intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chinh phục nhà tuyển dụng (phần I)

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đang khao khát có được công việc như ý, đặc biệt trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế đang chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ? Hãy từng bước chinh phục nhà tuyển dụng từ những câu hỏi thường gặp sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chinh phục nhà tuyển dụng (phần I)

  1. Chinh phục nhà tuyển dụng (phần I) Bạn đang khao khát có được công việc như ý, đặc biệt trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế đang chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ? Hãy từng bước chinh phục nhà tuyển dụng từ những câu hỏi thường gặp sau đây. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu tới các bạn những câu hỏi nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên. Dưới đây là một số câu hỏi tập trung vào thời kì làm việc trước đây của các bạn. Nếu không khéo léo trả lời, rất có thể các bạn sẽ để tuột mất cơ hội bước vào vòng trong, được thử sức với những câu hỏi
  2. “xương” hơn và cơ hội được làm việc với công ty mới là hết sức mong manh. 1. Bạn hãy cho biết đôi điều về công ty cũ? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng mong chờ ứng viên cố gắng nói thật ngắn gọn, đầy đủ và chính xác về công việc cũ. Bạn nên chuẩn bị kĩ để trả lời thật lưu loát, bao gồm các nội dung chính: Tên công ty, vị trí công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc, mức lương và một số thông tin liên quan khác. Bạn đừng tỏ ra thụ động và bối rối không biết nên liệt kê bao nhiêu công ty cũ là đủ, vì danh sách công ty cũ của bạn quá dài. Hãy chọn một vài công ty tiêu biểu nhất, tiếng tăm nhất mà bạn đã từng làm để chia sẻ với nhà tuyển dụng, đừng liệt kê hết số công ty bạn đã từng làm, đặc biệt là những công ty bạn chỉ làm có… vài ngày. Vì nhà tuyển dụng sẽ bắt mạch trúng “căn bệnh” thích nhảy việc của bạn. Nếu bạn quên chưa điền thông tin các công ty cũ trong bản CV thì hãy chắc chắn rằng mình đã nhắc đến trong đơn xin việc rồi, để nhà tuyển dụng tiện theo dõi, và trong lần phỏng vấn này bạn chỉ nên nêu một số chi tiết quan trọng mà bạn chưa tiện liệt kê trong CV hoặc đơn xin việc. Ngoài ra, chuẩn bị kĩ đơn xin việc và CV sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn, vì nếu có “lỡ” quên một vài chi tiết quan trọng nào đó thì bạn hoàn toàn có thể “liếc” qua chúng để nhanh chóng lấy lại tinh thần. 2. Bạn mong muốn gì khi làm công việc cũ? Bạn đừng quên chuẩn bị cách trả lời những câu hỏi kiểu như thế này vì đây là những câu hỏi rất dễ gặp. Nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn mong muốn gì và
  3. liệu họ có đáp ứng được mong muốn của bạn hay không, và vì thế họ thường gián tiếp đặt ra câu hỏi này. Hầu như tất cả những câu trả lời cho câu hỏi này đều không thể xác định đúng hay sai, bởi vì đây là câu hỏi về mong ước của các bạn, mỗi người có một mong ước khác nhau cho công việc. Hãy kể lại những điều thật thú vị mà bạn đã được trải nghiệm khi làm việc cho công ty cũ, đó là cách hay để bạn thể hiện rằng bạn đã “được” rất nhiều khi làm ở đó. Nếu như công việc cũ không như mong đợi, không đem lại cho bạn nhiều hứng thú, thì bạn cũng nên nói, nhưng không nên đi quá sâu. Câu hỏi này thật tế nhị và cách trả lời cũng cần tế nhị. Tuy nhiên, bạn nêu lưu ý rằng: Hãy tập trung vào bản chất công việc cũ, về những điều bạn hài lòng/chưa hài lòng về chính công việc đó chứ không nên miên man “trữ tình ngoại đề” những gì chưa tốt của công ty cũ, đồng nghiệp cũ, và sếp cũ (kể cả khi bạn và họ thực sự có những mâu thuẫn khá gay gắt…). Bạn hãy cẩn thận khi trả lời câu hỏi này và không nên nói quá nhiều vào những nhược điểm của công việc cũ. Bạn đừng quên khéo léo lái sang những nội dung khác một cách tích cực hơn, ví dụ: Mặc dù thời gian làm việc ở đó không lâu, và cũng có một số bất cập nhưng tôi đã được đi học đào tạo khóa học nâng cao nghiệp vụ báo chí (nâng cao chuyên nghành ABC…) và tôi tin là sẽ phát huy được những kiến thức đó trong công việc mới… Từ đó bạn có thể “hào phóng” chia s ẻ những kinh nghiệm cũng như hiểu biết về công việc bạn đang ứng tuyển, để ghi thêm điểm. (Ảnh minh họa)
  4. 3. Những thành tích đã đạt được? Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết chính xác và cụ thể những thành tích mà bạn đã đạt được khi làm cho các công ty cũ. Bạn đừng quên chuẩn bị thật kĩ để trả lời cho trung thực, trôi chảy và thuyết phục. Nội dung chính bao gồm: Bạn đã được khen thưởng động viên như thế nào trong từng giai đoạn công việc (giai đoạn đầu mới vào làm, khi lên chức…), mức lương thưởng mà bạn đã đạt được trong từng thời kì… Bạn đừng mải say mê tán dương bản thân mà quên mất rằng những thành tích bạn đang kể ra đây phải phù hợp với bản CV hoặc đơn xin việc đã chuẩn bị từ trước. Chỉ cần một chi tiết nhỏ chúng không khớp với nhau là đủ để nhà tuyển dụng tin rằng bạn đã… nói dối. Vì vậy những nội dung này phải hết sức trung thực. Nhà tuyển dụng qua câu hỏi này muốn đánh giá khả năng cũng như sự trung thực của bạn. Đừng nói dối, phóng đại, thổi phồng những gì đã đạt được, bạn sẽ bị mất điểm. Có ai dám thuê một nhân viên không trung thực về làm việc không? Có lẽ là không! Rất nhiều công ty cẩn thần kiểm tra những thông tin liên quan đến bạn qua người đại diện liên hệ mà bạn thường để ở cuối CV, vì vậy đừng “dại dột” ba hoa trong trường hợp này. Thậm chí ngay cả khi bạn trúng tuyển rồi, nhưng khi công ty phát hiện ra một số điểm bạn đã lừa dối thì khả năng bạn bị loại khỏi guồng máy hoạt động của công ty lên rất cao. 4. Nhiệm vụ chính của bạn trong công việc cũ? Nhà tuyển dụng muốn biết kĩ hơn về công việc cũ của bạn để xem bạn có phù hợp với công việc hiện tại hay không. Vì vậy ngoài việc kể lại một cách trung thực những kinh nghiệm trong công việc cũ, bạn còn cần phải tìm hiểu thật kĩ càng yêu
  5. cầu của công việc hiện tại để có cách nói phù hợp nhất. Bạn nên nói một cách trung thực, khéo léo, vì đây là một trong những cơ hội để bạn khẳng định năng lực của mình trong mắt nhà tuyển dụng. Nghệ thuật trả lời cho câu hỏi này đó là phải biết cách khéo léo “móc nối” giữa những yêu cầu công việc cũ và yêu cầu công việc mới và khả năng hoàn thành công việc của bạn. Tất nhiên bạn không thể không kể đến những trách nhiệm chính đã đảm nhận trong công ty cũ, nhưng đừng quên nhấn mạnh vào những việc làm gần gũi với yêu cầu của công việc hiện tại. Đó chính là cách tốt nhất để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn là ứng viên sáng giá cho vị trí hiện tại chứ không phải ai khác. Tôi muốn nhắc lại lần nữa rằng: Hãy tập trung thẳng vào những yêu cầu công việc có liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Khi còn thời gian hãy tranh thủ “buôn” với nhà tuyển dụng những vấn đề liên quan khác. 5. Những thách thức và khó khăn nào mà bạn đã gặp phải và bạn đã xử lý như thế nào? Khi hỏi ứng viên câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng xử lý tình huống và giải quyết những khó khăn trong công việc của bạn đến đâu. Hãy chia sẻ một cách chân thành về những khó khăn và cách xử lý của bạn khi gặp phải, đó mới là cách thông minh để thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo một số ví dụ dưới đây: - Trong suốt khoảng thời gian suy thoái kinh tế diễn ra, bạn đã chấp nhận mức thù lao bị hao hụt để chia sẻ khó khăn với công ty, mặc dù khi thu nhập của bạn thấp đi thì ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình. - Có thời gian những khách hàng lâu năm của công ty đột ngột thay đổi, chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty đối thủ. Nguyên nhân là vì công ty đã
  6. để xảy ra một số lỗi trong khâu sản xuất khiến chất lượng sản phẩm bị giảm. Bạn và các đồng nghiệp đã nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và tháo gỡ khó khăn, lấy lại niềm tin của khách hàng và tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ mới, nâng doanh số của công ty lên rất cao. 6. Điều gì ở công ty cũ khiến bạn không thỏa mãn? Câu hỏi này thường gặp nhưng để trả lời sao cho “xuôi tai” thực sự không đơn giản. Bạn phải chắc chắn rằng những gì bạn không hài lòng về công ty không “hệ trọng” đến mức nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang thao thao bất tuyệt kể xấu công ty cũ. Tất nhiên họ sẽ có suy nghĩ: “Nếu rời bỏ công ty này, bạn cũng sẽ nói xấu công ty này”. Khi nói những điểm chưa hài lòng về công ty cũ, bạn nên chọn những điểm ít “đụng chạm” nhất . Ví dụ: Khi còn làm ở công ty cũ, bạn không thích ở điểm thường xuyên bị “sai vặt” làm thêm những việc ngoài kế hoạch, khiến cho thời gian riêng của bạn dành cho gia đình đã bị hao hụt. Hoặc: Bạn phải “tiếp chuyện khách hàng” quá nhiều trong một ngày khiến cho mức độ tập trung cho công việc chính của bạn không cao, công việc chính của bạn không phải là phụ trách chăm sóc khách hàng… Cố gắng điểm thật ít những vấn đề khiến bạn chưa hài lòng. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ tích cực về bạn hơn, rằng bạn không phải là người thích “kể xấu” công ty cũ… Trong cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi khi đơn giản, khi hóc búa và khá bất ngờ. Nếu chuẩn bị thật kĩ những phương án trả lời tối ưu thì bạn sẽ vượt qua vòng phỏng vấn một cách nhanh chóng. (Theo VietnamnetJobs)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1