intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách cho vay vốn: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Hiện có một nỗi lo của các DN là cứ mở mắt ra lại thấy lãi suất. Nếu không trả kịp sẽ chuyển thành nợ quá hạn và nợ xấu với lãi suất tăng lên đến 150% so với nợ cũ”. Gia hạn, khoanh nợ sẽ giúp DN không bị đưa vào “điểm báo đỏ”. Bên lề Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Lienvietpostbank, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đức Hưởng đã có cuộc trao đổi với phóng viên về một số vấn đề xung quanh việc “áp trần lãi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách cho vay vốn: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

  1. Chính sách cho vay vốn: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” “Hiện có một nỗi lo của các DN là cứ mở mắt ra lại thấy lãi suất. Nếu không trả kịp sẽ chuyển thành nợ quá hạn và nợ xấu với lãi suất tăng lên đến 150% so với nợ cũ”. Gia hạn, khoanh nợ sẽ giúp DN không bị đưa vào “điểm báo đỏ”. Bên lề Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Lienvietpostbank, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đức Hưởng đã có cuộc trao đổi với phóng viên về một số vấn đề xung quanh việc “áp trần lãi suất huy động liệu có phải chỉ có lợi cho ngân hàng chứ không phải là có lợi cho đối tượng được áp dụng là cộng đồng doanh nghiệp?”. Không lâu nữa, ngân hàng phải chạy theo doanh nghiệp Theo đánh giá của ông Hưởng, nếu theo cơ chế thị trường thì dĩ nhiên sẽ không có trần huy động cũng không có trần cho vay mà chỉ dựa trên cơ sở “thuận mua vừa bán”. Thế nhưng, trong giai đoạn hiện nay nói “có lợi cho ai” lại phải đứng trên nhiều góc độ để nhận xét: người gửi thì muốn cao hơn, còn người vay lại muốn thấp xuống – ngân hàng đứng ở giữa phải làm sao để có thể vẫn khơi tăng nguồn vốn đầu vào mà vẫn có tiền cho vay ra để doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất. Mặt khác, khi lạm phát xuống thấp thì chắc chắn lãi suất huy động và cho vay tự xuống. “Và sẽ đến lúc các ngân hàng tranh nhau thu hút doanh nghiệp đi vay vốn của mình. Thời điểm đó theo tôi nghĩ sẽ không xa nữa”. Ông Hưởng cũng cho rằng, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ áp trần cho vay. Theo nguyên tắc, khi trần huy động xuống rồi thì trần cho vay đương
  2. nhiên phải xuống. “Chỉ cần xuống 1% thì tôi tin chắc các ngân hàng sẽ phải tranh nhau đi tìm doanh nghiệp mà cho vay chứ không sẽ bị ứ đọng vốn huy động.” Ngoài ra, vị quản lý này cũng bày tỏ quan điểm, đến thời điểm hiện tại, với những ngân hàng huy động không tốt thì “nếu để họ chạy lãi suất huy động lên 20% cũng không ai gửi, họ vẫn căng thanh khoản… Khó khăn đã khó khăn rồi, đã chết thì phải chôn, mà để như thế không xử lý sẽ ảnh hưởng đến xã hội.” “Ngân hàng đầu tư chỉ cần thu hồi vốn là đủ rồi!” Trả lời câu hỏi phóng viên, trong bối cảnh hiện tại, làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận được vốn một cách dễ dàng nhất, ông Hưởng trả lời khá hóm hỉnh: “Vậy thì doanh nghiệp phải mạnh lên. Khi doanh nghiệp khỏe lên thì tự thân ngân hàng phải đi tìm”. Ông cũng cho biết, hiện có hai loại đối tượng cho vay, một là các doanh nghiệp nộp hồ sơ lên và một là các doanh nghiệp được các ngân hàng tìm kiếm. “Tất nhiên chúng tôi phải ưu tiên những doanh nghiệp mà chúng tôi đi tìm và ưu tiên những doanh nghiệp muốn vay lãi suất thấp. Hiện có những doanh nghiệp muốn vay lãi suất thật cao nhưng tôi vẫn không dám cho vay” – thành viên HĐQT Lienvietpostbank trả lời. Còn lại, trong số các doanh nghiệp nộp hồ sơ vay vốn, phía ngân hàng lại tiếp tục chia ra làm hai đối tượng, một loại là doanh nghiệp yếu, sắp phá sản và một loại khác là doanh nghiệp cần vốn để hoạt động – phía ngân hàng ưu tiên cho đối tượng thứ 2. Vừa rồi, bên cạnh hạ lãi suất chính sách thì Thống đốc cũng chỉ đạo các NHTM phải “cứu” doanh nghiệp. “Chúng tôi hiểu muốn cứu ngân hàng thì phải cứu doanh nghiệp. Doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng, nếu bên kia có vấn đề
  3. thì đến một lúc NHTM cũng có vấn đề. Cho nên muốn phòng bệnh trước cho NHTM thì phải cứu doanh nghiệp”, theo ông Hưởng. Tỏ ra chia sẻ với các khách hàng, đại diện nhà băng này cho biết, “Hiện có một nỗi lo của các doanh nghiệp là cứ mở mắt ra là lại thấy lãi suất. Nếu không trả kịp thì nó chuyển thành nợ quá hạn và nợ xấu với lãi suất tăng lên đến 150% so với nợ cũ”. Do vậy, việc gia hạn, giãn nợ, khoanh nợ… sẽ giúp phía doanh nghiệp dễ thở hơn, không bị đưa vào “điểm báo đỏ” – tức là khi vào diện nợ xấu rồi sẽ không được vay nữa. “Hôm nay đại hội cổ đông chúng tôi cũng có nói, phải xác định “một miếng khi đói bằng một gói khi no”: Trong khi các doanh nghiệp đang khó khăn phải cho người ta vay vốn và phải hạ lãi suất. Chúng tôi thấy ngân hàng đầu tư cho vay ra mà thấy người ta trả được nợ là tốt rồi, dè chừng mất vốn thôi chứ trong giai đoạn này cũng không cần phải cho vay với lãi suất cao lắm”. Mặt khác, nếu như ngân hàng cổ điển thì chỉ áp dụng việc cho vay đơn thuần, còn ngân hàng hiện đại phải đẩy mạnh dịch vụ và không phụ thuộc vào tín dùng cho vay ra nhiều hay ít. Tỉ trọng doanh thu của các ngân hàng trong tương lai thì dịch vụ sẽ chiếm tỉ trọng cao. Khi trả lời Dân trí về cơ cấu đối tượng vay, ông Hưởng thú thật: “Không phải là tất cả nhưng nhiều doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo kiểu ‘cha chung không ai khóc’ nên chúng tôi cũng rất ngại”. Ở Lienvietpostbank hiện tại, tỉ trọng cho vay DNNN là rất ít mà chủ yếu là kinh doanh dịch vụ ở khu vực này. Ngoài ra, ông Hưởng cũng cho biết, sắp tới ngân hàng này vẫn chưa có kế hoạch niêm yết. Còn việc bán cổ phần, năm vừa qua, một vài đối tác chiến lược nước ngoài đã tìm đến đàm phán và bày tỏ nguyện vọng sẽ được cùng tham gia nhưng
  4. hiện tại ngân hàng vẫn tập trung để củng cố nội tại, chưa có ý định hợp tác với đối tác nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2