intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ tưới cho mía

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

184
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mía là cây hàng năm nhưng có thời gian sinh trưởng dài 10 - 12 tháng. Do đó bất cứ trồng ở vùng nào, mía cũng sinh trưởng qua vụ hanh khô, thiếu lượng nước cần thiết để đạt được năng suất cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ tưới cho mía

  1. Chế độ tưới cho mía Mía là cây hàng năm nhưng có thời gian sinh trưởng dài 10 - 12 tháng. Do đó bất cứ trồng ở vùng nào, mía cũng sinh trưởng qua vụ hanh khô, thiếu lượng nước cần thiết để đạt được năng suất cao. Mía là cây trồng chịu hạn và chịu úng hơn các cây trồng khác nhưng tưới nước cho mía vẫn là điều kiện cần để đạt năng suất cao. Theo nhu cầu sinh lý của cây mía, thời kỳ sinh trưởng đầu và cuối, mía cần ít nước hơn thời kỳ làm đốt vươn cao. - Thời kỳ nảy mầm: độ ẩm thích hợp nhất là 70 – 80 %. Độ ẩm 90 – 100 % mía nảy mầm nhanh, mầm khoẻ, nhất là trên các loại đất nhẹ, thoáng khí tốt. Độ ẩm
  2. 40 – 50 % thời gian nảy mầm của mía kéo dài và chậm tới 6 - 8 ngày, đồng thời không đạt được 100 % tỷ lệ nảy mầm. Ở thời kỳ này nếu độ ẩm đất thấp dưới 70 % thì nên tưới nước cho mía ngay sau khi trồng. Lượng nước tưới vào khoảng 350 – 400 m 3/ha để đảm bảo sau khi tưới, đất đạt đến giới hạn độ ẩm tối đa. Đối với mía nên áp dụng phương pháp tưới rãnh. Rãnh tưới cũng chính là rãnh đặt hom. Sau khi bón phân, đặt hom xong thì tưới. - Thời kỳ mía đẻ nhánh: đây là thời kỳ quyết định mật độ cây trên đơn vị diện tích và cũng là thời kỳ mía cần điều kiện dinh dưỡng tốt từ môi trường. Đủ phân, đủ nước mía đẻ sớm, đẻ tập trung, về sau mía sinh trưởng tốt và chín đều, phẩm chất
  3. tốt. Độ ẩm đất 70 – 80 % mía đẻ sớm và sức đẻ nhánh cao, độ ẩm 90 – 100 % mía đẻ chậm, độ ẩm đất 40 – 50 % không thuận lợi cho mía đẻ nhánh. Khi độ ẩm < 70 % tiến hành tưới. Mức tưới 400 – 500 m 3/ha. Sử dụng phương pháp tưới rãnh xen kẽ giữa các hàng mía. Nên tưới sau khi đã bón thúc để phát huy hiệu lực của phân bón. Nếu sau khi tưới 20 ngày mà không có mưa có thể tưới lần thứ 2. - Thời kỳ mía làm đốt, vươn lóng: là thời kỳ quyết định khối lượng cây cao hay thấp. Thời kỳ này lượng nước cần cho mía chiếm trên 60 % tổng lượng nước cần trong suốt quá trình sinh trưởng và hiệu suất sử dụng nước cao nhất. Để tạo nên
  4. 1 kg chất khô ở thời kỳ đẻ nhánh, mía cần 500 kg nước, nhưng ở thời này mía chỉ cần 350 kg. Độ ẩm đất thích hợp trong thời kỳ này nằm trong giới hạn 70 – 80 % đến 90 – 100 % + Thời kỳ vươn lóng là thời kỳ khủng hoảng nước của cây mía, do đó khi thiếu nước ở thời kỳ này cần phải tưới. Khu vực Miền Trung, do ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, nhiều khi kéo dài hàng tháng, độ ẩm đất vầ độ ẩm không khí xuống rất thấp, mía cằn cỗi, các lóng ngắn biểu hiện thiếu nước nghiêm khối. Tưới nước trong thời kỳ này có thể là tăng suất mía tới 100 %. Mía là cây trồng hàng rộng, khoảng cách hàng từ 1,3 - 1,5 m sau khi vun gốc
  5. giữa các hàng mía hình thành những rãnh sâu, rộng sử dụng làm rãnh tưới rất tốt. Nước tưới dẫn vào ngập 2/3 rãnh và để nước từ từ thấm đều vào đất. Lượng nước tưới mỗi lần 400 – 500 m 3/ha, sau 20 ngày nếu trời không mưa thì tưới lần 2. - Thời kỳ chín: yêu cầu nước giảm dần, độ ẩm đất thích hợp khoảng 50 – 60 %. Thời kỳ này không cần phải tưới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2