intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chê con

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm lý cha mẹ nào cũng mong con trưởng thành, song có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Có người thì khen quá, có người không khen mà cũng chẳng chê, để con mình tự phát triển theo kiểu “thích nghi” xã hội, có người lại hạ thấp con mình. Cách thứ nhất và thứ hai thường nhiều hơn, còn cách thứ ba là phương pháp “ít dùng” nhưng vẫn xảy ra ở một số gia đình. Đủ kiểu chê Câu chuyện số một: “Thằng này chậm chạp lắm, lầm lì, khó bảo, lại lười học. Chỉ tối ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chê con

  1. Chê con Tâm lý cha mẹ nào cũng mong con trưởng thành, song có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Có người thì khen quá, có người không khen mà cũng chẳng chê, để con mình tự phát triển theo kiểu “thích nghi” xã hội, có người lại hạ thấp con mình. Cách thứ nhất và thứ hai thường nhiều hơn, còn cách thứ ba là phương pháp “ít dùng” nhưng vẫn xảy ra ở một số gia đình. Đủ kiểu chê Câu chuyện số một: “Thằng này chậm chạp lắm, lầm lì, khó bảo, lại lười học. Chỉ tối ngày ôm máy vi tính”. Đó là câu nói hằng ngày của chị Thanh, anh Thủy ở Củ Chi, TP.HCM về cậu con trai với mọi người. Anh chị đều là công chức, cháu Bi đang học lớp 10 ở một trường điểm nhưng anh chị luôn than thở, chưa một lần khen ngợi con trước mặt cháu hoặc với những người xung quanh. Trong khi đó, Bi là một học sinh giỏi, luôn đứng đầu lớp trong những năm học
  2. cấp II. Vì năng động, nhiệt tình, Bi thường được phân công tổ chức các hoạt động ngoại khóa của lớp. Nhưng anh chị không khen con bởi cho rằng: “Lời khen có thể làm cho cháu tự kiêu, tự đại, phải thường xuyên chê để cháu phấn đấu”. Một hôm, Bi được điểm 10 môn Toán, cậu vừa về nhà đã hồ hởi khoe với mẹ. Chị Thanh liền “phán” một câu: “May mà trúng tủ chứ gì! Phải môn nào cũng được như vậy mới nên khoe”. Như bị tạt một gáo nước lạnh, thằng bé chẳng nói chẳng rằng xách cặp vào trong. Từ đó, mẹ Bi cũng chỉ biết điểm của con thông qua kết quả mà cô giáo chủ nhiệm gửi về nhà. Câu chuyện số hai: “Con gái gì mà vừa vụng về, vừa hấp tấp, chỉ suốt ngày chải chuốt. Nấu cơm thì sống, sắp xếp phòng ngủ của mình cũng không ra hồn, sau này chỉ có ế chồng thôi con ạ”. Cháu Thủy (lớp 9) con chị Thu ở Tân An, Long An thường xuyên bị mẹ “soi”, chỉnh đủ đường, từ đi đứng, nói năng cho đến việc nhà, việc
  3. học… Theo chị Thu thì với con gái, càng phải nghiêm khắc từ những điều nhỏ nhất, kẻo sau này lớn lên không làm trọn vai trò của phụ nữ trong gia đình. Yêu cầu của chị Thu là công, dung, ngôn, hạnh phải “chuẩn” từ bây giờ. Tuy nhiên, theo những người hàng xóm, cháu Thủy vẫn là đứa trẻ nền nếp, lễ phép, chăm chỉ lo việc nhà, phần lớn thời gian cháu dành cho học tập. Câu chuyện số ba: “Sao môn tiếng Anh chỉ được 6 điểm? Mày chỉ học được thế thôi à con? Có muốn đi học nữa không? Nuôi mày chỉ tốn cơm tốn vải. Nhìn bạn bè mà không biết xấu hổ sao? Đồ ngu! Lần sau mà điểm còn thấp nữa thì đừng trách”. Câu nói “quen thuộc” này của cha cứ lặp đi lặp lại mỗi lần cháu Phương (lớp 8) bị điểm thấp. Gia đình cháu mới chuyển từ Nghệ An vào thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai cách đây hơn một năm. Điều kiện học hành ở quê cháu trước đây còn hạn chế, nhất là môn tiếng Anh. Vì vậy, mỗi lần kiểm tra môn học này, cháu chỉ được năm hoặc 6 điểm. Cháu cũng rất tích cực đi học thêm Anh văn vào buổi tối. Cô giáo chủ nhiệm đánh giá cháu có tiến bộ rõ rệt. Nhưng cha cháu không bằng lòng, anh luôn răn
  4. đe, chửi bới, coi thường, thậm chí còn dọa nạt để con không thua kém bạn bè. Lúc nào cháu Phương cũng lo sợ bị điểm kém, bị cha chê bai, chửi rủa. Điểm tựa Khen con hợp lý là một phương pháp cần thiết để kích thích, tạo cho con hứng thú trong học tập, khen làm sao để con mình nhận thấy những thành quả đó là một quá trình phấn đấu, là sản phẩm lao động trí óc của bản thân, ví dụ: “lần này con đã làm tốt công việc, nhưng nếu cố gắng con sẽ làm tốt hơn những lần sau”… Người lớn có thể phê bình, khiển trách để trẻ nhận ra lỗi và khắc phục, nhưng không nên chê bai con, đánh giá con quá thấp so với khả năng. Điều đó không mang lại ý nghĩa giáo dục tích cực, mà làm cho trẻ tự ti, mặc cảm, mất lòng tin vào bản thân, nảy sinh thái độ tiêu cực với mọi người. Vì vậy, thay vì chê bai, hoặc khen con quá mức, cha mẹ nên hiểu đời sống tâm lý của con, khơi dậy cho con niềm tin vào những thành công, dù là rất nhỏ, cùng con phân tích để chia sẻ những khó khăn, thất
  5. bại, tìm cách khắc phục hạn chế và phát huy những ưu điểm để đạt kết quả tốt trong những lần sau. Cha mẹ có thể nói: “Môn này con chưa được điểm cao, nhưng cha mẹ tin vào năng khiếu, sự ham học của con, con sẽ làm được”. Nếu thương con thì đừng chê bai, hãy cho con một điểm tựa tinh thần, một niềm tin trong cuộc sống. Theo PNO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2