intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN – PHẦN 2

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

63
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ nước uống: Trong một số trường hợp bệnh lý: phù, suy thận cấp giai đoạn thiểu niệu-vô niệu, cần thực hiện nghiêm ngặt hạn chế natri kèm theo hạn chế nước để có hiệu quả trong điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN – PHẦN 2

  1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN – PHẦN 2 2. Chế độ nước uống: Trong một số trường hợp bệnh lý: phù, suy thận cấp giai đoạn thiểu niệu-vô niệu, cần thực hiện nghiêm ngặt hạn chế natri kèm theo hạn chế nước để có hiệu quả trong điều trị. Cần tính cân bằng nước vào, nước ra. Lượng nước vào bao gồm lượng nước uống, lượng nước canh trong thức ăn, lượng nước chuyển hóa thức ăn khoảng 300 ml/ngày và dịch truyền vào (nếu có). Lượng nước ra bao gồm lượng nước tiểu 24 giờ, lượng nước mất theo mồ hôi, hơi thở, phân khoảng 500-600 ml/ngày. Ví dụ: một người bệnh nặng 50kg, phù to, nước tiểu 400ml trong 24 giờ. Ta có: - Lượng nước thải ra: 400ml + 600ml = 1000ml.
  2. - Lượng nước đưa vào không được quá 1000ml – 300ml = 700ml để có cân bằng nước âm tính. Tóm lại khi bị phù, thiểu niệu, vô niệu, lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu + 500ml. 3. Chế độ ăn trong viêm cầu thận cấp tính: Phụ thuộc vào phù, tăng huyết áp, suy thận. Khi chưa có suy thận, chế độ ăn nên: - Đủ năng lượng: 30-35 Kcal/ngày; trong đó glucid bao gồm cơm, mì, khoai củ các loại, bánh kẹo, đường mật. - Đủ đạm: 1 g/kg thể trọng/ngày. - Ít béo. - Ít muối: khoảng 1,2,3g muối và mì chính. - Ít nước: lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu 24 giờ + 500 ml/ngày. - Hoa quả: vừa phải. 4. Chế độ ăn trong hội chứng thận hư nguyên phát chưa suy thận:
  3. Nguyên tắc: Giàu năng lượng Giàu đường, chất bột Giàu đạm Ít mỡ Ít muối Ít nước hay đủ nước Nhiều rau quả, đậu đỗ. Cụ thể: Cung cấp khoảng 1800-2000 Kcal cho một người nặng 50kg. - Chất đường, bột có trong gạo, mì, khoai củ. Cần ăn no. Bổ sung đ ường, bánh kẹo ngọt. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính. - Chất đạm: có nhiều trong thịt nạc, cá, tôm, cua, sữa, đậu đỗ, gạo, mì. Lượng 1-1,2 g/kg thể trọng/ngày + Lượng mất theo nước tiểu 24 giờ. Ví dụ: một người nặng 50kg cần khoảng 60g protid/ngày, tương đương với 300g thịt nạc, cá nạc.
  4. Để hợp lý và cơ thể chuyển hóa được cần cung cấp đạm động vật chiếm 2/3 tổng số protid đưa vào. Tỷ lệ đạm thực vật chiếm 1/3 và có trong gạo, mì, đậu đỗ, sữa đậu nành. Cần thay đổi khẩu vị, nên chế biến xen kẽ thịt bò, thịt lợn, cá, tôm … trong ngày và trong tuần. Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả trong 1 tuần. Nếu đang điều trị bằng Corticoid nên ăn nhiều tôm, cua, cá, xương sụn để cung cấp calci. - Chất béo: không được ăn nhiều, trái lại cần ăn ít. Không ăn mỡ động vật. Dùng dầu thực vật, dầu đậu tương để chế biến thức ăn. Không ăn bơ, phủ tạng động vật (óc, gan, bầu dục, da) vì chứa nhiều cholesterol. - Đủ chất khoáng, vitamin và vi lượng. Có nhiều trong hoa quả, đậu đỗ. - Ít muối, mì chính. - Đủ hoặc ít nước. Dựa vào lượng nước tiểu hàng ngày. Cân bằng nước không được dương tính. 5. Chế độ ăn trong suy thận cấp tính:
  5. Suy thận cấp tính là hội chứng suy giảm đột ngột chức năng bài tiết của thận mà trước đó bình thường. Việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệu chứng rất quan trọng trong đó có chế độ ăn uống. Tùy theo giai đoạn của suy thận cấp tính để áp dụng chế độ ăn uống thích hợp: * Trong suy thận cấp tính giai đoạn vô niệu: Nguyên tắc: Đủ năng lượng, đủ glucid, ít protid, ít lipid, ít nước, ít muối, ít kali. Cần đưa calo để giảm tối thiểu dị hóa protein. Ví dụ một người nặng 60kg, khi bị suy thận cấp ở giai đoạn vô niệu, chế độ ăn cần 1840 Kcal, 350g glucid, 6g protid, 58g lipid và truy ền 200-500 ml glucose 20%. * Trong suy thận cấp tính giai đoạn đái nhiều: Nguyên tắc: Đủ calo, đủ glucid, ít protid, đủ lipid, nhiều nước, ít hay đủ muối. Trong ví dụ trên, giai đoạn này cần cung cấp 2.100 Kcal, 256g glucid, 40g protid, 79g lipid và Na+ 814mg. 6. Chế độ ăn trong suy thận mạn tính: Suy thận mạn tính có hội chứng lâm sàng, thể dịch của sự suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết của thận xảy ra từ từ, ngày càng nặng và không hồi phục. Vì
  6. thế nó diễn biến từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn cuối với các triệu chứng rầm rộ của hội chứng urê máu cao. Trong suy thận mạn tính có sự ứ trệ các sản phẩm của sự thoái giáng protein nh ư urê, creatinin, acid uric … và một số chất với lượng rất nhỏ như ac. Guanidinosuccinic, methyl-guanidin, acid phenolic, indol. Có khoảng trên 200 chất có nitơ với lượng bất thường trong suy thận mạn tính. Sự điều trị những rối loạn chuyển hóa protid trong suy thận mạn tính từ lâu dựa vào dinh dưỡng, ăn uống. Lúc đầu người ta áp dụng chế độ ăn kiêng đạm hoàn toàn và thấy người bệnh chóng suy kiệt, thiểu dưỡng. Về sau, trên thực nghiệm và lâm sàng nhiều công trình xác nhận, nếu khi đã suy thận, chế độ ăn quá nhiều protein sẽ phát triển xơ hóa cầu thận làm bệnh nặng lên, ngược lại chế độ ăn ít protein làm chậm tiến triển của bệnh. Khẩu phần protein hạn chế này không được vượt quá khả năng bài tiết urê của thận, vào khoảng gấp 3 lần urê niệu 24 giờ, gồm 2/3 là protid động vật để cung cấp những acid amin thiết yếu. Tùy theo mức độ suy thận và kèm theo các triệu chứng phù, tăng huyết áp, giảm mức lọc cầu thận hoặc đang áp dụng lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo chu kỳ để tạo chế độ ăn gia giảm. Nguyên tắc: Đủ hoặc giàu năng lượng.
  7. Đủ glucid. Giảm protid. Bình lipid. Đủ hoặc nhiều nước. Bình hoặc giảm natri. Áp dụng thực tế: Theo trường phái Bệnh viện Necker, chế độ ăn 0,7 g/kg thể trọng/ngày cho bệnh nhân nặng 70kg được phân chia như sau: - Năng lượng: 30-35 Kcal/kg thể trọng/ngày, 55% từ glucid, 33% từ lipid. - Protid: 0,7 g/kg thể trọng/ngày, có ≥ 50% protein năng lượng sinh học cao. - Lipid: 1/3 bão hòa, 1/3 không no đơn, 1/3 không no kép. - Glucid: gạo, mì, đường hấp thu chậm. - Nước: bằng nước tiểu dự trữ. - Muối natri: từ 500-1000 g natri. - Kali: hạn chế thức ăn giàu potasio.
  8. Theo Nguyễn Văn Xang, dựa vào nguyên lý chung và sát với hoàn cảnh Việt Nam, chế độ ăn trong điều trị bảo tồn suy thận mạn vừa và nặng cần theo các nguyên tắc: - Ít đạm, dùng đạm quý: thịt cá tôm nạc, trứng sữa. Mỗi ngày ăn đạm tương đương 100g thịt bò tươi hoặc 2 quả trứng. Bổ sung 1 cốc sữa loãng. Suy thận nặng lên thì thịt cá phải rút bớt. - Nhiều năng lượng (calo) bằng các chất bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bột sắn, miến dong. Có thể ăn nhiều các thứ đó theo khả năng kèm theo đường, mật ong, mía, quả ngọt, bánh kẹo ngọt. Cơm, mì mỗi bữa chỉ nên ăn 1 bát đầy hoặc 2 bát lưng. - Dầu, bơ, mỡ không kiêng, ăn đủ để cung cấp năng lượng. - Ăn rau họ cải, họ bầu bí, ăn quả ngọt, không ăn hoa quả chua. - Ít mặn, ít bột ngọt khi có phù và tăng huyết áp. - Nước uống đủ, bằng lượng nước tiểu 24 giờ thêm 500ml. Thực đơn cụ thể nên chọn theo hướng dẫn sau đây: Cần chế biến cho hợp khẩu vị, thay đổi món trong ngày và trong tuần. Ăn bữa sáng (chọn 1 trong những món sau hoặc chế biến tương tự).
  9. 1. Hai lát bánh mì có phết bơ đủ ngon kèm 1 cốc nước trà loãng pha đường, sữa đường loãng hoặc cà phê sữa cho thêm đường. 2. Khoai lang, khoai sọ luộc chấm mật ong kèm 1 cốc trà loãng pha đường. 3. Bánh cuốn nóng 1 đĩa có loáng thoáng thịt ruốc hoặc ít giò lụa thái chỉ và hành mỡ. 4. Phở có nước béo, loáng thoáng thịt, không mì chính (bột ngọt), có gia vị và rau thơm. 5. Bún riêu cua, có nước béo, không mì chính (bột ngọt). Bữa ăn trưa (có thể đổi làm bữa ăn tối). 1. Cơm 1 bát, cơm rang càng tốt. 2. Khoai tây rán, ăn no. 3. Canh cải hoặc các loại mùng tơi, có ít tôm nõn hoặc tôm tươi. 4. Cá nạc 1 lát mỏng hoặc vài lát thịt kho. 5. Tráng miệng bằng quả ngọt. Bữa ăn tối (có thể làm bữa ăn trưa). 1. Cơm 1 bát lưng.
  10. 2. Miến dong xào giòn với hạt tiêu. 3. Khoai sọ hầm nhừ với ít sườn hoặc thịt chân giò nửa nạc nửa mỡ, bỏ da. Ăn khoai nhiều hơn thịt. 4. Trứng rán (chiên) nửa quả với khoai tây thái nhỏ. 5. Rau luộc hoặc rau sống. Không ăn rau ngót, rau dền, rau muống hoặc ăn rất ít. 6. Tráng miệng bằng quả ngọt hoặc nước ngọt. Bữa ăn phụ (giữa buổi, ban đêm). Chọn 1 trong các món sau: - Khoai luộc chấm đường, mật ong, mật nước. - Bột sắn với đường. - Bánh kẹo ngọt, bánh quy bơ, kem ngọt. - Hoa quả ngọt như nhãn, mãng cầu, mít, sầu riêng, hồng xiêm, nho ngọt, xoài ngọt, dưa hấu, mía. Nước uống thêm hàng ngày bằng lượng nước tiểu ngày hôm trước với: nước lọc, nước chè xanh, chè lipton loãng có đường, nước khoáng, nước ngọt. Không uống nước chanh chua. Không uống các loại rễ lá cây vì gây suy thận nhanh. 7. Chế độ ăn giảm đạm kết hợp với acid amin thiết yếu:
  11. Hạn chế nhu cầu protein hàng ngày đối với 0,5-0,6 g/kg thể trọng/ngày sẽ tạo nguy cơ thiếu những acid amin thiết yếu. Để giải quyết, ta d ùng chế độ ăn protein thấp có chọn lọc, đáp ứng được nhu cầu về acid amin thiết yếu bằng cách chọn lọc các protein có giá trị sinh học cao, chứa hàm lượng cao các acid amin thiết yếu. Bergstrom đã đề nghị một chế độ dinh dưỡng Thụy Điển (Schwedisch diet) mỗi ngày uống 16-20 gam các chất acid amin thiết yếu, tạo được cân bằng về chuyển hóa nitơ và dung nạp tốt. Cơ sở để xây dựng khái niệm về bổ sung acid amin thiết yếu là thấy histidin cần cho người tăng urê huyết. Thêm đó, trong suy thận có giảm chuyển hóa từ phenylalanin sang tyrosin. Walser và cộng sự chứng minh có thể uống các alpha-keto tương ứng với acid amin thiết yếu, không chứa nitơ, vừa giảm cung cấp nitơ mà vẫn cung cấp được những acid amin thích hợp. Ở đây có phản ứng thuận nghịch chuyển amin từ acid amin sang ketoacid tương ứng và ngược lại. Tình trạng trên cũng tương tự với valin, phenylanin và methionin. Còn các chất keto tương tự của tryptophan và histidin thì khó tạo nên. Các chất tương tự của lysin và threonin không tham gia được vào phản ứng chuyển amin, do đó không thay thế được lysin và threonin.
  12. Khi đưa các ketoacid này vào cơ thể bệnh nhân suy thận thì các ketoacid này sẽ tiếp nhận nhóm amin (NH2) của một số acid amin không thiết yếu có trong c ơ thể và có thể cả NH2 của urê để tái tổng hợp nên các acid amin thiết yếu tương tự. Ketoacid ở dạng muối calci nên ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn bổ sung calci và có tác dụng gắn phosphat. Uống các ketoacid tương ứng với các acid amin làm giảm rõ rệt sự cung cấp nitơ. Khác với acid amin, người ta thấy ketoacid không kích thích sự tăng lọc cầu thận. Cung cấp ketoacid theo công thức Zimmermann: 35% trứng gà và 65% khoai tây sẽ cho hỗn hợp protein giá trị sinh học cao. Thuốc ketosteril của hãng FRESENIUS dạng viên nén bao gồm các alpha- ketoacid là ketoleucin, ketoisoleucin, ketovalin, ketophenylalanin cùng chất alphahydroxy tương ứng với methionin. Ngoài ra còn có lysin, threonin, tryptophan, histidin và tyrosin. Như vậy, ketostéril chứa tất cả những acid amin thiết yếu và/hoặc các alpha-ketoacid tương ứng cần cho người bình thường. Chế độ ăn giảm đạm với bổ sung ketostéril có các lợi ích: - Làm giảm các triệu chứng của tăng urê huyết. - Cải thiện các dấu hiệu của giảm calci.
  13. - Hạn chế sự hóa giáng của chính protein trong cơ thể (tự thực). - Làm chậm tốc độ tiến triển xấu của suy thận. - Làm giảm protein niệu. - Làm giảm những chất gắn phosphat chứa nhôm. - Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa hydrat carbon. Ngoài viên ketostéril của hãng FRESENIUS còn có các dung dịch acid amin truyền Amiyu (hãng Roussel), Nephramin (hãng Mc Gaw), Nephrosteril (hãng Fresenius) trong đó có chứa các acid amin thiết yếu và có các acid amin không thiết yếu. 8. Các chế độ ăn đặc biệt khác: - Chế độ ăn nghèo purin. Lượng tiền chất acid uric giảm tối thiểu như là một biện pháp điều trị bổ sung trong bệnh Gút và sỏi acid uric. Cần ăn ít thịt nhất là gan, thận, lách, cá nục, cá thu, tôm, nước ép, rau khô. Kiêng bia,rượu. - Chế độ ăn giảm kali: giảm lượng kali ăn hàng ngày, trung bình từ 6g (153 mEq) xuống còn 2g (51 mEq) khi bị tăng kali máu.
  14. - Chế độ ăn tăng kali: cung cấp lượng kali quá 5,8g (150 mEq). Chỉ định khi dùng lợi tiểu quai, hypothiazid kéo dài, điều trị bằng glucocorticoid kéo dài. - Chế độ ăn giảm calci. Hạn chế sử dụng calci ăn hàng ngày, trung bình từ 800mg xuống còn 200-400 mg. Chỉ định trong điều trị tăng calci máu và một số loại sỏi thận. - Chế độ ăn tăng calci. Chế độ ăn 1000mg calci/ngày. Chỉ định khi suy thận, calci máu giảm, có dấu hiệu của cường tuyến cận giáp thứ phát. - Chế độ ăn ít phospho. Hàm lượng chỉ từ 700-800 mg/ngày để ngăn ngừa tăng phospho máu và cường tuyến cận giáp thứ phát trong suy thận. - Chế độ ăn giảm oxalat được chỉ định để giảm nguồn ngoại sinh của oxalat mạn tính, bệnh tăng oxalat niệu và sỏi thận do oxalat calci.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2