Chỉ số IQ và EQ
lượt xem 67
download
Trong thời đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển như ngày nay, yêu cầu về năng lực đối với mỗi người ngày càng cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chỉ số IQ và EQ
- Tuần Tiêu đề Tổng kết Lòng tự trọng. Tài liệu tham khảo (Sưu tầm) Chương 1_Tự nhận thức Tài liệu tham khảo Chương 2_Quản trị Stress Tài liệu tham khảo Sinh viên các lớp vào lấy tài Bài tập tình huống liên quan đến liệu về bài tập tình huống đề chương 1_Tự nhận thức in ra để chuẩn bị cho các buổi học cần thiết Bài tập tình huống_"Tội lỗi của Các bạn vào lấy về in ra và khi người cha"_Bài sưu tập của sinh học tại lớp thì có các bài tập viên Nguyễn Văn Khánh lớp này PTKN_03 kỳ 1 nămg 09-10 Các anh chị có thể đọc bài làm Bài làm của sinh viên Nguyễn Văn của sinh viên Nguyễn Văn Khánh lớp PTKN_03 kỳ 1 năm học Khánh, xem như một bài đọc 09-10 thêm Sinh viên lấy về in và khi đến Bài tập tình huống của chương trình lớp cần có, để làm bài tập tại 1 lớp Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của intelligence quotient trong tiếng Anh), là một con số được xác định ở mỗi người sau khi hoàn tất một bộ kiểm tra. Bài kiểm tra đó xác định khả năng hoàn thành một số nhiệm vụ mà những người sống trong một xã hội thường gặp, và từ đó xác định khả năng học hỏi và lặp lại những cách "sử dụng trí thông minh". Những bài kiểm tra gồm nhiều phần thường được sử dụng vì nó thể hiện khả năng phỏng đoán chính xác khả năng phát triển trí lực của con người về sau, đặc biệt là khả năng đọc và viết. Chỉ số cảm xúc, hay EQ được định nghĩa là khả năng hiểu hành vi và cảm xúc của một người và khai thác những hành vi và cảm xúc đó sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong công việc cũng như cuộc sống. Còn dưới đây là những 1 số điểm khác nhau giữa IQ và EQ: IQ Nhận thức Có từ lúc sinh ra Chỉ một phần của bộ não Cho biết những thành công trong quá trình sử dụng nhận thức của mình "Cầm quyền" lý trí của mình Có sự ảnh hưởng nhỏ lên người khác Thích hợp cho những trách nhiệm quản lý EQ Xúc cảm Có thể làm tăng thêm Gồm nhiều khu vực trên bộ não Tiên đoán toàn bộ thành công trong cuộc đời "Cầm quyền" những thói quen trong chính mình và người khác Có thể có ảnh hưởng lớn hơn lên những người khác Thích hợp cho những mối quan hệ quản lý
- Và hiện tại thì sự liên quan giữa IQ với thành công còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong số đó là quan trọng nhất là "chỉ số cảm xúc" (EQ hay EIQ), vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. Còn ý kiến của bạn thì sao? Phúc đáp Trong thời đại khoa học kỹ thuật đang không ngừng phát triển như ngày nay, yêu cầu về năng lực đối với mỗi người ngày càng đòi hỏi cao hơn. Bởi lẽ khả năng sáng tạo của họ đã trở thành động lực và sức mạnh to lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo nên sự cường thịnh của các quốc gia. Bạn quan niệm nguồn gốc của thành công xuất phát từ đâu? Có phải là do trí tuệ thiên bẩm? Do yếu tố di truyền hay một sự may mắn vô hình nào đó? Từ lý luận và thực tiễn, các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng, IQ - chỉ số thông minh chỉ đóng vai trò thúc đẩy thành công, bạn phải nỗ lực, cố gắng, kiên trì và dám chấp nhận thử thách. Quan niệm mới cho rằng, chỉ số tình cảm EQ cũng đóng vai trò then chốt đối với thành công. Bởi lẽ, EQ là nhận thức về cảm xúc và những kỹ năng quản lý cảm xúc, nó tạo ra khả năng cân bằng giữa cảm xúc, nó tạo ra khả năng cân bằng giữa cảm xúc và khả năng suy luận của bản thân, điều đó là cơ sở để bạn có một đời sống tinh thần thoải mái, lạc quan, tươi mới và một cuộc sống hạnh phúc. Chính vì vậy, để giúp bạn có thể vươn tới những nấc thang của thành công, để bạn có thể biến ước mơ thành hiện thực bằng niềm tin và khả năng thực sự của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu IQ và EQ là gì?. Với hy vọng các bạn sẽ có một số công cụ để khám phá ra năng lực của bản thân và không ngừng gặt hái được những thành công mới. Ví dụ A có IQ rất cao. Anh ấy có khả năng lập luận, rất có khả năng phân tích và logic và đặt một mục tiêu "thép" vào công việc. Anh ấy học những thứ mới rất nhanh. Tuy nhiên, anh ta lại không để ý đến việc mình đang nghĩ gì và người khác đang nghĩ gì. Nếu mọi thứ không được như anh ta mong muốn, anh ta sẽ trở nên nóng nảy và chỉ trích người khác. Anh ta không thể gần gũi với những người không thông
- minh bằng mình và kém đồng cảm. Tất cả những điều này làm cản trở anh ta làm việc hiệu quả trong nhóm mặc dù chỉ số IQ rất cao. B có EQ rất cao. Anh ấy hoà thuận với mọi người, và kiểm soát cảm xúc của mình cũng rất tốt. Điều này giúp anh ta làm việc hiệu quả, mặc dù trong công ty một số người có IQ cao hơn B. B có khả năng hiểu những thành phần của cảm xúc trong giao tiếp, và sử dụng cả khả năng kinh nghiệm lẫn sự hiểu biết về cảm xúc của mình. Anh ta có thể ảnh hưởng và động viên mọi người bởi vì anh ta hiểu điều gì làm mọi người quan tâm, và là một nhà ngoại giao xuất sắc. Anh ấy rất linh hoạt, sáng tạo khi phải đối mặt với thử thách, và không bao giờ nản lòng khi phải đối mặt với những thất bại trước mắt. Anh ấy rất được yêu mến và kính trọng. Thông minh và thông minh cảm xúc Trí thông minh (Intelligence) được đo bằng hệ số IQ - Intelligence Quotient. IQ đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể. Là một chỉ số được sử dụng để diễn tả sự thông minh biểu hiện ra bên ngoài một cách tương đối của một cá nhân. Là chỉ số đo năng lực nhận thức, như khả năng học và hiểu hoặc xử lý tình huống; khả năng áp dụng kiến thức vào môi trường thực tế hoặc suy nghĩ phản biện (như được đo trong các bài kiểm tra); sự nhạy bén của đầu óc; kỹ năng logic và phân tích. Thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence) được đo bằng hệ số cảm xúc EQ - Emotional Quotient. EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người.Là thước đo độ thông minh về cảm xúc, hoặc khả năng kết hợp việc sử dụng cả cảm xúc lẫn các kỹ năng xuất phát từ kinh nghiệm trong cuộc sống. Thông minh cảm xúc gồm có nhưng không chỉ giới hạn ở sự thấu cảm, trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên cường, khả năng chiến đấu, cân bằng áp lực, khả năng lãnh đạo, tính chính trực, sự xác thực, khả năng suy nghĩ và liên kết con người. Trong một thời gian dài người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giải thích được sự
- thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn. So sánh • Con người rèn luyện được EQ thông qua cuộc sống; còn IQ học được ở sách vở và trường lớp • EQ: Thuyết phục người khác bằng lí do và cảm xúc; còn IQ chứng minh bằng số liệu và thực tế. • EQ: Sử dụng cảm xúc và kinh nghiệm để thực hiện chức năng một cách hiệu quả; còn IQ: Chỉ dùng kỹ năng nhận thức. Lợi ích Khi bạn phân biệt được sự khác nhau giữa EQ và IQ bạn có thể biết cách để tăng cường EQ của mình. EQ có thể học được nhưng lại thường bị xao nhãng trong nền giáo dục, cả ở nhà và ở trường. Năng lực cảm xúc trong môi trường làm việc Trong khi chỉ số thông minh ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảm xúc có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào. Để thành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman - người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội. Năng lực tự nhận biết cảm xúc bản thân giúp chúng ta biết rõ cảm xúc hiện tại của mình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó năng lực tự điều chỉnh giúp chúng ta kềm giữ các cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những khoảnh khắc khó chịu nhất.
- Đối với những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việc là thước đo cuối cùng cho sự thành bại. Chính vì thế họ luôn cố gắng phát triển bản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hoàn hảo. Những cá nhân này luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tập thể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định. Bên cạnh một số năng lực kể trên, có những người còn có khả năng thấu cảm người khác. Họ có thể cảm nhận, dự đoán được cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, có khả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Hoặc cũng có người có năng lực phát triển người khác. Họ có năng lực cảm nhận được nhu cầu phát triển bản thân của người khác, sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho những người đó phát triển. Nói đến năng lực giao tiếp xã hội của một người, chúng ta có thể kể đến năng lực truyền đạt thông tin, năng lực quản lý xung đột, năng lực lãnh đạo hay năng lực tạo sự thay đổi, năng lực hợp tác với người khác… Người có năng lực quản lý sự xung đột có khả năng “xử lý” những tình huống căng thẳng một cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối bất hòa, đưa ra giải pháp để hai bên cùng thắng. Trong khi đó người có năng lực lãnh đạo sẽ tạo cảm hứng cho mọi người làm việc, làm cho họ tin và hướng theo một tầm nhìn, một mục tiêu chung. Dù ở vị trí nào họ cũng sẵn sàng tiến lên để nhận lãnh trách nhiệm, họ tạo ảnh hưởng lên người khác bằng chính những hành động của mình. Còn người có năng lực hợp tác luôn tạo ra một môi trường làm việc vì mục đích chung, trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển. Dù ở độ tuổi nào, mỗi người đều có tiềm năng để phát triển những năng lực trên. Đừng quá ỷ lại vào trí thông minh, trình độ chuyên môn mà nên tập trung nhiều hơn đến việc phát triển chỉ số EQ, phát triển năng lực cảm xúc của bản thân trong môi trường làm việc. Vì điểm mấu chốt:EQ quyết định nhiều hơn tới những thành công và hạnh phúc trong cuộc sống của bạn hơn là IQ và điều quan trọng là EQ có thể học được.
- Từ từ, chúng ta sẽ nhận biết, quản lý bản thân tốt hơn, hiểu biết và giao tiếp với người khác hiệu quả hơn, và chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Bài viết có thể có rất nhiều thiếu sót nên mình rất mong nhận được ý kiến phản hồi của tất cả các bạn!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
4EQ, SQ, CQ - Những chỉ số của người thành đạt
3 p | 714 | 293
-
Nâng cao chỉ số cảm xúc bản thân (EQ)
10 p | 411 | 194
-
Nâng cao chỉ số cảm xúc bản thân (EQ)
8 p | 401 | 166
-
Chỉ số EQ và vấn đề giáo dục nhân cách
5 p | 377 | 162
-
KỸ NĂNG RÈN LUYỆN CHỈ SỐ EQ (TRÍ THÔNG MINH XÚC CẢM)
19 p | 373 | 147
-
Bình luận về EQ và IQ
9 p | 311 | 115
-
Chỉ số EQ và tương lai của trẻ
3 p | 345 | 94
-
EQ, SQ, CQ - những chỉ số của người thành đạt
3 p | 275 | 86
-
EQ -Từ cảm xúc đến nghệ thuật lãnh đạo thành công
6 p | 214 | 60
-
Lãnh đạo thành công bằng trí tuệ cảm xúc
5 p | 162 | 37
-
Hãy vượt lên chính mình
7 p | 141 | 33
-
Trẻ thiếu xúc cảm dễ gặp thất bại
7 p | 136 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn