Chiến lược tầm soát ca bệnh (case finding) COPD nhìn từ thực tế Việt Nam
lượt xem 2
download
Một kế hoạch hành động tìm ca bệnh khi có cơ hội và theo dõi ngay sau đợt cấp sẽ giúp tăng được tỷ lệ chẩn đoán để từ đó tăng hiệu quả quản lý và điều trị. Trong khi chờ các nghiên cứu đánh giá, với thực tế ở Việt Nam, cách tiếp cận này nên được xem là hợp lý, cụ thể và có tính thực hành hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chiến lược tầm soát ca bệnh (case finding) COPD nhìn từ thực tế Việt Nam
- Hướng dẫn thực hành CHIẾN LƯỢC TẦM SOÁT CA BỆNH (CASE-FINDING) COPD NHÌN TỪ THỰC TẾ VIỆT NAM TS.BS Nguyễn Văn Thành PCT Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam E-mail: drthanhbk@gmail.com Tóm tắt Thực trạng chẩn đoán và quản lý COPD đang được xem như mới tiếp cận được phần nổi của khối băng chìm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó vấn đề phát hiện và chẩn đoán sớm là một yếu tố then chốt. Một kế hoạch hành động tìm ca bệnh khi có cơ hội và theo dõi ngay sau đợt cấp sẽ giúp tăng được tỷ lệ chẩn đoán để từ đó tăng hiệu quả quản lý và điều trị. Trong khi chờ các nghiên cứu đánh giá, với thực tế ở Việt Nam, cách tiếp cận này nên được xem là hợp lý, cụ thể và có tính thực hành hiện nay. Abstract COPD case-finding strategy from realities in Vietnam Situation of diagnosis and management of COPD is being considered as a only approach to the floating part of the iceberg. There are many reasons for this situation in which early detection and diagnosis are a key factors. An action plan to look for cases when there is an opportunity and follow up immediately after the acute exacerbation will help increase the diagnostic rate so as to increase the effectiveness of management and treatment. While waiting for evaluation studies, with the reality in Vietnam, this approach should be considered reasonable, concrete and current practice. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ giai đoạn nặng và rất nặng (5-7). Dữ liệu từ Third Trên phạm vi toàn cầu COPD là một trong số ít National Health and Nutrition Examination Study các bệnh lý có tỷ lệ tử vong đang tăng (1). Trong (NHANES III)(5) cho thấy 63% bệnh nhân có giảm COPD, sự suy giảm chức năng và thể chất từ từ chức năng hô hấp nhưng không được chẩn đoán khiến cho các biện pháp chẩn đoán sớm và điều nguyên nhân. Nhiều trường hợp chỉ được chẩn trị trị hỗ trợ dường như không được đặt ra một đoán COPD khi đến khám vì đợt cấp (8). cách tích cực. Gần 50% bệnh nhân xuất viện vì Trên tạp chí ANALSATS tháng 11 năm đợt cấp COPD sẽ tử vong trong 2 năm (2). Những 2018 có đăng bài của Ủy ban khoa học ban soạn dấu hiệu như mức độ nặng của bệnh, tình trạng thảo tài liệu GOLD với nội dung “Những tranh dinh dưỡng kém, bệnh tim đồng mắc, trầm cảm, luận hiện nay về COPD” cho rằng tình trạng giảm chất lượng sống, tuổi cao đã cho thấy có kết tắc nghẽn khi đo chức năng hô hấp không phản hợp với tiên lượng xấu (3,4). Vấn đề phát hiện sớm, ánh hết bản chất bệnh học không thuần nhất của chẩn đoán xác định, thực hiện các biện pháp điều COPD. Hơn nữa, ngưỡng chẩn đoán tắc nghẽn trị dự phòng và điều trị sớm là giải pháp chìa khóa theo quy ước có thể đã loại trừ những trường để giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong. hợp cần chẩn đoán và điều trị (9). Với quan điểm Các nghiên cứu cho thấy chẩn đoán COPD như vậy, bài viết trên ANALSATS nêu trên trong thực hành hàng ngày (không phải từ các cũng nhắc lại thuật ngữ “nguy cơ COPD” (pre- nghiên cứu điều tra dịch tễ) thông thường là đã ở COPD) mà Celli BR và cs (năm 2018) đề xuất 22 Hô hấp số 17/2018
- Hướng dẫn thực hành (10) . Pre-COPD là nhưng người có triệu chứng trên những bệnh nhân đã có chẩn đoán COPD và lâm sàng và/hoặc hình ảnh nhưng không tắc điều trị, trong một nghiên cứu ở cộng đồng năm nghẽn theo định nghĩa nhưng rõ ràng họ rất cần 2007 ở Bỉ (16), chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân được theo dõi và điều trị. Mặc dù đánh giá thông được test spirometry, trong khi các bác sỹ vẫn khí phổi (spirometry) là tiêu chuẩn xác định cho rằng chẩn đoán COPD như vậy là không chắc COPD nhưng thực hiện thử nghiệm (test) này chắn trên một nửa số bệnh nhân. Khi phân tích vì nhiều lý do không phải là cách để tầm soát ca nguyên nhân khiến cho thực hành COPD không bệnh (case-finding) nên cũng không thể áp dụng được như các guideline khuyến cáo cần phải đề thường quy trong điều kiện thực hành ở tuyến cập tới 2 khía cạnh: 1) Trở ngại thực tế khi triển chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trong khi đó, một khai spirometry trong thực hành thường quy và 2) thực tế quan trọng là hầu hết bệnh nhân COPD Giá trị của chẩn đoán COPD không spirometry. lại có nhu cầu cần được chẩn đoán và chăm sóc Trong một nghiên cứu, các bác sỹ đa khoa cho sớm ở y tế tuyến chăm sóc ban đầu. Vậy đâu là rằng việc thực hiện spirometry có những trở ngại giải pháp khả thi nhất với tiêu chí phát hiện và như sau: thiếu khả năng duy trì chất lượng hoạt chẩn đoán sớm COPD. Rất nhiều nghiên cứu đã động tốt trang thiết bị, thiếu kiến thức trong việc đi theo hướng đánh giá phương pháp tầm soát thực hiện đo, bệnh nhân không sẵn sàng thực lâm sàng và xác định COPD bằng spirometry. hiện, tăng chi phí khám và quản lý, tăng thời gian Phương pháp tầm soát lâm sàng ca bệnh cần đơn khám, không đủ tự tin phân tích kết quả (17). Từ giản, dễ áp dụng và có hiệu quả xác định cao đó thái độ ứng xử với thực hành trong COPD như (11) . Đặc biệt, những trường hợp có triệu chứng sau: miễn cưỡng thực hiện một chẩn đoán chính hô hấp mạn tính, có nguy cơ, cần được xem là thức, cho rằng thuật ngữ “khí phế thũng” bệnh COPD và cần được xử trí bằng những tư vấn nhân không thích, nghĩ rằng COPD không phải cần thiết về bỏ thuốc lá, điều trị không dùng là từ dễ hiểu khi giải thích cho bệnh nhân, không thuốc và sử dụng thuốc nhằm cải thiện nhanh quan tâm tới sự khác biệt về spirometry giữa hen triệu chứng, được xem là trị liệu không chuyên và COPD, lo ngại rằng kết quả sprirometry bình biệt hay là trị liệu cơ bản, trước khi bệnh nhân thường sẽ không khuyến khích được bỏ thuốc lá, được xác định có tắc nghẽn hay không (12). Hiện xem COPD là trạng thái bệnh mạn tính cũng như nay ở Việt Nam, đối với vấn đề chẩn đoán ban nhiều bệnh khác và thường không phải là quan đầu, chẩn đoán sớm, chúng ta vẫn còn những trọng nhất, chỉ định thuốc dựa trên đáp ứng lâm khoảng trống: với ai?, ở đâu?, bằng cách nào? sàng, không cho rằng theo dõi spirometry là hữu rất cần được xác định. Trong bối cảnh như vậy, ích cho bệnh nhân (17). Cũng không thể nói những những đề xuất như guideline Nga đã trích dẫn ở lý giải như trên là hoàn toàn vô lý. Như vậy, nếu trên (12) là rất cần được xem xét áp dụng. không có quy trình tiếp cận chẩn đoán một cách 2. CHẨN ĐOÁN COPD Ở TUYẾN CHĂM rõ ràng và hệ thống, việc chẩn đoán quá mức SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU hay dưới mức là hoàn toàn có thể xảy ra. Dự án Giống như chẩn đoán hen, chẩn đoán COPD PLATINO thực hiện ở các nước Mỹ La-tinh (năm dường như được xem là công việc của bác sỹ 2005) phân tích trên 578 bệnh nhân được xác định chuyên khoa (13) hơn là của các thầy thuốc chăm là COPD trong đó 28,3% bệnh nhân COPD chẩn sóc sức khỏe ban đầu, của bác sỹ đa khoa. Ở tuyến đoán trước đó không đúng và 15,8% bệnh nhân y tế ban đầu (bác sỹ đa khoa, bác sỹ gia đình) COPD không được chẩn đoán trước đó. Chỉ có spirometry lại ít khi được thực hiện (14). Trong khi khoảng một nửa (52,3%) số bệnh nhân được chẩn kết quả đo từ các bác sỹ đa khoa thường có lỗi và đoán COPD trước đó là đúng (18) (hình 1). Ở Việt có khuynh hướng đánh giá dưới mức mức độ giảm Nam, chúng ta cũng không có cơ sở để nói rằng chức năng hô hấp (15). Nhìn từ một góc độ khác, thực trạng chẩn đoán, quản lý điều trị COPD ở 23 Hô hấp số 17/2018
- Hướng dẫn thực hành cộng đồng, nhất là ở y tế tuyến chăm sóc ban đầu, khoảng 50% trong số họ được quản lý điều trị. có thể tốt hơn. Thí dụ, năm 2012, NV Thành và cs Chí phí điều trị chiếm từ 33,3% tới 118,1% thu trong một nghiên cứu ở cộng đồng ghi nhận 89,1% nhập trung bình, trong đó chủ yếu là chi phí cho bệnh nhân COPD không biết mình bị COPD và nhập viện điều trị (21). Trong một nghiên cứu phân 100% bệnh nhân vẫn tiếp tục hút thuốc lá (19). tích chi phí điều trị khi nhập viện, S.Mulpuru và Một nghiên cứu khác ở cộng đồng năm 2016, NĐ cs (năm 2017) (22) ghi nhận bệnh càng nặng, chi Thọ ghi nhận đến 91,3% bệnh nhân COPD không phí điều trị càng cao mà trong đó chi phí chăm được chẩn đoán (số liệu cá nhân, luận án tiến sỹ sóc và trị liệu thay thế do giảm chức năng (chi năm 2018). Chúng ta còn thiếu dữ liệu đánh giá phí chăm sóc không phải là thuốc, alternate level thực trạng chẩn đoán COPD ở cộng đồng. Theo of care, ALC) làm tăng chi phí nhiều nhất (OR NV Nhung (năm 2011): “Chỉ có một số ít bệnh 23,5; CI 95% 14,1-39,2). Các tác giả này kết nhân được quản lý thích hợp và điều trị hiệu quả” luận chẩn đoán sớm và cải thiện chăm sóc trên mà nguyên nhân được cho là do có những bất cập bệnh nhân mạn tính là yêu cầu bắt buộc để làm của hệ thống y tế hiện nay trong đó có vai trò tăng chất lượng sống của người bệnh và giảm của Bảo hiểm y tế và những vấn đề giống như đã chi phí. Trong một nghiên cứu khác ở Đài Loan ghi nhận của các nước khác (như hiểu biết của phân tích khuynh hướng sử dụng nguồn lực y người dân về bệnh, kiến thức và năng lực chuyên tế và thuốc trên bệnh nhân COPD trong khoảng môn của cán bộ y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở) (20). thời gian 2004-2010 (23) cho thấy số bệnh nhân Một thực tế đáng ngại là ngay cả khi bệnh nhân được quản lý điều trị tăng 296% ở năm cuối vào đợt cấp cần nhập viện điều trị, khi xuất viện, nghiên cứu so với năm đầu nghiên cứu trong khi thông thường bệnh nhân không có một kế hoạch tổng chi phí điều trị lại giảm ở năm cuối so với đặt trong một hệ thống theo dõi, chẩn đoán và có năm đầu nghiên cứu. Các tác giả kết luận giảm các biện pháp điều trị thích hợp (20). chi phí là do tăng hiệu quả quản lý và điều trị ở cộng đồng, từ đó làm giảm chi phí nhập viện, điều trị ở ICU. Có một thực tế ở Việt Nam là tình hình nhập viện do đợt cấp COPD ngày càng tăng, ở cả bệnh viện chuyên khoa và đa khoa. Sẽ không ngạc nhiên nếu không có những tác động căn cơ và hệ thống, các khoa trong bệnh viện và ICU sẽ là “túi chứa” COPD giai đoạn cuối, đợt cấp COPD và các biến chứng khác trên bệnh nhân COPD. Kết cục là chi phí y tế sẽ ngày càng tăng, sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh giảm như sơ đồ minh họa hình 2. Hình 1. Tỷ lệ bệnh nhân có spirometry và đặc điểm chẩn đoán trước nghiên cứu PLATINO (*p
- Hướng dẫn thực hành 3. BỆNH HỌC COPD, TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN SỚM Bệnh học nền tảng COPD là viêm mạn tính, rối loạn chức năng bảo vệ đặc hiệu và không đặc hiệu dẫn đến phá hủy cấu trúc và suy giảm chức năng sinh lý phổi. Tình trạng bệnh diễn biến chậm, tăng dần nên triệu chứng thường được xem là bình thường, không khiến bệnh nhân quan tâm và đi khám bệnh cho đến khi có đợt cấp, với các triệu chứng nặng hơn. Tình trạng viêm tạo nên triệu chứng rất thay đổi, không giống nhau giữa Hình 3. Đường cong ROC đối với bảng câu hỏi cuối cùng (n người này với người khác (heterogeneous). Trên = 246). AUC=0,8158 (theo DB. Price 2005) (29) nền bệnh học như vậy, tính đặc hiệu của triệu Bảng 1. Bảng điểm chẩn đoán COPD: CT- COPD-S (NV chứng là thấp, kể cả triệu chứng khó thở gắng sức Thành và cs 2012) (19) và khò khè (24-26) hay kết hợp nhiều triệu chứng hô Câu hỏi Trả lời Điểm hấp (24). Nhiều nghiên cứu đã đi theo hướng tầm 1. Từ 60 tuổi trở lên Có 69 soát những bệnh nhân có nguy cơ cao để từ đó Không 0 xác định chẩn đoán bằng spirometry. Các yếu tố 2. Hút thuốc lá (hoặc đã ngưng hút) từ Có 15 xác định nhóm người cần tầm soát bao gồm tuổi 15 gói-năm trở lên Không 0 (thường từ 35-40 trở lên), hút thuốc hay có nguy 3. Khạc đàm (cảm giác đàm từ trong Có 13 cơ phơi nhiễm bụi nghề nghiệp, có ít nhất một phổi) hàng ngày Không 0 trong các triệu chứng hô hấp kéo dài (ho, khạc 4. Mệt hơn khi gắng sức so với người Có 31 cùng tuổi Không 0 đàm, khó thở) và thường đi khám bệnh vì nhiễm trùng hô hấp (27,28). Năm 2005, D.B. Price và cs (29) 5. Đã được sử dụng thuốc dãn phế quản Có 23 Không 0 trên cơ sở một khảo sát ở cộng đồng trên những 6. Đã được sử dụng thuốc kháng viêm Có 16 người hút thuốc lá chưa từng được chẩn đoán steroid cho bệnh phổi Không 0 bệnh hô hấp, chưa từng sử dụng thuốc hô hấp đã 7. Đã đi khám bệnh cấp cứu vì triệu Có 25 xác định có 8 yếu tố có giá trị hồi quy đa biến có chứng bệnh phổi Không 0 ý nghĩa trong tầm soát COPD là tuổi, số thuốc lá 8. Đã đi nhập viện cấp cứu vì triệu Có 28 đã hút, ho, khạc đàm, ho đàm về sáng, khò khè, chứng bệnh phổi Không 0 BMI và tiền sử dị ứng. Theo các tác giả giá trị 9. Nói ngắn hơi Có 15 tầm soát (diện tích dưới đường cong, AUC) của Không 0 8 yếu tố này 0,81 với độ nhậy là 0,82 và độ đặc 10. Thở co kéo cơ hô hấp phụ Có 26 hiệu là 0,72 (hình 3). Cũng trong một khảo sát ở Không 0 cộng đồng, NV Thành và cs (năm 2012) (19) nhận 11. Nghe phổi thông khí giảm Có 37 Không 0 định cùng với các yếu tố lâm sàng như trên, nếu 12. PEF
- Hướng dẫn thực hành Những nghiên cứu đầu tiên về COPD vào đồng là phổ biến. Trong một khảo sát cộng những năm thập niên 50-60 thế kỷ 20 đã ghi nhận đồng ở Australia trên những người từ 40 tuổi các biến đổi bệnh học, nhất là những thay đổi có trở lên, chỉ có 5,2% những người được xác định khuynh hướng mạn tính trên đường thở và phổi là COPD đã có chẩn đoán trước đó (37). Cũng ở ở người hút thuốc lá. Một kết luận quan trọng là Australia, trong số những người có chẩn đoán đặc điểm tổn thương trên đường thở xuất hiện COPD, 31% và 42% là tỷ lệ những người không sớm và toàn bộ, trong khi khí phế thũng xuất hiện được phân loại COPD trong 2 nghiên cứu năm muộn hơn, không phải trường hợp nào cũng có và 2011 (38,39). Hơn nữa, có máy đo chức năng hô đặc tính khí phế thũng cũng khác so với những hấp (spirometer) tại cơ sở khám cũng không trường hợp khí phế thũng do thiếu hụt anpha1- làm cải thiện hiệu quả chẩn đoán (39). antitrypsin (30-32). Sau đó, khoảng thập niên 60 -70, Ý nghĩa của chữ “sớm” trong phát hiện và những nghiên cứu sinh lý chức năng hô hấp của chẩn đoán sớm là ở chỗ chẩn đoán được COPD người hút thuốc lá đã xác định tình trạng thông ở ngay lần đầu tới y tế khám và/hoặc chẩn đoán khí tắc nghẽn và vị trí tăng trở kháng đường thở được COPD ở giai đoạn sớm. Đây thông thường đưa đến triệu chứng hô hấp. Cũng vào thời điểm là công việc của tuyến y tế ban đầu. Ở đây, việc đó, COPD được định nghĩa là tình trạng tắc nghẽn kết hợp chẩn đoán bằng spirometry trên những với hình ảnh chức năng đặc biệt là giảm FEV1 và giảm tỷ lệ FEV1/FVC (33,34). Macklem PT và cs người có nguy cơ cao là chiến lược hiệu quả (40). (năm 2010) (35) cho rằng những thay đổi sớm nhất Spirometry nên được tập trung trên những người trong COPD là giảm FVC do hiện tượng khí cạm trung niên hút thuốc lá. Bằng cách như vậy, một hơn là giảm FEV1. Hiện tượng này gây ra do thu tỷ lệ rất đáng kể COPD được chẩn đoán thêm hẹp cố định đường thở nhỏ (
- Hướng dẫn thực hành Bảng 2. Bảng câu hỏi tầm soát COPD của IPAG (43) Nhóm có triệu chứng hô hấp mạn tính có tuổi đời cao hơn, tỷ lệ phơi nhiễm nhiều hơn và chất Câu hỏi Trả lời Điểm lượng sống thấp hơn. Đặc biệt là ở nhóm bệnh Bao nhiêu tuổi ? 40-49 0 nhân có triệu chứng hô hấp mạn tính số lần đã đi 50-59 4 khám trong 12 tháng trước nhiều hơn và đã được 60-69 8 điều trị kháng sinh nhiều hơn (47). Một nghiên cứu ≥ 70 10 khác phân tích bệnh nhân đợt cấp COPD sau khi Lượng thuốc lá đang (hoặc đã) hút 0-14 0 xuất viện cho thấy tỷ lệ tử vong trong 90 ngày là (gói-năm) 15-24 2 5%. Cũng trong 90 ngày, có 37% bệnh nhân tái 25-49 3 nhập viện và trong số đó tử vong là 6,5%. Nếu ≥ 50 7 gộp chung, cả tử vong trong và ngoài bệnh viện sau 90 ngày là 11,6% (48). Tỷ lệ tái nhập viện và BMI 29.7 0 đợt cấp nhập viện. Có bị ho khi thay đổi thời tiết không Có 3 Những phân tích như trên là cơ sở để nhấn Không 0 mạnh việc cần thiết phải chẩn đoán lâm sàng Có khạc đàm ngay cả khi không bị Có 3 COPD ngay khi tiếp cận lần đầu trên bệnh nhân cảm Không 0 có những yếu tố nguy cơ cao COPD. Bằng một lộ Có khạc đàm vào buổi sáng khi thức Có 3 trình theo dõi và xử trí hợp lý sẽ không chỉ làm dậy không Không 0 tăng khả năng chẩn đoán COPD mà còn làm giảm Có bị khò khè không Không 0 gánh nặng bệnh tật và tử vong. Thỉnh 4 ĐỀ XUẤT THỰC HÀNH thoảng hoặc Tầm soát ca bệnh (case-finding): Có 2 phương thường pháp case-finding là tầm soát ca bệnh chủ động xuyên (active) và tầm soát ca bệnh cơ hội (opportunistic). Có bao giờ bị dị ứng không Có 3 Tầm soát ca bệnh chủ động là gửi thư thông báo Không 0 câu hỏi tầm soát trước, khám tầm soát cộng đồng trên người có yếu tố nguy cơ và tầm soát ca bệnh Tổng số ≥ 17 điểm là có nguy cơ cao COPD cơ hội là nhân dịp bệnh nhân đến khám vì bất kỳ lý do gì (khám sức khỏe định kỳ, khám vì một Trong khi lợi ích thực từ việc tầm soát bệnh lý khác, khám bệnh vì một đợt cấp bệnh hô (screening) COPD ở cộng đồng hiện nay vẫn còn hấp). bị hoài nghi (45,46) thì việc xác định một trường hợp Những phân tích về lợi ích chẩn đoán sớm và COPD bằng chẩn đoán lâm sàng để có hướng tác yêu cầu tập trung phát hiện bệnh trên nhóm nguy động điều trị sớm, nhất là tác động không dùng cơ là rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều rào cản từ bệnh thuốc, là rất cần thiết. Với phân tích như vậy, thái nhân để xác định nguy cơ và triệu chứng trên độ phù hợp nhất là tiếp cận COPD từ những đợt người bệnh nhất là khi tầm soát bệnh chủ động (49- cấp. Một nghiên cứu đã khảo sát thực hành ở y tế 51) như tuổi cao không hiểu câu hỏi của thầy thuốc, ban đầu trên một số lượng lớn bệnh nhân ho cấp thiếu nhận biết về triệu chứng, né tránh nói thật tính tới khám, nếu chỉ xác định bằng 2 yếu tố gồm nhất là hút thuốc lá và trạng thái sức khỏe không >40 tuổi và có hút thuốc lá thì đã có 79,8% bệnh tốt do e ngại tâm lý. Khi hỏi bệnh, cần có ngôn nhân khai đã có triệu chứng hô hấp mạn tính. từ xác định nguy cơ và triệu chứng hô hấp trên 27 Hô hấp số 17/2018
- Hướng dẫn thực hành bệnh nhân thật đơn giản, gần gũi, thân thiện, bằng COPD nặng, số trường hợp cần xác định lại bằng nhiều cách thể hiện, tránh quy kết sớm và nhận spirometry xuống thấp hơn, chỉ còn 9%. Các tác định tiêu cực (49). Đồng thời thực hiện tầm soát giả cũng nhận thấy chiến lược tiếp cận với PFM cũng tránh làm tăng thêm thời gian khám bệnh như vậy sẽ có chi phí thấp nhất (50). thường quy của thầy thuốc (49). Xác định nhóm nguy cơ: Yếu tố tuổi là nguy Kết hợp với xác định các yếu tố nguy cơ, cơ không nên trẻ hơn 40 vì tỷ lệ COPD trong đo chức năng hô hấp bằng dụng cụ thổi đơn giản nhóm người trẻ thấp, dễ rơi vào bẫy giá trị FEV1 như lưu lượng đỉnh kế (peak flow meter, PFM) bình thường thấp (LLN), không nên quá già (>70) làm tăng khả năng chẩn đoán xác định (giảm nhu cầu xác định bằng spirometry), giảm chi phí (50). vì khả năng đo chức năng hô hấp kém và khó xác Trong một nghiên cứu năm 2013, A. Jithoo và cs định triệu chứng nguy cơ (52). Thuốc lá, nhất là cho thấy đối với COPD /trung bình-nặng, việc đang hút là yếu tố nguy cơ xác định COPD cao sử dụng PFM giúp làm giảm yêu cầu xác định nhất (hình 4) (52) do vậy hút thuốc lá là yếu tố chỉ bằng spirometry xuống còn 19-22%. Đối với điểm quan trọng nhất, cần được lưu ý. Hình 4. Tỷ lệ COPD có triệu chứng lâm sàng không được chẩn đoán theo tuổi và theo tình trạng hút thuốc lá trên những người tham gia tầm soát tuổi từ 30 trở lên (survey ở Anh 1995-1996) Các phân tích cho thấy tầm soát ca bệnh cơ vì tính hiệu quả thấp trên tầm soát, khó thực hiện hội làm giảm chi phí do chi phí khám bệnh ít hơn một cách chất lượng, tăng chi phí (55). Thay vào nhưng hiệu quả tầm soát có thể cao hơn tầm soát ca đó, sử dụng PEF có thể cải thiện được những trở bệnh chủ động (51-54) (hình 5) (51). Các phương pháp ngại trên (50). Mặc dù cũng còn có những ý kiến tầm soát đều mang lại khả năng phát hiện được trái chiều cho rằng tầm soát ca bệnh chủ động tăng bệnh ở giai đoạn sớm, làm giảm nhu cầu nhập viện hiệu quả tìm thấy ca bệnh mới (54) nhưng cân bằng và tử vong trên bệnh nhân COPD mới phát hiện (52). giữa lợi ích với chi phí, với tính thực tế khi triển Tầm soát ca bệnh ở cộng đồng hay ở phòng khám khai, nhất là trong tình hình cụ thể ở Việt Nam, tầm tuyến y tế ban đầu không nên áp dụng spirometry soát chủ động là không nên khuyến cáo. 28 Hô hấp số 17/2018
- Hướng dẫn thực hành hen) thì bệnh nhân cần được chẩn đoán lâm sàng COPD khi tuổi từ 40 trở lên, hút thuốc lá, có triệu chứng hô hấp mạn tính. Các hướng dẫn điều trị không sử dụng thuốc (như tư vấn bỏ thuốc lá, dinh dưỡng, vận động, vaccin, tránh phơi nhiễm) cần thực hiện ngay khi có chẩn đoán lâm sàng. Ngay sau trị liệu đợt cấp (5-7 ngày điều trị) hay khi xuất viện, cần thực hiện spirometry để xác định chẩn đoán COPD này. Nếu spirometry có tình trạng tắc nghẽn cố định (FEV1/FVC
- Hướng dẫn thực hành trong 12 tháng tiếp theo. Trong trường hợp này vì triệu chứng hô hấp trong 12 tháng trước. Hình việc quản lý và điều trị cần theo hướng bệnh nhân 4 thể hiện sơ đồ quản lý và điều trị để phát hiện và COPD có nhiều đợt cấp như GOLD đề xuất (56) chẩn đoán sớm COPD ngay sau đợt cấp ở các cơ nếu bệnh nhân có ít nhất 1 lần đi khám trong 3 sở y tế không chuyên khoa cho những bệnh nhân tháng trước hoặc 1 lần phải vào nhập viện điều trị chưa được chẩn đoán COPD trước đó. Hình 4. Sơ đồ tiếp cận phát hiện và chẩn đoán sớm COPD từ đợt cấp đến khám ngoại trú ở các cơ sở y tế không chuyên khoa KẾT LUẬN hành động tìm ca bệnh khi có cơ hội và theo dõi Thực trạng chẩn đoán và quản lý COPD đang ngay sau đợt cấp sẽ giúp tăng được tỷ lệ chẩn được xem như mới tiếp cận được phần nổi của đoán để từ đó tăng hiệu quả quản lý và điều trị. khối băng chìm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Trong khi chờ các nghiên cứu đánh giá, với thực tình trạng này trong đó vấn đề phát hiện và chẩn tế ở Việt Nam, cách tiếp cận này nên được xem là đoán sớm là một yếu tố then chốt. Một kế hoạch hợp lý, cụ thể và có tính thực hành hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Mannino DM, Buist AS. Global burden of COPD: 4. Almagro P, Calbo E, de Echagüen AO, Quintana BBS, risk factors, prevalence, and future trends. Lancet Heredia JL, Garau J. Mortality after hospitalization for 2007;370:765-73. COPD. Chest 2002;121;1441 2. Connors AF, Dawson NV, Thomas C, Harrell F, Desbiens 5. Mannino DM, Gagnon RC, Petty TL, Lydick E. N,Fulkerson WJ, et al. Outcomes following acute Obstructive lung disease and low lung function in exacerbation of chronic obstructive lung disease. The adults in the United States: data from the National SUPPORT investigators. Am J Respir Crit Care Med Health and Nutrition Examination Survey, 1988- 1996;154:959-67. 1994. Arch Intern Med. 2000;160(11):1683-1689. 3. Connors AF, Dawson NV, Thomas C, Harrell F, Desbiens 6. Hvidsten SC, Storesund L, Wentzel-Larsen T, Gulsvik N, Fulkerson WJ, et al. Outcomes following acute A and Lehmann S. Prevalence and predictors of exacerbation of chronic obstructive lung disease. The undiagnosed chronic obstructive pulmonary disease SUPPORT investigators. Am J Respir Crit Care Med in a Norwegian adult general population. The Clinical 1996;154:959-67. Respiratory Journal 2010; 4: 13–21. 30 Hô hấp số 17/2018
- Hướng dẫn thực hành 7. Hvidsten SC, Storesund L, Wentzel-Larsen T, Gulsvik 19. Nguyễn Văn Thành, Cao Thị Mỹ Thúy, Võ Phạm Minh A and Lehmann S. Prevalence and predictors of Thư và cs. Xây dựng mô hình hệ thống quản lý và điều undiagnosed chronic obstructive pulmonary disease trị hiệu quả COPD và Hen phế quản trong bệnh viện và in a Norwegian adult general population. The Clinical ở cộng đồng. NXB Y Học 2012, tr. 57-69 Respiratory Journal 2010; 4: 13–21. 20. NV Nhung. Giải pháp cho quản lý hen và bệnh phổi tắc 8. Roche N, Gaillat J, Garre M, et al. Acute respiratory nghẽn mạn tính ở Việt Nam. Tạp chí Lao và bệnh phổi illness as a trigger for detecting chronic bronchitis số 3. 4/2011 in adults at risk of COPD: a primary care survey. Prim Care Respir J. 2010;19(4):371- 377. Doi: 21. Bifan Zhu, Yanfang Wang, Jian Ming et al. Disease http://dx.doi.org/10.4104/pcrj.2010.00042 burden of COPD in China: a systematic review. International Journal of COPD 2018:13 1353–1364 9. Gerard J. Criner, Fernando J. Martinez, Shawn Aaron et al. Current Controversies in Chronic Obstructive 22. Sunita Mulpuru, Jennifer McKay, Paul Eronksley et Pulmonary Disease: A Report from the GOLD Scientific al. Factors contributing to high-cost hospital care for Committee. ANNALSATS Articles in Press. Published patients with COPD. International Journal of COPD on 14-November-2018 as 10.1513/AnnalsATS.201808- 2017:12 989–995 557PS 23. Ying-Huang Tsai, Tsung-Ming Yang, Chieh-Mo Lin 10. Bartolomé R. Celli, Alvar Agustí.COPD: time to improve et al. Trends in health care resource utilization and its taxonomy?. ERJ Open Res 2018; 4: 00132-2017 pharmacological management of COPD in Taiwan from [https://doi.org/10.1183/23120541.00132-2017]. 2004 to 2010. International Journal of COPD 2017:12 2787–2793 11. Han MK, Steenrod AW, Bacci ED, et al for the High- Risk-COPD Screening Study Group. Identifying 24. Nathalie Saad, Maria Sedeno, KatrinaMetz et al. Early patients with undiagnosed COPD in primary COPD Diagnosis in Family Medicine Practice: How to care settings: Insight from screening tools and Implement Spirometry? International Journal of Family epidemiologic studies. J COPD F. 2015; 103-121. Medicine Volume 2014, Article ID 962901, http://dx.doi. org/10.1155/2014/962901 12. Russian guidelines for the management of COPD: algorithm of pharmacologic treatment. International 25. Hani A. Jokhdar, Mohammed A. Garout, Mohammad Journal of COPD 2018:13 183–187 M. Alkot et al. Early Detection of Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) in Family Practice. Journal 13. MJ Abramson et al. Accuracy of asthma and COPD of Family Medicine and Health Care 2017; 3(1): 1-5 diagnosis in Australian general practice: a mixed methods study. Prim Care Respir J 2012; 21(2): 167-173 26. Keiichiro Akamatsu, Toshiyuki Yamagata, Yohei Kida et al. Poor Sensitivity of Symptoms in Early Detection 14. Matheson MC, Abeysena C, Raven JM, et al. How of COPD. COPD: Journal of Chronic Obstructive have we been managing chronic obstructive pulmonary Pulmonary Disease, 2008, 5:269–273 disease in Australia? Intern Med J 2006;36(2):92-9. 27. Ulla Borup Hemmingsen, Margit Stycke, Jens Dollerup 15. den Otter JJ, de Bruyn-Schmidt MA, Wolters MJ, et et al. Guideline-Based Early Detection of Chronic al. Lung function measurement in general practice. Obstructive Pulmonary Disease in Eight Danish General practice measurements compared with Municipalities: The TOP-KOM Study Hindawi Pulmonary laboratory measurements during the DIMCA trial. Fam Medicine Volume 2017, Article ID 7620397. Pract 2000; 17(4):314-16. http://dx.doi.org/10.1093/ fampra/17.4.314 28. Janelle M. Guirguis-Blake, Caitlyn A. Senger, Elizabeth M. Webber et al. Screening for Chronic Obstructive 16. Buffels J, Degryse J, Liistro G. Diagnostic certainty, co- Pulmonary Disease: A Systematic Evidence Review morbidity and medication in a primary care population for the U.S. Preventive Services Task Force. AHRQ with presumed airway obstruction: the DIDASCO2 study. Publication No. 14-05205-EF-1 April 2016 Prim Care Respir J 2009;18(1):34-40. http://dx.doi.org/ 10.3132/pcrj.2008.00047 29. David B. Price, David G. Tinkelman, R.J. Halbert et al. Symptom-Based Questionnaire for Identifying COPD in 17. Julia AE Walters, Emily Hansen, Peter Mudge et al. Smokers Barriers to the use of spirometry in general practice. Australian Family Physician Vol. 34, No. 3, March 2005 30. Anderson DO, Ferris BG. Role of Tobacco Smoking in the Causation of Chronic Respiratory Disease. N 18. Menezes AM, Perez-Padilla R, Jardim JB, et al. Chronic Engl J Med 1962;267:787-94. obstructive pulmonary disease in five Latin American cities (the PLATINO study): a prevalence study. Lancet 31. Dunnill MS. The classification and quantification of 2005; 366:1875–1881 emphysema. Proceedings of the Royal Society of Medicine 1969;62:1024-7. 31 Hô hấp số 17/2018
- Hướng dẫn thực hành 32. Flotte TR, Mueller C. Gene therapy for alpha-1 46. Kaplan A, Thomas M. Screening for COPD: the gap antitrypsin deficiency. Hum Mol Genet 2011;20:R87-92. between logic and evidence. Eur Respir Rev 2017; 26: 160113 [https://doi.org/10.1183/16000617.0113-2016]. 33. Macklem PT. The physiology of small airways. Am J Respir Crit Care Med 1998;157:S181-3. 47. Prieto Centurion et al.: Confirmatory spirometry for adults hospitalized with a diagnosis of asthma or chronic 34. Macklem PT. A Century of the Mechanics of obstructive pulmonary disease exacerbation. BMC Breathing. Am J Respir Crit Care Med 2004;170:10- Pulmonary Medicine 2012 12:73. 5. 48. Pozo-Rodrı´guez F, Lo´pez-Campos JL, A´ lvarez- 35. Macklem PT. Therapeutic implications of Martı´nez CJ, Castro-Acosta A, Agu¨ ero R, et al. (2012) the pathophysiology of COPD. Eur Respir J Clinical Audit of COPD Patients Requiring Hospital 2010;35:676-80. Admissions in Spain: AUDIPOC Study. PLoS ONE 7(7): e42156. doi:10.1371/journal.pone.0042156 36. Schermer TR, Quanjer PH. COPD screening in primary care: who is sick? Prim Care Respir J 49. Alexandra Enocson, Kate Jolly, Rachel Elizabeth Jordan 2007;16:49-53. et al. Case-finding for COPD in primary care: a qualitative study of patients’ perspectives. International Journal of 37. Toelle BG, Xuan W, Bird TE, et al. Respiratory COPD 2018:13 1623–1632 symptoms and illness in older Australians: the Burden of Obstructive Lung Disease (BOLD) study. 50. Anamika Jithoo, Paul L. Enright, Peter Burney et al. Med J Aust 2013;198:144-8. Case-finding options for COPD: results from the Burden of Obstructive Lung Disease Study. Eur Respir J 2013; 38. Walters JA, Walters EH, Nelson M, et al. Factors 41: 548–555 associated with misdiagnosis of COPD in primary care. Prim Care Respir J 2011;20:396-402. 51. Shamil Haroon, Peymane Adab, Carl Griffin and Rachel Jordan. Case finding for chronic obstructive pulmonary 39. Zwar NA, Marks GB, Hermiz O, et al. Predictors disease in primary care: a pilot randomised controlled of accuracy of diagnosis of chronic obstructive trial. Br J Gen Pract 2013; DOI: 10.3399/bjgp13X660788 pulmonary disease in general practice. Med J Aust 2011;195:168-71. 52. Rachel E Jordan, Kin-bong Hubert Lam, Kar Keung Cheng et al. Case finding for chronic obstructive 40. David P. Johns, Julia A.E. Walters, E. Haydn Walters. pulmonary disease: a model for optimising a targeted Diagnosis and early detection of COPD using spirometry. approach. Thorax. 2010 June ; 65(6): 492–498. J Thorac Dis 2014;6(11):1557-1569 doi:10.1136/thx.2009.129395 41. Van Schayck CP, Loozen JM, Wagena E, et al. 53. Vaya Konstantikaki , Konstantinos Kostikas, Markos Detecting patients at a high risk of developing Minas et al. Comparison of a network of primary care chronic obstructive pulmonary disease in general physicians and an open spirometry programme for practice: cross sectional case finding study. BMJ COPD Diagnosis. Respiratory Medicine (2011) 105, 2002;324:1370. 274e281 42. Sichletidis L, Spyratos D, Papaioannou M, Chloros D, 54. Rachel E Jordan, Peymané Adab, Alice Sitch, Alexandra Tsiotsios A, Tsagaraki V, Haidich A. A combination of the Enocson et al. Targeted case fi nding for chronic IPAG questionnaire and PiKo-6® flow meter is a valuable obstructive pulmonary disease versus routine practice in screening tool for COPD in the primary care setting. Prim primary care (TargetCOPD): Care Respir J 2011;20(2):184-189 a cluster-randomised controlled trial. Lancet Respir Med 43. Haroon S, Adab P, Griffin C, et al. Case finding for 2016; 4: 720–30 chronic obstructive pulmonary disease in primary care: a pilot randomised controlled trial. Br J Gen 55. Homer Boushey, Paul Enright, Jonathan Samet. Pract 2013;63:e55-62. Spirometry for Chronic Obstructive Pulmonary Disease Case Finding in Primary Care?. Am J Respir Crit Care 44. Frith P, Crockett A, Beilby J, et al. Simplified COPD Med Vol 172. pp 1481–1486, 2005 screening: validation of the PiKo-6 in primary care. Prim Care Respir J 2011;20:190-8. 56. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (report 2019) 45. Guirguis-Blake JM, Senger CA, Webber EM, Mularski R, Whitlock EP. Screening for Chronic Obstructive 57. Tjard R Schermer, Bas Robberts, Alan J Crockett et al. Pulmonary Disease: A Systematic Evidence Review Should the diagnosis of COPD be based on a single for the U.S. Preventive Services Task Force. Evidence spirometry test?. npj Primary Care Respiratory Medicine Synthesis No. 130. AHRQ Publication No. 14-05205-EF- (2016) 26, 16059 1. Rockville, MD: Agency for Healthcare Research and Quality; 2016. 32 Hô hấp số 17/2018
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trị bệnh lây truyền qua đường tình dục kháng thuốc: Nâng cấp phác đồ điều trị
5 p | 115 | 10
-
12 bí quyết giúp nam giới khỏe mạnh
6 p | 102 | 8
-
Chủ động phòng tránh lây lan cúm A H1N1 (Kỳ 2)
5 p | 106 | 4
-
Bài giảng Lưu ý khi kiểm soát đáp ứng thất trong rung nhĩ
58 p | 49 | 4
-
Tạp chí Hô hấp: Số 18/2019
88 p | 32 | 4
-
GOLD 2019 và quan điểm của Hội Phổi Việt Nam trong thực hành quản lý và điều trị COPD tại Việt Nam
15 p | 44 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn