Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?<br />
Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc,<br />
tăng số năm đóng BHXH để hưởng mức lương hưu tối đa,<br />
nhiều vi phạm liên quan đến BHXH sẽ bị xử lý hình sự. . .<br />
<br />
là những quy định mới liên quan đến BHXH sắp được áp dụng.<br />
<br />
LuatVietnam, Ngày 23 tháng 7 năm 2018<br />
<br />
Trong năm 2018, hàng loạt các quy định pháp luật, trong đó có<br />
những chính sách liên quan đến BHXH sẽ chính thức được áp<br />
dụng:<br />
1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc<br />
2. Tăng số năm đóng BHXH để hương lương hưu mức tối đa<br />
3. Bổ sung khoản thu nhập tính đóng BHXH<br />
4. Nhiều vi phạm liên quan đến BHXH sẽ bị xử lý hình sự<br />
5. Tăng mức trợ cấp thai sản từ 1/7/2018<br />
6. Tăng mức hưởng với chế độ tử tuất<br />
7. Tăng tiền đóng BHXH bắt buộc với một số đối tượng<br />
8. Ban hành Nghị quyết 28 cải cách chính sách bảo hiểm<br />
Tham khảo thêm<br />
LuatVietnam.VN<br />
<br />
1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc<br />
Theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2, Điều 124<br />
Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018, thêm 02 đối<br />
tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, gồm:<br />
<br />
I Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01<br />
tháng đến dưới 03 tháng;<br />
<br />
I Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt<br />
Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc<br />
giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt<br />
Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của<br />
Chính phủ.<br />
<br />
2. Tăng số năm đóng BHXH để hương lương hưu<br />
mức tối đa<br />
I Khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định, từ<br />
01/01/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động<br />
vẫn được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng<br />
đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH.<br />
I Theo đó, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm,<br />
năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19<br />
năm, từ 2022 trở đi là 20 năm. Trong khi đó, lao động nữ<br />
nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi, số năm đóng BHXH được tính<br />
là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng, người lao động<br />
được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.<br />
I Theo quy định này, từ ngày 01/01/2018 trở đi, lao động nữ<br />
muốn được hưởng mức lương hưu tối đa là 75% sẽ phải tham<br />
gia đóng BHXH đủ 30 năm (tăng thêm 05 năm so với trước<br />
khi điều chỉnh).<br />
<br />
3. Bổ sung khoản thu nhập tính đóng BHXH<br />
I Tiền lương tháng đóng BHXH hiện nay là mức lương và phụ<br />
cấp lương theo quy định. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 30<br />
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, từ ngày 01/01/2018, tiền<br />
lương tháng đóng BHXH gồm mức lương, phụ cấp lương và<br />
các khoản bổ sung khác.<br />
I Trong đó, phụ cấp lương bao gồm: Phụ cấp chức vụ, chức<br />
danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy<br />
hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động;<br />
phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.<br />
I Các khoản bổ sung khác theo quy định gồm: Các khoản bổ<br />
sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa<br />
thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong<br />
mỗi kỳ trả lương; Các khoản bổ sung không xác định được<br />
mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp<br />
đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên<br />
trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả<br />
thực hiện công việc của người lao động.<br />
<br />