Cơn hoảng loạn
lượt xem 10
download
Cơn hoảng loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Khi bạn ở một mình. Ở với người khác, ở nhà, ở nơi công cộng. Đánh thức bạn từ giấc ngủ ngon. Đột nhiên, tim của bạn đập nhanh, mặt bạn nóng bừng và thở gấp. Bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, không kiểm soát được. Một số người thậm chí cảm thấy mình sắp chết. Bạn có thể bị cơn hoảng loạn là cơn sợ hãi tột cùng đột ngột gây ra các phản ứng thực thể trong cơ thể bạn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơn hoảng loạn
- Cơn hoảng loạn Cơn hoảng loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Khi bạn ở một mình. Ở với người khác, ở nhà, ở nơi công cộng. Đánh thức bạn từ giấc ngủ ngon. Đột nhiên, tim của bạn đập nhanh, mặt bạn nóng bừng và thở gấp. Bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, không kiểm soát được. Một số người thậm chí cảm thấy mình sắp chết. Bạn có thể bị cơn hoảng loạn là cơn sợ hãi tột cùng đột ngột gây ra các phản ứng thực thể trong cơ thể bạn. Nhiều người, cho rằng họ đang bị cơn đau tim, đã chạy đến phòng cấp cứu. Những người khác cố bỏ qua các triệu chứng, không thừa nhận là họ đang bị cơn hoảng loạn. Mặc dù trước kia các cơn hoảng loạn thường bị coi là kích động thần kinh hoặc stress, hiện nay chúng được xem như một bệnh có thể gây tàn phế nhưng có thể điều trị được. 10-20% số người Mỹ bị cơn hoảng loạn một vài lần trong đời. Phụ nữ dễ bị cơn hoảng loạn hơn nam giới.
- Dấu hiệu và triệu chứng Cơn hoảng loạn thường bắt đầu đột ngột, đạt đỉnh điểm trong 10 phút và kéo dài khoảng nửa giờ. Nhưng các cơn hoảng loạn có nhiều biến thể. Chúng có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí, trong một số trường hợp, kéo dài suốt ngày. Bạn có thể thấy mệt mỏi và kiệt sức sau khi cơn hoảng loạn lắng xuống. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gồm: Nhịp tim nhanh Vã mồ hôi Run Thở gấp Ớn lạnh Bốc hỏa Buồn nôn Co rút bụng
- Đau ngực Chóng mặt Nghẹt cổ Nuốt khó Cảm giác sắp chết Những rối loạn khác như sắp bị cơn đau tim, cường tuyến giáp hoặc cai nghiện ma túy, có thể gây các triệu chứng tương tự cơn hoảng loạn. Cơn hoảng loạn xảy ra cùng với trầm cảm không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân Các nhà nghiên cứu không biết chắc điều gì gây ra cơn hoảng loạn. Di truyền, stress và một số yếu tố sinh hóa có thể có vai trò. Nguy cơ bị cơn hoảng loạn tăng nếu bạn có người thân ruột thịt bị bệnh này. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng phản ứng chạy trốn hoặc chống trả tự nhiên của cơ thể trước mối nguy hiểm có liên quan. Ví dụ, nếu một con gấu đuổi theo bạn, cơ thể bạn sẽ phản ứng thep bản năng. Tim và nhịp thở của bạn sẽ nhanh hơn khi cơ thể bạn phải đối mặt với tình huống đe dọa đến tính mạng. Nhiều phản ứng tương tự xảy ra trong cơn hoảng loạn. Không thấy
- yếu tố gây stress rõ rệt, nhưng có điều gì đó báo động hệ thống cảnh giác của cơ thể. Khi nào cần đi khám Nếu các cơn hoảng loạn xảy ra thường xuyên ³4 cơn/tháng hoặc nếu nỗi lo sợ bị chúng ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn, bạn có thể bị môt chứng bệnh được gọi là rối loạn hoảng loạn. Chứng bệnh này có thể cản trở mạnh cuộc sống của bạn. Cũng có thể các rối loạn khác như sắp bị cơn đau tim, cường giáp hoặc cai nghiện ma túy có thể gây các triệu chứng như cơn hoảng loạn. Hãy đến khám bác sĩ để xem nguyên nhân gây các triệu chứng của bạn là gì. Bác sĩ có thể chuyển bạn tới khám chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý. Sàng lọc và chẩn đoán Bác sĩ sẽ yếu cầu bạn mô tả các triệu chứng, tần suất và hoàn cảnh xảy ra. Bạn có thể phải khám thực thể toàn diện xác định liệu các bệnh khác không phải cơn hoảng loạn có phải là nguyên nhân gây các triệu chứng của bạn hay không. Các bệnh khác này có thể gồm bệnh tim hoặc cường giáp. Nếu bạn không có bệnh kèm theo, bác sĩ có thể chẩn đoán rối loạn hoảng loạn dựa trên các triệu chứng và tần suất của các triệu chứng này.
- Biến chứng Rối loạn hoảng loạn có thể gây tàn phế và phá hủy. Mối lo sợ các cơn lo sợ tái phát có thể làm cho bạn chấp nhận hành vi né tránh, từ chối những rủi ro mà phần lớn mọi người coi là tình huống bình thường, như đi dạo mát hoặc ở nhà một mình. Bạn có thể sợ hãi nối sợ hãi. Ở trẻ em, cơn hoảng loạn có thể cản trở sự phát triển bình thường, phá vỡ cuộc sống xã hội và học hành của trẻ. Thí dụ, trẻ em và trẻ vị thành niên, có thể không đi học hoặc thậm chí không rời nhà để tránh những tình huống mà chúng lo sợ sẽ bị cơn hoảng loạn. Bị rối loạn hoảng loạn cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử, nghiện rượu và ma túy. Điều trị Điều trị cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng loạn rất có hiệu quả. Triển vọng rất tốt nếu bạn tìm kiếm sự giúp đỡ, và phần lớn mọi người có thể trở lại các hoạt động hằng ngày. Điều trị có thể bao gồm: Thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm như sertralin (Zoloft), paroxetin (Paxil), imipramin (Tofranil, Presamin) hoặc desipramin
- (Norpramin, Pertofran). Các thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả phòng ngừa các cơn tái phát. Ở một số trường hợp, thuốc làm giảm lo âu, như lorazepam (Ativan, Azepam) hoặc alprazolam (Xanax), có thể được dùng đơn thuần hoặc phối hợp với các thuốc khác. Hiệu quả cũng khác nhau. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của rối loạn và đáp ứng của bạn với liệu pháp điều trị. Liệu pháp hành vi ý thức. Trong các buổi điều trị bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý, bạn được học cách hiểu tốt hơn về cơn hoảng loạn và cách đối phó với chúng. Trong phần ý thức của liệu pháp, bạn học cách nhận thức được điều gì gây ra cơn hoảng loạn hoặc làm cho chúng nặng thêm. Phần hành vi của liệu pháp gồm học cách đối phó với lo âu, như dùng các kỹ thuật thở và thư giãn. Nếu bạn tránh những tình huống thông thường vì sợ các cơn hoảng loạn xảy ra, liệu pháp hành vi có thể giúp bạn vượt qua sự lảng tránh đang hạn chế chất lượng sống của bạn. Phần lớn mọi người chỉ cần 8-10 bước điều trị. Thường không cần liệu pháp tâm lý dài ngày để kiểm soát các cơn hoảng loạn. Một số người khá hơn khi dùng thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp trên. Nhưng phối hợp cả 2 tỏ ra có hiệu quả tốt nhất. Kỹ năng đối phó
- Học cách thư giãn có thể giúp bạn đương đầu với cơn hoảng loạn. Bạn có thể học cách thư giãn qua các kỹ thuật khác nhau như thiền, thư giãn cơ, thở thư giãn và tưởng tượng. Thư giãn không chỉ là để thoát khỏi những căng thẳng của công việc hằng ngày và stress. Nó là hoạt động đặc biệt, có chủ ý tích cực và hài lòng, cảm giác thư thái trong tâm hồn. Thư giãn thực sự đòi hỏi sự nhạy cảm với nhu cầu cơ bản về sự yên tĩnh, tự hiểu biết, suy nghĩ chín chắn và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu này. Các kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm bớt những khó chịu và thời gian bị các triệu chứng stress như đau đầu, lo âu, huyết áp cao, khó ngủ, thở gấp, và cắn hoặc nghiến răng. Một cách đ ơn giản là tự đưa bạn thoát khỏi tình huống stress, đóng cửa với thế giới bên ngoài và tập trung vào cơ thể. Các bước dưới đây có thể giúp bạn thư giãn: Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái và nhắm mắt lại. Thả lỏng hàm và mi mắt, nhưng không nhắm chặt. Dùng trí óc rà soát khắp cơ thể, bắt đầu từ ngón chân và từ từ đi qua chân, mông, thân mình, cánh tay, bàn tay, ngón tay, cổ và đầu. Tập
- trung vào từng bộ phận. Nơi bạn thấy căng thẳng, hãy tưởng tượng nó đang tan ra. Căng cơ ở một vùng cơ thể và giữ chúng trong khi đếm đến 5 hoặc hơn trước khi thư giãn hoặc chuyển sang vùng kế tiếp. Đây là phương pháp tốt để giảm căng thẳng. Căng cơ ở mặt, vai, cánh tay, chân và mông. Cho phép nghĩ lan man, nhưng không tập trung vào bất cứ điều gì. Nhiều người thấy tự ám thị rất có ích: tự ám thị rằng bạn đang thư giãn và bình tĩnh, rằng bàn tay bạn nặng và ấm hoặc lạnh nếu bạn nóng, tim bạn đập ổn định hơn và bạn cảm thấy hoàn toàn thư thái. Thở chậm, đều và sâu trong suốt quá trình. Khi bạn thư giãn, hãy tưởng tượng là bạn đang ở một nơi ưa thích hoặc ở một nơi rất đẹp và yên tĩnh. Sau 5-10 phút, từ từ thoát khỏi trạng thái này. Nghỉ ngơi và giải trí Các hoạt động nghỉ ngơi và giải trí cũng có thể giúp giảm stress. Bí quyết để có kết quả tốt nhất từ các hoạt động nghỉ ngơi và thư giãn rất đơn giản: tìm các hoạt động khiến bạn thoải mái. Nếu kết quả là một sản phẩm
- nghệ thuật, kỹ năng âm nhạc, học vấn nâng cao hoặc thể lực tốt hơn, thật là tuyệt. Nhưng nhớ rằng thư giãn, chứ không phải thành tích, là lý do chính để bạn tham gia vào hoạt động này. Hãy dành ít nhất nửa giờ mỗi ngày cho các kỹ thuật thư giãn và hoạt động giải trí. Hầu hết mọi người thừa nhận trách nhiệm phải đáp ứng kỳ hạn và nhiệm vụ do người khác đặt ra, nhưng điều quan trọng không kém là phải đáp ứng nhu cầu thư giãn và giải trí của tinh thần và cơ thể bạn. Để giữ được sự thăng bằng tinh thần trong cuộc sống căng thẳng và bận rộn, hãy tạo điều kiện để bạn có thể thư giãn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN (Kỳ 3)
5 p | 140 | 17
-
RỐI LOẠN TƯ DUY (Kỳ 3)
7 p | 114 | 14
-
Vết cắn (Phần 1)
5 p | 114 | 12
-
Làm thế nào để trấn an các nỗi sợ của trẻ
7 p | 109 | 11
-
Loạn thần sau khi sinh
3 p | 124 | 11
-
SÁCH LINH KHU - THIÊN 34: NGŨ LOẠN
8 p | 85 | 10
-
Xử trí trường hợp nấc cục
6 p | 96 | 10
-
RỐI LOẠN Ý THỨC (Kỳ 2)
5 p | 108 | 9
-
Cảnh giác với loạn thần sau sinh
6 p | 116 | 6
-
Bé hoảng loạn tâm lý khi đi trẻ
4 p | 62 | 5
-
Cúm A/H1N1: 10 điều cần biết
6 p | 68 | 5
-
Chẩn đoán và can thiệp trẻ em tự kỷ vẫn còn bỏ ngỏ
4 p | 87 | 5
-
Hãy cho con niềm vui
6 p | 60 | 4
-
Để an toàn và giảm đau khi đẻ
3 p | 79 | 4
-
Rối loạn tiêu hóa do ép trẻ ăn uống quá nhiều
5 p | 66 | 3
-
Trẻ ngủ hay giật mình hoảng hốt
2 p | 109 | 3
-
Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
5 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn