intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chị em không nên chủ quan tác hại của táo bón

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

77
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù táo bón không phải là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng tác hại của nó không nên chủ quan. Táo bón làm tăng lượng độc tố tồn đọng trong cơ thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn nội tiết và mất cân bằng các nguyên tố vi lượng, xuất hiện sắc tố da, ngứa, khô tóc và dễ bị nám, mụn trứng cá cũng như các vấn đề về da khác. Táo bón cũng có thể gây ra các triệu chứng như mất cảm giác ngon miệng, bơ phờ, chóng mặt, mệt mỏi, một thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chị em không nên chủ quan tác hại của táo bón

  1. Chị em không nên chủ quan tác hại của táo bón Mặc dù táo bón không phải là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng tác hại của nó không nên chủ quan. Táo bón làm tăng lượng độc tố tồn đọng trong cơ thể, dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn nội tiết và mất cân bằng các nguyên tố vi lượng, xuất hiện sắc tố da, ngứa, khô tóc và dễ bị nám, mụn trứng cá cũng như các vấn đề về da khác. Táo bón cũng có thể gây ra các triệu chứng như mất cảm giác ngon miệng, bơ phờ, chóng mặt, mệt mỏi, một thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu máu và suy dinh dưỡng. Đại tiện khó thường xuyên còn thúc đẩy sự hình thành bệnh trĩ. Riêng đối với phụ nữ, đại tiện khó kéo dài gây "mệt mỏi" cho hậu môn, co thắt chặt trực tràng và co thắt đáy khung chậu. Kết quả là âm đạo bị giãn hoặc mất ham muốn tình dục. Nữ giới dễ bị táo bón hơn nam giới Cụ thể, phụ nữ dễ bị táo bón hơn nam giới vì ba lý do sau: Sự khác biệt về giải phẫu và sinh lý học Tử cung của người phụ nữ nằm trong vùng chậu, gây sức ép cho trực tràng nên quá trình đi tiêu chậm hơn so với na m giới, do đó dễ bị táo bón hơn. Trong thời kỳ kinh nguyệt phụ nữ thường mất máu dẫn đến đại tiện khô cứng, đi đại tiện cũng mất nhiều sức. Tác động trước và sau khi sinh
  2. Khi mang thai, do sức ép thai nhi ngày một lớn dần, gia tăng áp lực lên các cơ quan trong ổ bụng, trong đó có trực tràng. Các cơ sàn chậu cũng bị "ép" theo sự lớn lên của thai nhi trong suốt quá trình mang thai, các hormone tăng cao, gây ra tích nước trong cơ thể, ống dẫn máu mở rộng... đây cũng là những nhân tố gây ra táo bón và bệnh trĩ. Mặt khác, trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ thường ít hoạt động, dạ dày - ruột hoạt động chậm, dẫn đến phân khô cứng, đại tiện khó khăn. Một số phụ nữ sau khi sinh xong thường được ăn uống tầm bổ, mà những thức ăn này thường có tính chất nóng, khó tiêu, hơn nữa sau khi sinh mất nhiều máu nên cũng dễ dẫn đến táo bón, Yếu tố tâm lý Ngoài ra trong xã hội hiện đại, nữ giới thường làm các công việc phải ngồi nhiều, đứng nhiều áp lực công việc lớn, tinh thần căng thẳng, tâm lý hay suy nghĩ, dễ bỏ qua việc đại tiện, có khi không thể nhịn đại tiện, dẫn đến việc hình thành thói quen bị táo bón, là 1 nhân tố không thể xem nhẹ trong việc mắc bệnh trĩ. Ngăn ngừa táo bón Để ngăn ngừa táo bón chị em nên thực hiện "quy luật bình thường của cuộc sống", tức là dành thời gian cho đại tiện đầy đủ, không nên quá vội vàng; đảm bảo tập thể dục thường xuyên; chú ý ăn uống hợp lý, giảm lượng chất béo; ăn rau quả tươi, ưu tiên các loại trái cây và thực phẩm có chứa nhiều chất xơ thô.
  3. Đặc biệt trước khi đi ngủ nên dành thời gian vận động bằng nhiều động tác nhẹ khoảng 10-15 phút để kích thích nhu động ruột, thúc đẩy nhu động đường ruột, giúp đại tiện tốt hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2