intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược cho người quản lý nhóm

Chia sẻ: Nguyen Thi Kim Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

256
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiến lược cho người quản lý nhóm Để tập hợp được mọi người hợp tác và làm việc theo nhóm không phải là chuyện dễ dàng. Có rất nhiều yếu tố cản trở nhà quản lý khi được phân công nhiệm vụ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược cho người quản lý nhóm

  1. Chiến lược cho người quản lý nhóm Để tập hợp được mọi người hợp tác và làm việc theo nhóm không phải là chuyện dễ dàng. Có rất nhiều yếu tố cản trở nhà quản lý khi được phân công nhiệm vụ này. Ngày nay, làm việc theo nhóm đã trở thành một xu thế rất phát triển và hiệu quả. Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công với hình thức làm việc này, tuy nhiên một số khác thì không. Mặc dù họ đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để đầu tư nhưng vẫn chưa đạt được kết quả tốt nhất. Vì sao?
  2. Ở đây có nhiều khả năng xảy ra: Thứ nhất, một vài thành viên không muốn làm việc theo nhóm bởi họ đã quen làm việc độc lập và họ không hiểu giá trị và lợi ích do làm việc theo nhóm mang lại. Thứ hai là việc xây dựng nhóm không được gắn kết với mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, mặc dù các thành viên hiểu được phong cách làm việc của nhau và động cơ thúc đẩy, những điểm mạnh cá nhân…nhưng họ vẫn thất bại trong việc liên kết những nỗ lực để đạt được kết quả như mong muốn. Thứ ba là việc xây dựng nhóm không theo một chiến lược cụ thể, vì không có ý tưởng nên nhóm không thể đạt được mục tiêu đề ra. Không được tiếp tục đầu tư và phát triển. Tất cả những vấn đề tiềm ẩn trên có thể ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ quá trình hoạt động của nhóm. Do đó, nếu bạn là người quản lý, bạn cần phải biết được nguyên nhân cản trở thành công của nhóm và cách để vượt qua những trở ngại đó. Cản trở thứ nhất: Mục tiêu không rõ ràng Trong trường hợp này, các thành viên trong nhóm của bạn thực sự không biết họ phải làm những gì và làm như thế nào với phần việc của mình. Họ không hiểu được mục tiêu cụ thể cũng như chưa rõ về phương hướng và
  3. chiến lược trong nhiệm vụ mới. Họ tìm đến các thành viên khác, những người biết hơn một chút, nhưng cũng chỉ nhận được những lời khuyên, những câu trả lời chung chung đơn giản. Kết quả là họ không biết công việc này sẽ đi đến đâu, và sắp tới phải làm những gì… Gợi ý: Với vai trò là người trưởng nhóm, bạn phải làm rõ mục tiêu và mong muốn của mình ở mỗi thành viên. Với mỗi người, bạn cần có những cách truyền đạt khác nhau, nắm bắt từng kỹ năng và khả năng của họ để giao nhiệm vụ cụ thể. Bạn có thể lập bảng kế hoạch làm việc, sau khi trình bày xong, nên hỏi lại các thành viên xem họ đã hiểu và thông mọi vấn đề chưa rồi sửa lại và đi đến thống nhất. Cản trở thứ hai: Thiếu sự chỉ đạo
  4. Bất kì một con thuyền nào cũng cần có người chèo lái. Và trong công việc, sự chỉ đạo chính là yếu tố quan trọng làm nên thành công của nhóm. Trong một nhóm không có người lãnh đạo, chắc chắn mỗi thành viên sẽ làm theo ý của mình. Họ làm cho được việc, cho bản thân họ chứ không phải cho mục tiêu chung của nhóm, một số khác lại chỉ chăm lo đến chức vụ và sự nghiệp riêng…Kết quả là họ gây nhiều rủi ro đáng buồn cho doanh nghiệp. Gợi ý: Người lãnh đạo giỏi là phải biết chú trọng đến mục tiêu (What - Cái gì) và chìa khóa của chiến lược (How - Như thế nào). Tại các cuộc họp, bạn cần vạch rõ mục tiêu, hướng đi cụ thể cho mỗi thành viên của nhóm, thúc đẩy các thành viên đưa ra ý kiến phản hồi đóng góp. Chỉ rõ những lợi ích mà họ có thể được hưởng sau khi hoàn thành công việc. Vì mỗi cá nhân về cơ bản đều là những sinh vật ích kỷ, cho nên người lãnh đạo phải cho mỗi thành viên thấy được họ phải làm thế nào để lợi ích của cả nhóm chính là lợi ích tối cao của mỗi thành viên. Tất nhiên, muốn lãnh đạo người khác, bạn phải là tấm gương mẫu mực trước đã. Cản trở thứ ba: Không chịu đổi mới Nhóm làm việc có thể được thành lập từ nhiều năm trước. Họ không chịu tiếp cận những kỹ năng các cách làm việc mới trong khi những kỹ năng cũ đã không còn phù hợp. Nhóm không có những ý tưởng mới, làm việc không thể bắt kịp với những thay đổi lớn và sự cạnh tranh gat gắt của thị trường. Những thành viên lâu niên thường làm đi làm lại những gì mà họ đã làm vì
  5. họ ngại đổi mới. Gợi ý: Hãy tìm ra những yếu tố tạo sự hào hứng để các nhân viên có thể thay đổi, hãy nhân mạnh rằng, việc đổi mới các kỹ năng và nhiệm vụ trong nhóm có giá trị và ảnh hưởng tốt như thế nào đến kết quả làm việc nói chung và cá nhân mỗi thành viên nói riêng. Bạn bên cạnh việc làm mới nhóm, bạn cũng cần kế thừa những gì đã có trước đây, tạo ra những cách tiếp cận mới và động viên các nhân viên phá triển và thực hiện ý tưởng. Tóm lại, là người lãnh đạo bạn phải luôn luôn đổi mới, phải liên kết mọi người và tìm cách đưa họ lại với nhau trong một tinh thần thực sự của một nhóm. Có như vậy, hoạt động của nhóm mới thực sự đạt hiệu quả cao nhất. Hiền Trang (Theo Businessknowhow)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2