intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chết trong giấc ngủ

Chia sẻ: Lau Thai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngưng thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp, có khả năng gây nguy hiểm và cả những biến chứng tử vong. Hầu hết bệnh nhân không biết mình đang mắc chứng bệnh này vì dấu hiệu ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ. Bệnh nhân thường đi khám bệnh vì các triệu chứng thông thường như nhức đầu, mệt mỏi,... Do đó các bác sĩ, nếu không phải là những chuyên gia về giấc ngủ, thường ít nghĩ đến và có thể không phát hiện được hội chứng này trong những buổi khám bệnh hàng ngày. Cũng không có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chết trong giấc ngủ

  1. Chết trong giấc ngủ
  2. Ngưng thở khi ngủ là bệnh lý thường gặp, có khả năng gây nguy hiểm và cả những biến chứng tử vong. Hầu hết bệnh nhân không biết mình đang mắc chứng bệnh này vì dấu hiệu ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ. Bệnh nhân thường đi khám bệnh vì các triệu chứng thông thường như nhức đầu, mệt mỏi,... Do đó các bác sĩ, nếu không phải là những chuyên gia về giấc ngủ, thường ít nghĩ đến và có thể không phát hiện được hội chứng này trong những buổi khám bệnh hàng ngày. Cũng không có xét nghiệm máu nào có thể giúp ích cho việc chẩn đoán. Ngưng thở khi ngủ là gì? Ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh có những cơn ngưng thở hoàn toàn trong ít nhất 10 giây trong giấc ngủ và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có ba dạng:
  3. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: xảy ra do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn trong khi ngủ (do lưỡi, các mô ở thành sau họng quá to hay xương hàm bất thường). Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương: khi não không gửi được những tín hiệu thích hợp để điều khiển cơ hô hấp, trong những trường hợp người bệnh bị tổn thương não. Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp: gồm cả hai dạng kể trên. Do tính chất vấn đề khá rộng, nên trong phạm vi bài viết này, xin phép chỉ tập trung trình bày ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bởi đây là dạng thường gặp nhất. Những dạng khác, xin hẹn dịp khác sẽ trò chuyện cụ thể hơn với bạn đọc. Những dấu hiệu phải cảnh giác
  4. “Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở tuổi trung niên, tăng dần theo tuổi, nam nhiều hơn nữ, người béo phì” Một trong những dấu hiệu thường gặp của ngưng thở khi ngủ là ngáy to khi ngủ. Có những cơn ngưng thở về đêm, thở phì phò, thở hổn hển vào cuối thời kỳ ngưng thở. Thức giấc ban đêm vì cảm giác ngộp thở. Tiếng ngáy thường to nhất khi nằm ngửa, giảm đi khi nằm nghiêng. Theo thời gian, ngáy xảy ra thường xuyên hơn và to hơn. Người bệnh thường không biết mình đang gặp vấn đề về giấc ngủ cũng như mức độ nặng của nó. Người trong gia đình và người ngủ chung có thể phát hiện các triệu chứng này. Tuy nhiên không phải mọi người bị ngáy đều bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Một triệu chứng khác cũng thường gặp của hội chứng ngưng thở khi ngủ là buồn ngủ ban ngày quá mức. Bệnh nhân có thể ngủ trong khi đang làm việc, thậm chí khi đang lái xe. Các biểu hiện khác của hội chứng
  5. ngưng thở khi ngủ có thể là nhức đầu vào buổi sáng, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, dễ cáu gắt, trầm cảm, thay đổi tính tình, tiểu ban đêm nhiều lần, khô cổ khi thức giấc… Ở trẻ em, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra tình trạng hiếu động thái quá, hay gây gổ, giảm thành tích học tập, tiểu dầm… Ai dễ ngưng thở khi ngủ? Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở tuổi trung niên, tăng dần theo tuổi, nam nhiều hơn nữ. Những người có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ là những người béo phì (có nguy cơ gấp ba lần người bình thường); bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên (phì đại amiđan, hàm nhỏ, hàm ra sau, lưỡi quá to, tắc mũi…); nghiện rượu, sử dụng thuốc an thần, chất gây nghiện; trong gia đình có người bị ngưng thở khi ngủ; đang mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược giáp, suy tim, bệnh mạch máu não…
  6. Người bị ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim; mắc bệnh lý mạch máu não, tăng hồng cầu trong máu... thậm chí tử vong. Ngoài ra việc ngủ ngày quá mức còn có thể dẫn đến tai nạn lao động, tai nạn giao thông, giảm chất lượng cuộc sống. Ngưng thở khi ngủ có thể trị dứt Hỏi kỹ bệnh sử và thăm khám lâm sàng cẩn thận, bác sĩ có thể nghi ngờ một người có hay không hội chứng ngưng thở khi ngủ. Người này sẽ được cho trả lời bảng câu hỏi tầm soát. Nếu nghi ngờ có hội chứng ngưng thở khi ngủ thì người bệnh sẽ được đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán chính xác hơn. Có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này. Chọn phương pháp nào sẽ tuỳ thuộc mức độ nặng của bệnh, các bất thường đường hô hấp trên, các bệnh lý đi kèm:
  7. Máy thở áp lực dương liên tục (CPAP): đây là cách điều trị được ưu tiên chọn lựa hiện nay. Máy sẽ bơm nhẹ nhàng một luồng khí áp lực dương qua một mặt nạ để giữ đường thở mở rộng trong khi ngủ giúp nhịp thở trở nên đều đặn, ngưng ngáy. Phương pháp điều trị này đạt hiệu quả cao nhưng nhiều khi lại không được người bệnh tuân thủ. Dụng cụ đẩy xương hàm dưới ra trước và hệ thống trụ nâng khẩu cái: dụng cụ này sẽ được gắn vào trong miệng người bệnh khi ngủ, giúp mở rộng đường thở, thích hợp cho người bị mức độ nhẹ và vừa. Phẫu thuật: mục đích làm cho đường thở mở rộng hơn, tắc nghẽn vì thế ít xảy ra hơn. Có nhiều phương pháp phẫu thuật với tỷ lệ thành công khác nhau: chỉnh hình đường hô hấp trên (chẳng hạn cắt bỏ lưỡi gà), cắt bỏ amiđan, cắt các mô thừa khác nếu quá to. Thông thường người bệnh không biết mình đang bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Người thân hay người
  8. ngủ chung giường thường sẽ là người đầu tiên phát hiện ra dấu hiệu bệnh này. Vì vậy, người thân của bệnh nhân có thể giúp đỡ bệnh nhân bằng nhiều cách: cho người bệnh biết nếu người này ngáy to và bị ngừng thở; khuyến khích bệnh nhân đến bác sĩ; giúp bệnh nhân theo đuổi kế hoạch điều trị, bao gồm cả thở máy CPAP; và nhất là động viên tinh thần người bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2