intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VAY DÀI HẠN NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC

Chia sẻ: đinh Văn Quân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

462
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng một hợp đồng diễn ra giữa người vay và người cho vay mà theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo đúng lịch trình đã định. Thông thường các khoản nợ có thời gian đáo hạn trong khoảng từ một đến tám năm và một số khác có thời hạn dài hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VAY DÀI HẠN NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC

  1. VAY DÀI HẠN NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC I_Khái niệm: 1) Khái niệm vay dài hạn. Vay dài hạn là một thỏa ước tín dụng dưới dạng một hợp - đồng diễn ra giữa người vay và người cho vay mà theo đó người vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo đúng lịch trình đã định. Thông thường các khoản nợ có thời gian đáo hạn trong khoảng từ một đến tám năm và một số khác có thời hạn dài hơn. Phân loại. 2) Có nhiều hình thức vay dài hạn: - + Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng. + Vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài chính… Tuy nhiên, vay dài hạn ngân hàng là một nguồn vốn quan - trọng nhất, để đảm bảo nguồn tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu.
  2. Thông thường các khoản vay tứ 3 đến 5 năm được coi là vay - trung hạn, từ 3 năm trở lên được coi là dài hạn. Tiêu chuẩn này có thể có sự khác nhau giữa các nước và các ngân hàng. Ngoài việc huy động vốn từ vay dài hạn ngân hàng, các công - ty còn có thể vay trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tài chính – tín dụng khác như: Các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm… Tuy nhiên quy mô nguồn vốn tín dụng có thể huy động được từ các tổ chức này còn nhiều hạn chế do s ự giới hạn của luật pháp về phạm vi huy động vốn. Do vây, các công ty có thể phải huy động thông qua phát hành trái phiếu công ty hoạt thuê tài chình. II_Đặc điểm: Vay dài hạn được hoàn trả vào những thời hạn định kỳ với - những khoản tiền bằng nhau - sự hoàn trả dần khoản tiền vay bao gồm cả gốc và lãi. Lãi suất tuỳ thuộc vào thỏa thuận giữa người vay và ngân - hàng: lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi. + Lãi xuất cố định: Được áp dụng khi người vay tiền muốn có một hợp đồng cố định và không phải lo lắng trước những sự biến động của thị trường. Lãi xuất cố định được tính toán dựa trên cơ sở mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn, và chúng thường được đặt ở mức cao hơn so với lãi xuất của những
  3. trái phiếu công ty có mức độ rủi ro và thời gia đáo hạn t ương tự. + Lãi xuất thả nổi: Là lãi xuất có thể thay đổi tùy thuộc vào những biến động của thị trường. Lãi xuất thả nổi được thiết lập dựa trên phần lãi xuất cơ bản ổn định cộng với tỷ lệ phần trăm nào đó tùy thuộc vào mức độ rủi ro có liên quan của giao dịch đó tại thời điểm trả lãi. 1)Ưu điểm: Linh hoạt: người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù - hợp với dòng tiền thu nhập của mình Chi phí sử dụng thấp và được tính chi phí hợp lý khi tính - thuế TNDN 2)Nhược điểm: Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các - ngân hàng thương mại cần đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và các thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trên cơ cở đó ngân hàng phân tích hồ sơ xin vay vốn và đánh giá thông tin rồi ra quyết định có cho vay hay không. Các điều kiện đảm bảo tiền vay: khi doanh nghiệp xin vay - vốn, nhìn chung các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có tài sản đảm bảo tiền vay để thế chấp.
  4. Sự kiểm soát của ngân hàng: Khi một doanh nghiệp vay - vốn ngân hàng thì phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích vay vốn và tình hình sử dụng vốn. III_Liên hệ thực tế. Theo nghiên cứu của VVCI, hơn 74% số doanh nghiệp - muốn tìm đến nguồn vốn bằng hình thức vay ngân hàng. Chính tâm lý này đang hạn chế tính năng động của doanh nghiệp. Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – cho biết: Các doanh nghiệp lâu nay thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện để các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cho vay như: Lập kế hoạch kinh doanh, tài sản đảm bảo, cân đối tài chính của doanh nghiệp… Những điều kiện đó thường chỉ có những doanh nghiệp lớn, có uy tín, có thương hiệu mới đáp ứng được. Theo điều tra của bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ có 1/3 doanh - nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận được. Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng thủ tục ngân hàng đặt ra là “quá sức” đối với doanh nghiệp. Ngay cả khi có chính sách
  5. ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số doanh nghiệp cừa và nhỏ được vay. Thêm vào đó, lãi suất cho vay của các ngân hàng quá cao (có thời điểm đến 27%) và việc gia tăng các loại phí của ngân hàng cũng đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp thực sự cần vay vốn để sản suất kinh doanh. Không ít doanh nghiệp đã thu hẹp hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh vì không vay được vốn. Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP - chăn nuôi và xuất nhập khẩu (Aprocimex) cho biết, trong năm qua, giá cả có sự biến động rất lớn đã làm cho không ít doanh nghiệp trong nước dè chừng, không dám mạnh dạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, các chi phí đầu vào cho sản xuất như nguyên vật liệu, vận tải… đều tăng cao. Do vậy, doanh nghiệp rất chật vật, khó khăn khi không tìm được nguồn vốn vay. Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng hiện nay, ngoài kênh - huy động vốn truyền thống là vay ngân hàng, vẫn còn khá nhiều kênh huy động vốn khác mà doanh nghiệp chưa tân dụng hết như: cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, mua chịu hàng hóa, đi thuê tài chính hay kinh doanh liên kết… IV_ Những hạn chế và nguyên nhân.
  6. Một vấn đề thực tế đang diễn ra là các doanh nghiệp vừa - và nhỏ rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Theo một cuộc điều tra gần đây của Cục phát triển doanh nghiệp chỉ ra rằng chỉ có 32,38% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được. Nguyên nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp và nếu có tài sản thế chấp thì cũng chỉ vay được tối đa 70% giá trị tài sản, theo cách định giá của ngân hàng cho vay, hơn nữa cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc chạy đua thu hút vốn dẫn đến việc đẩy lãi xuất cho vay lên quá cao. Điều này càng làm cho khả năng tiếp cận nguốn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp giảm xuống. Một nguyên nhân nữa là do khả năng định giá tài sản của doanh nghiệp chưa tốt, tài sản của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp hơn thực tế. V_ Giải pháp khắc phục. Để tiếp cận vốn vay ngân hàng và các tổ chức tài chính - – tín dụng khác thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống quản lý, theo dõi về tài chính kế toán minh bạch là điều rất cần thiết, càng trung thực, rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, vì trước khi quyết định cho vay các ngân hàng thường kiểm tra, thẩm định
  7. để đánh giá độ tin cậy của mình đối với doanh nghiệp thông qua các báo cáo, số liệu tài chính mà doanh nghiệp cung cấp. Một vấn đề nữa để tiếp cận được với vốn vay, các - doanh nghiệp cần phải có các tài sản đảm bảo, một đòi hỏi tất yếu là khoản tiền cho vay cần được đảm bảo bởi tài sản hợp pháp của công ty, hoạt động kinh doanh có triển vọng cũng như thị trường mà doanh nghiệp đang chiếm hữu. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, để tiếp cân được - nguồn vốn vay, các doanh nghiệp cần chứng minh cho nhà cho vay thấy uy tín của mình trong kinh doanh, chính những giá trị vô hình như giá trị thương hiệu, thị phần, kênh phân phối là cơ sở, căn cứ quan trọng đề ngân hàng quyết định lựa chọn cho vay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2