YOMEDIA
ADSENSE
CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA
142
lượt xem 43
download
lượt xem 43
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ở phương Tây khi nói tới yoga người ta nghĩ tới những tư thế và những phép luyện thể xác vốn có thể cải thiện được sức khỏe, và thậm chí chữa bệnh được nữa - dĩ nhiên đây là một điều rất tốt.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA
- CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA (THE DEEPER DIMENSION OF YOGA) Tác giả: MARY ANDERS0N Bản Dịch Chơn Như Hè 2006 Cô Mary Anderson là Thư ký của Hội Thông Thiên Học Quốc tế và diễn thuyết phổ biến trên thế giới bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức. CHIỀU Đ0 SÂU SẮC HƠN CỦA YOGA ‘Yoga’ có nghĩa là gì? Ở phương Tây, khi nói tới Yoga trước hết người ta nghĩ tới những tư thế và những phép luyện thể xác vốn có thể cải thiện được sức khỏe và thậm chí chữa bệnh được nữa – dĩ nhiên đây là một điều rất tốt. Như vậy theo quan điểm này mục đích của Yoga là sức khỏe – thể chất và có lẽ tâm thần nữa. Những phương pháp được sử dụng là một số tư thế và phép luyện tập thân xác. Khoa Yoga này (Yoga thân xác) c ũng được người phương Tây gọi là Hatha Yoga. Nhưng ở Ấn Độ Hatha Yoga thoạt tiên có một ý nghĩa khác. Nó được dùng tương phản với Rāja Yoga (Yoga Vương đạo) mà chúng ta sẽ trở lại luận bàn. Mục đích của khoa Hatha Yoga theo truy ền thống Đông phương này là mở được thần thông chẳng hạn như thần nhãn, thiên lý nhãn hoặc khinh công – đây là những thần thông được coi là vô giá trị theo quan điểm của Rāja Yoga! Những phương pháp của khoa Hatha Yoga theo truyền thống Ấn Độ này khá cực đoan: chẳng hạn như đứng trên một chân; giữ thẳng một cánh tay trong hằng năm trời cho tới khi nó héo hắt đi; nhét một tấm vải vào trong ruột; nhìn đăm đăm vào một cây nến; một vài phép thực hành tình dục v.v. . . Mục đích của những phương pháp này là làm cho thân xác xáo tr ộn mạnh. Ta có thể nhớ tới những phép thực hành
- khổ hạnh chung cho những vị tu sĩ thời Trung cổ ở Âu châu dẫn tới những linh ảnh và đôi khi là thần thông. Những người bệnh tật trong cơn mê sảng cũng có được linh ảnh nữa. Việc sử dụng thuốc cũng mang lại những kinh nghiệm thông linh. Tuy nhiên điều mà người phương Tây biết trước hết về khoa Yoga: Hatha Yoga như ta vừa mô tả; đó là những tư thế và phép luyện tập có thể cải thiện được sức khỏe. Nhưng Yoga là gì? Có nhiều định nghĩa mà ta sẽ trở lại một số định nghĩa đó. Từ ‘Yoga’ có liên quan tới từ ‘cái ách’ trong tiếng Anh. Cái ách có ch ức năng gì theo ý nghĩa tích cực nhất? Nó có chức năng ràng buộc, hiệp nhất. Và thật vậy từ ‘Yoga’ có nghĩa là ‘hiệp nhất’. Cái trí ưa lý luận ngay tức khắc lại thắc mắc. ‘Hiệp nhất cái gì với cái gì?’, và ‘Ai hiệp nhất với ai?’ Chẳng hạn như người ta nghĩ tới việc hiệp nhất hồn cá thể với hồn đại thể, và tưởng tượng rằng mình tiếp tục tồn tại dưới một dạng lớn hơn nhiều. Nhưng có lẽ Yoga không phải là sự hiệp nhất một điều gì đó với một điều gì khác nữa. Khi có sự hiệp nhất thật sự thì chằng có gì được hiệp nhất và cũng chẳng có gì mà nó hiệp nhất với. Chẳng có gì khác nữa! Đơn giản chỉ có sự hiệp nhất thôi. Như vậy Yoga là sự hiệp nhất và người ta triển khai ý nghĩa mở rộng của nó: ‘Yoga’ cũng có nghĩa là con đường hiệp nhất. Bây giờ người ta có thể nêu ra hai thắc mắc: một là “sự hiệp nhất là gì và li ệu nó có đáng để ta phấn đấu hay chăng?”. Hai là “liệu chỉ có một con đường hiệp nhất hoặc có nhiều con đường hiệp nhất”. Ta hãy lần lượt xét tới hai thắc mắc này: sự hiệp nhất là gì và liệu nó có đáng cho ta phấn đấu hay chăng? Triết lý Ấn độ trình bày cho ta m ột toàn cảnh kỳ diệu về cơ tiến hóa. Vũ trụ mà ta sống một cách hữu thức trong đó bao hàm hằng hà sa số chủng loại với đủ mọi chúng sinh. Nhưng trong cả vạn thù này đều bắt nguồn từ Nhất Bổn. Và sau a tăng kỳ kiếp thì vạn thù lại qui Nhất Bổn. Vạn vật đều khao khát và chính chúng ta c ũng khao khát – Nhất Bổn đó vừa là cội nguồn vừa là đích đến của chúng ta. Chúng ta triền miên mưu tìm Nhất Bổn trong cái thế giới vạn thù này. Chúng ta tìm cách hi ệp nhất mình với những thứ sở hữu vật chất của mình (Tôi có được những giá trị nhiều như thế), những sở hữu trí tuệ của mình (‘Tôi tốt nghiệp đại học, tôi biết hết chuyện này chuyện nọ’). Chúng ta tìm cách hiệp nhất với những người khác. Nhưng cái sự hiệp nhất ấy thường có dạng chiếm hữu và chỉ mang lại một thời kỳ hạnh phúc hạn hẹp. Chúng ta sợ đánh mất những gì mà mình đã chiếm hữu, cho dù chúng có thể là gì đi chăng nữa hoặc là chúng làm ta thất vọng hoặc là ta mệt mỏi ngán ngẫm chúng.
- Sự Hiệp nhất chân chính mà ta mưu tìm vốn ở nội tâm, đó là vấn đề thái độ nội tâm của ta. Một ẩn sĩ có thể ý thức nội tâm về tính đơn nhất trong sự cô tịch. Nhưng cố nhiên bằng chứng của tính đơn nhất nội tâm vốn ở nơi sinh hoạt hằng ngày, nơi cảm thức của ta đối với những cá thể mà ta tiếp xúc với. Nếu có thái độ đơn nhất nội tâm này thì xét về mặt nội tâm, nghĩa là về mặt tâm linh thì người ta ắt hạnh phúc và hài lòng. Trong Thần bí học Tây phương, sự Đơn nhất, sự Thống nhất (được coi là sự hiệp nhất với Thượng Đế) là bước tối hậu trên Con đường Thần bí. Nhất Bổn không chỉ là cội nguồn của vạn vật và đích đến của vạn vật mà còn là cốt lõi của vạn vật. Chơn ngã của ta đâu phải là thể xác ta, cảm thọ của ta thậm chí cũng không phải là tư tưởng của ta, mà Chơn ngã vốn ẩn tàng trong sâu thẳm tự thể của ta. Tự thể chân chính của ta vốn có tính chất tâm linh và thiêng liêng. Nhưng chúng ta lại không có ý thức ở mức độ nội tâm và tâm linh đó. Có một ngày kia hai người bạn gặp nhau. Một người hỏi người kia: ‘Anh khỏe không?’ và người kia trả lời: ‘Cám ơn bạn, tôi khỏe lắm, nhưng thật khó diễn tả nên lời!’ Chúng ta cũng vậy. Chúng ta không thể diễn tả nên lời – thậm chí chúng ta cũng chẳng có ý thức – về tự thể tâm linh chân chính của mình. Nhưng chúng ta khao khát trở thành điều mà ta vốn là. Cái Nhất Bổn hoàn mỹ đó chẵng những là bản chất tâm linh nội giới của ta mà đồng thời cũng là bản chất tâm linh nội giới của vạn hữu. Xét về nội giới thì chúng ta đồng nhất với vạn hữu và vạn vật. Làm thế nào mà chúng ta đâm ra ghẻ lạnh với bản chất chân chính của mình, điều này được giải thích qua triết lý về kiết sử trong Yoga Sutra (mà chúng ta sẽ trở lại luận bàn). Kiết sử là những mắt xích trong chuỗi xích vốn là nguồn gốc của đau khổ, đau đớn và khốn khổ. Chuỗi nhân quả này bắt đầu bằng việc không biết bản chất chân thực của vạn vật (vô minh) thành ra cũng không biết bản chất của chính mình, do đó tin chắc rằng mình biệt lập với những người khác (asmitā); rồi tới vai trò cá thể. Việc không biết bản chất chân thực của vạn vật được minh họa qua việc chúng ta nhầm lẫn sợi dây thừng là con rắn trong lúc tranh tối tranh sáng. Chúng ta không bi ết bản chất chân thực của dây thừng. Vì vậy chúng ta phản ứng bằng cách sợ hãi hoặc tấn công. Khi chúng ta bật đèn lên (ánh sáng trí tuệ) thì chúng ta ngộ ra được rằng chúng ta chỉ thấy sợi dây thừng chứ đâu phải là con rắn, thái độ của ta bèn thay đổi và trở nên khách quan. Sự sợ hãi và tấn công rơi rụng đi mất. Khi chúng ta thực sự ngộ ra rằng mình bị vướng mắc trong chuỗi xích nhân quả này bao gồm sự vô mình, hiểu lầm và mọi xúc động xuất phát từ đó thì chúng ta sẽ giải thoát khỏi chúng. Chúng ta sẽ ngộ ra được bản chất chân thực của mình cũng như của vạn hữu vì chúng vốn Nhất Như.
- Ta hãy quay sang thắc mắc thứ nhì: Liệu chỉ có một con đường hiệp nhất hoặc có nhiều con đường? Trong cả hai trường hợp thì câu trả lời là có và không! Có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu con đường. Và mỗi người phải tìm ta con đường của riêng mình. Nhất thời thì một vị đạo sư có thể là hữu ích, nhưng về lâu về dài thì người ta phải tìm ra con đường của riêng mình. Tuy nhiên có những loại người khác nhau: chẳng hạn như loại người trí thức, loại người đa cảm và loại người nam hoặc nữ hành động. Đối với mỗi loại người này đều có một khoa Yoga, nghĩa là một con đường trở về Nhất Bổn nội giới. Chúng ta có thể gọi những con đường này là con đường mở trí, con đường mở tâm và con đường diệu dụng bàn tay. Đâu là những đường lối này theo kiểu các khoa Yoga khác nhau? Con đường của người trí thức thích học hỏi là Jnāna Yoga, Con đường Kiến thức đưa tới sự Minh triết. Minh triết đó vượt ngoài tầm trí năng, tức cái trí ưa lý luận. Vì vậy trước hết người ta phải phát triển trí năng, cái trí ưa lý luận, chẳng hạn như các nhà phát minh bất ngờ trải nghiệm những tuệ giác sâu thẳm, có lẽ trong giấc ngủ nhưng chỉ sau khi họ đã dùng trí năng phấn đấu trước một bài toán. Đối với người đa cảm thì đó là con đường Bhakti Yoga, Con đường bác ái hoặc sùng tín, dẫn từ tình yêu ích kỷ của phàm ngã – hẹp hòi, chiếm hữu và lệ thuộc vào việc được đáp trả - tới tình thương vị tha, vô ngã và đại đồng thế giới. Đối với người nam nữ ưa hoạt động, con người ‘thực tế’ thì ta có Karma Yoga, tức Con đường Hành động. Karma Yoga dẫn từ hoạt động qui ngã chỉ chăm bẳm vào lợi ích của riêng mình tới hoạt động xuất phát từ tình thương hoặc ý thức trách nhiệm. Chúng ta không chỉ hành động bằng thân xác mà còn hành động bằng cái trí và cảm thọ nữa. Khi chúng ta hành động trên cõi trần thì chúng ta cũng suy nghĩ và cảm thọ. Chúng ta hành động do một động cơ thúc đẩy nào đó. Đôi khi động cơ thúc đẩy này vốn ẩn tàng. Chúng ta không thích th ừa nhận chúng ngay cả thừa nhận với chính mình. Chúng rất thường khi là phối hợp tạp nhạp. Chẳng hạn như ta có thể hành động một phần vì quyền lợi của chính mình và một phần do quan tâm tới người khác. Thông điệp của Chí Tôn Ca nói rõ rằng hành động lý tưởng ắt không nghĩ tới kết quả của hành động. Những đường lối mở trí, mở tâm và diệu dụng bàn tay (diệu thủ) này vốn bổ sung cho nhau. Tất cả chúng ta đều có một cái trí, những cảm thọ và một cái xác. Do đó
- muốn trở thành những người thăng bằng trong quá trình tiến hóa sớm muộn gì tất cả chúng ta cũng đều phải phát triển cái trí, cảm thọ và hoạt động thực tế nơi ngoại cảnh, mặc dù ta vẫn còn có thể chú trọng tới việc mở trí, mở tâm hoặc diệu thủ (phương tiện thiện xảo). Vì vậy trong quá trình tiến hóa chúng ta phải học cách đi theo con đường Yoga này rồi lại tới con đường Yoga khác. Cuộc sống bắt buộc ta phải làm như thế và điều này thường gây ra đau khổ. Chẳng hạn như một học giả đôi khi có thể bắt buộc phải dấn thân vào hoạt động thực tế, một người đa cảm phải học cách sử dụng khả năng lý luận của mình, người hành động phải học cách làm việc tốt hơn bằng cách sử dụng tâm và trí để chế ngự bản chất bốc đồng của mình. Liệu những con đường Yoga này có gì chung với nhau chăng? Đó là lòng vị tha và tình thương. Con đường qui Nhất Bổn bao giờ cũng phải đưa ta xa rời sự biệt lập và tự tư tự lợi để tiến tới sự liên đới và sự quên mình. Có một môn Yoga rất quan trọng mà ta chỉ vừa đề cập tới thoáng qua, đó là Rāja Yoga, Yoga Vương đạo, đôi khi được ta biết là Yoga Ý chí. Trong triết học Ấn Độ có sáu trường phái Darsana, tức là sáu triết hệ hoặc sáu nhân sinh quan. Yoga là một trong những trường phái đó. Ba trường phái nổi tiếng nhất là các triết hệ Số luận Sāmkhya, Vedānta và Du già Yoga. Sāmkhya có liên quan tới sự xuất lộ của vũ trụ từ tinh thần tới vật chất, nó có tính cách nh ị nguyên. Vedānta (nhất là Vedānta Bất nhị, Advaita Vedānta) có liên quan tới tính Nhất Như của vạn vật. Yoga là triết lý về ý chí tức sự thống nhất. Đây chính là Rāja Yoga, tức Yoga Vương đạo. Và ở đây ta có một văn bản căn bản Yoga Sutras của Patañjali, mặc dù Patañjali chỉ tổng kết những điều đã được dạy truyền khẩu trong hằng thế kỳ trước thời đại ông. Yoga Sutras (sutras tức là câu thơ) bắt đầu bằng một định nghĩa về Yoga – không phải là định nghĩa siêu hình mà là định nghĩa thực tế - nhưng mặc dù thực tế nó cũng chẳng dễ gì mà thực hiện được! ‘Yoga là sự ức chế các biến thái của tâm trí’, nghĩa là Yoga là việc làm xoa dịu những đợt sóng của tư tưởng và cảm thọ. Khi ta tự quan sát mình, ta ngộ ra được rằng tư tưởng của ta và mong ước của ta, ký ức của ta và hoang tưởng của ta săn đuổi nhau theo một vũ khúc cuồng loạn. Nhưng khi những đợt sóng tâm thần này lặng im thì nghe nói chúng ta s ẽ sống với bản chất nguyên thủy chân thực của chính mình. Vậy là ta đã trở thành điều mà mình vốn là như thế. Cái vấn đề của ta đã trở thành điều mà mình vốn là như thế. Các vấn đề của ta được giải quyết hết! Nhưng khi ta ra sức thử làm thì không đơn giản như thế đâu! Tâm trí thường xuyên bị xao lãng.
- Trong tình thế này liệu điều gì có thể giúp được ta? Patañjali bảo rằng: Kiên trì thực hành và không dính mắc (I.12) Nếu chúng ta dính mắc tới nhiều chuyện thì chúng ta sẽ thường xuyên nghĩ tới chúng. Để chế ngự được khuynh hướng này của tâm trí, một phương tiện tuyệt vời khác dùng để định trí cho những kẻ có khuynh hướng tôn giáo, đó là việc sùng tín đối với Thượng Đế (I.23) Chúng ta thích nghĩ tới điều mà chúng ta yêu thích. Rāja Yoga được gọi là Du già bát bộ. Nó bao gồm tám chi phần. Năm chi phần đầu tiên được ta biết là Yoga Dự bị, tức Du già ngoại môn (Bahiranga Yoga). Mục đích của chúng là làm yếu đi những sự xao lãng gây cho ta đau khổ vốn tạo ra những cơn bão táp trong các lượn sóng của tâm thần ta. Ta hãy tưởng tượng có một tòa nhà, đó là Tòa nhà Rāja Yoga hoặc Ngôi nhà Du già. Hai chi phần đầu tiên của Yoga tạo thành nền mống của tòa nhà. Ta biết chúng là Yama và Niyama. Chúng có bản chất luân lý và đạo đức. Chi phần thứ nhất, Yama bao gồm năm giới cấm, ta có thể so sánh chúng với việc chuẩn bị hoặc dọn sạch mặt bằng, dẹp bỏ rác rưới ở địa điểm xây dinh thự. Yama bao gồm cấm bạo hành (ahimsā) cấm giả dối (satya) cấm trộm cắp (asteya) cấm dâm dục (brahmacharya) và cấm tham đắm (aparigraha). Dĩ nhiên chúng ta có thể bảo rằng ‘Nhưng tôi đâu có bạo hành. Tôi đâu có trộm cắp v.v. . . Nhưng có lẽ liệu phải chăng chúng ta đang làm những điều đó trong tư tưởng? Liệu ta có nghĩ tới những tư tưởng bạo hành chăng? Liệu ta có thấy giận dữ chăng? Chúng ta không phải là những kẻ mê đắm tình dục. Nhưng liệu đôi khi chúng ta có nghĩ tới tình dục chăng? Trên đường hành hương, hai tu sĩ Thiền phải băng qua một con sông ở chỗ nước cạn. Một thiếu nữ cũng muốn băng qua sông nhưng nó quá sâu đối với cô và cô đang tuyệt vọng. Người tu sĩ già ẳm cô lên và mang cô qua b ờ bên kia. Người tu sĩ trẻ xúc động mạnh đến nỗi có một lúc chẳng nói được nên lời. Thế rồi y bèn hỏi người tu sĩ già: ‘Sư huynh là một tu sĩ mà sao lại chạm vào một người phụ nữ?’ Người tu sĩ già trả lời: ‘Sư đệ thân mến ơi, ta đã đặt cô ta xuống bờ bên kia rồi mà sư đệ vẫn còn mang cô ấy đến tận nơi đây!’ Các Yama cũng được biểu hiện một cách tích cực thành ra sự dịu dàng, trung thực, sòng phẳng, điều độ và hào phóng.
- Chi phần thứ nhì của Yoga là Niyama tức giới luật tự giác. Sau khi đã dọn sạch mặt bằng để xây dựng tòa nhà đến một mức nào đó bằng Yama. Giờ đây ta bắt đầu dùng Niyama để xây dựng nền mống của tòa nhà Du già. Niyama là: thanh khiết (saucha) hài lòng (samtosha) giới luật tự giác (tapas) tự biết mình (svādhyāya) và sùng tín với Thượng Đế (Ishvara-pranidhāna). Như vậy hai chi phần đầu tiên có bản chất luân lý và đạo đức. Chúng có liên quan tới cách cư xử đúng đắn trong đời sống hằng ngày. Mục đích của chúng là giải thoát chúng ta ra khỏi sự xao lãng xuất phát từ những mong ước cá nhân của ta, từ sự ích kỷ của ta. Thật đáng ngạc nhiên khi có tồn tại cái gọi là những hệ thống Yoga mà lại không khăng khăng nói tới tầm quan trọng của luân lý và đạo đức. Nhưng những hệ thống như thế không thể dẫn tới mục đích Nhất Như. Mục đích của chúng thật ra cũng không phải là Nhất Như mà té ra là chẳng hạn như đạt được thần thông. Nhưng nếu chúng ta không xây dựng nền mống kiên cố thì Tòa nhà Du già của ta có thể sụp đổ. Trong ngụ ngôn của thánh kinh có nhắc ta nhớ tới việc người xây nhà trên đá và người xây nhà trên cát. Chi phần thứ nhất và thứ nhì của Rāja Yoga có tính cách đạo đức và luân lý. Còn chi phần thứ ba, thứ tư và thứ năm có thể gọi là có tính cách chuyên môn. Chúng được dùng để xây dựng những bức tường của Tòa nhà Du già của ta, để che chở cho chúng ta khỏi bị những xáo trộn từ bên ngoài, cũng như là những cửa sổ và cửa ra vào chỉ cho phép lọt vào những gì mà ta muốn nhận vào. Chi phần thứ ba của Yoga là āsana – việc rèn luyện cơ thể - tương ứng với điều mà người Tây phương ngày nay (và thường là ở Ấn Độ) gọi là Hatha Yoga. Āsana được dùng để giải thoát con người ra khỏi những xao lãng xuất phát từ cơ thể chẳng hạn như từ dây thần kinh. Theo quan điểm này, điều cần thiết trong Rāja Yoga chỉ là một tư thế của thể xác vốn thoải mái và vững chắc cùng với những phép tập luyện dẫn tới tư thế đó sao cho người ta có thể quên đi cơ thể, sao cho nó tĩnh lặng mà không hôn trầm. Như vậy những bức tường trong tòa nhà của ta mới bền vững và chúng ta mới sống thoải mái bên trong bức tường đó. Chi phần thứ tư là Prānāyāma, vốn có dính dáng tới việc thở. Ở đây ta mở những cánh cửa sổ tòa nhà của ta để thở cho thích đáng. Có những phép tập thở quá trớn vốn có thể mang lại thần thông. Nếu chúng ta sa đà vào những phép tập luyện đó thì chúng ta đang mở những cánh cửa sổ trong tòa nhà chúng ta ra để đón một cơn bão lốc tràn vào! Nhưng theo quan điểm của Rāja Yoga thì điều cần thiết chỉ là một phép thở đều
- và sâu. Mục đích của Prānāyāma là giải thoát ta ra khỏi những xao lãng gây ra do việc thở: Chẳng hạn như ngăn cản không cho ta thở quá nhanh hoặc quên mất việc thở. Chi phần thứ năm của Rāja Yoga là kềm chế các giác quan (Pratyāhāra) giống như một con rùa co rút tay chân l ại bên trong cái mai rùa. M ục đích của Prātyāhāra là giải thoát ta ra khỏi những xao lãng bắt nguồn từ những ấn tượng của giác quan, nghĩa là từ những điều ở bên ngoài và được các giác quan truyền tới cho ta. Những cửa ra vào trong tòa nhà của ta có thể biểu diễn cho Prātyāhāra. Giờ đây ta xây dựng tới cái mái của Tòa nhà Du già, tức đẳng cấp được phong thần: ba chi phần cuối cùng của Rājā Yoga là: antaranga tức Yoga nội môn, tức tam muội gồm có: dhāranā (định trí), dhyāna (nhập thiền) và samādhi (thống nhất). Dhāranā tức định trí được mô tả như sau: ‘giới hạn tâm trí bên trong một phạm vi trí tuệ hạn hẹp (vốn là đối tượng của sự định trí)’ (III.1). Điều gì cản trở sự định trí? Hiển nhiên đó là những xáo động và xao lãng bắt nguồn từ những xúc động, những mong ước, cơ thể và những sự vật ở thế giới xung quanh ta do giác quan truy ền dẫn. Những sự xúc động này đã phải bị quét sạch qua năm chi phần đầu tiên của Du già bát bộ. Nhập thiền được định nghĩa là: ‘Dòng chảy không ngưng nghỉ (của tâm trí) hướng về đối tượng (được chọn để tham thiền)’ (III.2). Trong khi định trí thỉnh thoảng còn có sự xáo động, còn trong khi nhập thiền thì không còn sự xáo động nữa. Samādhi, chi phần thứ tám và chi phần cuối cùng của Yoga chính là ‘Nhập thiền khi chỉ có ý thức về đối tượng tham thiền chứ không có ý thức về bản thân (nghĩa là không có ý thức về chính tâm trí)’ (III.3). Sự nhận thức thông thường bao gồm ba thành phần: chủ thể nhận thức, đối tượng nhận thức và hành vi nhận thức. Ngữ pháp diễn tả những điều này là chủ từ, túc từ (tân ngữ) và động từ. Trong Samādhi cả ba chỉ là một. Chúng ta không còn cản trở sự nhận thức của mình nữa, chúng ta không còn tắm mình trong ánh sáng của chính mình nữa. Đây là sự nhận thức toàn bích, tri thức toàn bích: hiệp nhất với bản thể của đối tượng tri thức. Và vì xét về bản thể, xét về bản chất cốt yếu vạn vật đều là một cho nên điều này có nghĩa là hiệp nhất với vạn vật. Giờ đây ta đã đạt tới mái nhà. Ta hãy tưởng tượng ra một nóc mái bằng, trên đó ta có thể đứng trong ánh sáng mặt trời và hưởng được một tầm nhìn không bị ngăn trở trên mọi hướng, cùng một lúc thấy được mọi thứ. Khi ta đi bộ trên mặt đất, có lẽ ta thấy một ngôi làng, những cánh đồng, một khu rừng, cái này nối liền sau cái kia. Nhưng từ một đỉnh núi hoặc một máy bay ta thấy tất cả những thứ đó cùng một lúc.
- Như vậy trong Samādhi ta hiệp nhất với mọi người, với vạn vật. Và ‘Chủ thể tri kiến được xác lập qua bản chất căn cơ và cốt yếu của riêng mình’ (I.3). Ta cần nêu rõ rằng mặc dù tám chi phần của Yoga được đề cập theo một thứ tự nào đó, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không được phép hoặc không thể thực hành bất cứ chi phần nào – đến mức tối đa – chừng nào ta chưa hoàn toàn làm chủ được những chi phần phía trước. Bằng không thì ta sẽ phải làm việc trong nhiều kiếp ở mức Yama và Niyama. Nhưng mặc dù bất toàn về mặt Yama và Niyama, ta vẫn còn có thể thực hành chẳng hạn như Āsana, Định trí v.v. . . đến một chừng mực nào đó. Nhưng ta chỉ đạt được một mức toàn bích trong mỗi giai đoạn sau khi ta đã đạt được một mức tối thiểu nào đó về mặt hữu hiệu trong những giai đoạn trước đó. Cuối cùng ta hãy xét tới một số định nghĩa thêm nữa của Yoga: Yoga là hệ thống giới luật đưa con người tới mức hiệp nhất với thực tại (Christopher Humphreys) - Yoga là khoa học giải tỏa những chướng ngại tâm lý vốn cản trở con người thấu hiểu bản chất chân thực của mình và mục đích của kiếp sinh tồn (E. Gardner) - Yoga là tài khéo khi hành động (phương tiện thiện xảo) (Chí tôn ca I.50) - Sự thăng bằng được gọi là Yoga. (Chí Tôn Ca, II48) - Yoga là Sống và Chết (Katha Upanishad) Như vậy Yoga là một sự bắt đầu mới, là sự khám phá ra một chiều đo mới. Con phượng hoàng lại phục sinh từ đống tro tàn. ‘Nếu một hạt lúa không rơi xuống đất và chết đi thì nó chỉ sống còn một mình; nhưng nếu nó chết đi thì nó sẽ tạo ra nhiều kết quả’. (Thánh thư John, 12:24). ----------------
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn