intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách du lịch sinh thái - Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chính sách du lịch sinh thái - Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam" nghiên cứu chính sách phát triển du lịch sinh thái theo kinh nghiệm một số quốc gia, qua đó tiếp thu có chọn lọc nhằm đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách du lịch sinh thái - Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam

  1. CHÍNH SÁCH DU LỊCH SINH THÁI - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Lê Thị Hồng Liễu1 Tóm tắt: Du lịch sinh thái đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng ở các khu vực tự nhiên trên khắp thế giới (Andy Drum và cộng sự, 2002: 4). Tuy nhiên, ngoài việc đem lại lợi nhuận du lịch còn gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường. Bài viết nghiên cứu chính sách phát triển du lịch sinh thái theo kinh nghiệm một số quốc gia, qua đó tiếp thu có chọn lọc nhằm đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Du lịch, phát triển bền vững, du lịch sinh thái, pháp luật du lịch, môi trường sinh thái. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với mục tiêu phát triển bền vững, du lịch sinh thái hay gọi là du lịch thiên nhiên, du lịch thay thế hay du lịch sinh học (Jubril Akanni Soaga, 2022: 36) hướng vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên mà môi trường tự nhiên có sẵn cho khách du lịch sử dụng, điều kiện kèm theo là trong quá trình du lịch cần đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Ismael Rezaeinejad và cộng sự, 2022: 8). Với đặc thù về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên chính sách phát triển du lịch sinh thái hiện nay còn những khó khăn nhất định nên hiệu quả phát triển kinh tế trong lĩnh vực này chưa tương xứng với tiềm năng. Thông qua phương pháp phân tích các chính sách pháp luật một số quốc gia trên thế giới, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bài viết nhằm đưa ra sáng kiến thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết có nội dung chính: (1) Khái quát về du lịch sinh thái; (2) Kinh nghiệm quốc tế về chính sách du lịch sinh thái; (3) Những vấn đề đặt ra và đề xuất hoàn thiện chính sách du lịch sinh thái tại Việt Nam. Tác động của khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đối với du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Do đó, tại Việt Nam cần có các nghiên cứu đa diện đánh giá tác động của chính sách phát triển du lịch sinh thái đối với các nhóm vấn đề xã hội khác. Bài nghiên cứu cũng trả lời 3 câu hỏi cơ bản: Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về tác động của du lịch sinh thái đến mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững? Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 1
  2. 424 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Câu hỏi 2: Chính sách phát triển du lịch sinh thái tại các quốc gia trên thế giới được thể hiện như thế nào? Có điều gì cần học hỏi tiếp thu? Câu hỏi 3: Chính sách pháp luật Việt Nam cần điều chỉnh như thế nào để phù hợp với nhu cầu thực tiễn đi đôi với bảo tồn tài nguyên môi trường? Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu nhằm tiếp cận khái quát chung về du lịch sinh thái tại các quốc gia, tổ chức quốc tế, tiến hành phân tích đánh giá một cách có hệ thống các công trình nghiên cứu gắn với khái quát chính sách phát triển du lịch sinh thái. Tác giả tập trung vào phân tích chính sách pháp luật nổi bật tại các quốc gia, tìm hiểu thực tiễn thực thi chính sách trên đặt trong bối cảnh phù hợp xu hướng phát triển kinh tế xanh. Sau đó nghiên cứu tiến hành sử dụng phương pháp so sánh luật học nhằm lựa chọn chính sách phù hợp, đưa ra kiến nghị giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam trong thời gian tới. 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI Khái niệm về tính bền vững lần đầu tiên được nhà khoa học người Đức Hans Carl Von Carlowitz sử dụng trong cuốn sách kinh tế “Sylvicultura Oeconomica” của ông vào năm 1712 (Ian Scoones 2007: 589). Từ đó, du lịch sinh thái cũng được thảo luận nhiều hơn, từ những năm 1980, du lịch sinh thái với khái niệm lâu đời nhất là cách thức để chuyển doanh thu du lịch vào bảo tồn và phát triển (Amanda Stronza và cộng sự, 2019: 229), là loại hình tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại hình du lịch (Petranka Calkov và cộng sự, 2013: 5). Hay hiện đại xem là các chuyến du lịch sinh thái mang tính giáo dục, môi trường, văn hóa dân gian, nhạy cảm với thiên nhiên (İrem Yıldırım và cộng sự, 2023: 23). Với việc phát triển loại hình du lịch này mang lại lợi ích cho động vật hoang dã và đa dạng sinh học, tạo ra động lực để bảo vệ cảnh quan và hỗ trợ cộng đồng địa phương (Krüger O, 2005: 579). Du lịch sinh thái có bốn trụ cột chính: dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa; có hoạt động giáo dục diễn ra ở môi trường; có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng; một trong những trụ cột phát triển kinh tế bền vững. Thuật ngữ du lịch sinh thái tại Việt Nam được được hình thành những năm 1990 (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2016: 14), thể hiện thông qua các hình thức như du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch thiên nhiên, du lịch có trách nhiệm, du lịch có đạo đức, du lịch thám hiểm hay du lịch có ý thức. Giai đoạn đầu du lịch sinh thái tập trung vào phát triển hệ sinh thái tự nhiên, về sau du lịch sinh thái được hiểu là bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Như vậy, đối với hướng tiếp cận du lịch sinh thái hiện nay đã mở rộng nội hàm nhằm đưa hoạt động giáo dục môi trường kết hợp phát triển bền vững. 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH DU LỊCH SINH THÁI Chính sách phát triển du lịch sinh thái của mỗi quốc gia được xây dựng chủ yếu dựa trên các nguyên tắc nền tảng lấy việc bảo tồn di sản, môi trường và xã hội là trọng
  3. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 425 tâm. Các chiến lược tập trung vào các nhóm vấn đề chính: (1) Ưu tiên bố trí kinh phí hoạt động; (2) Xây dựng dịch vụ du lịch sinh thái thân thiện với môi trường; (3) Tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, xuất nhập cảnh; (4) Ứng dụng khoa học công nghệ quản lý du lịch sinh thái. Thứ nhất, ưu tiên bố trí kinh phí hoạt động, xây dựng dịch vụ du lịch sinh thái. Tại Malaysia quyền sở hữu trong lĩnh vực du lịch đa dạng, thuộc thẩm quyền nhiều bên khác nhau. Malaysia có kế hoạch du lịch bền vững mang tính cạnh tranh, có mối liên kết chặt chẽ với các mục tiêu của công, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ về phát triển kinh tế xã hội (Pradeep Kumar Nair và cộng sự, 2013: 60). Chính sách du lịch Malaysia 1992 và quy hoạch tổng thể du lịch sinh thái quốc gia 1996 ghi nhận vai trò cấp thiết của khu vực tư nhân và xác định rõ vai trò của tất cả các khu vực liên bang, tiểu bang và chính quyền địa phương, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi chính phủ và những bên có liên quan khác. Tại New Zealand, du lịch là nguồn thu xuất khẩu hàng đầu và là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng thông qua hai quỹ cơ bản: Quỹ tăng trưởng cấp tỉnh (The Provincial Growth Fund) nhằm đầu tư dự án du lịch phù hợp với thế mạnh của từng vùng; Quỹ Cơ sở hạ tầng du lịch (The Tourism Infrastructure Fund) hỗ trợ phát triển hạ tầng liên quan đến bãi đậu xe, du lịch từ cơ sở cắm trại tự do dành cho loại hình du lịch trải nghiệm (New Zealand Trade and Enterprise. 2019: 5). Bên cạnh đó, New Zealand Trade and Enterprise (NZTE) là cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm giúp đỡ các doanh nghiệp New Zealand phát triển trên phạm vi quốc tế phối hợp với các cơ quan nhà nước khác thực hiện dự án thúc đẩy đầu tư tư nhân vào dự án du lịch. Thứ hai, xây dựng dịch vụ du lịch sinh thái thân thiện với môi trường. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến du lịch xanh, tăng trải nghiệm du lịch nông thôn thân thiện với môi trường. Du lịch nông thôn là sự tái khẳng định giá trị truyền thống, mang lại sinh kế cho người dân nông thôn, bảo vệ sức khoẻ và kích cầu các sản phẩm bản địa và chính hãng (Francesca D’Alessandro, 2016: 201) Tại Italia, chính phủ thông qua Hiến pháp thúc đẩy thực hiện các quy định của Liên minh Châu Âu về đầu tư nguồn lực chính vào du lịch nông thôn và thành phố đô thị được xem như thủ phủ vùng (regional captital) thúc đẩy loại hình nông nghiệp ven đô (Commoner B., 1986: 158). Điển hình tại Campania, nguồn kinh phí được ưu tiên hướng đến khôi phục các sản phẩm địa phương điển hình và các sản phẩm có tác động môi trường thấp. Hay tại Pozzuoli có bảng phân vùng quy hoạch chung của đô thị, theo đó Quy hoạch được phân theo các cấp độ như vùng loại E (vùng canh tác) được đặt gần khu vực ET (Khu vực bảo vệ cảnh quan, lợi ích môi trường và văn hoá bản địa). Có thể thấy những tác động của du lịch đến cảnh quan nông thôn luôn biến đổi rõ ràng và nhanh hơn khu vực đô thị, du lịch truyền cảm hứng cho nhiều hoạt động
  4. 426 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... nhưng có thể tác động tiêu cực đến cảnh quan nông thôn, do đó yêu cầu cơ bản về sắp xếp thứ tự vùng trong quy hoạch đảm bảo khu vực bảo vệ cảnh quan phát huy giá trị văn hoá cộng đồng được “bao bọc” bởi khu vực canh tác bên ngoài. Tại Thuỵ Sĩ, cơ quan du lịch quốc gia Switzerland Tourism phát triển chương trình tiếp thị có hệ thống và thực hiện một cách sáng tạo với các đối tác của mình thông qua đầy đủ các kỹ thuật quảng cáo. Năm 2021, Thuỵ Sĩ gia nhập Tiêu chuẩn du lịch bền vững GSTC, từ đó xây dựng chương trình sáng kiến Swisstainable với chiến lược từ 2023 phát triển mạnh du lịch sinh thái hướng đến là quốc gia đi đầu về tính bền vững. Dựa vào chứng nhận điểm đến xanh (green destiantion awards) do GSTC công nhận vì tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về chứng nhận minh bạch, khách quan và có bằng chứng đi kèm. Cuộc kiểm toán nghiêm ngặt hơn với sự tham vấn rộng rãi của các bên liên quan để xác minh sự tuân thủ và tất cả việc tuân thủ các tiêu chí phải được hỗ trợ đầy đủ thể hiện qua những bằng chứng được ghi lại, việc kiểm tra được yêu cầu 02 năm một lần và mang lại kết quả đồng, bạc, vàng, bạch kim cho điểm đến du lịch (Green Destination, 2024). Thứ ba, phát triển du lịch sinh thái kết hợp xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia. Xây dựng hình ảnh du lịch quốc gia nhằm tăng nhận thức của người nước ngoài về điểm đến. Hiện nay các quốc gia xây dựng điểm đến du lịch sinh thái thông qua du lịch hình ảnh, du lịch điện ảnh, du lịch truyền thông, du lịch thương mại, du lịch thực tế ảo và du lịch sinh thái nhân văn là những xu hướng đáng quan tâm. Malaysia có kế hoạch xây dựng thương hiệu du lịch “Malaysia, Truly Asia”, Bộ Du lịch đưa ra thông điệp xây dựng thương hiệu quốc gia thông qua phương tiện truyền thông, triễn lãm thương mại nhằm định vị thương hiệu không chỉ phản ánh sự đa dạng sắc tộc của Malaysia mà còn là bản chất tự nhiên, văn hóa và lịch sử. Dân số Malaysia được tạo thành từ hơn 70 nhóm dân tộc khác nhau, do đó khi xây dựng thương hiệu quốc gia được chính phủ chú trọng kết hợp du lịch sinh thái với phát huy chủ nghĩa đa văn hoá. Yếu tố sinh thái thể hiện ở giá trị nguyên gốc của điểm đến: cảnh quan, văn hoá, giá trị về tài nguyên thiên nhiên. Các hạ tầng bổ trợ dịch vụ du lịch nằm ở mức độ bổ sung chứ không phải chủ yếu trải nghiệm ở các dịch vụ bổ trợ đó. Ngành du lịch ở Malaysia đã phát triển mạnh từ đầu những năm 1990. Trong những năm qua, chiến lược phát triển hình ảnh du lịch mà Malaysia đã thay đổi từ Beautiful Malaysia (Malaysia xinh đẹp) thành Only Malaysia (Malaysia duy nhất), tiếp theo là Fascinating Malaysia (Malaysia hấp dẫn) và hiện tại là Malaysia, Truly Asia (Malaysia, Châu Á đích thực) (Firly Afwika, 2011: 165). Với cách thức quảng bá du lịch mới nhất này phản ánh sự đầu tư có trọng điểm của chính phủ vào việc thúc đẩy du lịch với tư cách là nguồn thu nhập lớn thứ hai của đất nước sau sản xuất. Tại New Zealand, chính sách ​​ dựng thương hiệu du lịch toàn cầu đầu tiên xuất xây hiện năm 1999 thông qua các hoạt động cảnh quan, con người, văn hoá, du lịch đa
  5. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 427 dạng với sáng kiến 100% Pure New Zealand. Với sáng kiến này có mục tiêu rõ ràng và các thị trường trọng điểm cho hoạt động truyền thông là Úc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức và Singapore (Nigel J. Morgan và cộng sự, 2002: 8). Hoa Kỳ là quốc gia phát triển du lịch sinh thái chú trọng đến tiếp cận khu rừng nguyên sinh, công viên quốc gia. Bằng việc thực hiện chương trình Hộ chiếu đến Công viên Quốc gia (passport to your national parks) giúp nhiều du khách khám phá và bảo vệ các kho tàng thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của Hoa Kỳ. Theo đó, khi du khách đến công viên quốc gia có thể thu thập tem mực từ trung tâm khách hàng hoặc cửa hàng công viên nằm trong công viên quốc gia để nhận dấu mực miễn phí ghi nhận ngày giờ, địa điểm tham quan. Nhằm phục vụ hỗ trợ giáo dục, du khách có thể kèm theo trang phục và phụ kiện phù hợp với chủ đề hộ chiếu này, thu gom rác thải trong quá trình du lịch, quyên góp vào việc bảo tồn công viên quốc gia được khấu trừ thuế và 100% khoản quyên góp này được chuyển vào mục đích bảo tồn công viên quốc gia (American National Parks, 2024). Thêm vào đó, việc đẩy mạnh du lịch sinh thái thông qua việc tận dụng du lịch địa lý và các chương trình khác của các cơ quan quản lý đất đai liên bang, chẳng hạn như Chương trình Bước đi nhẹ nhàng (Tread Lightly) và Không để lại dấu vết (Leave No Trace) ( ITA National Travel & Tourism Strategy, 2022: 10) là trọng tâm của bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong du lịch của chính phủ liên bang. Thứ tư, ứng dụng khoa học công nghệ quản lý du lịch sinh thái. Để bảo tồn di sản thiên nhiên cần tìm kiếm các giải pháp tối ưu về công nghệ, vừa đảm bảo không xâm phạm cảnh quan và hệ địa chất tự nhiên, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và bền chắc của công trình, bảo tồn và phát huy tối đa giá trị của thiên nhiên. Tại Hoa Kỳ, du lịch sinh thái được Văn phòng Đánh giá Công nghệ xác định là một lựa chọn quản lý tài nguyên tiềm năng, với việc tạo ra Công nghệ duy trì tài nguyên rừng nhiệt đới (1984), Công nghệ duy trì đa dạng sinh học (1987) và Quản lý tổng hợp tài nguyên tái tạo cho các khu vực hải đảo của Hoa Kỳ (1987) giúp hỗ trợ nỗ lực phát triển kinh tế bền vững. Văn phòng đánh giá công nghệ có nhiệm vụ Tóm tắt thông tin thu thập liên quan đến du lịch sinh thái, xác định các vấn đề đặc biệt quan tâm tại các vùng du lịch sinh thái có nền kinh tế đặc biệt (U.S. Congress, 1992). Bên cạnh đó, du lịch sinh thái để quảng bá hình ảnh địa phương hiện nay thường thông qua mạng xã hội, do đó những rủi ro về quyền riêng tư cũng được cân nhắc. Chương trình đăng ký du khách thông minh (Smart Traveler Enrollment Program - STEP) cho phép du khách được nhận các thông tin liên quan đến điểm đến, bao gồm cả thông tin an toàn và an ninh của quốc gia đó, đồng thời cung cấp hỗ trợ khi công dân đi du lịch ở nước ngoài rơi vào trường hợp khẩn cấp như thiên tai, cuộc khủng hoảng bảo đảm an ninh, hoặc các tình huống khẩn cấp cá nhân (US Department of State - Bureau of Educational and Cultural Affairs, 2024). Thông qua trải nghiệm công nghệ thông
  6. 428 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... minh, việc du lịch đảm bảo tính an toàn và trang bị đầy đủ thông tin hơn so với phương thức truyền thống. Bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, Malaysia đã xây dựng hệ thống sinh trắc học cải tiến kết hợp quét vân tay, mống mắt và khuôn mặt để xác thực danh tính của du khách và người dân trên các tuyến đường hàng không, đường biển và đường bộ. Với hệ thống Nhập cư Tích hợp Quốc gia Malaysia (Malaysia’s National Integrated Immigration System - NIISe) giúp khách du lịch được trải nghiệm chất lượng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, Malaysia cũng đầu tư trải nghiệm du lịch thực tế ảo với chương trình MyVirtual để khách du lịch được khám phá văn hoá, thám hiểm thiên nhiên, giao lưu với dân địa phương mà không cần thực sự di chuyển. 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH DU LỊCH SINH THÁI TẠI VIỆT NAM Khoản 16 Điều 3 Luật Du lịch 2017 đã xây dựng khái niệm du lịch sinh thái mới mẻ, phù hợp với cách tiếp cận pháp luật các quốc gia trên thế giới. Theo đó, du lịch sinh thái được hiểu là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ đưa du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn dù đi sau nhưng phải vượt lên trước. Chính sách phát triển du lịch sinh thái Việt Nam có các tiêu chí cụ thể như: Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác (điểm d khoản 4 Điều 5 Luật Du lịch 2017). Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có chương trình cụ thể về du lịch sinh thái dẫn đến việc áp dụng thiếu tính đồng bộ. Từ kinh nghiệm các sáng kiến về chính sách du lịch sinh thái tại một số quốc gia, tác giả đưa ra gợi mở với Việt Nam, cụ thể như sau: Một là, cần thúc đẩy du lịch xanh nhằm khai thái du lịch đi đối với bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa. Hiện nay, Bộ tiêu chí xanh được thực hiện bởi sự hỗ trợ của Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sỹ (SSTP), tuy nhiên chỉ thực hiện tại một số địa phương mà chưa được áp dụng đồng bộ trên cả nước. Thêm vào đó, việc cấp chứng nhận cho du lịch xanh tại các địa phương vẫn còn thiếu bộ tiêu chí chung nên không đảm bảo thống nhất trong quá trình áp dụng. Hiện nay, theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Môi trường 2020 bắt buộc các khu du lịch từ 2025 trở đi không sử dụng chất thải, nhưng vẫn chưa ghi nhận việc cấp chứng chỉ du lịch xanh. Đề khắc phục thực trạng này, Chính phủ cần giao trách nhiệm cho Bộ Tài Nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch xây dựng bộ tiêu chí xanh, chứng chỉ
  7. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 429 môi trường nhằm xếp hạng các trang du lịch. Bên cạnh đó cần có cơ quan giám sát, đánh giá chuyên môn và báo cáo kết quả cho từng địa phương. Hai là, cần đưa ra tiêu chí cụ thể và các điều kiện cần có của một khu du lịch sinh thái. Luật Du lịch hiện tại ghi nhận du lịch sinh thái theo định nghĩa tại khoản 16 Điều 3, tuy nhiên văn bản hướng dẫn thi hành chưa đưa ra hệ tiêu chí về du lịch sinh thái, đơn vị đưa ra du lịch sinh thái cần có những điều kiện, tiêu chí đi kèm cụ thể xây dựng các quy định về: vùng du lịch sinh thái, điểm du lịch sinh thái, cơ sở du lịch sinh thái. Nếu có căn cứ cụ thể này giúp cho du lịch sinh thái thể hiện đúng bản chất được tạo nên từ khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và gắn với văn hoá bản địa, tránh tình trạng như hiện nay việc xây dựng và đặt tên khu du lịch sinh thái mang tính hình thức, thu hút khách du lịch nhưng không đúng bản chất của nó. Bên cạnh đó, cần có đánh giá và cấp chứng chỉ cho du lịch sinh thái, nâng tầm để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ba là, cần thu hút vốn đầu tư từ thành phần kinh tế tư nhân vào phát triển du lịch sinh thái. Để làm được điều này cần mở rộng chức năng quản lý của cơ quan nhà nước, có thể học hỏi kinh nghiệm Italia về cho phép hình thành thủ phủ vùng, hay được hiểu là nguyên tắc tự trị địa phương theo đó cho phép chính quyền địa phương cấp huyện quản lý loại hình du lịch nông nghiệp ven đô. Hiện nay, theo Nghị định số 156/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, việc phê duyệt Đề án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc thẩm quyền Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên với hướng tiếp cận du lịch sinh thái trong tương lai cần trao quyền nhiều hơn cho cộng đồng địa phương, phù hợp với đặc thù tự nhiên mỗi vùng. Bốn là, cần đẩy mạnh thực hiện dự án du lịch sinh thái nhân văn. Hiện nay theo Quyết định số 3767/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa. Đặc thù du lịch nước ta hiện này là xu hướng khai thác nét văn hoá truyền thống và sinh hoạt đời thường của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tìm hiểu tập tục của người dân địa. Điển hình như ở vùng Tây Nguyên cần đầu tư vào làng du lịch truyền thống, khám phá văn hoá cồng chiêng. Vùng Tây Bắc cần đẩy mạnh phát triển du lịch trải nghiệm như khám phá văn hoá rừng thiêng, nuôi cứu hộ động vật hoang dã. Hay ở vùng có sản phẩm nông nghiệp phát triển như du lịch miệt vườn miền Tây cần thúc đẩy du lịch sinh thái kết hợp hướng dẫn cách canh tác, tăng tính trải nghiệm cho du khách và giúp người dân tham gia nhiều hơn vào hoạt động du lịch. Dựa trên nền tảng hoạt động sản xuất nông nghiệp với sự tham gia của nông hộ. Năm là, cần phát huy hơn nữa việc áp dụng trí tuệ nhân tạo AI trong quản lý du lịch sinh thái. Hiện nay, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó đề cập, du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên, xây dựng chiến lược cho chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh. Với du lịch đô thị, hiện nay tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã có ứng dụng MyHanoi, HCMC để du khách dễ tra cứu thông tin địa điểm du lịch. Tuy nhiên với du lịch sinh thái thường diễn ra ở vùng nông thôn thì hiện nay vẫn chưa thực hiện ứng dụng công nghệ ở các khu vực này. Do
  8. 430 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... đó, trong thời gian tới cần phát huy công nghệ trong việc quảng bá du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn cho vùng tiềm năng này. Sáu là, du lịch sinh thái cần có sự phối hợp của nhiều bên như chính quyền địa phương, doanh nghiệp, du khách và người dân bản địa. Do đó, việc tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương là nhu cầu cấp thiết, cần có buổi chuyên đề hướng dẫn người dân kỹ năng ứng xử du lịch, thông qua thuyết minh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và duy trì truyền thống văn hoá tốt đẹp của địa phương để quảng bá cho du khách trọn vẹn và ý nghĩa nhất. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện hiệu quả chính sách cho du lịch sinh thái, tại Việt Nam cần có sự phối hợp các bên liên quan là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và khách du lịch. Việc học tập chính sách pháp luật các quốc gia là cần thiết, từ đó có thể thực hiện tốt việc quảng bá thương hiệu du lịch sinh thái quốc gia đến cộng đồng quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Afwika, F. (2011). “Diversity that sells: The success story of Malaysia’s tourism branding “Truly Asia”, The Work of the 2011/2012 API Fellows: 165-177. 2. Amanda Stronza, Carter A. Hunt, Lee A. Fitzgerald. (2019). “Ecotourism for Conservation”. Annual Review of Environment and Resources: 229-253. 3. American National Parks. (2024). “Put your stamp on every national park experience”: Cổng thông tin Công viên quốc gia Mỹ https://americasnationalparks.org/passport-to-your- national-parks/ truy cập ngày 14/02/2024. 4. Andy Drum and Alan Moore. (2002). “Ecotourism Development A Manual for Conservation Planners and Managers”. Pp4. United Nations Development Programme. 5. Commoner B. (1986). Il cerchio da chiudere, Garzanti, Milan. 6. Francesca D’Alessandro. (2016). “Green Building for a Green Tourism. A New Model of Eco- friendly Agritourism”. Agriculture and Agricultural Science Procedia Volume 8, 2016: 201-210. 7. Ian Scoones. (2007). “Sustainability”. Development in Practice, Vol. 17, No. 4/5: 589-596. 8. International review of Ecology and Socialism. (2023). “Green Destinations Certification Programs for Destinations”. Cổng thông tin Tổ chức Green Destination https://www. greendestinations.org/awards-certification/ truy cập ngày 24/02/2024. 9. İrem Yıldırım, Ezgi Kırıcı Tekeli. (2023). “The Role of Ecotourism in Sustainable Development”, Chapter in Inclusive Community Development Through Tourism and Hospitality Practices, p.23. 10. Ismael Rezaeinejad, Jayawant Khaniwadekar. (2021). “The role of Eco-tourism in sustainable development: case study eco-tourism challenges in Iran”. E3S Web of Conferences 311, 01004 (2021) EPSD: 1-10.
  9. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 431 11. Jubril Akanni Soaga. (2022). “Role of Ecotourism in Sustainable Development, Intech Open”. Chapter 8 Sustainable Management of Natural Resource. 12. ITA National Travel & Tourism Strategy. (2022). “Promoting the United States as a Travel Destination”: 10. 13. Krüger O. (2005). “The role of ecotourism in conservation: panacea or Pandora’s box?”. Biodivers Conserv. 14 (3):579-600. 14. New Zealand Trade and Enterprise. (2019). “Invest in NewZealand tourism”. Tourism Prospectus: 5. 15. Nguyễn Thị Minh Nguyệt. (2016). Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, mã số KHCN-TB.09X/13-18, Đề tài được tài trợ bởi Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, ĐHQGHN. 16. Nigel J. Morgan, Annette Pritchard, Rachel Piggott. (2002). New Zealand, 100% Pure. The creation of a powerful niche destination brand”, The Journal of Brand Management 9 (4) 2002: 1-10. 17. Petranka Calkov, Tanja Angelkova Petkova. (2013). “Ecotourism contemporary type of tourism”. First International Conference Mediterranean Tourism - MT-2013, 14.06- 15.06.2013, Nis, Serbia. 18. Pradeep Kumar Nair and Toney K. Thomas. (2013). “Sustainable Tourism in Malaysia”. Policies and Practices: 60-69. 19. U.S. Congress, Office of Technology Assessment. (1992). Science and Technology Issues in Coastal Ecotourism-Background Paper, OTA-BP-F-86 (Washington, DC: U.S. Government Printing Office, October 1992). 20. US Department of State - Bureau of Educational and Cultural Affairs. (2024). “Smart Traveler Enrollment Program (STEP)” Cổng thông tin Cục văn hoá và Giáo dục Hoa Kỳ https://travel.state.gov/content/travel/en/international-travel/before-you-go/step.html, truy cập ngày 14/02/2024.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0