intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chỉ số xanh cấp tỉnh – Công cụ thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chỉ số xanh cấp tỉnh – Công cụ thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay" giới thiệu tổng quan về Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), phân tích thực trạng chỉ số Xanh cấp tỉnh, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao chỉ số Xanh cấp tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chỉ số xanh cấp tỉnh – Công cụ thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHỈ SỐ XANH CẤP TỈNH – CÔNG CỤ THÚC ĐẤY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Trần Thị Thu Hà1 , TS. Đỗ Thị Lan Anh2, ThS. Ngọ Thị Thu Giang3 Trường Đại học Lao động – Xã hội Email: hattt07@gmail.com Tóm tắt Một thay đổi lớn của báo cáo PCI 2022 là lần đầu tiên VCCI giới thiệu và công bố chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phƣơng thân thiện với môi trƣờng dƣới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh nhƣ mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trƣờng của các doanh nghiệp tại địa phƣơng, trình độ quản trị và ứng xử với môi trƣờng của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tƣ về vấn đề môi trƣờng của chính quyền địa phƣơng và nhiều vấn đề môi trƣờng quan trọng khác. Bài viết giới thiệu tổng quan về Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), phân tích thực trạng chỉ số Xanh cấp tỉnh, từ đó đƣa ra một số giải pháp để nâng cao chỉ số Xanh cấp tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Từ khoá: Chỉ số Xanh cấp tỉnh, PGI, kinh tế xanh, phát triển bền vững Abstract A major change in the PCI 2022 report is that for the first time, VCCI introduces and announces the Provincial Green Index (PGI). This is a set of indexes to evaluate and rank environmentally friendly localities from the perspective of business practices such as the level of application of environmentally friendly technology by local businesses, level of governance and application. environmental treatment of businesses, the level of concern and willingness to invest in environmental issues of local governments and many other important environmental issues. The article introduces an overview of the Provincial Green Index (PGI), analyzes the current status of the Provincial Green Index, and then offers some solutions to improve the Provincial Green Index to promote sustainable development in Vietnam in current conditions. Keywords: Provincial Green Index, PGI, green economy, sustainable development 1. GIỚI THIỆU Việt Nam đang vƣơn mình ra thế giới với nhiều thành tựu trong sản xuất. Kể cả khi chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất toàn cầu mới nổi với tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2022 tăng 8,02% và giữ vị thế cao trong nhiều bảng xếp hạng thế giới về quy mô GDP, quy mô xuất nhập khẩu… Dù đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật, nhƣng Việt Nam cũng đang đứng trƣớc không ít thách thức, trong đó đáng chú ý là mô hình tăng trƣởng cũ đang tạo áp lực lớn lên mục tiêu phát triển bền vững. Vấn đề về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đã chỉ ra những vấn đề quan trọng Việt Nam đang phải đối mặt. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn thấp, nền kinh tế dễ bị tổn thƣơng và chịu thiệt hại lớn khi có thiên tai xảy ra. Quản lý tài nguyên thiên nhiên còn nhiều yếu kém, sử dụng chƣa hiệu quả, nhất là tài nguyên đất đai, tài nguyên nƣớc, một số loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trƣờng vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô 311
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG thị, thành phố lớn, ảnh hƣởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của ngƣời dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội ―Mô hình tăng trƣởng vẫn chƣa rõ nét, năng suất lao động tăng chủ yếu do tăng cƣờng độ vốn, quá trình cơ cấu lại các ngành kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế; chênh lệch mức sống và mức độ thụ hƣởng các dịch vụ xã hội của ngƣời dân giữa các vùng và giữa các địa phƣơng trong vùng vẫn còn lớn; khoa học và công nghệ vẫn chƣa trở thành động lực cốt lõi của phát triển bền vững, vẫn còn thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới và ứng dụng công nghệ…, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng diễn biến phức tạp tại một số địa phƣơng, đặc biệt là các vùng có mật độ phát triển công nghiệp cao, tình hình ô nhiễm môi trƣờng ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp, xử lý vi phạm về môi trƣờng còn nhiều bất cập; biến đổi khí hậu và thiên tai ảnh hƣởng rất lớn đến các vùng miền…‖ Yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc Trung ƣơng và địa phƣơng tạo động lực để khuyến khích các bên liên quan, nhƣ doanh nghiệp, tích cực tham gia bảo vệ môi trƣờng, cải thiện quản trị kinh tế, đặc biệt là thực thi chính sách của địa phƣơng - đƣợc coi là trụ cột chính để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế chia sẻ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII tháng 1/2021 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu với một bộ mục tiêu và chỉ tiêu rõ ràng hƣớng tới ―xây dựng nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trƣờng‖. Ngày 01/10/2021, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định rõ cần tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng, đồng thời cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trƣờng bền vững, công bằng xã hội và phát triển nền kinh tế xanh và trung hòa các-bon. Phát huy vai trò của VCCI, tác động và ảnh hƣởng sâu rộng của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI (từ năm 2005 đến nay) trong điều hành kinh tế cấp tỉnh và thúc đẩy cải cách môi trƣờng kinh doanh cấp tỉnh, năm 2020, Dự án PCI đã chủ động phát triển ý tƣởng xây dựng một bộ Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) nhằm thúc đẩy các tỉnh, thành phố quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Kỳ vọng của Dự án PCI khi phát triển ý tƣởng hợp tác này là bộ Chỉ số xanh cấp tỉnh nhằm thúc đẩy các tỉnh/thành phố quan tâm hơn tới vấn đề bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Chỉ số sẽ đƣợc khuyến khích sử dụng rộng rãi trong thực tiễn và khuyến khích trở thành bộ công cụ hữu ích giúp chính quyền tỉnh, thành phố sử dụng trong hoạch định chính sách, thúc đẩy cải thiện môi trƣờng kinh doanh. 2. TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ XANH CẤP TỈNH Chỉ số Xanh cấp tỉnh, tên tiếng Anh Provincial Green Index (PGI) là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lƣợng quản trị môi trƣờng địa phƣơng dƣới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh nhƣ mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trƣờng của các doanh nghiệp; trình độ quản trị và ứng xử với môi trƣờng của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tƣ về vấn đề môi trƣờng của chính quyền địa phƣơng và nhiều vấn đề môi trƣờng quan trọng khác. Chỉ số Xanh cấp tỉnh là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phƣơng thân thiện với môi trƣờng dƣới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh nhƣ mức độ ứng dụng công 312
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG nghệ thân thiện môi trƣờng của các doanh nghiệp tại địa phƣơng, trình độ quản trị và ứng xử với môi trƣờng của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tƣ về vấn đề môi trƣờng của chính quyền địa phƣơng và nhiều vấn đề môi trƣờng quan trọng khác. Mục tiêu của chỉ số xanh là thúc đẩy các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng, cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trƣờng, góp phần thu hút các nhà đầu tƣ có ý thức bảo vệ môi trƣờng và các dự án ―xanh‖, chất lƣợng cho Việt Nam. Chỉ số xanh cấp tỉnh - PGI đƣợc tạo thành từ 44 chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng môi trƣờng và hiệu quả quản trị môi trƣờng của các tỉnh đƣợc đánh giá, xếp hạng dựa trên 4 chỉ số thành phần: (1) Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; (2) Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trƣờng tối thiểu; (3) Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thúc đẩy thực hành xanh; (4) Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trƣờng. Cụ thể nhƣ sau: Đầu tiên là Giảm ô nhiễm môi trƣờng và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cho doanh nghiệp. Trong đó đánh giá công tác cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ công có thể đƣợc coi là trách nhiệm cơ bản nhất của chính quyền cấp tỉnh. Trong bối cảnh rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và khu vực kinh tế tƣ nhân tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng ngày càng lớn hơn bởi họ đƣợc kỳ vọng sẽ giải quyết đƣợc nhu cầu về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp trong chuẩn bị, ứng phó, giảm thiểu tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu nhƣ lũ lụt, nƣớc biển dâng, hạn hán... đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai là Bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn môi trƣờng tối thiểu. Chỉ số thành phần này đo lƣờng mức độ hiệu quả của việc giám sát và thực thi quy định môi trƣờng do chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhằm giảm thiểu các tác hại môi trƣờng gây ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một lĩnh vực quản lý của chính quyền địa phƣơng, xuất hiện khi có sự ra đời chính thức của khu vực kinh tế tƣ nhân. Phạm vi của lĩnh vực quản lý này đã mở rộng hơn rất nhiều trong bối cảnh khu vực kinh tế tƣ nhân chính thức tại Việt Nam phát triển nhanh chóng kể từ khi Luật Doanh nghiệp đƣợc ban hành năm 2000. Hiện nay, hiệu quả của công tác quản lý môi trƣờng càng trở nên cấp thiết trƣớc các sự cố môi trƣờng lớn xảy ra bởi vi phạm của doanh nghiệp, kéo theo sự quan tâm lớn hơn từ phía ngƣời dân. Thứ ba là Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong việc thúc đẩy thực hành xanh. Chỉ số này đo lƣờng mức độ lồng ghép các mục tiêu môi trƣờng vào trách nhiệm quản lý nhà nƣớc rộng hơn của chính quyền tỉnh, cụ thể là chính quyền có lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng vào chính sách phát triển chung, vào hoạt động đấu thầu mua sắm công và các hoạt động hƣớng dẫn, phổ biến quy định pháp luật, các thực hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện ―xanh hóa‖ quy trình hoạt động, mô hình kinh doanh sản xuất và hành vi của doanh nghiệp. Phát huy vai trò này của chính quyền tỉnh sẽ góp phần thúc đẩy, dẫn dắt các doanh nghiệp hàng đầu theo đuổi chiến lƣợc để trở thành hình mẫu về bảo vệ môi trƣờng. Vai trò này bao gồm việc hƣớng dẫn 313
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doanh nghiệp đƣa ra các quyết định điều hành mà có thể đƣa họ trở thành ngƣời đi đầu trong tiết kiệm năng lƣợng hoặc sử dụng năng lƣợng tái tạo, bền vững. Thứ tƣ là Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trƣờng. Chỉ số này đánh giá các chính sách và dịch vụ hỗ trợ đƣợc chính quyền tỉnh áp dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp có các hành vi và quyết định tạo ra tác động môi trƣờng tích cực. Ví dụ, chính quyền địa phƣơng cung cấp cho doanh nghiệp những tƣ vấn về thủ tục xin cấp phép cho các dự án đầu tƣ có yếu tố bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ tập huấn, đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động để doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tƣ có yếu tố bảo vệ môi trƣờng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt các dịch vụ xây dựng năng lực cho doanh nghiệp để xanh hóa hoạt động sản xuất, đầu tƣ, kinh doanh Việc xây dựng và công bố PGI, VCCI mong muốn khuyến khích, cổ vũ các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trƣờng. Bởi thực tế minh chứng vai trò các tỉnh, thành phố rất quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững thời gian qua. Các địa phƣơng là chủ thể chính thực hiện các chính sách liên quan đến đầu tƣ và môi trƣờng, chọn lọc đƣợc các dự án đầu tƣ thân thiện với môi trƣờng. Theo đó, các địa phƣơng cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trƣờng. Những chính sách này cũng góp phần định hƣớng các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp có ý thức bảo vệ, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, thân thiện với môi trƣờng hơn. Đây là những nhóm hoạt động và nội dung đánh giá mà chỉ số PGI hƣớng tới. 3. THỰC TRẠNG CHỈ SỐ XANH CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2022 đƣợc công bố tháng 4.2023 mới đây cho thấy, đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số PGI là tỉnh Trà Vinh với số điểm là 17,67 điểm, tiếp đến là tỉnh Lạng Sơn (17,3 điểm), tỉnh Bắc Ninh (17,21 điểm), tỉnh Quảng Ninh (17,12 điểm) và thành phố Đà Nẵng (16,7 điểm) (Hình 1). Kết quả khảo sát Chỉ số PGI năm 2022 cho thấy, chất lƣợng môi trƣờng của các địa phƣơng cần đƣợc quan tâm cải thiện hơn, hơn một nửa số doanh nghiệp trên toàn quốc đánh giá chất lƣợng môi trƣờng tại địa phƣơng là tốt hoặc rất tốt. Tuy nhiên, 30% doanh nghiệp cho biết địa phƣơng nơi họ hoạt động là ―không ô nhiễm‖ hoặc chỉ ―hơi ô nhiễm‖, 37% doanh nghiệp cho biết không bị ảnh hƣởng gì bởi ô nhiễm. Đáng lƣu ý, 58% doanh nghiệp quan sát thấy hiện tƣợng doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng là phổ biến tại địa phƣơng. Cũng theo Báo cáo của VCCI, mặc dù nhìn chung các doanh nghiệp FDI tỏ ra hài lòng hơn về công tác quản trị môi trƣờng tại địa phƣơng, so với các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc, song vẫn có một số lĩnh vực chƣa đƣợc doanh nghiệp FDI đánh giá tích cực, nhƣ công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng và xử phạt các doanh nghiệp gây ô nhiễm. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có đánh giá tích cực hơn đối với công tác hƣớng dẫn về quy định pháp luật môi 314
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG trƣờng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ môi trƣờng của chính quyền địa phƣơng. Hình 1: 10 tỉnh có điểm số PGI cao nhất năm 2022 Nguồn:VCCI (2023) Nhìn chung, hầu hết các tỉnh, thành phố đã có những kết quả nhất định, song chỉ ở một hoặc hai lĩnh vực quản trị môi trƣờng. Điểm số cuối cùng của các tỉnh có thứ hạng cao hơn và của các tỉnh có thứ hạng thấp hơn không cách biệt lớn. Một điểm đáng chú ý trong kết quả của bốn chỉ số thành phần trong bảng xếp hạng PGI là chỉ có duy nhất một tỉnh Bắc Giang lọt vào nhóm năm tỉnh dẫn đầu nhiều hơn một chỉ số. Hiện nay chỉ một số ít địa phƣơng có nguồn lực hoặc sự chuẩn bị sẵn sàng về năng lực để làm tốt công tác ứng phó với thiên tai, thực thi quy định môi trƣờng, hƣớng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh hoặc cung cấp nguồn tài chính thúc đẩy doanh nghiệp xanh hoá. Bảng 1. Điểm số các chỉ số thành phần PGI các tỉnh Trung Điểm Tỉnh Điểm bình Tỉnh cao Chỉ số thấp thấp cao toàn nhất nhất nhất nhất quốc Chỉ số thành phần 1 "Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và 3,73 3,07 Đắk Lắk 6,85 Bắc Ninh tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu Chỉ số thành phần 2 "Đảm bảo Bình tuân thủ các tiêu chuẩn môi 5,07 4,03 6,74 Đà Nẵng Thuận trƣờng tối thiểu" 315
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trung Điểm Tỉnh Điểm bình Tỉnh cao Chỉ số thấp thấp cao toàn nhất nhất nhất nhất quốc Chỉ số thành phần 3 "Thúc đẩy 4,11 2,98 Bến Tre 5,35 Hải Phòng thực hành xanh" Chỉ số thành phần 4 "Chinh sách và dịch vụ hỗ trợ doanh 1,92 1,39 Bạc Liêu 2,59 Lai Châu nghiệp trong bảo vệ môi trƣờng" Nguồn:VCCI (2023) Ở chỉ số thành phần 1 “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu”, dải điểm thực tế nằm trong khoảng từ 3,07 điểm của tỉnh Đắk Lắk đến 6,85 điểm của tỉnh Bắc Ninh. Cùng với tỉnh Bắc Ninh, các tỉnh Trà Vinh (6,41), Lạng Sơn (5,37), Quảng Ninh (5,11) và Bình Phƣớc (4,79) nằm trong nhóm 5 tỉnh đạt điểm cao nhất trong chỉ số thành phần 1. Trong khi đó, các thành phố trực thuộc Trung ƣơng có điểm số khá thấp. Cụ thể, điểm số trung bình của các thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng chỉ ở mức 3,2 điểm so với mức điểm trung bình là 3,75 của cả nƣớc. Bắc Ninh đứng đầu trong kết quả chỉ số thành phần 1 ―Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu‖ là nhờ trong thời gian qua, chính quyền địa phƣơng có nhiều nỗ lực trong việc giám sát, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng từ các làng nghề và sự phát triển nhanh chóng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, sau khi một báo cáo năm 2017 chỉ ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng báo động từ các làng nghề gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe của dân cƣ trên địa bàn. Cụ thể, tỉnh đã ban hành các quy định về môi trƣờng nhằm giám sát chất lƣợng không khí, chất lƣợng nƣớc và quản lý việc thu gom, xử lý rác thải. Bên cạnh đó là triển khai nhiều hoạt động khuyến khích doanh nghiệp thực hiện kinh doanh sản xuất xanh, ví dụ nhƣ hoạt động hỗ trợ các ngành ―xanh‖ và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các thực hành xanh. Nổi bật là Quyết định số 222/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trƣờng tỉnh Bắc Ninh75, đề ra chiến lƣợc cụ thể đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trƣờng trong phát triển các khu, cụm công nghiệp, trong đó có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, quản lý rác thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tỉnh Bắc Ninh cũng đầu tƣ cho các hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc xử lý và phân phối nƣớc sạch, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ tài nguyên nƣớc và ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nƣớc. Đồng thời, triển khai các giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trƣờng nhƣ tổ chức các đợt tuyên truyền giáo dục ngƣời dân về các vấn đề môi trƣờng, khuyến khích ngƣời dân áp dụng các thực hành thân thiện với môi trƣờng. Cùng với đó, tỉnh siết chặt các quy định môi trƣờng về xả thải, cấp phép xả thải đối với doanh nghiệp. Các chính sách trên của Bắc Ninh đã góp phần hiệu quả cải thiện chất lƣợng môi trƣờng địa phƣơng, cụ thể là 316
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG giảm chỉ số bụi mịn PM 2.5. Trƣớc thời điểm năm 2017, khi hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng là rất nghiêm trọng tại Bắc Ninh, chỉ số PM 2.5 lên tới gần 42,5, mức đặc biệt gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với các nhóm có nguy cơ nhƣ ngƣời già và trẻ nhỏ. Đến năm 2021, chỉ số này đã giảm gần 24% xuống 34,4, mức đƣợc coi là cải thiện hơn nhiều. Chỉ số thành phần 2 “Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu” của Chỉ số PGI đo lƣờng các nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn an toàn môi trƣờng thông qua ban hành các chính sách, quy định có chất lƣợng tốt, thực hiện công tác thanh tra kiểm tra môi trƣờng hợp lý và thực thi pháp luật nghiêm túc đối với các trƣờng hợp vi phạm. Đƣợc công nhận là ―thành phố ―xanh nhất Việt Nam‖, ở chỉ số này, thành phố Đà Nẵng có khoảng cách khá cách biệt với các địa phƣơng khác, bởi điểm số các chỉ tiêu từ dữ liệu điều tra và dữ liệu cứng của Đà Nẵng đều cao. Thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt dự án quy hoạch thành phố giai đoạn 2021- 2030 theo hƣớng đô thị sáng tạo, bền vững, ƣu tiên phát triển hạ tầng xanh hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế xanh. Thành phố cũng đã ban hành một bộ tiêu chí rõ ràng về bảo vệ môi trƣờng áp dụng cho khu vực công và tƣ. Hiện nay, Đà Nẵng đã chính thức triển khai dự án đô thị giảm rác thải nhựa. Thành phố Đà Nẵng cũng là địa phƣơng đầu tiên trong cả nƣớc triển khai dự án sử dụng mô hình quản lý và xử lý chất thải 3R [Reduce (Tiết giảm) – Reuse (Tái sử dụng) – Recycle (Tái chế)] thông qua một chƣơng trình hợp tác chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải rắn đô thị của thành phố Yokohama của Nhật Bản. Để đẩy mạnh hoạt động tái chế chất thải, Thành phố đã nỗ lực triển khai hỗ trợ phát triển các nhà máy tái chế rác thải công suất cao. Chỉ số thành phần 3 “Thúc đẩy thực hành xanh”, tỉnh Hải Phòng là tỉnh dẫn đầu với điểm số trung bình khá cách biệt là 5,35 điểm, đặc biệt trong chỉ tiêu ―chính quyền địa phƣơng hƣớng dẫn doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nƣớc và không khí‖. Hai tỉnh Hải Dƣơng và Bắc Kạn đứng ở vị trí liền sau đó với số điểm lần lƣợt là 5,14 điểm và 5,09 điểm. Thứ hạng dẫn đầu chỉ số thành phần 3 của Hải Phòng là kết quả sự nỗ lực của địa phƣơng trong công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời gian qua. Trong thực trạng chung thành tựu phát triển kinh tế đi kèm cùng những hệ lụy về môi trƣờng (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc, xả thải), với vị trí địa lý duyên hải và thuộc Đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng nhận thức rõ những tổn thƣơng bởi thiên tai, đặc biệt là lũ lụt theo mùa. Do đó, chính quyền Thành phố đã quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm giải quyết các thách thức phát triển. Hải Phòng là địa phƣơng đầu tiên tại Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, cụ thể hóa tầm nhìn phát triển thành phố thành một ―thành phố cảng xanh‖, chuyển đổi sang các mô hình đô thị và kinh tế xanh. Năm 2015, Thành phố ban hành Kế hoạch thúc đẩy tăng trƣởng xanh nhằm xác định các dự án cụ thể để hiện thực hóa tầm nhìn đã đề ra tại Kế hoạch hành động nói trên. Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 đã xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc của thành phố theo hƣớng hiện đại hóa các ngành kinh tế và các kế hoạch, quy hoạch nhằm tăng hiệu quả sử dụng năng lƣợng. 317
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Với mục tiêu này, Hải Phòng đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất, nhƣ cam kết hỗ trợ 120 doanh nghiệp ngành đúc chuyển đổi từ sử dụng lò than sang sử dụng năng lƣợng sạch hơn, tái cơ cấu mô hình sản xuất theo hƣớng thân thiện môi trƣờng (OECD 2016). Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ, tƣ vấn doanh nghiệp về kiểm toán năng lƣợng và tiết kiệm năng lƣợng do thành phố cung cấp bƣớc đầu đã có những kết quả tích cực. Mỗi năm thành phố tiết kiệm đƣợc 50,3 kWh điện, tƣơng đƣơng hơn 3 triệu USD (64 tỷ đồng) và giảm phát thải 42.000 tấn các-bon nhờ chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kiểm toán năng lƣợng do thành phố phát động (OECD 2016). Trong Chỉ số thành phần 4 “Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường”, tỉnh Lai Châu là địa phƣơng dẫn đầu nhờ thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ ngƣời dân và doanh nghiệp ứng dụng các phƣơng pháp bảo vệ môi trƣờng mới trong đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, hƣớng tới chuyển đổi xanh. Một trong những chƣơng trình khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các thực hành xanh tại tỉnh Lai Châu mang lại hiệu quả tốt là chƣơng trình hỗ trợ sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có một cách hiệu quả và không gây hại cho môi trƣờng. Chính quyền tỉnh Lai Châu cũng công khai số liệu thống kê chi phí đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp, dự án đầu tƣ, qua đó hƣớng dẫn doanh nghiệp về việc cân bằng giữa chi phí môi trƣờng và lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, Tỉnh thƣờng tuyên dƣơng các cá nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, từ đó khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp và ngƣời dân tăng cƣờng chung tay bảo vệ môi trƣờng chung. Chính quyền tỉnh Lai Châu đồng thời triển khai chính sách khuyến công, trong đó ƣu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ tiếp cận, mở rộng thị trƣờng và chuyển đổi hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch quốc gia. 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CẢI THIỆN CHỈ SỐ XANH CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Về phía Các cơ quản quản lý Nhà nước Một là, chính quyền các địa phƣơng quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản đối với công tác bảo vệ môi trƣờng, đồng thời với việc ban hành đầy đủ các quy chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, gắn trách nhiệm với những ngƣời đứng đầu địa phƣơng, đứng đầu sở ngành, từ đó có những chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả đến các cán bộ công chức, viên chức hiểu và nắm rõ những hạn chế để nỗ lực, quyết tâm, chung tay nâng cao chất lƣợng phục vụ, cải thiện chỉ số PGI. Ba là, Tăng cường vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố : Tiếp tục nâng cao và phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh nhằm kết nối, chia sẻ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đại diện và tăng cƣờng quyền lợi cho các hội viên của mình, làm cầu nối, vận động chính sách, duy trì đối thoại với lãnh đạo các tỉnh thành và quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phƣơng trong tỉnh về chính sách có ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp tại địa phƣơng. Hiệp Hội doanh nghiệp cần hoạt động hiệu quả hơn 318
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG để góp phần thúc đẩy gia tăng các hoạt động về môi trƣờng và thực hành kinh tế xanh tại các địa phƣơng. Ba là, đƣa ra nhiều kế hoạch triển khai thực hiện, toàn hệ thống chính trị chú trọng công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Cụ thể nhƣ: kiểm tra thƣờng xuyên công tác bảo vệ môi trƣờng ở các khu kinh tế, khu công nghiệp; quan điểm là không đánh đổi môi trƣờng, lấy kinh tế một cách đơn thuần, kiên quyết không đƣa vào vận hành các dự án, cơ sở sản xuất chƣa đáp ứng các yêu cầu về môi trƣờng, chƣa xây dựng hoàn thiện các công trình xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Về phía các doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp, doanh nhân cần nỗ lực phát huy tinh thần tự lực, tự cƣờng, sáng tạo, vƣợt mọi khó khăn; thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của các cấp ủy đảng và chính quyền; chủ động xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân. Chủ động, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực của chính doanh nghiệp, nỗ lực tiếp cận với các chính sách phát triển theo định hƣớng phát triển kinh tế xanh của các tỉnh, thành phố đề ra. Tích cực tham gia các hội nghị, gặp gỡ, đối thoại do tỉnh tổ chức qua đó đƣa ra đƣợc tiếng nói ý kiến của mình về tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát triển xanh, hƣớng tới phát triển bền vững. Thứ hai, chủ động phối hợp với các cơ quan tỉnh, địa phƣơng, ban quản lý khu công nghiệp cũng nhƣ Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh làm tốt các công tác họp mặt, gặp gỡ, trao đổi, bàn luận trong các hội nghị mà tỉnh, địa phƣơng tổ chức. Không ngần ngại nêu lên ý kiến, khúc mắc để lãnh đạo tỉnh kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trƣờng, kinh tế xanh. Thứ ba, doanh nghiệp cần xác định phải phát triển hài hòa 3 mục tiêu của tam giác phát triển là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch, định hƣớng của Nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, đóng góp nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trƣờng, đồng thời tích cực thể hiện trách nhiệm xã hội. Thứ tư, Chuyển đổi số: Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đang phát triển mạnh mẽ thì doanh nghiệp cần tiếp cận và ứng dụng những thành tựu của nó vào thực tiễn, đổi mới công nghệ, áp dụng các mô hình kinh doanh mới, thân thiện với môi trƣờng. Thứ năm, Đầu tƣ cho nguồn nhân lực có trình độ và chất lƣợng cao, quan tâm đến thu nhập của lao động. Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ công nhân đƣợc cập nhật các thông tin, đào tạo, nâng cao hiểu biết, tay nghề trong công việc, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và hƣớng tới phát triển bền vững. 5. KẾT LUẬN Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi xanh. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại Vƣơng quốc Anh vào cuối năm 2021, Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Với những kết quả bƣớc đầu, PGI đƣợc kỳ vọng sẽ là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả của các cơ quan công quyền về vấn đề bảo vệ môi trƣờng; khuyến 319
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC KẾ TOÁN XANH TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG khích, cổ vũ các tỉnh, thành phố quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trƣờng. Cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách liên quan đến đầu tƣ và môi trƣờng, chọn lọc các dự án đầu tƣ thân thiện với môi trƣờng; thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trƣờng; định hƣớng các nhà đầu tƣ có ý thức bảo vệ môi trƣờng. Từ đó, PGI sẽ giúp nền kinh tế vĩ mô phát triển bền vững hơn và thúc đẩy Việt Nam đạt đƣợc các cam kết đã đƣa ra tại COP26. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây tác động đến nhiều địa phƣơng, việc áp dụng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) song song với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Do đó, các địa phƣơng cần khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi phƣơng thức kinh doanh xanh hơn, thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trƣờng. Cùng với đó, đối với việc tiếp nhận các dự án đầu tƣ, cần có những đánh giá đa chiều về những ảnh hƣởng lâu dài về môi trƣờng. Qua đó, tạo động lực để tạo ra giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trƣờng. Thông qua Chỉ số xanh, mong muốn các tỉnh, thành phố quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trƣờng. Cung cấp thông tin kịp thời hỗ trợ chính quyền trong hoạch định chính sách liên quan đến đầu tƣ và môi trƣờng, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái kinh doanh thân thiện, thúc đẩy nhiều dự án xanh hơn, định hƣớng các nhà đầu tƣ có ý thức bảo vệ môi trƣờng hƣớng đến phát triển bền vững. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Dƣơng (2014), Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội. [2] Liên đoàn Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2022), Báo cáo PCI 2016 – 2022. [3] Liên đoàn Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2018), Sổ tay hướng dẫn sử dụng kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. [4] Liên đoàn Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2023), Sổ tay hướng dẫn sử dụng Chỉ số Xanh cấp Tỉnh (PGI) 320
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0