Trần Quang Huy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 147 - 154<br />
<br />
CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ<br />
Trần Quang Huy*, Trần Xuân Kiên<br />
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn<br />
2006-2012 đạt 9,99%, cao hơn bình quân của cả nƣớc. Song, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ có xu<br />
hƣớng giảm, chỉ số ICOR của Thái Nguyên tính chung trong thời kỳ 2006-2012 là 5,03 lần thấp<br />
hơn so với của cả nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã đúng hƣớng: tăng tỷ trọng công<br />
nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, chất lƣợng tăng<br />
trƣởng kinh tế của Thái Nguyên còn thấp, cơ bản vẫn là tăng trƣởng về số lƣợng và phát triển theo<br />
chiều rộng, trong đó chủ yếu là do yếu tố số lƣợng lao động và vốn đầu tƣ, đóng góp của khoa học<br />
công nghệ cũng nhƣ trình độ quản lý trong việc tạo ra tăng trƣởng GDP thấp.<br />
Từ khóa: Chất lượng tăng trưởng<br />
<br />
Tăng trƣởng kinh tế (TTKT) ở mức cao luôn<br />
là mục tiêu của các nền kinh tế, tuy nhiên gần<br />
đây vấn đề chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc các<br />
nhà nghiên cứu Việt Nam đặc biệt quan tâm.<br />
Chất lƣợng tăng trƣởng phản ánh sự bền vững<br />
bên trong của nền kinh tế, nó đƣợc thể hiện ở<br />
hiệu quả của việc đạt đƣợc các chỉ tiêu tăng<br />
trƣởng và khả năng duy trì trong dài hạn.<br />
Chất lƣợng tăng trƣởng còn thể hiện năng lực<br />
của các quốc gia trong sử dụng yếu tố đầu vào<br />
và ảnh hƣởng của nó đến các lĩnh vực của đời<br />
sống xã hội. Để có thể nâng cao chất lƣợng<br />
tăng trƣởng kinh tế quốc dân nói chung, thì<br />
cần thiết phải đƣa ra những giải pháp nâng<br />
cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của các tỉnh,<br />
thành phố trong cả nƣớc, và Thái Nguyên đƣợc<br />
coi là một tỉnh có đầy triển vọng.*<br />
Những cải cách kinh tế, hoạch định chính<br />
sách và thay đổi cơ cấu đầu tƣ trong những<br />
năm qua đã tạo điều kiện cho kinh tế tỉnh<br />
Thái Nguyên có những bƣớc phát triển mới,<br />
tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn<br />
luôn cao hơn so với cả nƣớc. Tuy nhiên, điều<br />
đó mới chỉ phán ánh về mặt số lƣợng của tăng<br />
trƣởng. Để có đƣợc cái nhìn toàn diện, tổng<br />
thể về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh<br />
Thái Nguyên, cần có những phân tích làm rõ<br />
những cản trở đối với tăng trƣởng kinh tế về<br />
lƣợng và chất, đề xuất các giải pháp nâng cao<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 132025<br />
<br />
chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh trong<br />
thời gian tới, đồng thời có thể áp dụng cho<br />
các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện điạ lý<br />
và kinh tế tƣơng tự. Bài viết này tập trung<br />
nghiên cứu chất lƣợng TTKT theo các nhân tố<br />
đầu vào, kết quả đầu ra và những tác động của<br />
tăng trƣởng đến đời sống kinh tế xã hội của tỉnh<br />
Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 và những<br />
năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.<br />
Tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng<br />
kinh tế<br />
Có nhiều khái niệm về tăng trƣởng kinh tế,<br />
theo Simon Kuznets: “Tăng trƣởng là sự gia<br />
tăng một cách bền vững của sản lƣợng bình<br />
quân đầu ngƣời hay sản lƣợng trên mỗi lao<br />
động”. Theo Douglass C.North và Robert<br />
Paul Thomas: “Tăng trƣởng kinh tế xảy ra<br />
nếu sản lƣợng tăng nhanh hơn dân số”…<br />
Tăng trƣởng kinh tế, dƣới dạng khái quát, là<br />
sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân<br />
(GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP)<br />
trong một thời gian nhất định (thƣờng tính<br />
cho một năm).<br />
Tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng thu nhập<br />
của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định<br />
(thƣờng là 1 năm). Đây là chỉ tiêu kinh tế<br />
tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan<br />
mật thiết đến các biến số vĩ mô khác nhƣ việc<br />
làm, lạm phát, nghèo đói,… Tuy nhiên, nếu<br />
chỉ xem xét tăng trƣởng kinh tế trên giác độ<br />
147<br />
<br />
Trần Quang Huy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
số lƣợng thu nhập tăng thêm thì chƣa đủ.<br />
Thực tế cho thấy có những tăng trƣởng không<br />
những không đem đến cho con ngƣời cuộc<br />
sống tốt đẹp hơn, trái lại còn để lại những hậu<br />
quả không tốt mà các thế hệ tƣơng lai phải<br />
gánh chịu. Năm 1996, UNDP đã chỉ ra 5 loại<br />
tăng trƣởng xấu để các quốc gia tham khảo,<br />
đó là:<br />
Tăng trƣởng không việc làm: Tăng trƣởng<br />
không tạo ra việc làm mới.<br />
Tăng trƣởng không lƣơng tâm: Tăng trƣởng<br />
chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ ngƣời<br />
giàu, điều kiện sống của phần đông ngƣời<br />
nghèo không đƣợc cải thiện.<br />
Tăng trƣởng không tiếng nói: Tăng trƣởng<br />
không gắn với sự cải thiện về dân chủ.<br />
Tăng trƣởng không gốc rễ: Tăng trƣởng<br />
nhƣng đạo đức xã hội bị suy thoái.<br />
Tăng trƣởng không tƣơng lai: Tăng trƣởng<br />
nhƣng huỷ hoại môi trƣờng sống của con ngƣời.<br />
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu tăng trƣởng kinh<br />
tế bên cạnh sự gia tăng về số lƣợng, còn cần<br />
và nhất thiết phải quan tâm đến khía cạnh<br />
chất lƣợng. Chất lƣợng tăng trƣởng phản ánh<br />
nền kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao, duy trì<br />
trong một thời gian dài, gắn với đó là quá<br />
trình nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực,<br />
bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quyền tự do<br />
cho mỗi ngƣời.<br />
Các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế<br />
Có thể tiếp cận chất lƣợng TTKT trên nhiều<br />
giác độ khác nhau nhƣ: theo nhân tố đầu vào,<br />
theo kết quả đầu ra, theo cấu trúc ngành kinh<br />
tế, theo năng lực cạnh tranh… Trên giác độ<br />
các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt đƣợc<br />
tăng trƣởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính:<br />
vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp<br />
Một dạng của hàm sản xuất Cobb- Douglas là:<br />
Y = F(K,L,TFP)<br />
Trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế<br />
(GDP); Vốn sản xuất (K): Đƣợc trực tiếp sử<br />
dụng vào quá trình sản xuất hiện tại cùng với<br />
các yếu tố sản xuất khác để tạo ra đầu ra. Nó<br />
bao gồm: máy móc – thiết bị, phƣơng tiện vận<br />
tải, các hạ tầng cơ sở kỹ thuật; Lao động (L):<br />
là yếu tố đầu vào đặc biệt, lƣợng lao động<br />
148<br />
<br />
118(04): 147 - 154<br />
<br />
không chỉ đơn thuần là số lƣợng ( đầu ngƣời<br />
hay thời gian lao động) mà còn bao gồm chất<br />
lƣợng của lao động – gọi là vốn nhân lực. Đó<br />
là con ngƣời với trình độ tri thức và những kỹ<br />
năng, kinh nghiệm lao động sản xuất nhất<br />
định; TFP (Total Factor Productivity) là năng<br />
suất các nhân tố tổng hợp<br />
Tại mô hình này, TTKT đƣợc phân thành 2<br />
loại: TTKT theo chiều rộng, phản ánh tăng<br />
thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn<br />
vốn, số lƣợng lao động và TTKT theo chiều<br />
sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động<br />
của yếu tố TFP.<br />
Trên phƣơng diện tính toán, TFP chỉ phần<br />
trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp<br />
của việc tăng số lao động và vốn. TFP phản<br />
ánh sự gia tăng chất lƣợng lao động, chất<br />
lƣợng máy móc, vai trò của quản lý và tổ chức<br />
sản xuất. TFP phụ thuộc hai yếu tố: tiến bộ công<br />
nghệ và hiệu quả sử dụng vốn, lao động.<br />
Đối với các nƣớc đang phát triển, trong giai<br />
đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa do các<br />
yếu tố TTKT theo chiều rộng nhƣ lao động,<br />
tài nguyên thiên nhiên tƣơng đối dồi dào,<br />
trong khi trình độ của ngƣời lao động và công<br />
nghệ còn hạn chế thì TTKT theo chiều rộng<br />
thƣờng đƣợc lựa chọn. Song, nếu nền kinh tế<br />
phát triển dựa quá nhiều vào vốn và lao động<br />
thì tốc độ tăng trƣởng không cao, kém tính<br />
bền vững và dễ bị tổn thƣơng khi có những<br />
biến động kinh tế từ bên trong cũng nhƣ bên<br />
ngoài. Nền kinh tế cũng sẽ không có những<br />
bƣớc tiến mang tính chất đột phá lớn. Chính<br />
vì lẽ đó, chiến lƣợc TTKT cần đƣợc nghiên<br />
cứu theo chiều sâu, tức là dựa chủ yếu vào<br />
nhân tố TFP.<br />
Ngoài ra, tăng trƣởng kinh tế còn chịu sự tác<br />
động của các nhân tố phi kinh tế nhƣ: cơ cấu<br />
dân tộc, cơ cấu tôn giáo, đặc điểm văn hóa xã hội, thể chế chính trị - kinh tế - xã hội. Các<br />
nhân tố này gián tiếp tác động tới chiến lƣợc<br />
tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy<br />
chúng không trực tiếp tác động tới tăng<br />
trƣởng kinh tế, nhƣng không vì thế mà vai trò<br />
và sự tác động của chúng đến chiến lƣợc tăng<br />
trƣởng kinh tế bị hạn chế. Khi nghiên cứu<br />
nguyên nhân của sự thần kỳ kinh tế của các<br />
nền kinh tế Đông Á những năm qua, các nhà<br />
<br />
Trần Quang Huy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kinh tế học đã không thể phủ nhận, thậm chí<br />
còn rất đề cao nhân tố văn hóa Á Đông (mà<br />
đúc kết trong đó là tôn giáo, thể chế chính trị xã hội…) là một trong những nguyên nhân<br />
chính tạo ra sự thần kỳ về kinh tế của các nền<br />
kinh tế này.<br />
Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái<br />
Nguyên giai đoạn 2006-2012<br />
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi,<br />
có tổng dân số là 1.150,23 nghìn ngƣời với<br />
diện tích tự nhiên là 3.526,20 km2, chiếm<br />
khoảng 1,08% diện tích và 1,30% dân số cả<br />
nƣớc năm 2012. Nằm ở phía Bắc của thủ đô<br />
Hà Nội, Thái Nguyên là một trong những cửa<br />
ngõ thuận lợi trong việc tạo ra các mối liên<br />
kết về du lịch, dịch vụ với các địa phƣơng lân<br />
cận trong và ngoài vùng (Hà Nội, Quảng<br />
Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang...). Tỉnh có vị trí<br />
và điều kiện giao thông thuận lợi để giao lƣu<br />
kinh tế và văn hoá với các địa phƣơng khác.<br />
Tốc độ tăng trƣởng cao của tỉnh trong giai<br />
đoạn đến năm 2020 theo dự báo sẽ là động<br />
lực thúc đẩy sự phát triển của các địa phƣơng<br />
khác trong vùng, góp phần nâng cao vai trò,<br />
vị thế của vùng.<br />
Tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế<br />
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 2006 2012 đạt 9,99% tuy không đạt mục tiêu đề ra<br />
nhƣng vẫn cao hơn bình quân giai đoạn 20012005 ( 9.14%) và của cả nƣớc (7%). Đánh giá<br />
thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 theo<br />
ngành, ngành công nghiệp – xây dựng đạt<br />
14.91%, so với kế hoạch đề ra là 16.5%; dịch<br />
vụ đạt 11.86%, so với mục tiêu đề ra là 13%;<br />
ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4.14%,<br />
so với mục tiêu đề ra là 5.5%. Tuy nhiên,<br />
trong bối cảnh khủng khoảng tài chính và suy<br />
thoái kinh tế toàn cầu, việc thực hiện kế<br />
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 20062010 khó khăn nhiều hơn so với 5 năm trƣớc,<br />
thì các kết quả đạt đƣợc này là rất đáng khích<br />
lệ. Các năm 2006-2007 tốc độ tăng trƣởng<br />
kinh tế đã đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra, các năm<br />
2008-2010 chịu tác động lớn của khủng<br />
khoảng tài chính và suy thoái kinh tế và khó<br />
khăn nội tại của nền kinh tế cả nƣớc và của<br />
tỉnh, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2008 vẫn<br />
đạt 11.54%, năm 2009 đạt 9,32%, năm 2010<br />
đạt 10,46%.<br />
<br />
118(04): 147 - 154<br />
<br />
Năm 2008 - 2009 tuy tốc độ tăng trƣởng có<br />
chiều hƣớng đi xuống, song đó là do sự ảnh<br />
hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới<br />
nói chung và nền kinh tế cả nƣớc nói riêng.<br />
Năm 2010 bƣớc đầu khắc phục đƣợc những<br />
khó khăn nên tốc độ tăng trƣởng đã tăng lên<br />
cùng với tốc độ tăng trƣởng của cả nƣớc.<br />
GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế<br />
năm 2010 đạt 17.4 triệu đồng/ngƣời, tƣơng<br />
đƣơng khoảng 950 USD/ngƣời, tuy đã đạt<br />
mục tiêu đề ra, song mới chỉ bằng 79% so với<br />
bình quân của cả nƣớc. Quy mô giá trị gia<br />
tăng các ngành kinh tế năm 2010 (theo giá so<br />
sánh năm 1994) gấp 2.62 lần so với năm<br />
2000. Tổng thu ngân sách 5 năm từ 20062010 đạt 7,594.4 tỷ đồng, vƣợt mục tiêu đề ra.<br />
Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách không<br />
tăng do việc thực hiện các chính sách miễn<br />
giảm thuế và không đƣa vào tổng thu ngân<br />
sách một số khoản thu, do vậy ảnh hƣởng đến<br />
tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nƣớc.<br />
Việc thu hút đầu tƣ, đặc biệt là khu vực kinh<br />
tế ngoài quốc doanh đã bƣớc đầu phát huy<br />
hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tuy<br />
nhiên do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế<br />
giới, kinh tế toàn cầu năm 2012 tiếp tục suy<br />
giảm và chỉ tăng 3,3%, GDP của Thái<br />
Nguyên chỉ tăng 5,03%.<br />
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 20062012 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã<br />
chuyển dịch đúng hƣớng, đó là tăng tỷ trọng<br />
công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ<br />
trọng nông lâm nghiệp trong GDP(theo giá<br />
thực tế). Đóng góp của từng ngành vào tăng<br />
trƣởng cũng chuyển dịch theo xu hƣớng tích<br />
cực đó là tăng dần tỷ trọng đóng góp của<br />
ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ<br />
trọng ngành nông nghiệp, tuy nhiên sự<br />
chuyển dịch còn chậm.<br />
- Ngành công nghiệp và xây dựng có sự<br />
chuyển dịch đúng hƣớng, song tốc độ chuyển<br />
dịch còn chậm, năm 2010 mới đạt 41.54%<br />
GDP so với mục tiêu đề ra là 45% GDP và<br />
đến năm 2012 vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu<br />
này. Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng công<br />
nghiệp chế biến tăng từ 86.5% lên 88.11%<br />
(năm 2009), công nghiệp khai thác giảm,<br />
149<br />
<br />
Trần Quang Huy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
công nghiệp sản xuất và phân phối điện nƣớc<br />
có mức tăng tƣơng đƣơng với công nghiệp<br />
chế biến. Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà<br />
nƣớc và đầu tƣ dân doanh trong xây dựng<br />
tăng nhanh qua các năm, song mức độ đóng<br />
góp của ngành còn chƣa tƣơng xứng bởi các<br />
doanh nghiệp ngành xây dựng của địa phƣơng<br />
còn hạn chế về năng lực quản lý, tài chính và<br />
công nghệ, vì thế chủ yếu tham gia thi công<br />
các gói thầu có quy mô nhỏ nên mức đóng<br />
góp cho tăng trƣởng GDP còn thấp.<br />
- Ngành thƣơng mại và dịch vụ: Tốc độ tăng<br />
trƣởng bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng<br />
11.86% (mục tiêu đề ra là 13%/năm). Chuyển<br />
dịch cơ cấu rất thấp. Trong cơ cấu ngành<br />
thƣơng mại và dịch vụ, hoạt động kinh doanh<br />
bất động sản và khoa học công nghệ là hai<br />
hoạt động có xu hƣớng tăng nhanh. Các hoạt<br />
động khác nhƣ giáo dục đào tạo, y tế, thông tin<br />
<br />
Năm<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
<br />
118(04): 147 - 154<br />
<br />
truyền thông… có mức tăng về giá trị tuyệt đối,<br />
song cơ cấu vân ổn định đến năm 2012.<br />
- Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tốc<br />
độ tăng trƣởng bình quân 5 năm khu vực này<br />
đạt 4.14%, thấp hơn mục tiêu đề ra(<br />
5.5%/năm). Cơ cấu kinh tế có mức giảm<br />
nhanh so với mức bình quân chung của cả<br />
nƣớc, song chƣa đạt mục tiêu đề ra. Về cơ cấu<br />
ngành, chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng<br />
ngành chăn nuôi chậm do ảnh hƣởng của dịch<br />
bệnh, sản xuất theo hƣớng trang trại không ổn<br />
định, chăn nuôi công nghiệp còn nhiều hạn chế.<br />
Từ những phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh<br />
tế của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch<br />
theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tuy<br />
nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm và chất<br />
lƣợng chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thấp, cơ<br />
cấu sản phẩm chƣa đạt mục tiêu đề ra.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên và cả nước<br />
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên<br />
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên phân theo các ngành<br />
Đơn vị: %<br />
Nông, lâm nghiệp<br />
Công nghiệp<br />
Thƣơng mại<br />
Tổng số<br />
và thủy sản<br />
và xây dựng<br />
và dịch vụ<br />
100<br />
24.72<br />
38.76<br />
36.52<br />
100<br />
24.00<br />
39.54<br />
36.46<br />
100<br />
23.98<br />
39.78<br />
36.24<br />
100<br />
22.46<br />
40.62<br />
36.92<br />
100<br />
21.73<br />
41.54<br />
36.72<br />
100<br />
21.70<br />
41.30<br />
37.00<br />
100<br />
21.00<br />
41.20<br />
37.80<br />
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên<br />
<br />
150<br />
<br />
Trần Quang Huy<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 147 - 154<br />
<br />
Tăng trưởng kinh tế xét theo các yếu tố đầu vào<br />
<br />
Y = K .L .T<br />
<br />
Tăng trƣởng kinh tế xét ở đầu vào do tác động<br />
của ba yếu tố: số lƣợng vốn đầu tƣ, số lƣợng<br />
lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp.<br />
Hai yếu tố đầu thuộc về tăng trƣởng số lƣợng<br />
(còn gọi là tăng trƣởng theo chiều rộng). Yếu<br />
tố thứ ba thuộc về tăng trƣởng về chất lƣợng<br />
(còn gọi là phát triển theo chiều sâu). Và<br />
thƣờng đƣợc mô tả bằng hàm sản xuất CobbDouglas:<br />
<br />
Trong đó: Y là thu nhập của nền kinh tế<br />
(GDP); K, L lần lƣợt là vốn và lao động tham<br />
gia sản xuất; T: Vai trò của công nghệ trong<br />
sản xuất; , là tỷ lệ đóng góp của lao động<br />
và vốn trong thu nhập.<br />
Để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố<br />
vào GDP chúng tôi phân tích mô hình hồi quy<br />
bằng phần mềm SPSS và thu đƣợc kết quả<br />
nhƣ sau:<br />
<br />
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY<br />
Hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình<br />
<br />
Pearson Correlation<br />
<br />
Sig. (1-tailed)<br />
<br />
S<br />
1.000<br />
0.968<br />
0.985<br />
0.000<br />
0.000<br />
0.000<br />
<br />
S<br />
K<br />
L<br />
S<br />
K<br />
L<br />
<br />
K<br />
0.968<br />
1.000<br />
0.941<br />
0.000<br />
0.000<br />
0.000<br />
<br />
L<br />
0.985<br />
0.941<br />
1.000<br />
0.000<br />
0.000<br />
0.000<br />
<br />
Trong đó: S là sản lƣợng (GDP); K: là vốn đầu tƣ; L: là số lƣợng lao động.<br />
Qua kết quả trên ta thấy giá trị tƣơng quan giữa S và K đạt 0,968 cho thấy mối quan hệ giữa S và<br />
K rất chặt chẽ. Giá trị tƣơng quan giữa S và K có ý nghĩa trong thống kê (mức ý nghĩa Sig. (1tailed) báo cáo bằng 0).<br />
Giá trị tƣơng quan giữa S và L đạt 0,985 cho thấy S và L có mối quan hệ rất chặt chẽ. Giá trị<br />
tƣơng quan giữa S và L có ý nghĩa trong thống kê (mức ý nghĩa Sig. (1-tailed) báo cáo bằng 0).<br />
Hệ số tƣơng quan R của mô hình<br />
Model<br />
<br />
R<br />
<br />
R Square<br />
<br />
Adjusted R<br />
Square<br />
<br />
Std. Error of the Estimate<br />
<br />
1<br />
<br />
0.992a<br />
<br />
0.985<br />
<br />
0.982<br />
<br />
0.05165<br />
<br />
Trị số R có giá trị 0,992 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối tƣơng quan rất<br />
chặt chẽ. Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá trị R 2 có giá trị 0,985, điều này nói<br />
lên độ thích hợp của mô hình là 98,5% hay nói cách khác là 98,5% sự biến thiên của GDP đƣợc<br />
giải thích bởi 2 biến độc lập L và K. Giá trị R điều chỉnh phản ánh chính xác sự phù hợp của mô<br />
hình đối với tổng thể, giá trị R điều chỉnh bằng 0,982 (hay 98,2%) có nghĩa là tồn tại mô hình hồi<br />
quy tuyến tính giữa GDP và 2 biến độc lập (L, K).<br />
Phân tích phƣơng sai - ANOVA<br />
Model<br />
1<br />
<br />
Regression<br />
Residual<br />
Total<br />
<br />
Sum of<br />
Squares<br />
1.930<br />
0.029<br />
1.959<br />
<br />
Df<br />
2<br />
11<br />
13<br />
<br />
Mean<br />
Square<br />
0.965<br />
0.003<br />
<br />
F<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
361.753<br />
<br />
0.000a<br />
<br />
a. Predictors: (Constant), ln(L), ln(K)<br />
b. Dependent Variable: ln(GDP)<br />
Phân tích phƣơng sai - ANOVA cho thấy trị số F có mức ý nghĩa Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05), có<br />
nghĩa là mô hình hồi qui phù hợp với dữ liệu thu thập đƣợc và các biến đƣa vào đều có ý nghĩa<br />
151<br />
<br />