intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy bé biết kiềm chế cơn nóng giận

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nóng giận là trạng thái tự nhiên của mỗi con người. Trong cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay, người luôn giữ thái độ bình tĩnh hay biết kiềm chế là rất hiếm. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chúng ta bực dọc, có những lý do hết sức nhỏ nhặt cũng khiến chúng ta không kiềm chế thành ra lớn chuyện. Một chuyện rất nhỏ là bạn đi làm về mệt, khát nước, muốn uống ly nước mát, thế nhưng khi mở tủ lạnh ra, chai nước nào cũng không còn một giọt; đã thế sàn nhà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy bé biết kiềm chế cơn nóng giận

  1. Dạy bé biết kiềm chế cơn nóng giận Nóng giận là trạng thái tự nhiên của mỗi con người. Trong cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay, người luôn giữ thái độ bình tĩnh hay biết kiềm chế là rất hiếm. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chúng ta bực dọc, có những lý do hết sức nhỏ nhặt cũng khiến chúng ta không kiềm chế thành ra lớn chuyện. Một chuyện rất nhỏ là bạn đi làm về mệt, khát nước, muốn uống ly nước mát, thế nhưng khi mở tủ lạnh ra, chai nước nào cũng không còn một giọt;
  2. đã thế sàn nhà đầy bao bì vỏ bánh kẹo, nhà bếp một thau chén bát dơ chưa rửa... Khỏi phải nói cũng có thể tưởng tượng ra tình huống sau đó sẽ như thế nào... Một người lớn khi gặp khó khăn, trở ngại hay không vừa lòng có thể gây ra sự phẫn nộ. Tuy nhiên sự từng trải và kinh nghiệm sống giúp chúng ta biết kiềm chế. Còn ở trẻ con, nhất là ở lứa tuổi mới lớn, tâm lý của chúng còn mỏng manh do đó dễ cáu giận hay phấn khích là điều không tránh khỏi. Là cha mẹ bạn hãy chú ý tính tình của con cái mình, đứa nào tính nóng, đứa nào tính nguội bạn phải biết. Tính nóng là do trời sinh, tuy nhiên cha mẹ có thể khuyên răn con cái hầu giúp chúng giảm bớt stress và biết kiềm chế. Đừng nghĩ là trẻ con không chịu tác động của stress, bất cứ lúc nào cũng có thể làm chúng nổi nóng, từ chuyện trường lớp, học hành, bạn bè đến việc cha mẹ kèm cặp. Các nhà khoa học chứng minh rằng ở người trẻ dễ nổi
  3. nóng, trái tim có nguy cơ bị đe dọa gấp 5 lần những người có tính tình hiền lành. Sự tức giận của trẻ em nếu dồn nén lâu ngày có thể gây ra chứng trầm uất. Các nhà tâm lý học cũng cho rằng khi một người ở trạng thái tức giận có nghĩa là sự giao tiếp với một người nào đó hay một sự việc nào đó có vấn đề. Do đó nhiệm vụ của cha mẹ lúc này là phải tìm hiểu và giúp con hóa giải cơn thịnh nộ của chúng. - Giúp con thư giãn: Để hóa giải một cơn giận, bạn hãy khuyên con mình thực hiện những biện pháp như: tập hít thở sâu (hít vào bằng mũi, phình bụng và thở ra từ từ, chỉ tập trung chú ý đến hơi thở, tức khắc sẽ giảm bớt cường độ căng thẳng); nhắm mắt và tưởng tượng mình đang làm một cái gì đó rất thư giãn như đi trên bãi biển, đang nằm ngửa trên mặt nước...; lặp đi lặp lại trong đầu ba chữ “hãy bình tĩnh” nhiều lần là cách giảm stress hiệu nghiệm nhất đấy. - Đặt mình vào vị trí người khác: Nếu con bạn đang tức giận về một người nào đó hay đang “nổi trận lôi đình” với một ai đó, bạn hãy khuyên con bình tĩnh lại, lắng nghe
  4. người kia muốn nói điều gì. Chính trong lúc ngừng lại như vậy, con bạn sẽ thấy được vấn đề, ai đúng, ai sai. Cuối cùng bạn hãy khuyên con cái đặt mình vào vị trí người đó để phân tích sự việc đã xảy ra. Lúc này chân lý sẽ được sáng tỏ. - Biết khôi hài: Đây là vũ khí “hạ hỏa” tuyệt vời nhất. Bạn hãy khuyên con bạn một câu khôi hài, tỉ như: “Nếu bạn làm con nóng giận, mất bình tĩnh, khó kiềm chế, con đừng trả lời hay “động thủ” gì cả, cứ nhìn thẳng vào bạn đó và tưởng tượng nếu bạn không có một mảnh vải che thân trên người thì sao nhỉ? Cảnh này chắc là ngoạn mục lắm đây. Chắc chắn lúc đó con sẽ bật cười và quên mất cơn giận”. - Biết thắng lại và bỏ qua: Một chiếc xe chạy an toàn là một chiếc xe có thắng tốt. Người khôn ngoan biết thắng lại đúng lúc. Bạn hãy khuyên con biết dừng lại, biết bỏ qua và tha thứ. Khuyên con biết nhẩm trong đầu: “thôi bỏ đi”. Cuối cùng những liệu pháp như âm nhạc, đi bộ, đọc sách sẽ hóa giải được cơn giận.
  5. Chống đỡ với cơn giận luôn là một việc rất khó khăn, nhất là con trẻ ở lứa tuổi bồng bột. Giúp con vượt qua cơn giận, biết kiềm chế là việc rất quan trọng hầu tạo cho con cái một đức tính biết chịu đựng, biết vượt qua khó khăn là nền tảng của sự thành công trên đường đời sau này của chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2