Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
CHẾ ĐỘ TRƯỢT VỚI MẶT TRƯỢT PHI TUYẾN TRONG<br />
ĐIỀU KHIỂN UAV BÁM THEO ĐƯỜNG QUỸ ĐẠO<br />
Phạm Thị Phương Anh1*, Nguyễn Vũ2, Phan Tương Lai3<br />
Tóm tắt: Bài toán dẫn đường cho máy bay không người lái (UAV) là một<br />
vấn đề quan trọng, hiện đã có nhiều thuật toán được đề xuất để giải quyết, trong<br />
đó có sử dụng chế độ trượt. Trong thực tế chế độ trượt với mặt trượt tuyến tính<br />
tuy bảo đảm tính ổn định bền vững của hệ thống, nhưng do hệ số của các biến<br />
trạng thái trong mặt trượt bị giới hạn nên khi vào gần gốc tọa độ, khả năng tác<br />
động nhanh của hệ thống bị hạn chế. Trong trường hợp sử dụng mặt trượt phi<br />
tuyến, hệ thống có chất lượng được cải tiến một cách rõ rệt. Các kết quả về sử<br />
dụng mặt trượt phi tuyến trong điều khiển dẫn đường cho UAV bám quỹ đạo<br />
được trình bày trong bài báo này.<br />
<br />
Từ khóa: Điều khiển UAV; Dẫn đường; Trượt phi tuyến.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Với sự phát triển mạnh mẽ của UAV hiện nay, việc áp dụng UAV trong các lĩnh<br />
vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh ngày càng rộng rãi. Để đảm bảo thực hiện<br />
các nhiệm vụ trong quá trình bay, UAV phải duy trì hành trình theo một quỹ đạo<br />
nhất định, gọi là bám theo đường. Đường quỹ đạo có thể là đường thẳng, những<br />
cung tròn hoặc là đường cong bất kỳ tùy theo yêu cầu chiến thuật.<br />
Các thuật toán bám theo đường được xây dựng dựa trên giả thiết UAV bay với<br />
vận tốc ổn định đã biết, thường gặp là các thuật toán dẫn đường theo điểm ngắm ảo<br />
[4] theo sai lệch vị trí và góc hướng theo đường vectơ [2], thuật toán dẫn đường<br />
phi tuyến [1], thuật toán bám đường trên cơ sở bộ toàn phương tuyến tính [3] và<br />
thuật toán sử dụng chế độ truợt với mặt trượt tuyến tính [5] các thuật toán trên<br />
trong từng trường hợp đều có hiệu quả và có khả năng áp dụng thực tế.<br />
Trong bài báo, nhóm tác giả sẽ giải quyết bài toán bằng cách sử dụng mặt trượt<br />
phi tuyến. Cơ sở của việc lựa chọn mặt trượt phi tuyến là đường quỹ đạo Dubin<br />
đảm bảo cho UAV đi theo đường quỹ đạo ngắn nhất dựa trên các đường thẳng và<br />
đường cong tròn có bán kính không đổi với độ dư điều khiển cần thiết để đảm bảo<br />
khả năng điều khiển bám theo đường của chế độ trượt.<br />
2. QUỸ ĐẠO DUBIN<br />
Dubin sử dụng các cung tròn có bán kính không đổi để điều khiển UAV từ vị trí<br />
và hướng ban đầu về vị trí và hướng mong muốn (hình1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Minh họa quỹ đạo Dubin.<br />
<br />
<br />
<br />
42 P. T. P. Anh, N. Vũ, P. T. Lai, "Chế độ trượt với mặt trượt phi tuyến … đường quỹ đạo."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trên hình 1 là một số hình minh họa quỹ đạo Dubin, trong đó vị trí ban đầu và<br />
<br />
hướng ban đầu thứ tự là điểm 1 và hướng vecto V1 . Vị trí mong muốn và hướng<br />
mong muốn tiếp theo thứ tự là điểm 2 và vecto V2 . UAV xuất phát từ điểm 1 với<br />
<br />
vectơ vận tốc V1 sẽ thực hiện đường cong 11a nằm trên đường tròn C1 có bán<br />
<br />
kính r tiếp tuyến với vectơ vận tốc V1 tại điểm 1, đi theo đường thẳng tiếp tuyến<br />
với đường tròn C1 và C 2 là đường tròn có bán kính r tiếp tuyến với vectơ vận tốc<br />
mong muốn V2 tại điểm 2 đến điểm 1b, sau đó đi theo cung tròn 1b2 đến điểm 2<br />
<br />
và tiếp tục bay thẳng tiếp tuyến với đường tròn C 2 theo hướng V2 tại điểm 2.<br />
Dễ thấy rằng đây là bài toán quỹ đạo điểm – điểm. Đối với bài toán bám theo<br />
<br />
đường thì điểm 2 không xác định trước mà chỉ xác định trước vectơ hướng V2 ,<br />
điểm 2 là một điểm bất kỳ trên đường quỹ đạo (hình 2).<br />
Khi đó, tùy theo vị trí và hướng ban đầu của UAV sẽ có cách tiếp cận theo<br />
Dubin (hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Minh họa quỹ đạo Dubin tiếp cận đường quỹ đạo.<br />
Thuật toán dẫn đường theo Dubin được phát biểu như sau: Quỹ đạo UAV tiếp<br />
cận đường quỹ đạo sẽ vuông góc với đường quỹ đạo khi khoảng cách từ UAV tới<br />
đường quỹ đạo lớn hơn r và sẽ bám theo đường tròn bán kính r tiếp tuyến với<br />
đường quỹ đạo khi khoảng cách từ UAV từ đường quỹ đạo không lớn hơn r [6].<br />
Với định nghĩa này hướng ban đầu của UAV sẽ không ảnh hưởng đến đường<br />
quỹ đạo. UAV sẽ chuyển động theo đường tròn cho tới khi nó vuông góc với<br />
đường quỹ đạo (khi khoảng cách từ UAV tới đường quỹ đạo lớn hơn r ) và cho tới<br />
khi nó tiếp tuyến với cung tròn nào đó bán kính r tiếp tuyến với đường quỹ đạo<br />
(khi khoảng cách từ UAV tới đường quỹ đạo nhỏ hơn r).<br />
3. CHẾ ĐỘ TRƯỢT TRONG DẪN ĐƯỜNG CHO UAV<br />
Sơ đồ UAV bám theo quỹ đạo được mô tả hình 3, trong đó:<br />
d: khoảng cách từ UAV đến đường quỹ đạo bay (khoảng cách UP);<br />
V : vận tốc của UAV;<br />
: góc hướng của UAV;<br />
d : góc hướng mong muốn;<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 43<br />
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
t : góc hướng đường quỹ đạo;<br />
r : bán kính đường tròn Dubin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ UAV bám theo quỹ đạo.<br />
Mô hình động học của UAV theo các biến trạng thái d và được biều diễn<br />
như sau [2]:<br />
d V .sin( t )<br />
(1)<br />
k.u<br />
với: u tan ; là góc nghiêng của UAV.<br />
Như vậy tín hiệu điều khiển sẽ là tan .<br />
Theo quỹ đạo Dubin, mối quan hệ giữa d và d được xác định như sau:<br />
<br />
d sgn d t khi d r<br />
2<br />
(2)<br />
( arcsin(1 d )) sgn d+ khi d r<br />
d 2 r<br />
t<br />
<br />
<br />
Từ phương trình (2) và (1) ta thấy, khoảng cách từ U đến đường quỹ đạo d<br />
thay bằng sai số vị trí ngang với ký hiệu là e và e là hàm bão hòa:<br />
e r khi d r<br />
(3)<br />
e d khi d r<br />
Khi đó (2) viết lại là:<br />
e <br />
d t arcsin 1 sgn e (4)<br />
2 r <br />
Phương trình (4) có thể sử dụng để xây dựng mặt trượt phi tuyến. Khi đó, đối<br />
với hệ (1) sẽ sử dụng chế độ trượt với mặt trượt phi tuyến:<br />
e.sgn e <br />
s t sgn e arcsin 1 (5)<br />
2 r <br />
Bổ đề: Hệ (1) với mặt trượt (5):<br />
<br />
<br />
44 P. T. P. Anh, N. Vũ, P. T. Lai, "Chế độ trượt với mặt trượt phi tuyến … đường quỹ đạo."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Tồn tại chế độ trượt với lệnh điều khiển:<br />
<br />
<br />
V 1 V <br />
a) u t . sin d t sgn s (6)<br />
g e r<br />
2<br />
<br />
1 1 <br />
r <br />
<br />
b) Trong chế độ trượt hệ sẽ ổn định tiệm cận.<br />
Chứng minh:<br />
1 2<br />
a) Chứng minh tồn tại chế độ trượt. Chọn hàm Lyapunov V1 s (7)<br />
2<br />
Lấy đạo hàm V1 : V1 s.s<br />
Từ (5) nhận được:<br />
<br />
<br />
1 V <br />
V1 s t sgn e sgne.sin d t (8)<br />
e r<br />
2<br />
<br />
1 1 <br />
r <br />
<br />
<br />
Chú ý rằng u tg .<br />
Fg : lực trọng trường;<br />
m: khối lượng UAV;<br />
Fn : Lực nâng đảm bảo máy bay bay bằng;<br />
Ft : Lực hướng tâm chuyển động quay<br />
của UAV;<br />
Fa : Lực khí động;<br />
Fn Fg<br />
Hình 4. Sơ đồ xác định vận tốc góc UAV.<br />
Khi đó:<br />
Fa .c os =Fg m.g<br />
<br />
. 2<br />
mV (9)<br />
F<br />
a .sin = Ft <br />
r<br />
Từ (9) nhận được :<br />
V2 V<br />
tan . (10)<br />
r. g g<br />
g<br />
Hay: .u (11)<br />
V<br />
Đặt (11) và (6) vào (8) nhận được:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 45<br />
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
<br />
<br />
1 V 1 V <br />
V1 s d t . .sin d t . .sin d t sgns <br />
e r e r<br />
2 2<br />
<br />
1 1 1 1 <br />
r r <br />
<br />
V1 .s.sgn s 0 s (12)<br />
Như vậy với tín hiệu điều khiển (6) sẽ ổn định Lyapunov hay nói cách khác sẽ<br />
tồn tại chế độ trượt trên mặt trượt (5).<br />
b) Chứng minh hệ ổn định tiêm cận. Chọn hàm Lyapunov:<br />
1 2<br />
V2 d t e 2 (13)<br />
2 <br />
Lấy đạo hàm V2 , sử dụng (4) để có được ( d t ) và (1), (3) để có được e .<br />
<br />
<br />
1 1 <br />
V2 d t sgn e . .sin d t <br />
. .sgn eV<br />
e r<br />
2<br />
<br />
1 1 <br />
r <br />
<br />
. .sin d t <br />
eV (14)<br />
1 V<br />
. . d t .sin d t e .sgn e.sin d t <br />
e r<br />
2<br />
<br />
1 1 <br />
r<br />
Từ (4) ta thấy:<br />
sgn( d t ) sgne (15)<br />
Ngoài ra:<br />
d t d t sgn( d t ) (16)<br />
<br />
Với (15) và (16), viết lại (14) như sau:<br />
1 V<br />
V2 ( . . d t e ).sin d t .sgn d t (17)<br />
e r<br />
2<br />
<br />
1 1 <br />
r<br />
Từ (4) ta thấy:<br />
<br />
d t (18)<br />
2 2<br />
<br />
Trong khoảng 2 ; 2 s inx và x đồng biến do đó:<br />
sin( d t ) sin( d t ) .sgn( d t ) (19)<br />
<br />
<br />
<br />
46 P. T. P. Anh, N. Vũ, P. T. Lai, "Chế độ trượt với mặt trượt phi tuyến … đường quỹ đạo."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Đặt (19) vào (17) ta có:<br />
1 V<br />
V2 ( . . d t e ). sin d t 0 (20)<br />
2 r<br />
e<br />
1 1 <br />
r<br />
(20) cho thấy V 0 như vậy khi hoạt động trong chế độ trượt hệ thống sẽ ổn định<br />
2<br />
<br />
tiệm cận.<br />
4. ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TRƯỢT PHI TUYẾN DẪN ĐƯỜNG<br />
CHO TRƯỜNG HỢP QUỸ ĐẠO THẲNG<br />
4.1. Áp dụng chế độ trượt phi tuyến dẫn đường cho quỹ đạo thẳng<br />
Quỹ đạo thẳng nối 2 điểm T1 x1 , y1 và T2 x2 , y2 được xác định bằng phương<br />
trình:<br />
x x1 y y1<br />
(21)<br />
x2 x1 y2 y1<br />
y2 y1 .x x1 x2 .y y2 y1 .x1 x1 x2 .y1 0<br />
ax+by+c=0 (22)<br />
Với: a y 2 y1<br />
b ( x2 x1 )<br />
c x2 . y1 x1 . y 2<br />
Vì quỹ đạo là đường thẳng có hướng từ T1 và T2 nên góc của đường quỹ đạo<br />
được xác định trong toàn bộ mặt phẳng. Do đó:<br />
t artan2 a, b <br />
Hay: t artan2 y2 y1 , x2 x1 (23)<br />
Giả sử tọa độ của UAV là U xu , yu <br />
Khoảng cách từ UAV đến T1T2 được xác định như sau:<br />
a.x c <br />
d u yu .c os t (24)<br />
b <br />
Như vậy, để áp dụng vào mục 3, khoảng cách từ UAV đến đường quỹ đạo được<br />
xác định theo (24), hướng của đường quỹ đạo được xác định theo (23), mặt trượt<br />
được chọn theo (5), sai số e xác định theo (3) và luật điều khiển xác định theo (6),<br />
chú ý rằng t =const hay t 0 .<br />
4.2. Mô phỏng<br />
Mô phỏng so sánh kết quả của phương pháp dẫn đường với cùng một điều kiện<br />
đầu vào như sau:<br />
Góc hướng quỹ đạo là / 4 ;<br />
0 : góc ban đầu / 3 ;<br />
d0 : sai lệch ban đầu 600m;<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 47<br />
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
va 50m / s ;<br />
u max 300 / s<br />
Áp dụng kết quả mô phỏng phương pháp dẫn đường theo điểm ngắm ảo và<br />
dẫn đường theo mặt trượt tuyến tính trong tài liệu [5].<br />
a) Mô phỏng phương pháp dẫn đường theo điểm ngắm ảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả mô phỏng bám theo đường thẳng sử dụng thuật toán ngắm điểm ảo.<br />
Kết quả mô phỏng cho thấy sau 50s thì hệ thống ổn định, sai số bám là 0.8m, sai<br />
số góc 0.04 rad; tốc độ góc dao động nhiều.<br />
Khi thay đổi hệ số ta thấy nếu chọn nhỏ thì hệ thống mất nhiều thời gian để<br />
ổn định nhưng sai số nhỏ, nếu lớn hệ thống ổn định nhanh nhưng sai số lớn. Khi<br />
sử dụng phương pháp này phụ thuộc vào cách chọn hệ số .<br />
b) Mô phỏng phương pháp dẫn đường sử dụng mặt trượt tuyến tính<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả mô phỏng bám theo đường thẳng sử dụng mặt trượt tuyến tính.<br />
<br />
<br />
<br />
48 P. T. P. Anh, N. Vũ, P. T. Lai, "Chế độ trượt với mặt trượt phi tuyến … đường quỹ đạo."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả mô phỏng cho thấy sau 35 s thì hệ thống ổn định, sai số bám là 0.6 m,<br />
sai số góc 0.005 rad;<br />
c) Mô phỏng phương pháp dẫn đường sử dụng mặt trượt phi tuyến<br />
V V 2 502<br />
r 250m ;<br />
g 10<br />
Ta nhận được kết quả như hình 7 và hình 8. Kết quả mô phỏng cho thấy sau<br />
15 s thì hệ thống ổn định, sai số bám là 0.5 m, sai số góc 0.005 rad;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Kết quả mô phỏng dẫn đường sử dụng mặt trượt phi tuyến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Kết quả mô phỏng đường dẫn của UAV.<br />
So sánh kết quả mô phỏng bằng 3 phương pháp trên nhận thấy khi dùng<br />
phương pháp trượt với mặt trượt phi tuyến hệ thống ổn định nhanh, sai số nhỏ.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
<br />
Chế độ trượt với mặt trượt phi tuyến cũng như mặt trượt tuyến tính đều đảm<br />
bảo tính ổn định của hệ thống.Tuy nhiên do mặt trượt phi tuyến có thể được thiết<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san TĐH, 04 - 2019 49<br />
Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa<br />
<br />
kế để phù hợp với mọi đường quỹ đạo tiệm cận, trong đó có quỹ đạo Dubin nên<br />
thời gian để UAV bám vào đường quỹ đạo trong trường hợp mặt trượt phi tuyến<br />
ngắn hơn so với mặt trượt tuyến tính. Như vậy mặt trượt phi tuyến mang lại hiệu<br />
quả cao trong điều khiển dẫn đường bám quỹ đạo và sẽ là một lựa chọn trong việc<br />
tổng hợp các hệ thống dẫn đường bám quỹ đạo cho UAV.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. S. Park, J. Deystt, and J. How, “Performance and lyapunov stability of a<br />
nonlinear path-following guidance method”, Journal of Guidance, Control, and<br />
Dynamics, vol. 30, no. 6, pp. 1718–1728, 2007.<br />
[2]. D. Nelson, D. Barber, T. McLain, and R. Beard, “Vector field path following for<br />
miniature air vehicles,” IEEE Transactions on Robotics, pp. 519–529, June 2007<br />
[3]. A. Ratnoo, P. Sujit, and M. Kothari, “Optimal path following for high wind<br />
flights,” Proc. of the IFAC World Congress, Aug 2011.<br />
[4]. M. Kothari, I. Postlethwaite, and D. Gu, “A suboptimal path planning algorithm<br />
using rapidly-exploring random trees” International Journal of Aerospace<br />
Innovations, vol. 2, no. 1, pp. 93–104, 2010.<br />
[5]. Pham Thị PhươngAnh, Nguyễn Vũ, Phan Tương Lai, “Về thuật toán bám đư<br />
cho UAV” Nghiên cứu KH&CN quân sự (số 55, tháng 6/2018).<br />
[6]. Macharet DG, Neto AA, Campos MFM, Campos MFM. Nonholonomic<br />
Path Planning Optimization for Dubins’ Vehicles. IEEE International Conference<br />
on Robotics and Automation; 1; Shanghai China 2011.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE SLIDING MODE WITH NON LINEAR SLIDING<br />
IN PATH FOLLOWING OF UAV<br />
<br />
Path following is an important aspect of UAVs. There were some<br />
algorithms which have proposed to manage this aspect, including using sliding<br />
mode. The sliding mode with linear sliding in reality guarantees the stability and<br />
sustainability of system, but due to coefficients of state variable in sliding is<br />
limited, therefore, when closing to origin of coordinates, impacting ability of<br />
system will be restricted. Using non-linear sliding, the quality of system will be<br />
really improved. The results of using non-linear sliding in path following control<br />
to orbit tracking UAVs will be presented in this report.<br />
<br />
Keywords: UAV; Sliding mode; Path following.<br />
<br />
Nhận bài ngày 05 tháng 11 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 02 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2019<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Tự động hóa KTQS/ Viện KH-CNQS;<br />
2<br />
Cục Khoa học quân sự;<br />
3<br />
Viện KH-CNQS.<br />
*<br />
Email: ptpanh2003@yahoo.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
50 P. T. P. Anh, N. Vũ, P. T. Lai, "Chế độ trượt với mặt trượt phi tuyến … đường quỹ đạo."<br />