intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy biết kiềm chế bản thân!!

Chia sẻ: Duy Thông | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

173
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chào bạn !!! Bạn có phải là người hay nổi nóng? Bạn thường làm gì khi cơn nóng giận ập đến ? Và kết quả cuối cùng mà bạn nhận được là gì ? Đây là một câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ với bạn : Một cậu bé nọ có tính hay dễ tức giận. Một ngày kia, cha cậu gọi cậu đến và bảo rằng:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy biết kiềm chế bản thân!!

  1. Hãy biết kiềm chế bản thân!! Chào bạn !!! Bạn có phải là người hay nổi nóng? Bạn thường làm gì khi cơn nóng giận ập đến ? Và kết quả cuối cùng mà bạn nhận được là gì ? Đây là một câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ với bạn : Một cậu bé nọ có tính hay dễ tức giận. Một ngày kia, cha cậu gọi cậu đến và bảo rằng: - Bây giờ mỗi lần con tức giận, con hãy lấy 1 cây đinh và đóng vào chiếc hàng rào ngoài kia. Ngày đầu tiên, cậu đã đóng đến 37 chiếc đinh, và ngày qua ngày số đinh giảm dần xuống. Cậu bé khám phá ra rằng giữ bình tĩnh dễ hơn giữ những chiếc đinh để đóng vào hàng rào. Cuối cùng cũng đến ngày cậu không còn mất bình tĩnh nữa. Cậu kể với cha, cha cậu bảo: - Bây giờ cứ mỗi ngày con giữ đuợc bình tĩnh, con hãy rút 1 chiếc đinh ra khỏi hàng rào. Nhiều ngày trôi qua, những chiếc đinh trên hàng rào đã đuợc lấy đi không còn chiếc nào. Cậu bé lại đến kể với cha mình. Cha cậu dắt cậu ra trước hàng rào và bảo: - Con đã làm rất tốt, con trai của ta ạ. Nhưng bây giờ con hãy nhìn những cái lỗ thủng trên hàng rào kia. Cái hàng rào sẽ không bao giờ đuợc như cũ nữa. Những lời con nói lúc tức giận cũng để lại trong lòng người khác những vết sẹo như vậy. Con có thể lấy dao đâm vào 1 người rồi rút ra. Nhưng dù con nói xin lỗi bao nhiêu lần vết thương vẫn còn đó ! Khả năng kiềm chế là một trong bảy tiêu chí đánh giá chỉ số EQ - chỉ số xúc cảm. Đây là chỉ số quy định sự thành đạt về lối sống trong cuộc đời, là khả năng hòa nhập gia đình và cộng đồng. Trong gia đình chúng ta cũng vậy. Khi con phạm sai lầm, bố mẹ vội quát tháo, la mắng thì khó có thể dạy con biết kiềm chế. Đứa con sẽ dễ phủ nhận, cãi lại. Chính sự không kiềm chế của bố mẹ dẫn đến sự không kiềm chế của đứa con.
  2. Avshalom Caspi, một nhà nghiên cứu của Đại học Duke tại New Zealand, theo dõi 1.000 trẻ em từ khi chào đời đến khi bước sang tuổi 32 ở Dunedin, New Zealand,Discovery News cho biết. Để đánh giá khả năng tự kiềm chế của trẻ, nhóm chuyên gia theo dõi hàng loạt yếu tố - như những hành vi bốc đồng, sự kiên nhẫn, mức độ hiếu động, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời, mức độ kiềm chế cảm xúc. Cứ hai năm họ đánh giá mức độ kiềm chế bản thân của trẻ một lần theo thang điểm. Lần đánh giá đầu tiên được tiến hành khi chúng bước vào tuổi thứ ba. Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin về thân nhân, sức khỏe, tài sản và những hành vi phạm pháp của đối tượng theo dõi khi họ bước vào tuổi 32. Sau đó họ xem xét mối quan hệ giữa khả năng tự kiềm chế và mức thu nhập, địa vị xã hội, chỉ số thông minh của đối tượng. “Những trẻ có khả năng tự kiềm chế thấp thường mắc sai lầm khi chúng đến tuổi trưởng thành như hút thuốc, có thai trong lúc học phổ thông, bỏ học giữa chừng”, nhóm nghiên cứu kết luận. Nếu không mắc những sai lầm như trên, trẻ có khả năng kiềm chế thấp vẫn thua kém những bạn bè có khả năng kiềm chế cao trên nhiều phương diện khác như thu nhập, địa vị xã hội. Trong một nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu về 500 cặp song sinh khác trứng. Họ nhận thấy, trong một cặp song sinh, đứa trẻ kiềm chế bản thân kém hơn có nguy cơ bỏ học, hút thuốc, phạm pháp, có thai ngoài ý muốn cao hơn. Xu hướng này vẫn giữ nguyên đối với toàn bộ 500 cặp song sinh. "Kết quả nghiên cứu khiến tôi ngạc nhiên. Tôi từng nghĩ trí thông minh là dấu hiệu quan trọng nhất để dự đoán khả năng thành đạt của một con người. Song nghiên cứu lại chỉ ra rằng khả năng kiềm chế mới là dấu hiệu chính xác nhất", Moffitt phát biểu. Moffitt khẳng định khả năng thành công trong cuộc sống của mọi người đều tăng nếu chúng ta tự cải thiện mức độ tự kiềm chế của bản thân. Những đứa trẻ có khả năng tự cải thiện mức độ kiềm chế sẽ tiến bộ nhanh hơn trẻ khác. Điều đó có nghĩa là người lớn nên dành nhiều thời gian và nỗ lực để giúp trẻ cải thiện khả năng tự kiềm chế, chứ không chỉ tập trung vào việc tạo điều kiện học hành tốt cho chúng. "Chúng tôi tin rằng phụ huynh nuôi con khéo là những người có khả năng giúp con tăng khả năng kiềm chế bản thân", nhóm nghiên cứu nói. Janice Zeman, chuyên gia tâm lý trẻ em của Đại học William and Mary tại Mỹ, đồng ý rằng cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng kiềm chế bản thân của trẻ em. "Nếu cha mẹ dạy trẻ cách tự kiểm soát bản thân, bạn sẽ không cảm thấy vất vả khi giám sát việc học hành của chúng ở trường", Zeman nhận xét
  3. Người nóng nảy thường do hai nguyên nhân: Thứ nhất, có thể người nóng nảy là người thông minh, học một hiểu mười cho nên nhiều khi vô tình đòi hỏi người khác phải giống như mình và rồi đâm ra tức tối, nóng giận khi không toại nguyện. Thứ hai, người hay nóng nảy tức giận có thể là người đang bị giằng co trong cuộc sống hoặc nơi thể chất, thể xác hoặc trong đời sống tâm linh. Trong thuyết nhà phật cũng nói rằng con người có hai bản ngã “diệu minh chân tâm” và “vô minh dã tâm” Vậy làm sao để kiềm chế bản thật ? -Thấu hiểu và điều khiển được cảm xúc Nhớ rằng cảm xúc giận dữ là chuyện bình thường, ai cũng có lúc giận dữ. Và hãy tự chủ khi chúng ta bước vào 1 cuộc tranh luận . Khi có dấu hiệu cho thấy bạn hay người kia bắt đầu nổi nóng hãy nhanh chóng đi ra khỏi môi trường căng thẳng đó, uống 1 ly nước , đi tắm , , điều cần thiết là thư giãn, nghỉ ngơi, tĩnh tâm hoặc chia sẻ tâm sự với ai đó.…. Rồi khi cơn giận qua đi, chúng ta giải quyết vấn đề trong sự bình tĩnh, chắc chắn sẽ có kết quả tốt hơn. -Không đáp lại giận dữ bằng giận dữ Đừng đổ thêm dầu vào lửa ? Sự bực bội của bạn sẽ làm tăng cơn giận của cả bạn và người đối diện. Tình hình sẽ càng căng thẳng đến mức không kiểm soát được. Hãy kềm chế cơn giận của chính mình trước, cố gắng giữ giọng ôn tồn, bình tĩnh, không chỉ trích, không miệt thị. Làm được thế ta sẽ điều khiển được hành động và cảm xúc của ta và người đối diện. -Chấp nhận quan điểm của người khác Trong cuộc sống khái niệm đúng và sai cũng chỉ là tương đối , những người khác nhau có góc nhìn và niềm tin khác nhau . Một số điều có thể đúng với người này nhưng lại không đúng với người khác . Chúng ta chỉ nên trao đổi quan điểm với nhau để có thể thấu hiểu và thông cảm với nhau không nêu chỉ trích hay công kích quan điểm của người khác . Nổi nóng là một triệu chứng không tốt cho sức khoẻ, là nguyên nhân cơ bản tạo lên bệnh street. Để kìm chế cơn bực tức thì bạn cần làm như sau:
  4. Bạn hãy hết sức bình tĩnh và nhận ra vấn đề trước khi cơn bực tức chuẩn bị ập đến. Luôn luôn ý thức được nổi nóng để làm gì? Có hậu quả gì cho mình, trước đám đông thì hãy nghĩ đến người khác, đừng vì cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Kiềm chế là bản năng hay kết quả quá trình rèn luyện? Có người sinh ra bản tính đã ôn hòa, hiền dịu. Họ là những người có khả năng kiềm chế tốt. Nhưng kiềm chế cũng có thể rèn luyện được nếu như mỗi người tự ý thức được sự cần thiết của nó đối với bản thân. Kiềm chế đối ngược với nóng nảy. Kiềm chế, đó là sự điềm đạm, nhẫn nhịn. Điềm đạm là cái tính thản nhiên bình tĩnh, không để cho ngoại vật động đến tâm của mình. Người điềm đạm làm chủ được tình cảm và ý chí của mình. Người nóng nảy có thể học kiềm chế được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2