intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để trấn an các nỗi sợ của trẻ

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

110
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ con thường xuyên gặp ác mộng. Nhưng ngày nay các cơn mộng ấy có khi còn tệ hơn. Làm thế nào để giúp trẻ thôi hoảng loạn và ngủ tốt hơn. Máy bay đâm vào những tòa nhà chọc trời. Người nổi loạn Hãy dỗ dành khi bé sợ hãi. buông những lời đe dọa đáng sợ. Phụ nữ và trẻ em hoảng sợ bỏ chạy khỏi đất nước của họ. Những hình ảnh đó đã được phát đi phát lại trên màn hình ti-vi kể từ ngày 11/9 rõ ràng đã ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ chúng ta. Với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để trấn an các nỗi sợ của trẻ

  1. Làm thế nào để trấn an các nỗi sợ của trẻ Trẻ con thường xuyên gặp ác mộng. Nhưng ngày nay các cơn mộng ấy có khi còn tệ hơn. Làm thế nào để giúp trẻ thôi hoảng loạn và ngủ tốt hơn. Máy bay đâm vào những tòa nhà chọc trời. Người nổi loạn buông những lời đe dọa Hãy dỗ dành khi bé sợ đáng sợ. Phụ nữ và trẻ em hãi. hoảng sợ bỏ chạy khỏi đất nước của họ. Những hình ảnh đó đã được phát đi phát lại trên màn hình ti-vi kể từ ngày 11/9 rõ ràng đã
  2. ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ chúng ta. Với trẻ em, không chỉ bị ảnh hưởng bởi những gì diễn ra trên truyền hình mà còn phải hứng chịu sự bất an của bố mẹ, buổi tối bắt đầu trở nên đặc biệt đáng sợ. Những cơn ác mộng tệ hơn bắt đầu gia tăng. Ban đầu, bạn có thể không biết chính xác điều gì đang làm phiền con bạn, tiến sĩ Jodi Mindell – Phó giám đốc của Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại bệnh viện Nhi Đồng của Philadelphia cho biết, bởi vì những hình ảnh trong các cơn ác mộng không thường là những hình dung chính xác. “Trẻ con có thể bảo rằng chúng mơ về những con quái vật, chứ không phải là những tòa cao ốc đang bị cháy”, cô nói. Tuy nhiên, bạn có thể biết chúng sợ hãi khi những đôi bàn tay nhỏ run rẩy ôm chặt bạn hoặc những tiếng khóc của chúng đánh thức bạn giữa đêm. Để thoát khỏi những cơn ác mộng – bất kể chúng bắt nguồn từ đâu – bạn cần phải có một khởi đầu tốt trước giờ đi ngủ.
  3. • Tắt các kênh tin tức khi trẻ đang ở xung quanh. Và giới hạn sự tiếp xúc của chúng với các thể loại phim kinh dị và các trò video games. chuyện êm đềm sẽ đưa bé vào giấc ngủ nhẹ nhàng hơn. Ảnh: Images • Chọn những hoạt động nhẹ nhàng (chứ không phải là nô đùa ầm ĩ hoặc xem phim hoạt hình) trước giờ đi ngủ. Hãy để dành việc thoải mái nhất – xoa lưng hay một câu chuyện kể vào cuối cùng. Hãy đảm bảo rằng điều đó diễn ra trong phòng ngủ của con bạn, chứ không phải là phòng khách hoặc phòng sinh hoạt.
  4. • Với những trẻ lớn hơn, hãy nói về ngày mai và các hoạt động mà chúng đang mong chờ đến. Đây không phải là thời điểm để cùng nói về những điều bất hạnh, tuy nhiên bạn có thể quay lại cuộc thảo luận đó vào thời điểm khác trong ngày và điều này có thể giúp chế ngự các cơn ác mộng. • Nhận biết khi nào các cơn ác mộng báo hiệu những điều bất thường nghiêm trọng. Giấc mơ lặp đi lăp lại có thể là một dấu hiệu, tiến sĩ Patricia Garfield – đồng sáng lập Hiệp hội nghiên cứu các giấc mộng – cho biết. Và gặp các cơn ác mộng ở mức độ thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu khác. Do vậy, các bậc cha me nên cố gắng chú ý để phát hiện ra nếu xuất hiện một kiểu mô hình: Trẻ chỉ gặp ác mộng khi chúng ở bên cạnh một người bạn hay một người giữ trẻ nào đó. Giải quyết được những vấn đề gặp phải vào ban ngày có thể giúp làm buổi đêm khá hơn. Nếu không, một cuộc trò chuyện với bác sĩ nhi đồng của bạn (và cũng có thể bạn sẽ được giới thiệu đến một nhà tư vấn tâm lý) là một giải pháp tốt.
  5. • Đừng cố dẹp bỏ những lo lắng với suy nghĩ “chỉ là giấc mơ thôi mà”. Một đứa bé lên ba, lên bốn cần được cho biết những bằng chứng rõ ràng, Mindell nói. “Hãy cho chúng thấy rằng con chó không bị thương gì và rằng em gái bé bỏng vẫn ngủ ngoan trong nôi”. hích bé kể về giấc mơ của mình. Ảnh: Images • Hãy giúp con trẻ mô tả những giấc mơ của chúng. Và nghiền ngẫm một cách im lặng những gì xảy ra trong đó. Ca ngợi bất cứ chi tiết nào cho thấy rằng chúng đã có một hành động tốt – ví dụ như hét lại con
  6. quái vật. “Điều này có thể rất có ích bởi nó cho thấy được rằng trẻ có khả năng và sức mạnh để thay đổi giấc mơ của mình,” Garfield cho biết. • Hãy góp ý các cách có thể giúp làm giấc mơ bớt đáng sợ hơn. Một bệnh nhân mà Garfield đã từng gặp có thể học cách làm sao để “đặt một dấu X to vào những đoạn phim mà cô bé không thích”, một trẻ khác thì “đổi kênh” ngay trong đầu. Vậy nên trẻ của bạn cũng có thể có những cách riêng của mình. • Bảo với trẻ rằng có những người khác học chia sẻ các nỗi sợ ấy của chúng. Đọc những sách có liên quan đến những cơn ác mộng viết theo hướng nhẹ nhàng có thể tạo ra sự an tâm thư thái. Các cuốn sách ưa thích của các chuyên gia như: Những vật hoang dại ở đâu (Where the Wild Things Are) của Maurice Sendak , Có một cơn ác mộng trong tủ áo (here's a Nightmare in My Closet) của Mercer Mayer, và Hãy Đi Ngay, Quái Vật To Màu Xanh! (Go Away, Big Green Monster!) của Ed Emberley.... Bạn cũng có
  7. thể tìm mua những cuốn tương tự để cùng chia sẻ với bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2