intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch biển tại Nha Trang – Khánh Hòa

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

90
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết bàn về việc phát triển du lịch biển tại Việt Nam tăng trưởng một cách nhanh chóng đã kéo theo rất nhiều hệ lụy. Đà tăng trưởng của du lịch quá nhanh khiến cho cơ chế, chính sách, bảo tồn cũng như chiến lược bảo vệ, phục hồi tài nguyên du lịch biển phát triển chưa tương xứng khiến cho từ đây hậu quả mà các tỉnh ven biển miền Trung phải gánh chịu chính là suy thoái nghiêm trọng tài nguyên du lịch biển. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch biển tại Nha Trang – Khánh Hòa

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA Ths. Phan Minh Châu, Ths. Lê Quốc Hồng Thi Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Theo báo cáo, du lịch biển tại nước ta tăng bình quân khoảng từ 12,6% đến 16% năm tại các bãi biển ở Việt Nam, bên cạnh đó, trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, khách du lịch quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng tại các tỉnh ven biển chiếm trên 70%. Riêng thu nhập từ du lịch biển đảo đã chiếm tới 70% doanh thu của ngành. Du lịch biển cũng được khẳng định là một trong 5 hướng đột phá về phát triển kinh tế biển và ven biển. 1 Đây là tín hiệu đáng mừng cho du lịch Việt nam trong đà tăng trưởng, đặc biệt là du lịch biển tại các tỉnh miền Trung Việt Nam sở hữu những bãi biển đẹp và tài nguyên gắn liền với biển vô cùng phong phú. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch biển tại Việt Nam tăng trưởng một cách nhanh chóng đã kéo theo rất nhiều hệ luỵ. Đà tăng trưởng của du lịch quá nhanh khiến cho cơ chế, chính sách, bảo tồn cũng như chiến lược bảo vệ, phục hồi tài nguyên du lịch biển phát triển chưa tương xứng khiến cho từ đây hậu quả mà các tỉnh ven biển miền Trung phải gánh chịu chính là suy thoái nghiêm trọng tài nguyên du lịch biển. Từ khóa: Du lịch biển, du lịch nha trang, du lịch Khánh Hòa. 1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BIỂN BỀN VỮNG TẠI NHA TRANG – KHÁNH HÒA Khánh Hòa là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, diện tích 5.197 km2 và có tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng. Về tài nguyên du lịch biển đảo, Khánh Hòa có bờ biển dài 385 km với gần 200 đảo ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. dân số khoảng 1,2 triệu người. Tỉnh Khánh Hoà hiện nay có hai thành phố chính là Cam Ranh và Khánh Hoà, trong đó thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh; đồng thời là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển trong nước và quốc tế. Hiện nay, ngoài thành phố Nha Trang thì thành phố Cam Ranh cũng trở thành một trong những thành phố năng động, tiềm năng du lịch phong phú cũng không kém Nha Trang và hứa hẹn trong tương lai cũng là điểm thu hút du lịch mạnh mẽ của tỉnh Khánh Hoà. 2. HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG TƢƠNG LAI CỦA KHÁNH HÒA Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ phát triển của ngành trong tình hình mới, trên cơ sở bốn quan điểm và mục tiêu phát triển mà quy hoạch 2006 đã đề xuất, những quan điểm phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà từ nay đến năm 2020 được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, của khu vực miền Trung Tây Nguyên và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà nghị quyết Đại hội XV, Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/10/2006 đã đề ra, đó là: 1 Phát triển du lịch biển trước tình trạng ô nhiễm biển – Thời báo Doanh nghiệp và thương mại. 1311
  2. 2.1. Phát triển du lịch theo hƣớng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh. 2.2. Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa truyền thống, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch. 2.3. Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. 2.4. Phát triển du lịch Khánh Hoà với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tài nguyên du lịch phong phú và nổi trội, có vị trí thuận lợi, có hai khu du lịch Quốc gia, do vậy đây là một trong những quan điểm thiết thực để phát huy lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà. 2.5. Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác. Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cộng đồng đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. 2.6. Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo. 2.7 Bảo vệ môi trƣờng: Phòng ngừa có hiệu quả ô nhiễm môi trường, giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch. Cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm nguồn nước hợp vệ sinh và đến năm 2010, khoảng 96% dân số được sử dụng nước sạch, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực quản lý môi trường. 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NHA TRANG-KHÁNH HOÀ – Sự xuống cấp của các khu du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái biển đảo : Do sự phát triển ồ ạt của lượng khách Trung Quốc, hiện nay nhiều chương trình du lịch sinh thái biển đảo của Nha Trang quá tải, các điểm, khu du lịch tại Nha Trang đang dần xuống cấp do sự phát triển quá nhanh của du khách đến với vùng biển này. Như chương trình tham quan 4 đảo, chương trình tham quan trên song Cái. – Sự phát triển quá nhanh của cơ sở lưu trú : Sự phát triển quá nhanh của các khách sạn, khu du lịch nghĩ dưỡng, mà người ta bỏ qua các hạ tầng khác như giao thông, các tụ điểm vui chơi, giải trí đã khiến cho Khánh Hoà thừa khách sạn, thiếu các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng như đường xá, hệ thông giao thông không theo kịp với sự phat triển này, dẫn đến tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên, các điểm tham quan quá tải. 1312
  3. – Thu hút Du khách: Du khách quốc tế đến với Nha Trang nhiều nhất là là khách Nga và Trung Quốc, nội địa đa phần đến từ thành phố Hồ Chí Minh. – Ô nhiễm môi trường, rác thải tại các điểm, khu du lịch sinh thái. – Lực lượng lao động trong ngành thiếu và yếu. 4. PHÂN TÍCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Trong bảng điều chỉnh tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà tầm nhìn đến năm 2020 2, cụ thể điều chỉnh chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà như sau: 4.1. Khách du lịch 3 Bảng 1. Dự báo khách du lịch Khánh Hoà từ năm 2010 đến năm 2020 Năm Chỉ tiêu khách quốc tế 2010 500.000 2016 900.000 2017 2.030.000 Dự báo 2020 1.400.000 Theo bảng dự báo năm 2020 du lịch Khánh Hoà dự báo đón 1.400.000 lượt khách quốc tế, tuy nhiên năm 2017, du lịch Khánh Hoà đón 2.030.000 lượt khách, vượt mức dự báo. 4.2. Ngày khách lƣu trú bình quân tại Nha Trang năm 2016 là: Bảng 2. Ngày lưu trú bình quân tại Nha Trang – Khánh Hoà năm 2016 Ngày lƣu trú bình quân 2.26 Khách quốc tế 3.47 Khách nội địa 1.86 Về công suất sử dụng phòng là: 58, 89%, Doanh thu cơ sở lưu trú năm 2017 đạt hơn 17.300.000. 4.2. Doanh thu du lịch Bảng 3. Dự báo doanh thu du lịch từ năm 2010 đến năm 2020 Năm Doanh thu 2010 2500 tỷ 2017 17.300 2 Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà tầm nhìn đến năm 2020. 3 Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/10/2006 . 1313
  4. 2020 10700 tỷ Theo bảng thống kê, năm 2017 doanh thu du lịch đạt 17.300.000 triệu đồng, 4.3. GDP du lịch Bảng 4. Dự báo GDP du lịch từ năm 2010 đến 2020 Năm GDP 2010 1200 tỷ (9.09% GDP toàn tỉnh) 2015 2400 tỷ (9,94% GDP toàn tỉnh) 2020 5000 tỷ (11,53% GDP toàn tỉnh) Dự báo GDP du lịch từ năm 2010 đến 2020 tăng từ 9,09 % lên 11,53%. 4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Nha Trang cần đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác). 4.5. Cơ sở lƣu trú Bảng 5. Dự báo cơ sở lưu trú từ năm 200 đến 2020 Năm Số phòng 2010 8520 phòng (5500 phòng đạt chuẩn, với 1400 phòng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao) 2015 12400 phòng (8700 phòng đạt chuẩn, 2200 phòng đạt chuẩn 4-5sao) 2020 2100 phòng (21.000 phòng đạt chuẩn, 15.700 phòng xếp hạng 4-5 sao) 4.6. Vốn đầu tƣ Bảng 6. Dự báo số vốn đầu tư từ năm 2010 đến năm 2020 Năm Số vốn 2010 4500 tỷ (1350 tỷ đầu tư kết cấu hạ tầng, du lịch, xúc tiến, quảng bá, đào tạo nhân lực, tôn tạo môi trường) 2011-2015 8500 tỷ (1700 tỷ chiếm 20% đầu tư cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực tôn tạo môi trường 2016-2020 10.100 tỷ VNĐ, với khoảng 2.000 tỷ (chiếm 20%) đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, môi trường... 1314
  5. Tổng vốn cho cả 23.100 tỷ giai đoạn 4.7. Nguồn lao động Bảng 7. Dự báo nguồn lao động từ năm 2010 đến năm 2020 Năm Số lao động 2010 33.400 lao động (trong đó hơn 13.500 lao động trực tiếp), 2015 60.000 lao động (trong đó có khoảng 20.000 lao động trực tiếp) 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp). Theo dự báo, từ năm 2015 - 2030, tổng số lượt khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng từ 1 - 1,2 triệu; ngày lưu trú trung bình tăng từ 2,4 - 3,0; tổng số ngày khách tăng từ 2,4 - 6,3 triệu. Số lượt khách nội địa tăng từ 2,4 - 5 triệu; ngày lưu trú trung bình tăng từ 1,2 - 1,8; tổng số ngày khách tăng từ 2,9 - 9 triệu. Nhu cầu về buồng khách sạn đối với khách quốc tế tăng từ 6.000 - 10.600, đối với khách nội địa tăng từ 7.000 - 13.100. Nhu cầu về lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng từ 18.200 - 37.900; lao động gián tiếp ngoài xã hội phục vụ hoạt động du lịch tăng từ 36.400 - 75.800. Ước tính tổng thu từ khách quốc tế tăng từ 286 - 972 triệu USD, thu từ khách nội địa tăng từ 112,0 - 509,6 triệu USD. Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Nha Trang - Khánh Hòa là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN NHA TRANG – KHÁNH HÒA THEO HƢỚNG DU LỊCH BỂN Như vậy, để phát triển du lịch du lịch biển tại Nha Trang – Khánh Hoà giai đoạn đến năm 2030 thì cần có những giải pháp sau: Ngoài việc thu hút du khách quốc tế Trung Quốc, Nga vốn là thị trường mục tiêu của Khánh Hoà thì Khánh Hoà cần thu hút khách đế từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, du khách nội địa thì Khánh Hoà cũng cần quan tâm hoàn thiện chất lượng phục vụ và thu hút khách nội địa đến từ vùng Tây Nguyên và du khách đến từ các tỉnh phía Bắc. Phát triển các khu du lịch mới, khu vui chơi giải trí mới: Về hệ thống du lịch giai đoạn 2015 - 2030, Khánh Hòa sẽ có khu du lịch quốc gia Bắc Cam Ranh (du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh, vui chơi giải trí, thể thao khám phá biển, đảo), điểm du lịch quốc gia Trường Sa (du lịch biển đảo), đô thị du lịch Nha Trang (du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí cao cấp, MICE). Hệ thống khu, điểm du lịch địa phương gồm: khu du lịch đầm Nha Phu - Hòn Lao - Hòn Thị (du lịch biển, đảo), khu du lịch Dốc Lết (du lịch biển, đảo), khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan (du lịch sinh thái, biển), khu du lịch sinh thái Ba Hồ (du lịch sinh thái)… Ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo tổng hợp gắn liền với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo cao cấp, thể thao biển, khám phá cảnh quan, tham quan vịnh, đảo; gắn với du lịch đô thị và du lịch MICE. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch. Tài nguyên thiên nhiên, sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm là thế mạnh của khu du lịch, vì vậy khi khai thác du lich cần tính đến bảo tồn 1315
  6. nguyên giá trị ban đầu của tự nhiên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhưng không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, không xây dựng bừa bãi thiếu quy hoạch. Dịch vụ du lịch tại đây cần được quan tâm và nâng cao chất lượng để phục vụ du khách được tốt hơn, đưa các dịch vụ mới độc đáo vào phục vụ du lịch để thu hút nhiều du khách hơn. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch của các điểm đến du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng, vì vậy trong thời gian tới các điểm đến cần tập trung vào các công việc sau: Cần quy hoạch, đầu tư thoả đáng để xây dựng các trục đường từ trục đường lớn đến các điểm du lịch trọng điểm cần nâng cấp các dịch vụ vận tải theo hướng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt thời gian đi lại, tránh tắc nghẽn cho du khách, Quy hoạch giao thông các tuyến đường ngõ xóm tại địa phương một cách thuân lợi. Tuy nhiên, việc phát triển cơ sở vật chất hạ tầng tại Khánh Hoà cần lưu ý đến việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tránh các tác động lên môi trường một cách thấp nhất. Bên cạnh đó cần bảo vệ cảnh quan khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại Khánh Hoà. Việc phát triển nguồn lao động trẻ, chất lượng cao tại Nha Trang – Khánh Hoà trong việc phát triển du lịch trọng tâm là du lịch biển thì Khánh Hoà cần phải có nhiều biện pháp hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. Lực lượng lao động tại Khánh Hoà dự kiến tang lên 38000 lao động trực tiếp tham gia vào ngành công nghiệp tại tỉnh nhà nhưng phải cần có những giải pháp để thị trường lao động tiêu chuẩn hơn, chuyên nghiệp hơn. 6. KẾT LUẬN Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với nguồn tài nguyên phong phú và hấp dẫn, thuận lợi phát triển các loại hình du lịch biển bền vững mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Khánh Hoà là một lợi thế để phát triển du lịch. Với việc dự báo số lượng du khách đến Khánh Hoà đến năm 2020 là 1,4 triệu khách quốc tế và việc bùng nổ Khánh ngay trong năm 2016 là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch Khánh Hoà nói riêng và các nước nói chung trong việc hướng tới việc phát triển ngành công nghiệp không khói, biến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hoà. Việc phát triển du lịch biển trở thành sản phẩm mũi nhọn của Khánh Hoà cần có các giải pháp về phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, các giải pháp về đội ngũ lao động, các giải pháp về sản phẩm du lịch nhưng cũng luôn gắn với việc hướng tới việc phát triển bền vững, gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên mong manh của sinh thái biển. Cần hướng tới việc phát triển du lịch bền vững – tránh các hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, gìn giữ cảnh quan, môi trường, biến Nha Trang thành trung tâm du lịch biển bền vững của vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Trần Phúc (2013), Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hoà, Hội thảo Đại học Nha Trang. [2] Tổng cục du lịch Việt Nam: http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/21817. [3] http://dantri.com.vn/xa-hoi/bao-dong-do-ve-o-nhiem-moi-truong-bien-20160604094307966.htm [4] http://m.baokhanhhoa.com.vn/du-lich/201703/tang-cuong-hop-tac-trong-phat-trien-nhan-luc-du- lich-5526156/index.htm 1316
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2