intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ NĂNG RÈN LUYỆN CHỈ SỐ EQ (TRÍ THÔNG MINH XÚC CẢM)

Chia sẻ: Nguyen Thi Bich Ngoc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

375
lượt xem
147
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra một cách tự động để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó đang xảy ra liên quan đến chúng ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ NĂNG RÈN LUYỆN CHỈ SỐ EQ (TRÍ THÔNG MINH XÚC CẢM)

  1. Kỹ năng rèn luyện chỉ số EQ  (trí thông minh xúc cảm) Ths.Phạm Thị Thúy    
  2. Nội dung chính 1. So sánh IQ và EQ 2. Các cấp độ của trí thông minh xúc cảm 3. Câu hỏi trắc nghiệm EQ 4. Tiêu chí đánh giá trí thông minh xúc cảm 5. Làm gì để tăng chỉ số EQ
  3. Bè n tè c hÊt c ña c on ng­ê i trong c ué c s è ng hiÖn ®¹i IQ: Intelligence quotient - Th«ng minh trÝ tuÖ EQ: Emotion quotient - Th«ng minh c¶m xóc AQ: Adversity quotient - V­ît qua nghÞch c¶nh CQ: Creative quotient - Lµm viÖc s¸ng t¹o
  4. CQ IQ Con ng­êi EQ hiÖn ®¹i AQ
  5.  “Chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt.”  Giáo sư Daniel Goleman
  6.  Gieo cảm xúc gặt hành vi  Gieo hành vi gặt thói quen  Gieo thói quen gặt tính cách  Gieo tính cách gặt số phận
  7. Cảm xúc là gì?  Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra một cách tự động để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích hợp khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó đang xảy ra liên quan đến chúng ta.  Tất cả chúng ta đều có cảm xúc - bởi vì chúng ta đều là con người.
  8. Quy luật của cảm xúc 1. Cảm xúc là 1 loại virút của tinh thần, chúng ta là người tạo ra nó, bị lây nhiễm và chịu tác động bởi nó. 2. Không một loại xúc cảm tình cảm nào có thể tồn tại mãi ở một trạng thái cả: có giai đoạn cao trào, có giai đoạn lắng xuống.
  9. Xử lý tình huống  Giả sử bạn đang vừa vào thang máy, nhưng bạn kịp nhận ra là có người bên ngoài cũng đang muốn đi vào thang máy giống bạn vậy bạn sẽ phản ứng thế nào: 1. Bấm nút mở (open) từ bên trong để giúp họ 2. Để tự họ bấm nút (open) từ bên ngoài
  10. Kết quả  Nếu bạn chọn phương án (1), bạn là người có chỉ số xúc cảm cao. Đây không đơn thuần là phép lịch sự mà là sự nhạy cảm với tình huống  Người có EQ cao sẽ biết cách hành xử trong mọi tình huống có anh ta tham gia để làm cho các bên cảm thấy thoải mái. Khả năng này đôi khi được người ta gọi là khả năng "đọc" tình huống.
  11. EQ là gì?  Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (Emotinal Intelligence) Do hai nhà tâm lý học Mỹ Peter.Salovey và John Mayer sử dụng năm 1990.  EQ được hiểu là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân.  EQ còn được hiểu là khả năng tự kiềm chế tình cảm, tự đánh giá, khả năng kiểm soát và chế ngự những khát vọng, đam mê, khả năng kỷ luật tự giác, khả năng tư duy tích cực, tìm ra được nhiều giải pháp để giải quyết công việc.
  12.  “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn"
  13. Ví dụ   Anh A có IQ rất cao. Anh ấy có khả năng lập luận, rất có khả năng phân tích và logic và đặt một mục tiêu "thép" vào công việc. Anh ấy học những thứ mới rất nhanh. Tuy nhiên, anh ta lại không để ý đến việc mình đang nghĩ gì và người khác đang nghĩ gì. Nếu mọi thứ không được như anh ta mong muốn, anh ta sẽ trở nên nóng nảy và chỉ trích người khác. Anh ta không thể gần gũi với những người không thông minh bằng mình và kém đồng cảm. Tất cả những điều này làm cản trở anh ta làm việc hiệu quả trong nhóm mặc dù chỉ số IQ rất cao.  Anh B có EQ rất cao. Anh ấy hoà thuận với mọi người, và kiểm soát cảm xúc của mình cũng rất tốt. Điều này giúp anh ta làm việc hiệu quả, mặc dù trong công ty một số người có IQ cao hơn B. B có khả năng hiểu những thành phần của cảm xúc trong giao tiếp, và sử dụng cả khả năng kinh nghiệm lẫn sự hiểu biết về cảm xúc của mình. Anh ta có thể ảnh hưởng và động viên mọi người bởi vì anh ta hiểu điều gì làm mọi người quan tâm, và là một nhà ngoại giao xuất sắc. Anh ấy rất linh hoạt, sáng tạo khi phải đối mặt với thử thách, và không bao giờ nản lòng khi phải đối mặt với những thất bại trước mắt. Anh ấy rất được yêu mến và kính trọng.
  14. Bài tập trắc nghiệm EQ của Daniel Goleman  Bạn hãy trả lời những câu hỏi sau đây và cho điểm: Điểm 1: Hiếm hoặc không đúng Điểm 2: Đôi khi hoặc gần đúng Điểm 3: Thường xảy ra hoặc hoàn toàn đúng
  15. Những câu hỏi về cảm xúc: 1. -Bạn có cảm xúc như thế nào trong phần lớn thời gian của bạn không( vui, buồn , chán nản,hận thù, đố kỵ,...)? 2. -Bạn có thử hiểu quan điểm của người khác ngay cả khi đang tranh luận không? 3. -Bạn có cách nhìn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống không 4. -Bạn có thường xuyên chia sẻ cảm xúc của mình với người khác không? 5. -Bạn có kiểm soát được tính khí của bạn ngay cả khi đang căng thẳng không? 6. -Bạn có mục tiêu và kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu đó không? 7. -Bạn có chăm chú nghe như thế nào và nhắc lại những điều vừa nói không? 8. -Bạn có cân nhắc mọi khả năng trước khi đi đến quyết định không? 9. -Bạn có biết suy nghĩ về những nhu cầu của mình như thế nào và thực hiện những nhu cầu đó không? 10. -Bạn có thời gian để vui đùa với những người bạn yêu mến không?
  16. KẾT QUẢ  +25 ĐIỂM TRỞ LÊN: chỉ số cảm xúc thuộc loại ưu. Thông tuệ cảm xúc như vậy làm tươi sáng cuộc sống của bản thân và của cả những người xung quanh. Hãy cố gắng duy trì lối sống đó. +16-24: Cũng tốt nhưng đừng dừng lại và thỏa mãn, hãy cố gắng để hoàn thiện mình. +10-15: Đáng phàn nàn cần rèn luyện để nâng cao chỉ số cả xúc của mình.
  17. Thông minh xúc cảm gồm 4 cấp độ: 1. Nhận biết cảm xúc: Khả năng có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh. 2. Hiểu được cảm xúc: có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy. 3. Tạo ra cảm xúc: Có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó, biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác. 4. Quản lý cảm xúc: Có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hoà đồng vào tập thể.
  18.  Sự bền vững của tình bạn, tình yêu, tình cha con, tình đồng nghiệp… phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các cảm xúc tốt mà một cá nhân tạo ra hay nhận được từ đối tượng của mình.
  19. Cảm xúc tốt  Cảm xúc tốt dành cho người khác giống như thuốc chữa lành vết thương và hàn gắn lại tình bạn và mối quan hệ.  Những cảm xúc tốt được tạo ra trong tâm trí, truyền đi qua thái độ và hiện ra trong ánh mắt và nụ cười của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2