Chất lượng Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng thương mại
lượt xem 6
download
Trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng, dù môi trường kinh doanh có thay đổi nhưng hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thương mại và là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chất lượng Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng thương mại
- Chất lượng Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng thương mại Tác giả Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng, dù môi trường kinh doanh có thay đổi nhưng hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thương mại và là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Cùng với quá trình phát triển của thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Do đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy mô làm cho hoạt động tín dụng của NHTM càng trở nên khó khăn. Để hệ thống ngân hàng thương mại thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế thì các NHTM phải nâng cao chất lượng các khoản tín dụng. Khái niệm về chất lượng tín dụng ngắn hạn. Ở phần trên ta đã có khái niệm chung về “Tín dụng ngân hàng thương mại”. Căn cứ vào thời hạn của khoản tín dụng- kể từ khi cấp tín dụng đến thời điểm hoàn trả ta có thể chia thành hai hình thức tín dụng. Đó là tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn. Do khả năng và thời gian có hạn nên trong bản Đề án tốt nghiệp này em chỉ đề cập đến vấn đề “Tín dụng ngắn hạn”.
- Ở mỗi quốc gia, thời hạn để xác định khoản tín dụng ngắn hạn là khác nhau. Ở Mĩ người ta quan niệm những khoản tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn dưới 3 năm. Nhưng ở Việt Nam, theo Quyết định số 324 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tín dụng ngắn hạn là hình thức mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Thời hạn đối với tín dụng ngắn hạn được tổ chức tín dụng khách hàng thoả thuận tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngắn hạn là sự đáp ứng yêu cầu trước mắt (thường là một năm) của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NHTM. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn này phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín. Chất lượng tín dụng ngắn hạn được thể hiện: Đối với khách hàng: tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với mục đích sử dụng trong ngắn hạn của khách hàng, với lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng. Đối với các ngân hàng thương mại: phạm vi, mức độ, giới hạn của khoản tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với thực lực của ngân hàng, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường, cũng như đảm bảo được nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn và có lãi.
- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy quá trình tập trung và tích tụ sản xuất, giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế. Vậy ta phải hiểu thế nào là khoản tín dụng ngắn hạn có chất lượng cao ? Xét trên khía cạnh nền kinh tế, căn cứ vào sự thể hiện của chất lượng tín dụng ta có thể hiểu khoản tín dụng ngắn hạn có chất lượng cao là khi khoản vốn huy động được ngân hàng sử dụng đúng mục đích, tạo được số tiền lớn, ngân hàng thu được cả vốn và lãi. Còn doanh nghiệp vừa trả được nợ ngân hàng đúng hạn vừa bù đắp được chi phí và có lợi nhuận. Như vậy, ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội. Và ngược lại một khoản tín dụng ngắn hạn không có chất lượng, hay chất lượng không cao là khi khách hàng không sử dụng khoản tín dụng đúng theo mục đích ban đầu, không tạo ra số tiền để trả lãi, gốc đúng thời hạn cho ngân hàng, không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội nói chung. Hiểu đúng bản chất, phân tích, đánh giá, xác định chính xác các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng tìm được các biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tín dụng là kênh dẫn vốn chủ yếu để thúc đẩy tiến trình phát triển của cả xã hội. Với đòi hỏi nền kinh tế xã hội
- phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng luôn và sẽ dành được sự quan tâm lớn. Đối với nền kinh tế xã hội: Tín dụng ngắn hạn và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết hai chiều. Tín dụng ngắn hạn góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển, ngược lại để hoạt động tín dụng ngắn hạn có chất lượng thì đỏi hỏi nền kinh tế xã hội phải ổn định, phải có cơ chế phù hợp, có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp các ngành. - Chất lượng tín dụng ngắn hạn được bảo đảm và nâng cao là điều kiện cho Ngân hàng làm tốt vai trò trung gian tín dụng- cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư- trong nền kinh tế, Từ đó điều hoà nguồn vốn cho đầu tư ngắn hạn hợp lý, làm xã hội bớt được lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảm được khó khăn cho những nơi thiếu vốn. - Chất lượng tín dụng ngắn hạn được nâng cao cũng sẽ tạo điều kiện để NHTM làm tốt vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế thị trường. Vì khi chất lượng tăng lên nghĩa là các khoản tín dụng được thực hiện đúng theo thời hạn, do đó số vòng quay của vốn tín dụng tăng lên với một lượng tiền trong lưu thông là không đổi. Góp phần mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó tiết kiệm chi phí phát hành tiền. - Tín dụng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, lĩnh vực. Nhờ
- chất lượng tín dụng nâng cao nghĩa là sự phân tích, đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng để ra các quyết định đầu tư đúng đắn để khai thác khả năng tiềm tàng của tài nguyên, lao động, đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực trong cả nước. - Nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như ta đã biết về khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại. Đó là thông qua việc cho vay chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại có khả năng mở rộng số tiền ghi sổ lên rất nhiều lần so với số tiền thực tế mà Nhà nước bỏ vào lưu thông. Như vậy khi chất lượng tín dụng được nâng lên tạo khả năng giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ. - Cuối cùng chất lượng tín dụng nâng cao góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng. Giảm thiểu rồi đi đến xóa bỏ tình trạngcho vay nặng lãi, tín dụng đen đang rất phổ biến hiện nay. Mà gắn liền với tình trạng tín dụng không lành mạnh này là những vấn đề xã hội phức tạp. Đối với khách hàng: - Cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng: Chất lượng tín dụng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, cung cấp tín dụng kịp thời, đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Lành mạnh hoá tình hình tài chính của khách hàng: Để đảm bảo chất lượng tín dụng thì Ngân hàng tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn
- tín dụng của khách hàng qua đó cùng với khách hàng uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động tài chính và kinh doanh của họ. Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển chất lượng sản xuất kinh doanh cũng như làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của khách hàng. Đối với ngân hàng thương mại: Nâng cao Chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của hệ thống Ngân hàng thương mại: - Nâng cao chất lượng tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốn tín dụng, qua đó mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như mở rộng quy mô vốn tín dụng cho một khách hàng. Như vậy không những duy trì được mối quan hệ với nhũng khách hàng truyển thống mà còn mở rộng, thu hút thêm những khách hàng mới. Đó cũng là cách để các ngân hàng thương mại mở rộng thị trường, nâng cao được lợi nhuận. - Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại rất lớn do không thu hồi được khoản tín dụng. Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Tăng được lợi nhuận cho hệ thống ngân hàng thương mại. Qua những phân tích trên ta thấy nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa thật to lớn. Đối với ngân hàng thì đó là vì sự tồn tại, phát triển. Với khách hàng thì đó là khả năng mở rộng sản xuất. Xét trên tầm vĩ mô thì nâng cao
- chất lượng tín dụng là để đảm bảo cho nền kinh tế xã hội luôn phát triển ổn đinh. Với sự phát triển và sản xuất lưu thông hàng hoá ngày càng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển tới mức độ nào đó sao cho phù hợp, nhằm đáp ứng được những nhu cầu giao dịch cũng ngày càng tăng trong xã hội. Vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng không những luôn được coi là chiến lược hàng đầu của các ngân hàng thương mại mà còn của các nhà chức trách về kinh tế xã hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VAY DÀI HẠN NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC
7 p | 464 | 31
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngán hạn tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Thái Bình
21 p | 118 | 29
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn
7 p | 214 | 25
-
Tín dụng mong manh: Nới chỉ tiêu, giữ chất lượng
3 p | 89 | 20
-
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung - dài hạn
20 p | 196 | 14
-
Chất lượng tín dụng ngắn hạn
13 p | 108 | 13
-
Quản lý chất lượng tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng Thương mại
7 p | 112 | 11
-
Chất lượng tín dụng và tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
17 p | 88 | 10
-
Chất lượng và mục đích nâng cao chất lượng tín dụng
18 p | 110 | 9
-
Khái niệm hiệu quả tín dụng trung - dài hạn
20 p | 74 | 7
-
Khái niệm, đặc điểm,các hình thức tín dụng trung - dài hạn
7 p | 196 | 6
-
Những vấn đề cơ bản về tín dụng trung- dài hạn
10 p | 94 | 6
-
Phương pháp đánh giá Chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thương mại
7 p | 73 | 6
-
Chất lượng tín dụng trung - dài hạn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
24 p | 110 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tín dụng tín chấp cá nhân tại hội sở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank
106 p | 43 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Ninh Thuận
66 p | 41 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Quận 3
93 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn