Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Thiếu máu
lượt xem 42
download
Các bác sĩ đều khuyến nghị một chế độ ăn giàu chất sắt để phòng các bệnh thiếu máu do sắt, chẳng hạn như: gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa quả khô, ngũ cốc bổ sung sắt, trứng. Dưới đây là khuyến nghị đã được công nhận đối với những người thiếu máu “dinh dưỡng” của Felicia Busch: - Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Thiếu máu
- Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Thiếu máu Các bác sĩ đều khuyến nghị một chế độ ăn gi àu chất sắt để phòng các bệnh thiếu máu do sắt, chẳng hạn như: gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa quả khô, ngũ cốc bổ sung sắt, trứng. Dưới đây là khuyến nghị đã được công nhận đối với những người thiếu máu “dinh dưỡng” của Felicia Busch: - Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh. - Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp hấp thụ chất sắt tốt hơn. - Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu máu. - Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút thuốc. - Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Những thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá trứng ... có nhiều sắt và sắt có chất lượng cao, dễ được cơ thể hấp thu và sử dụng. Vì vậy một chế độ ăn có ít thức ăn động vật thường hay bị thiếu máu. Những thức ăn nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gạo, ngô, một số loại rau có nhiều chất xơ ... thường có lượng sắt thấp và sắt chất lượng kém, làm cơ thể khó hấp thu và sử dụng. Phòng chống thiếu máu bao gồm một số biện pháp sau:
- 1- Biện pháp cải thiện chế độ ăn, đa dạng hoá bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như thịt, GAN, TRỨNG, TIẾT, THỨC ĂN GIÀU VITAMIN C NHƯ RAU QUẢ. 2- Tăng cường sắt vào thực phẩm: Hiện nay nước ta đang nghiên cứu tăng cường sắt vào thức ăn như bánh bích qui, nước mắm, nhằm đưa một lượng sắt đủ cho nhu cầu qua những thức ăn này . 3- Phối hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, phòng chống nhiễm giun. 4- Bổ sung viên sắt cho các đối tượng có nguy cơ cao Phụ nữ lứa tuổi từ 13 trở lên, cần được uống viên sắt dự phòng, mỗi tuần uống một viên để tạo nguồn sắt dự trữ đầy đủ cho cơ thể. Khi có thai cần kết hợp ăn uống tốt với uống viên sắt đều đặn, mỗi ngày một viên (60mg sắt) trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng. Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc Bệnh thiếu máu và thuốc điều trị Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố xuống dưới mức bình thường so với người khỏe mạnh cùng tuổi và cùng giới. Ở người Việt Nam trưởng thành, số lượng bình thường của hồng cầu là: 3,87 - 4,91 x 1012/l ở nữ và 4,18 - 5,42 x 1012/l ở nam giới. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu nhưng có 3 nguyên nhân chính là: - Sự phá hủy quá mức của tế bào hồng cầu. - Mất máu. - Sự sản sinh không đủ tế bào hồng cầu.
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như rối loạn di truyền, dinh dưỡng (thiếu sắt, thiếu vitamin), bệnh truyền nhiễm, một số dạng ung th ư hay dược phẩm, độc chất. Phòng bệnh thiếu máu bằng cách bổ sung chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng. Thiếu máu cấp tính thường do chấn thương, phẫu thuật, được giải quyết bằng truyền máu. Thiếu máu mạn tính có thể do tủy xương hoạt động kém, cơ thể bị thiếu hụt các thành phần để sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố như sắt, vitamin B12, B6, B2, acid folic. Nguyên nhân là cơ thể giảm hấp thu hoặc tăng sử dụng, tăng thải trừ các chất này. Một số bệnh gây thiếu máu: giun móc, trĩ, phụ nữ rong kinh, mang thai, sau đẻ và nuôi con bú... Thiếu máu do sự phá hủy tế bào hồng cầu Xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm (bình thường chu kỳ sống của tế bào hồng cầu là 120 ngày) và tủy xương không thể sản sinh các tế bào máu mới đáp ứng kịp nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân: một số bệnh truyền nhiễm, một số kháng sinh hoặc dược phẩm khác có thể gây ra bệnh này. Thiếu máu do tan máu miễn dịch: hệ miễn dịch nhận dạng nhầm các tế bào hồng cầu là những thành phần từ bên ngoài vào và phá hủy chúng. Ngoài ra còn có thể
- do khiếm khuyết di truyền ở các tế bào hồng cầu như: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh do thiếu men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD). Hai bệnh này hay gặp ở châu Phi, Địa Trung Hải, Ấn Độ... Thiếu máu do mất máu Do bị chấn thương, phẫu thuật hay các vấn đề trong khả năng đông máu. Chị em phụ nữ nếu bị kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài (rong kinh), bệnh trĩ, mất máu nhiều khi sinh đẻ, sảy thai, xuất huyết tiêu hóa... cũng có thể gây thiếu máu. Nên truyền máu bổ sung khi có chỉ định. Thiếu máu do thiếu sắt Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh hemoglobin tạo hồng cầu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới trẻ ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Thiếu nữ trong tuổi dậy thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu do kinh nguyệt mất máu hàng tháng đòi hỏi tăng lượng sắt tiêu thụ nên bổ xung trong chế độ ăn hàng ngày. Trong cơ thể của một người trưởng thành có chừng 3.500mg sắt, lượng sắt đó rất quan trọng và ảnh hưởng đến mọi mặt sinh lý của chúng ta. Sắt có nhiều nhất trong tế b ào hồng cầu. Máu có nhiệm vụ đem chất dinh d ưỡng và oxy đến các cơ quan của cơ thể, nếu máu không đến được hoặc đến không đủ cơ quan, bộ phận nào thì cơ quan, bộ phận đó sẽ bị ảnh hưởng, làm việc kém hiệu quả ngay, đặc biệt bộ não của con người rất cần nhiều dinh dưỡng và oxy để hoạt động. Việc thiếu hụt sắt không chỉ ảnh hưởng đến sự tạo máu mà còn làm thay đổi chức năng của một số enzym qua n trọng trong cơ thể. Sở dĩ máu vận chuyển được oxy là nhờ các hồng cầu, cơ thể cần có sắt để tạo các hồng cầu. Nếu thiếu sắt, các hồng cầu sẽ nhỏ h ơn bình thường, làm việc kém, số lượng hồng cầu cũng kém đi và lúc đó ta gọi bệnh nhân là bị thiếu máu. Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu do thiếu sắt là: cơ thể yếu, mệt mỏi, xanh xao thậm chí lòng bàn tay, bàn chân vàng bệch... Các thuốc chữa thiếu máu
- Sắt Bổ sung cho phụ nữ mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày. Phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt nhiều hơn so với bình thường vì chất sắt cần thiết cho cơ thể người mẹ, tốt cho sự phát triển của cơ và các tế bào hồng cầu của bào thai. Chị em nên dùng bổ sung viên vitamin có chứa chất sắt để thay thế lượng sắt bị mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi sinh con hoặc trong trường hợp bị mất máu nhiều. Trên thị trưòng có bán nhiều dạng viên sắt mà thành phần là sắt sunfat, sắt oxalat, sắt gluconat... Ta nên dùng đường uống các chế phẩm chứa sắt khi no để tránh kích thích đường tiêu hóa. Chú ý liều lượng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ vì quá liều sẽ bất lợi. Có thể phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh... Vitamin B12 Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tế bào đặc biệt là sự nhân lên của DNA. Nguồn vitamin B12 đ ược đưa vào trong cơ thể chủ yếu qua thức ăn. Những thức ăn giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, gan... Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày... Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 nên được điều trị bằng tiêm bắp vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ. Acid folic Đây là tác nhân quan trọng trong quá trình tạo máu. Hàng ngày, nhu cầu người lớn cần 25-50mcg acid folic.Thức ăn từ rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia là nguồn cung cấp chủ yếu chất này. Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng khác cũng cần cho sự tạo máu như vitamin B6, vitamin B2 cũng làm tăng sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Thuốc chữa thiếu máu có nhiều loại đang có trên thị trường nhưng khi dùng nên có sự chỉ định của bác sĩ, nên tuân thủ đúng tránh hiện tượng tự đi mua về dùng
- theo sự mách bảo của người này hay người khác. Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách bổ sung bằng chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ dinh dưỡng, các vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Máu nhiễm mỡ
2 p | 220 | 37
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh tiểu đường (đái đường)
4 p | 235 | 36
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận
3 p | 214 | 34
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Béo phì
2 p | 170 | 34
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ung thư gan
3 p | 278 | 33
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh huyết áp thấp
5 p | 170 | 31
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Viêm đại tràng
3 p | 155 | 29
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Ư Khớp
4 p | 171 | 28
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho Phụ nữ có thai
5 p | 141 | 26
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Táo bón
2 p | 175 | 24
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Suy nhược Cơ thể
2 p | 160 | 22
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho trẻ em mắc bệnh Tiêu chảy kéo dài
3 p | 139 | 21
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người sai mổ cắt dạ dày
2 p | 185 | 19
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Hen phế quản
2 p | 154 | 18
-
hế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh tiểu đường(đái đường)
4 p | 131 | 17
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Viêm gan
3 p | 147 | 15
-
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bệnh gan nhiễm mỡ
5 p | 149 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn