miền đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, từng bước hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế vấn đề gợi mở là các chính sách và giải pháp của chính phủ cần tiếp cận và chú ý đến khác biệt hóa theo vùng – miền, tiểu vùng kinh tế - xã hội cả nước dựa trên những đặc điểm chất lượng lao động. Từ khóa: Chuyên môn kỹ thuật, lao động, Nam Bộ, nguồn nhân lực, vùng kinh tế - xã hội. Dẫn nhập Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã trải qua chặng đƣờng dài và đến thởi điểm này đƣợc xem là giai đoạn cuối của sự nghiệp cách mạng mạng này. Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng nhƣ hiện nay việc lƣợng hóa và định vị chất lƣợng lao động cƣ dân Nam Bộ trong mối so sánh với các vùng miền cả nƣớc qua đó gợi mở về thể chế, chính sách phù hợp là việc làm cần thiết vì phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nƣớc và đã trở thành xu hƣớng phát triển bền vững ngày nay đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam. * ThS. Đại học Thủ Dầu Một.  ThS. Đại học Thủ Dầu Một. 471
  2. Đôi nét về Nam Bộ Là vùng đất phía Nam của tổ quốc, Nam Bộ gồm hai tiểu vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ1. Theo số liệu Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của Nam Bộ là 32.083,7 km2, chiếm khoảng 19,4% so với tổng diện tích cả nƣớc; dân số đạt 34.084.700 ngƣời, chiếm 36,77% so với tổng dân số cả nƣớc. Mức tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 – 2016 của Nam Bộ khoảng 8,62‰ 1,60%; ĐNB là 10,04‰, ĐBSCL là 7,2‰ và cả nƣớc là 9,82‰. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động và phát triển của cả nƣớc. ĐNB gồm 6 tỉnh/thành: Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịu – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích đất tự nhiên 23.590,8 km2, dân số 16.424.300 ngƣời, mật độ dân số 697 ngƣời/km2. Đồng bằng sông Cửu Long là châu thổ trù phú, là vựa lúa lớn của cả nƣớc. ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, với tổng diện tích đất tự nhiên 40.576,6 km2, dân số 17.660.700 ngƣời, mật độ dân số 433 ngƣời/km2. 2. Lực lƣợng lao động Việt Nam đang làm việc hiện nay Hiện nay (2016), lực lƣợng lao động bình quân cả nƣớc là 54,4 triệu ngƣời. Lực lƣợng lao động bao gồm 53,3 triệu ngƣời có việc làm và hơn 1,1 triệu ngƣời thất nghiệp (Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2016 tr.7). Theo báo cáo này, dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lƣợng lao động chiếm khoảng 77,3%; và vấn đề quan tâm hơn cả nƣớc có đến 79,1% lực lƣợng tham gia lao động ở độ tuổi này không có trình độ chuyên môn kỹ thuật; mặt khác nguồn lực lao động này phân bổ không đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội của cả nƣớc. 2.1 Loại hình hoạt động kinh tế giai đoạn 2006 - 2014 Chất lƣợng lao động là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp nhất đến mức sống, phát triển bền, và cơ cấu kinh tế của quốc gia, cơ. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014 thay đổi và chuyển biến theo hƣớng tốt hơn, đặc biệt thị trƣờng lao động, việc làm gắn với phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bình quân tỷ lệ dân số làm công, làm thuê phi nông, lâm, thủy sản giai đoạn này là 30,8% và có xu hƣớng ngày mỗi tăng. Vào thời điểm năm 2006 tỷ lệ dân số hoạt động ở khu vực này là 28,4% thì đến năm 2014 lên đến 35,9% (VHLSS2 2006-2014). Cơ cấu kinh tế của cả nƣớc đang chuyển dần sang hƣớng công nghiệp hóa, đô thị hóa, điều này cũng dễ hiểu vì Việt Nam đang dốc sức phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là một nƣớc công nghiệp và đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự gia tăng nguồn lực lao động tại khu vực này. Trong đó khu vực Nam Bộ đứng vị trí số một (63,0%) trong bảng xếp hạng về việc làm ở khu vực phi nông-lâm- thủy sản (làm công và tự làm). Nếu xét riêng về vị thế của loại hình việc làm này, hoặc làm công (làm thuê); hoặc tự làm (tự làm chủ) thì tỷ lệ cao nhất vẫn thuộc về khu vực 1 Hoặc Đồng bằng sông Cửu Long. 2 Viết tắt của Vietnamese Household Living Standards Survey (Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam). 472
  3. Nam Bộ. Cụ thể kết quả lần lƣợt sẽ là: 1/ làm công: bình quân Nam Bộ giai đoạn 2006-2014 là 39,0%; Trung Bộ là 25,7%; Bắc Bộ 27,7% và cả nƣớc là 30,8%. 2/ tự làm: Nam Bộ 24,0%; Trung Bộ 16,1%; Bắc Bộ 12,4% và cả nƣớc 17,6%. Nhƣ vậy, từ những chỉ báo việc làm đƣợc nêu ở trên đã cho thấy thị trƣờng lao động cũng nhƣ xu hƣớng ngƣời dân tham gia vào những việc làm phi nông nghiệp ngày mỗi tăng (bảng 1). Bảng: 1. Bình quân loại hình hoạt động kinh tế của cƣ dân giai đoạn 2006 - 2014 (%) Làm công, Làm Tự làm Tự làm làm thuê công, làm Giai đoạn 2006 - nông- phi nông- Chung phi nông- thuê 2014 lâm-thủy lâm-thủy lâm-thủy nông-lâm- sản sản sản thủy sản Cả nƣớc 100,0 30,8 5,0 46,6 17,6 Bắc Bộ 100,0 27,7 2,2 57,7 12,4 Trung Bộ 100,0 25,7 5,4 52,8 16,1 Nam Bộ 100,0 39,0 7,6 29,4 24,0 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VHLSS 2006 – 2014 2.2 Lao động đang làm việc từ 15 tuổi trở lên Hiện nay (2016), lực lƣợng lao động bình quân cả nƣớc là 54,4 triệu ngƣời. Lực lƣợng lao động bao gồm 53,3 triệu ngƣời có việc làm và hơn 1,1 triệu ngƣời thất nghiệp (Báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2016 tr.7). Theo báo cáo này, dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lƣợng lao động chiếm khoảng 77,3%. Và đáng chú ý hơn tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động không đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội của cả nƣớc. 2.3 Lao động đang làm việc ở Nam Bộ giai đoạn 2010 – 2016 trong mối so sánh với các vùng kinh tế - xã hội cả nƣớc Số liệu thống kê bảng 2 sau đây sẽ cung cấp bức tranh tổng thể về lực lƣợng lao động của Việt Nam giai đoạn 2010-2016 phân theo vùng kinh tế - xã hội cả nƣớc. Nhìn chung, bình quân lực lƣợng lao động Việt Nam giai đoạn hiện nay (2010-2016) chiếm trên 50,0%, nghĩa là cứ 2 ngƣời dân thì có hơn 1 ngƣời đang làm việc. Bình quân tỷ lệ dân số trên 15 đang làm việc so với tổng dân số năm sau có phần cao hơn năm trƣớc tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Và nếu xem xét theo vùng kinh tế - xã hội thì tỷ trọng này cũng vẫn đƣợc giữ nguyên và phân bổ khá đồng đều giữa các vùng và tiểu vùng trên bản đồ Việt Nam (bảng 2). Bảng 2: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo khu vực (%) Năm Vùng KT - XH3 2010 2013 2014 2015 2016 Cả nƣớc 56,4 58,2 58,1 57,6 57,5 Bắc Bộ 58,7 60,5 60,0 59,6 58,9 ĐBSH 56,6 57,3 56,7 56,1 55,6 3 Vùng kinh tế - xã hội. 473
  4. TD-MNPB 60,9 63,7 63,4 63,1 62,3 Trung Bộ 55,7 58,8 59,4 59,4 59,3 BTB-DHMT 56,3 58,9 59,5 58,5 58,2 Tây Nguyên 55,1 58,7 59,4 60,3 60,4 Nam Bộ 54,9 58,2 58,5 58,6 59,2 Đông Nam Bộ 53,2 58,7 59,4 60,0 60,4 ĐBSCL 56,7 57,8 57,7 57,3 58,0 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2016 3. Lao động có tay nghề hiện nay 3.1 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giai đoạn 2008 - 2016 Lao động đã qua đào tạo là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực4. Xem xét lực lƣợng lao động đã qua đào tạo trong vòng một thập kỷ gần đây (2008 – 2016 ) phân theo khu vực kinh tế - xã hội của cả nƣớc nổi lên mấy điểm sau. Nhìn chung lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam ngày mỗi gia tăng. Nếu nhƣ năm 2008 cả nƣớc chỉ có 14,3% lao động đã qua đào tạo thì đến năm 2016 tỷ lệ này là 20,6%. Ở Nam Bộ và Bắc Bộ thời điểm năm 2008 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhƣ nhau (đều bằng 15,1%), tuy nhiên đến năm 2016 thì tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Bắc Bộ cao hơn so với Nam Bộ (20,6% so với 19,1%). Tại Trung Bộ tỷ lệ lần lƣợt sẽ là 12,2% (2008); 16,5% (2016). Nhƣ vậy, Bắc Bộ là khu vực có lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất, bình quân 19,1%; tiếp theo Nam Bộ 15,9% và thấp nhất là Trung Bộ 13,7%. Nếu so sánh lao động đã qua đào tạo cả nƣớc so với Nam Bộ thì kết quả chênh lệch 1,06% (bảng 3). Nếu xét theo 6 khu vực cả nƣớc, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bình quân giai đoạn 2008 – 2016, xếp theo tỷ lệ giảm dần lần lƣợt sẽ là: Thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 9,5%; Tây Nguyên = 11,9%; Trung du miền núi phía Bắc = 14,7%; Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung = 15,6%; Đồng bằng sông Hồng = 21,4%; Đông Nam Bộ = 22,5%; và nếu so với cả nƣớc thì chênh lệch giữa Đồng bằng sông Cửu Long với cả nƣớc sẽ là 1,77 lần (16,9% so với 9,5%) (bảng 3). Bảng 3: Lao động đã qua đào tạo phân theo khu vực, giai đoạn 2008 – 2016 (%) Vùng KT - Năm XH 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014` 2015 2016 Cả nƣớc 14,3 14,8 14,6 15,4 16,6 17,9 18,2 19,9 20,6 Bắc Bộ 15,1 17,0 17,0 17,3 19,3 20,2 20,7 22,2 22,9 ĐBSH 18,1 20,9 20,7 21,1 24,0 24,9 25,9 27,5 28,4 TD-MNPB 12,2 13,2 13,3 13,6 14,6 15,6 15,6 17,0 17,5 4 Lao động đã qua đào tạo là những ngƣời đã học và tốt nghiệp ở một trƣờng lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật của cấp học hoặc trình độ đào tạo tƣơng đƣơng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên (có văn bằng hoặc chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo). 474
  5. Trung Bộ 12,2 12,2 11,5 12,6 13,5 14,5 14,3 16,3 16,5 BTB-DHMT 13,1 13,5 12,7 14,4 14,9 15,9 16,4 19,4 20,0 Tây Nguyên 11,4 10,9 10,4 10,8 12,1 13,1 12,3 13,3 13,1 Nam Bộ 15,1 13,7 13,7 14,6 15,0 16,9 17,2 18,3 19,1 Đông Nam 22,5 19,6 19,5 20,7 21,0 23,5 24,1 25,3 26,2 Bộ 7,8 7,9 7,9 8,6 9,1 10,4 10,3 11,4 12,0 ĐBSCL Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2012, 2013, 2016 3.2 Lao động đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất giai đoạn 2008 - 2016 Theo dõi số liệu lao động (bảng 4) đang làm việc đạt bằng cấp cao nhất năm 2008 và 2014 cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp và không đồng đều giữa vùng miền. Về tổng thể, lao động đã qua đào tạo đạt bằng cấp cao theo xu hƣớng ngày mỗi tăng. Cụ thể, giảm tỷ trọng ở những bậc tay nghề thấp, chẳng hạn nhƣ dạy nghề, trung học chuyên nghiệp; và tăng ở bậc tay nghề cao, nhƣ cao đẳng, đại học; và trên đại học. Xét theo 3 khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; và Nam Bộ trong khoảng thời gian 2008 và 2014 kết quả thống kê sẽ chỉ ra xu hƣớng lao động Việt Nam đã qua đào tạo ngày càng tăng. Trong đó lợi thế thuộc về khu vực Bắc Bộ, Bình quân năm 2008 lao động đã qua đào tào bậc cao là 16,4%; và năm 2014 là 20,1%, trong khi đó tỷ này ở Nam Bộ là 11,2% (2008); 14,4% (2014); và Trung Bộ là 11,3% (2008); 13,1% (2014). Và đặc biệt nếu chia nhỏ 3 khu vực này thành các tiểu khu vực kết quả sẽ cho thấy có sự phân hóa sâu sắc giữa các tiểu khu vực nói chung và chính trong mỗi khu vực nói riêng. Theo đó, khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là nơi có ngƣời lao động đã qua đào tào bậc cao chiếm tỷ trọng vƣợt khá xa so với các tiểu khu vực khác của cả nƣớc. Tại khu vực Nam Bộ, sự chênh lệch này, giữa khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2008 là 2,39 lần; năm 2014 là 2,03 lần. Mặt khác, nếu so sánh giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long thì sự chênh lệch này càng cách biệt hơn, gần 3 lần (2,86 lần, bình quân năm 2008, 2014). Và điểm lƣu ý thêm, nhƣ đã phân tích ở trên càng ngày tỷ lệ ngƣời lao động chiếm lĩnh và đạt tay nghề ở bậc cao hơn. Tuy nhiên, đặc điểm này không đƣợc diễn ra đối với trƣờng hợp ở Đồng đằng sông Cửu Long. Cụ thể, năm 2014 tỷ lệ lao động đã qua đào ở bậc nghề, trung học chuyên nghiệp cao hơn so với năm 2008. Đây là sự khác biệt ở Đồng Bằng sông cửu Long (bảng 4). Bảng 4: Lao động đang làm việc đạt bằng cấp cao nhất 2008, 2014 phân theo khu vực (%) Bằng cấp cao nhất đạt đƣợc Vùng KT - XH Dạy Đại học Tổng 5 THCN CĐ-ĐH nghề trở lên Cả nƣớc 15,5 5,2 3,2 6,8 0,2 2008 13,8 5,3 3,3 5,1 0,1 5 Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề. 475
  6. 2014 17,2 5,2 3,1 8,5 0,4 ĐBSH 22,9 8,5 4,1 9,7 0,5 2008 20,8 8,8 4,3 7,4 0,3 2014 25,1 8,3 3,9 12,1 0,8 TD-MNPB 13,6 4,5 4,1 4,9 0,1 2008 12,1 4,0 4,3 3,7 0,1 2014 15,2 5,0 3,9 6,2 0,1 BTB-DHMT 12,2 3,7 3,4 5,9 0,2 2008 11,9 4,0 3,4 4,3 0,2 2014 13,5 3,4 3,4 7,5 0,2 Tây Nguyên 11,8 3,8 2,8 5,0 0,2 2008 10.8 4,3 3,2 3,2 0,1 2014 12,8 3,3 2,4 6,8 0,3 Đông Nam Bộ 17,5 4,9 2,8 9,3 0,4 2008 15,8 4,8 3,0 7,8 0,2 2014 19,3 5,1 2,6 10,9 0,6 ĐBSCL 8,0 2,6 1,8 3,5 0,1 2008 6,6 2,5 1,7 2,4 - 2014 9,5 2,7 2,0 4,7 0,1 Nguồn: Tính toán của tác giả từ Tổng cục Thống kê Việt Nam 2013, 2016 Từ những dữ liệu phân tích ở trên có thể nói phần lớn lao động Việt Nam chỉ mới dừng lại ―lao động giản đơn‖, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số lao động đang làm việc. Năm 2014 có đến 40,1% là ―lao động giản đơn‖ (21,1 triệu ngƣời) (Tổng cục Thống Kê, 2014). Dù lao động đạt tay nghề ở bậc cao ngày mỗi tăng tuy nhiên mức tăng vẫn còn chậm. Điều chú ý hơn có sự cách biệt khá xa về trình độ tay nghề giữa các vùng – miền; đặc biệt giữa các tiểu vùng điều này cũng là dấu hiệu cho biết sự mất cân đối về nguồn nhân lực giữa các vùng miền và tất yếu sẽ kéo theo sự mất cân đối trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng khu vực, vùng miền cả nƣớc và đây có thể xem là lỗ hổng lớn về chất lƣợng lao động của Việt Nam hiện nay. Cụ thể Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của cả nƣớc bình quân chỉ có 8,0% lao động đang làm việc đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật bằng cấp cao nhất; tiếp theo là Tây Nguyên (11,8%); Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung (12,2%), và cao nhất ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nƣớc là Đồng bằng sông Hồng (22,9%); và Đông Nam Bộ (17,5%). 4. Thất nghiệp trong độ tuổi lao động thời điểm năm 2014 và 2016 Thất nghiệp6 là một trong những chỉ báo quan trọng phản ánh thực trạng nguồn lực lao động, thất nghiệp cũng là chỉ báo cho biết sự không ăn khớp giữa cung – cầu lao động của một nền kinh tế. 6 Ngƣời thất nghiệp là những ngƣời từ 15 tuổi trở lên hiện không có việc làm và đã xúc tiến hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc trong thời gian tham chiếu (Tổng Cục Thống kê, 2015). 476
  7. Một cách tổng thể, khi xem xét tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm năm 2014 và 2016 trên phạm vi cả nƣớc; hoặc phân theo khu vực kinh tế - xã hội cả nƣớc; hoặc theo giới tính; hoặc giữa khu vực đô thị và nông thôn một phát hiện rút ra là thất nghiệp có xu hƣớng gia tăng. Thất nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc; thất nghiệp gia tăng đối với cả nam và nữ trong đó nam giới thất nghiệp nhiều hơn so với nữ giới; thất nghiệp ở đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Cụ thể năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp cả nƣớc là 2,10%, và năm 2016 là 2,30%; tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới bằng nữ giới ở thời điểm năm 2014 (2,10%), nhƣng năm 2016 tỷ lệ này sẽ là 2,37% so với 2,22%. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, nếu xét tỷ lệ thất nghiệp bình chung, hoặc theo từng năm); theo đô thị - nông thôn; theo nam lao động – nữ lao động phân theo các vùng kinh tế - xã hội của cả nƣớc; hoặc phân theo các tiểu vùng kinh tế - xã hội Việt Nam kết quả sẽ minh chứng cho nhận định vừa đƣợc nêu ở trên (bảng 5). Thất nghiệp giữa đô thị và nông thôn tại những thời điểm này xét theo vùng kinh tế - xã hội sẽ chỉ ra thất nghiệp ở đô thị cao hơn nông thôn, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị năm sau thấp hơn so với năm trƣớc trong khi đó đối với nông thôn thì tỷ lệ này theo chiều ngƣợc lại. Bình quân cả nƣớc năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị là 3,40%, năm 2016 là 3,23%; tỷ lệ này ở nông thôn lần lƣợc là 1,49% (2014), và 1,84% (2016). Thất nghiệp ở Nam Bộ cao nhất nƣớc (2,46%); tiếp đến là Trung Bộ (1,86%); Bắc Bộ thấp nhất (1,74%). Tại khu vực Nam Bộ tỷ lệ thất nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long (2016 = 2,89%) và Đông Nam Bộ (2016 = 2,46%) đều cao hơn so với cả nƣớc, và các vùng miền. 477
  8. Bảng 5: Thất nghiệp trong độ tuổi lao động phân theo khu vực kinh tế - xã hội năm 2014, 2016 (%) Chung cả nƣớc Theo khu vực Vùng KT - XH Nông Chung Nam Nữ Đô thị thôn Cả nƣớc 2,20 2,23 2,16 3,31 1,66 2014 2,10 2,10 2,10 3,40 1,49 2016 2,30 2,37 2,22 3,23 1,84 Bắc Bộ 1,74 2,16 1,44 3,40 1,20 2014 1,79 2,11 1,42 3,60 1,16 ĐBSH 2,82 3,38 2,20 4,86 1,87 TD-MNPB 0,76 0,85 0,65 2,35 0,46 2016 1,70 2,22 1,46 3,21 1,25 ĐBSH 2,24 2,60 1,84 3,23 1,73 TD-MNPB 1,17 1,84 1,09 3,20 0,77 Trung Bộ 1,86 1,73 2,02 3,59 1,42 2014 1,72 1,48 2,00 3,94 1,32 BTB-DHMT 2,23 2,02 2,47 3,71 1,70 Tây Nguyên 1,22 0,94 1,53 1,94 0,94 2016 2,01 1,99 2,04 3,24 1,52 BTB-DHMT 2,78 2,99 2,55 4,30 2,17 Tây Nguyên 1,24 1,00 1,53 2,19 0,88 Nam Bộ 2,46 2,30 2,67 3,03 2,05 2014 2,26 2,08 2,51 2,89 1,71 Đông Nam Bộ 2,47 2,66 2,24 3,00 1,60 ĐBSCL 2,06 1,50 2,78 2,79 1,83 2016 2,67 2,52 2,84 3,17 2,40 Đông Nam Bộ 2,46 2,76 2,10 2,61 2,19 ĐBSCL 2,89 2,37 3,59 3,73 2,62 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2014, 2016. 5. Thu nhập và hệ số Gini của cƣ dân Nam Bộ trong mối so sánh vùng kinh tế - xã hội cả nƣớc 5.1 Thu nhập cƣ dân Nam Bộ Thu nhập bình quân ngƣời/tháng chung cả nƣớc theo giá hiện hành, giai đoạn 2008-2014 là 1.754.850 đồng, bình quân mỗi năm tăng hơn 50,0%. Trên phạm vi cả nƣớc bình quân thu nhập của ngƣời dân giữa các vùng giai đoạn này đều tăng. Tuy nhiên, bất bình đẳng về thu nhập là rất lớn. Vùng có thu nhập cao nhất là Đông Nam Bộ, và vùng thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc (2.843.800 đồng so với 1.058.275 đồng, gấp 2,68 lần) (bảng 6). Các nghiên cứu chỉ ra rằng bất bình đẳng về kinh tế và bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có tác động qua lại với nhau (Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tiến 2014, tr.14). 478
  9. Bảng 6: Thu nhập bình quân ngƣời/tháng phân theo khu vực (1.000vnđ) Vùng KT - XH 2008 2010 2012 2014 Cả nƣớc 995,2 1.387,1 1.999,8 2.637,3 Bắc Bộ 860,7 1.242,5 1.804,5 2.439,1 ĐBSH 1.064,8 1.580,4 2.350,6 3.264,9 TD-MNPB 656,7 904,6 1.258,4 1.613,4 Trung Bộ 761,4 1.052,9 1.574,2 1.995,4 BTB-DHMT 728,2 1.018,0 1.505,2 1.982,3 Tây Nguyên 794,6 1.087,9 1.643,3 2.008,5 Nam Bộ 1.356,5 1.775,7 2.484,7 3.225,8 Đông Nam Bộ 1.773,2 2.304,3 3.172,8 4.124,9 ĐBSCL 939,9 1.247,2 1.796,7 2.326,8 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VHLSS 2006-2014. Nhìn chung, thu nhập của ngƣời dân giai đoạn 2008-2014 có tăng lên, chủ yếu do từ công việc hƣởng lƣơng, tiền công (năm 2008 chiếm 34,7%; 2010: 44,9%; 2012: 46,2% và 2014 là 47,5%) và công việc ở khu vực thƣơng mại-dịch vụ. Trong tổng thu nhập, tỷ trọng thu từ tiền lƣơng, tiền công bình quân giai đoạn này chiếm đến 43,9%; thu từ nông-lâm-thủy sản chiếm 20,0%; công nghiệp, xây dựng chiếm 5,2%; thƣơng mại-dịch vụ chiếm 17,4% và nguồn thu khác chiếm 13,5% (VHLSS 2014, tr.304). 5.2 Hệ số Gini cƣ dân Nam Bộ Phân tích hệ số Gini về phân phối thu nhập của dân cƣ giai đoạn 2006-2012 sẽ cho thấy thu nhập của ngƣời dân có sự biến động theo thời gian7. Theo đó, giai đoạn 2006-2008 hệ số Gini có chiều hƣớng tăng; ngƣợc lại hệ số này lại giảm ngay giai đoạn sau đó (2010-2012). Hệ số Gini ở Nam Bộ vừa có sự tƣơng đồng và khác biệt nhất định so với bối cảnh chung vùng – miền cả nƣớc. Và nếu so sánh ngay tại Nam Bộ thì chênh lệch về Gini giữa Đông Nam Bộ và ĐBSCL là khá lớn (ngoại trừ năm 2012). Cụ thể 0,422 so với 0,385 (2006); 0,410 so với 0,395 (2008); 0,414 so với 0,398 (2010); và 0,391 so với 0,403 (2012) (bảng 7). 7 Hệ số Gini (Gini-coefficient) đƣợc phát triển bởi nhà thống kê học ngƣời Ý Corrado Gini vào năm 1912. Gini là một số không âm (0  G  1) dùng để đo về sự bất bình đẳng của phân phối (thƣờng là phân phối thu nhập của dân cƣ). Hệ số Gini càng nhỏ thì sự bình đẳng trong phân phối càng lớn và ngƣợc lại hệ số này càng lớn thì sự bình đẳng trong phân phối càng nhỏ. Theo quy chuẩn chung G = 0: Bình đẳng tuyệt đối; G = 1: Bất bình đẳng tuyệt đối; G < 0,4: Bất bình đẳng thấp; và G = 0,4; 0,5: bất bình đẳng trung bình (Nguyễn Quang Giải, 2016). 479
  10. Bảng 7: Hệ số Gini (tính theo thu nhập) giai đoạn 2006 – 2012 Năm Vùng KT-XH 2006 2008 2010 2012 Cả nƣớc 0,424 0,434 0,433 0,424 Đô thị 0,393 0,404 0,402 0,385 Nông thôn 0,378 0,385 0,395 0,399 Bắc Bộ 0,397 0,407 0,407 0,402 ĐBSH 0,395 0,411 0,408 0,393 TD-MNPB 0,399 0,404 0,406 0,411 Trung Bộ 0,389 0,393 0,396 0,390 BTB-DHMT 0,371 0,381 0.385 0,385 Tây Nguyên 0,407 0,405 0,408 0,396 Nam Bộ 0,403 0,402 0,406 0,397 Đông Nam Bộ 0,422 0,410 0,414 0,391 ĐBSCL 0,385 0,395 0,398 0,403 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VHLSS 2006 – 2012 Kết luận và hàm ý chính sách Thông qua việc phân tích các chỉ báo về loại hình kinh tế, trình độ chuyên môn tay nghề, thất nghiệp, thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của ngƣời lao động từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam những năm gần đây cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực của cƣ dân Nam Bộ nói riêng và các vùng - miền cả nƣớc nói chung ngày đƣợc cải thiệt rõ rệt. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động của Việt Nam phần lớn là ―lao động giản đơn‖ chƣa qua đào tạo tay nghề. Chất lƣợng nguồn nhân lực có sự chênh lệch cao giữa các vùng - miền. Và sự chênh lệch này càng cách biệt hơn khi xem xét trong mỗi tiểu vùng. Nam Bộ là khu vực có ƣu thế vƣợt trội về chất lƣợng lao động so với vùng miền cả nƣớc tuy nhiên giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ thì lao động lành nghề và không lành nghề giữa hai tiểu vùng này có sự đối lập; tƣơng tự nhƣ vậy chất lƣợng lao động khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long ―vênh‖ nhau ngƣợc chiều, theo đó Đồng bằng sông Cửu Long là ―vùng trũng về lao động‖, gần tuyệt đối lao động ở đây không có tay nghề trong khi đó Đồng bằng sông Hồng thì ngƣợc lại, là khu vực thu hút nhiều lao động ―chất xám‖. Những năm gần đây, việc đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho ngƣời lao động đã có những bƣớc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, một thị trƣờng lao động mà tuyệt đại đa số ngƣời lao động chƣa qua đào tạo tay nghề là ―điểm nghẽn‖ và ―lỗ hổng‖ lớn về chất lƣợng lao động của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, Việt Nam đang và sẽ còn nhu cầu cao về nguồn lao động lành nghề nhƣng hiện nay cung chƣa đáp ứng đƣợc cầu. Điều này đòi hỏi chính phủ cần có những chính sách, giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn nữa nhằm xóa bỏ sự yếu kém, mất cân đối về chất lƣợng nguồn nhân lực hiện nay trong đào tạo nghề, nỗ lực đƣa ra đƣợc những giải pháp kết nối hợp lý, đồng bộ và hiệu quả cung – cầu giữa đào tạo với thị trƣờng lao động. Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là xóa bỏ sự cách biệt và khu biệt về chất 480
  11. lƣợng lao động giữa các vùng kinh tế - xã hội; giữa các tiểu vùng của cả nƣớc. Để làm đƣợc điều này ngoài việc cần có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện hơn cho vấn đề này nhằm tìm ra đƣợc những giải pháp hiệu quả và đột phá hơn nữa nhằm xóa bỏ sự cách biệt và khu biệt hóa về chất lƣợng lao động giữa các vùng kinh tế - xã hội; giữa các tiểu vùng của cả nƣớc. Ngoài ra các chính sách và giải pháp của chính phủ cần tiếp cận và chú ý đến khác biệt hóa theo vùng - miền - khu vực kinh tế, xã hội cả nƣớc dựa trên đặc điểm về lao động, loại hình kinh tế, và trình độ tay nghề của ngƣời lao động. Và quan trọng hơn theo chúng tôi những gợi mở về mặt thể chế, chính sách vĩ mô từ phía Nhà nƣớc cần nghiên cứu và tiến đến cơ chế hợp tác, liên kết và quản trị vùng nhằm chia sẻ và khai thác, phát huy lợi thế của địa phƣơng nói chung, đặc biệt về cung – cầu về đào tạo tay nghề lao động đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay về nguồn nhân lực có tay nghề, chất lƣợng cao nhằm hiện thực hóa sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nƣớc, từng bƣớc tiệm cận và hội nhập vào thị trƣờng lao động khu vực và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Toàn. 2012. Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật. 2. Nguyễn Hồng Sơn và Trần Quang Tiến. 2014. ―Nâng cao mức sống dân cƣ trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Thành tựu và những thách thức đặt ra‖. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia à Nội, tập 30, số 1- 2014. 3. Nguyễn Quang Giải. 2015. ―Thực trạng nguồn nhân lực ở Nam Bộ hiện nay: Nhìn từ góc độ giáo dục – Đào tạo‖, Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực vùng Nam ộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp h a, hiện đại h a đất nước – Thực trạng và giải pháp, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Quốc tế đồng tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2015. 4. Nguyễn Quang Giải. 2016. ―Comparing Vietnam‘s And Indonesia‘s Current Development Indices‖ (So sánh chỉ số phát triển giữa Việt Nam và Indonesia giai đoạn hiện nay), Hội thảo Quốc tế Market Integration in ASEAN: Sustainable Growth and Cross – Cultural Issues (" ội nhập thị trường ASEAN: Tăng trưởng bền vững và những vấn đề xuyên văn h a") do ĐHKHXHNV – TP.HCM và Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Tổng lãnh sự quán Indonesia và ĐH Surabaya – Indonesia đồng phối hợp cùng tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh từ 18-19/3/2016. 5. Nhiều tác giả. 2015. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực vùng Nam ộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp h a, hiện đại h a đất nước – Thực trạng và giải pháp, do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Quốc tế đồng tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2015. 481
  12. 6. Quyết định Thủ tƣớng Chính phủ. 2011. Quyết định, QĐ số 1216/QĐ-TTg, năm 2011, Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. 7. Tổng cục Thống kê 2005 – 2016. Niên giám Thống kê Việt Nam từ 2005 – 2016, Nxb. Tổng cục Thống kê. 8. Tổng cục Thống kê Việt Nam 2000 – 2016. Niên giám Thống kê Việt Nam 2000 – 2016. Hà Nội: Nxb.Tổng cục Thống kê. 9. Tổng cục Thống kê Việt Nam 2010-2014. Điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam 2010 – 2014 (VHLSS 2010 - 2014). Hà Nội: Nxb.Tổng cục Thống kê. 10. Tổng cục Thống kê Việt Nam 2017. áo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2016. Hà Nội: Nxb.Tổng cục Thống kê. 11. Tổng cục Thống kê. 2009. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009. Hà Nội: Nxb.Tổng cục Thống kê. 12. Tổng Cục Thống kê. 2016. Động thái và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011–2015. Hà Nội: Nxb.Thống kê. 13. http://www.undp.org/. 14. https://www.gso.gov.vn/. 15. www.molisa.gov.vn/. 482
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2