Chế độ tưới cho cây lúa cấy
lượt xem 19
download
Thời kỳ mạ Mạ có phẩm chất tốt sẽ tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Thời gian sinh trưởng của mạ không dài nhưng cần được chăm sóc đúng kỹ thuật mới có chất lượng tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chế độ tưới cho cây lúa cấy
- Chế độ tưới cho lúa cấy - Thời kỳ mạ Mạ có phẩm chất tốt sẽ tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Thời gian sinh trưởng của mạ không dài nhưng cần được chăm sóc đúng kỹ thuật mới có chất lượng tốt. Chế độ tưới nước cho mạ phải xuất phát từ đặc điểm sinh lý và điều kiện sinh sống của mạ trong những mùa vụ khác nhau mà thay đổi, đảm bảo điều khiển mạ có chất lượng tốt. Cây mạ từ khi gieo đến có 3 lá chủ yếu sử dụng các chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt lúa để xây dựng nên cơ thể của mình, chuẩn bị cho giai đoạn tự dưỡng về sau. Điều kiện cần thiết nhất cho sự sinh trưởng của mạ ở thời kỳ này là nhiệt độ, độ
- ẩm và ôxy. Có đủ 3 yếu tố này thì mạ có khả năng tận dụng tốt các chất dự trữ trong hạt lúa. Vì vậy, chế độ tưới trong thời kỳ này phải tạo điều kiện để cung cấp tốt các yếu tố đó. Muốn thế, phải gieo thành líp và cần giữ mặt líp ẩm ướt bằng cách giữ nước ngập trong các rãnh, mặt líp mạ ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để đất giữ nhiệt tốt, biên độ nhiệt độ đất ngày đêm ít chênh lệch, đất thoáng khí, đủ hàm lượng ôxy cần thiết cho sự hô hấp của bộ rễ. Đất ẩm ướt cũng là điều kiện để cung cấp kịp thời nhu cầu nước cho mạ khi khả năng hút nước của bộ rễ còn yếu. Ruộng mạ bị ngập nước trong thời gian này sẽ làm cho bộ rễ phát triển kém và mạ bị yếu, không thuận lợi
- cho sự sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn sau. Tuy vậy, tuỳ theo sự biến đổi của thời tiết mà chế độ nước có thể bị thay đổi để giúp cho mạ chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Từ khi mạ có 3 lá thật trở về sau: cần giữ bảo hoà nước hay có một lớp nước nông 2 -3 cm để đất nhuyễn, bộ rễ lúa dễ phát triển và hút thức ăn thuận lợi. Khi mạ đã được 5 - 6 lá thì tuỳ tình hình sinh trưởng của chúng và điều kiện thời tiết trong từng vụ mà có biện pháp tưới nước khác nhau để nâng cao phẩm chất mạ. + Đối với mạ chiêm: nếu gặp nhiệt độ cao, mạ sinh trưởng nhanh dễ dẫn đến hiện tượng mạ già, ống vì vậy lúc này cần rút nước trong ruộng mạ để khống chế sự
- sinh trưởng phát triển của chúng. Hiện tượng thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự hút dinh dưỡng của bộ rễ, sinh trưởng bị đình trệ, cây tích luỹ nhiều hydratcarbon làm cho mạ cứng cây, đanh dảnh, phẩm chất tốt. + Đối với mạ mùa: cũng có thể sử dụng biện pháp rút nước. Khi mạ có hiện tượng bị lốp hoặc dinh dưỡng quá mạnh. + Đối với mạ Xuân: thường là giống có năng suất cao, rất mẫn cảm với nước, sau khi mạ được 3 lá nên giữ một lớp nước 2 -3 cm trên mặt ruộng để mạ sinh trưởng nhanh về chiều cao và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển trên lớp đất màu, không gây khó khăn cho công việc nhỗ mạ. - Thời kỳ cây đẻ nhánh
- Đây là thời kỳ quyết định số bông trên đơn vị diện tích nhiều hay ít, chi phối đến năng suất lúa sau này. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để lúa đẻ sớm và có tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu cao là yêu cầu của kỹ thuật thâm canh lúa. Mức tưới ngập khác nhau trong thời kỳ này có ảnh hưởng lớn đến quá trình đẻ nhánh. Nhưng cả 3 vụ, mức tưới từ 5 -10 cm là có lợi nhất cho lúa đẻ nhánh và đạt dảnh hữu hiệu cao. Không có lớp nước ngập hoặc mức nước sâu hơn đều hạn chế khả năng đẻ nhánh và thành bông về sau. + Đối với vụ chiêm và vụ Xuân: tưới mức nước nông tốt hơn mức nước sâu. Ở những ngày nhiệt độ thấp cần giữ một lớp nước từ 5 - 10 cm để tăng cường khả năng
- chịu rét cho lúa. + Trong vụ mùa: mức tưới 10 cm có chiều hướng tốt hơn so với các mức tưới khác. Nguyên nhân là do điều kiện nhiệt độ và ánh sáng. Vụ mùa thường gặp lúc nhiệt độ không khí cao làm cho nhiệt độ đất vùng rễ cao, vượt quá phạm vi nhiệt độ giới hạn sinh lý nên đã ức chế quá trình hút dinh dưỡng và sinh trưởng của lúa. Ngược lại khi lớp nước sâu quá 15 cm lại làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào gốc lúa, làm cho khả năng đẻ nhánh bị đình trệ. Mặt khác, ở mức tưới nông, độ dẫn điện của đất ở vùng rễ và vùng ngoài chênh lệch nhau ít hơn nên sự cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng tương đối
- thuận lợi hơn ở mức nước sâu. Nhiệt độ thấp, ánh sáng yếu thì ảnh hưởng xấu của mức tưới sâu đến quá trình đẻ nhánh càng biểu hiện rõ. Chính vì thế mà trong vụ chiêm, vụ Xuân với mức nước tưới từ 10cm trở lên đều làm giảm sức đẻ nhánh và dãnh hữu hiệu. - Thời kỳ cuối đẻ nhánh đến phân hoá đồng: Gần đây, trong kỹ thuật trồng lúa ở nhiều nước trên thế giới và nước ta đã chú ý đến vấn đề dùng nước để điều tiết sự sinh trưởng, phát triển của lúa. Qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả (Trần Hoa Niên - Trung Quốc, Zamagiu - Nhật Bản. . .) thì rút nước phơi ruộng ở cuối thời kỳ đẻ nhánh và trước lúc phân hoá đồng lúa sẽ
- cho năng suất cao hơn, khối lượng hạt cũng tăng lên. Rút nước phơi ruộng có các tác dụng sau: + Rút nước phơi ruộng dẫn đến cây lúa bị thiếu nước, các hoạt động sinh lý, trao đổi chất cũng như sinh trưởng thân lá, đẽ nhánh đều bị kìm hãm so với lúa không bị rút nước. Thời gian rút nước càng dài, sự thiếu hụt nước bảo hoà càng lớn, mức độ bị kìm hãm càng mạnh. + Trên ruộng bón nhiều phân hữu cơ hoặc ruộng giàu mùn, bị ngập nước thường xuyên, rút nước phơi ruộng tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình phân giải các chất hữu cơ của vi sinh vật háo khí. Sau khi ngập nước trở lại, đất trở nên
- giàu thức ăn dễ tiêu để cung cấp cho cây lúa ở thời kỳ làm đòng, trổ bông. Vì vậy, có thể xem rút nước phơi ruộng trên những chân ruộng này là một biện pháp bón thúc đòng cho lúa. Từ đó cho thấy biện pháp rút nước phơi ruộng ở cuối thời kỳ đẻ nhánh đến phân hoá đồng chỉ nên áp dụng trong các trường hợp sau: + Trên các chân ruộng trũng, nhiều chất hữu cơ hoặc bón nhiều phân chuồng, thường không chủ động khống chế được mực nước tưới. Ruộng bị ngập nước sâu từ - 20 cm trở lên. + Trên các chân ruộng lúa sinh trưởng quá tốt có chiều hướng bị lốp (do bón
- nhiều đạm), sinh trưởng lấn át phát dục có thể dẫn đến làm bông, làm hạt kém hoặc các loại nấm bệnh xâm nhập phá hại nghiêm khối như: đạo ôn, bạc lá, khô đầu lá…. trong những trường hợp mức độ nguy hại lớn nếu cần thiết có thể phải rút nước ở cả những thời kỳ quan khối khác. Ngoài những trường hợp trên thì không nên rút nước phơi ruộng, nhất là đối các giống lúa có năng suất cao, chịu phân và có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn. - Thời kỳ làm đồng đến trổ bông Ở thời kỳ này, nhu cầu nước của cây lúa rất cao. Thiếu nước dù chỉ một thời gian ngắn cũng làm giảm năng suất rõ rệt. Theo nghiên cứu của bộ môn Thủy nông
- trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: khi tưới lớp nước sâu có khả năng hạn chế sự đẽ nhánh vô hiệu. + Lớp nước 10 - 15 cm đến 20 - 25 cm, lúa mùa trổ bông sớm hơn 2 - 3 ngày và thời gian trổ bông cũng rút ngắn được 2 - 3 ngày so với lớp nước tưới nông hơn. + Lúa chiêm, Xuân khi mức tưới sâu 22 – 25 cm thời gian trổ bông lại kéo dài hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do đặc tính đẻ nhánh không tập trung trong điều kiện nhiệt độ thấp của thời tiết. Khi ngập nước sâu, sinh trưởng phát dục của một số dảnh lúa đẻ sau có khả năng thành bông bị kìm hãm. Lớp nước
- sâu các đốt sâu ở phía gốc kéo dài hơn, cây vươn cao. Không có lớp nước hoặc có lớp nước nông nhánh vô hiệu kéo dài thời gian sinh trưởng, luá trổ bông chậm và thời gian trổ bông kéo dài hơn. + Mức nước tưới khác nhau cũng dẫn đến khả năng tích luỹ chất khô giảm. Không có lớp nước trên ruộng, khối lượng khô và bông hạt đều giảm rõ rệt so với có lớp nước. Điều này chứng tỏ ở thời kỳ làm đòng lớp nước trên mặt ruộng là cần thiết cho quá trình dinh dưỡng và tích luỹ chất khô. Mức nước tưới 25 cm, khối lượng khô của thân lá, bông hạt bắt đầu giảm sút. + Mức nước tưới khác nhau ở thời kỳ này còn dẫn đến sự tích luỹ các chất
- đạm, lân, kali trong các bộ phận của cây lúa thay đổi. Không có lớp nước, hàm lượng đạm, lân tổng số trong thân thấp, trong lá đòng cao nhưng trong bông, hạt lại thấp. Có thể do sự thiếu nước đã ảnh hưởng đến sự hút dinh dưỡng, sự vận chuyển các chất dự trữ từ lá vào bông, hạt. Mức nước tưới 25 cm hàm lượng lân tổng số trong các bộ phận giảm, nhất là ở lá đòng và bông, hạt. Ở mức tưới 10 - 15 cm hàm lượng lân trong lá đòng, đạm, lân trong bông, hạt có chiều hướng cao hơn và hàm lượng đạm trong lá đòng lại giảm. + Sự khác nhau về mức nước tưới ở thời kỳ này đã dẫn đến sự chênh lệch về năng suất hạt lúc chín. Mức nước 20 - 25 cm, số hạt trên bông ít, khối lượng hạt và
- năng suất thấp, do mức nước sâu đã ảnh hưởng đến sự phân hoá đòng và tập trung chất dinh dưỡng sau này vào bông, hạt. Không có lớp nước, khối lượng hạt giảm. Mức nước 5 - 15 cm lúa có số bông nhiều. Đối với mức nước 10 - 15 cm số hạt trên bông lớn, khối lượng 1000 hạt cao dẫn đến năng suất cao. - Thời kỳ trổ đến chín Sau khi lúa trổ bông, các sản phẩm quang hợp tích luỹ ở thân lá được chuyển vào bông hạt. Vì vậy, ở thời kỳ này cây thiếu nước sẽ ảnh hưởng lớn đến độ mẩy của hạt và khối lượng hạt, năng suất giảm. Nhưng nếu giữ nước dài thì lúa chín chậm, hàm lượng nước trong hạt cao và chất lượng hạt kém. Vậy rút nước vào lúc
- nào để lúa tích luỹ chất dinh dưỡng vào hạt tốt nhất, chín sớm, thuận lợi cho công tác thu hoạch trên đồng ruộng và chuẩn bị làm đất vụ sau là một vấn đề có ý nghĩa lớn trong sản xuất. Rút nước sớm hay muộn trong thời kỳ này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khả năng giữ ẩm của đất và đặc tính của các giống lúa khác nhau. + Rút nước lúc chín sữa thì hàm lượng đạm, lân, kali trong thân lá, hạt đều thấp do lúc này cây vẫn còn hút các chất dinh dưỡng. + Rút nước lúc chín sáp gây trở ngại cho sự vận chuyển các chất đạm, lân, kali từ thân lá vào hạt. + Rút nước lúc lúa cứng hạt đối với lúa chiêm vẫn làm giảm khả năng vận
- chuyển đạm từ lá đòng vào hạt. Đối với lúa mùa rút nước lúc này hàm lượng đạm, lân, kali trong hạt đạt trị số cao nhất. + Giữ lớp nước trên ruộng cho tới lúc chín hẳn: đối với lúa chiêm thì hàm lượng đạm, lân, kali trong lá cao nhất. Đối với lúa mùa vẫn đạt cao nhất nhưng khối lượng hạt lại giảm hơn so với với rút nước lúc cứng hạt. Về các yếu tố năng suất cũng cho thấy rõ là đối với lúa chiêm rút nước trước lúc chín hẳn đều làm tăng số hạt lép, giảm khối lượng 1000 hạt và dẫn đến giảm năng suất từ 6,3 – 18 %. Đối với lúa mùa, rút nước lúc lúa cứng hạt không ảnh hưởng gì đến năng suất, rút nước lúc chín sữa, chín sáp giảm 2 – 11 % năng suất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số kỹ thuật tưới cây lương thực và hoa màu
140 p | 360 | 119
-
Các giải pháp làm giảm mức tưới và kỹ thuật tưới
105 p | 213 | 85
-
Chế độ tưới cho lúa gieo thẳng
7 p | 110 | 22
-
Chế độ tưới nước cho lúa
3 p | 121 | 17
-
Nông Nghiệp - Kỹ Thuật Tưới Cây Nông Nghiệp phần 5
14 p | 97 | 16
-
Chế độ tưới cho lúa cấy
4 p | 137 | 14
-
Chế độ tưới cho lúa cấy - Thời kỳ cây đẻ nhánh
3 p | 126 | 14
-
Quy trình khai thác và chế biến măng
3 p | 108 | 10
-
Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và chế độ tưới đến sinh trưởng và năng suất lúa OM5451 trên đất xâm nhập mặn tại Long Mỹ, Hậu Giang
6 p | 83 | 3
-
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm độ đất và tưới nước đến sản xuất chè vụ Đông Xuân tại Phú Thọ
7 p | 62 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn