YOMEDIA
ADSENSE
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo tỉnh Cà Mau
2
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết trình bày hiện trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch biển, đảo. Các giải pháp trung vào việc nâng cao chất lượng như công tác đào tạo, công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn, giải pháp tài chính, chuyển đổi số,…
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo tỉnh Cà Mau
- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo tỉnh Cà Mau Phạm Hồng Mơ Tóm tắt: Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Cà Mau đang ngày càng phát triển với sự gia tăng đáng kể về số lượt khách và doanh thu du lịch. Theo đó, lực lượng lao động trong ngành cũng tăng nhanh, tuy nhiên nâng cao chất lượng lao động vẫn là vấn đề cần được quan tâm, do tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao. Bài viết trình bày hiện trạng và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch ở tỉnh Cà Mau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch biển, đảo. Các giải pháp trung vào việc nâng cao chất lượng như công tác đào tạo, công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn, giải pháp tài chính, chuyển đổi số,… Từ khóa: nguồn nhân lực, du lịch biển, đảo, du lịch Cà Mau 1. Mở đầu Trong quá trình phát triển kinh tế, con người vừa là lực lượng lao động trực tiếp vừa là đối tượng tiêu dùng, do đó không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động mà còn là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Du lịch là một ngành dịch vụ, trong đó con người vừa là chủ thể sản xuất vừa là đối tượng phục vụ, cho nên yếu tố con người càng có vai trò quan trọng. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của lực lượng lao động, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch. Du lịch tỉnh Cà Mau trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc, thể hiện thông qua sự gia tăng nhanh về số lượt khách và doanh thu du lịch. Theo đó, lực lượng lao động trong ngành cũng gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động qua đào tạo và lao động trình độ cao còn thấp so với yêu cầu phát triển. Hiện nay, du lịch đóng góp khoảng 2% GRDP của tỉnh Cà Mau (Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cà Mau 2020), để nâng cao vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh thì yêu cầu về đội ngũ lao động, nhất là lực lượng có trình độ cao là vấn đề bức thiết cần được quan tâm. Cà Mau có 6/8 huyện, thành phố giáp biển, sở hữu phần lớn các điểm đến nổi tiếng của tỉnh như Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, khu du lịch Khai Long, khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn quốc gia U Minh Hạ,… Theo đó, khu vực này cũng đóng góp phần lớn vào số lượt du khách và doanh thu du lịch của tỉnh. Trong bối cảnh du lịch biển, đảo đang ngày càng thu hút khách du lịch, với những lợi thế về tài nguyên du lịch biển, đảo của mình, Cà Mau cần nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thu hút du khách so với các điểm đến khác trong cả nước. Trong đó, việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ chất lượng cao là một trong những vấn đề cần quan tâm ưu tiên hàng đầu. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về nhân lực phục vụ du lịch 2.1.1. Khái niệm Nhân lực phục vụ du lịch là khái niệm dùng để chỉ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển của ngành du lịch. Lực lượng này bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương 2006). 248
- Trong đó, lao động trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch,… lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư,... Qua đó cho thấy, nhân lực du lịch có độ bao phủ tương đối rộng, do đó chất lượng lao động không chỉ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển du lịch, mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan. 2.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực phục vụ du lịch Như đã trình bày, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và được xem như yếu tố quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Do đó, nguồn nhân lực du lịch cũng trở thành vấn đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tác giả Szivas đã khẳng định, những người lao động có trình độ là động lực có thể cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và đạt được lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, các điểm đến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ ở tất cả các cấp trong các tổ chức, điểm đến và quốc gia (Szivas 1999). Nghiên cứu của Tom Baum chỉ ra nguồn nhân lực có vai trò quyết định không chỉ đối với sự phát triển của ngành du lịch, mà còn góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước (Baum 2007). Tác giả Sherap Bhutia cũng nêu lên quan điểm rằng chất lượng nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa với sự phát triển của một quốc gia (Sherap Bhutia 2014). Bên cạnh đó, tác giả Sandra Herman trên cơ sở phân tích một số đặc điểm nguồn nhân lực, cũng đã chỉ rõ vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong việc hỗ trợ quan trọng cho ngành du lịch (Sandra Herman 2015) . Ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Thị Như Hiền cũng chỉ ra rằng, những hạn chế về mặt chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển bền vững của ngành Du lịch Việt Nam (Bùi Thị Như Hiền 2023). Trong Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2020) cũng chỉ rõ phát triển nguồn nhân lực du lịch là 1 trong 9 giải pháp ưu tiên hướng tới phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Từ thực tiễn phát triển và các nghiên cứu khoa học, có thể thấy vai trò quan trọng của lực lượng lao động trong ngành du lịch, đặc biệt là lao động chất lượng cao cả về trình độ và nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của ngành Du lịch nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. 2.2. Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch tỉnh Cà Mau 2.2.1. Hiện trạng kinh doanh du lịch và du lịch biển, đảo của tỉnh Cà Mau 2.2.1.1. Số lượt khách du lịch Trong giai đoạn 2010 – 2020, lượng khách đến tỉnh Cà Mau liên tục tăng từ 760 nghìn lượt lên hơn 1,2 triệu lượt khách, năm 2016 là năm đánh dấu số lượt khách đến Cà Mau vượt mốc 1 triệu lượt khách. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh tuy nhiên số lượt khách đến Cà Mau vẫn đạt 88,3% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, số lượt khách đến khu vực biển-đảo của tỉnhchiếm một tỉ trọng đáng kể, trung bình trên 80% tổng số khách đến. 249
- Về cơ cấu lượt khách du lịch nói chung và khách DLBĐ nói riêng chiếm hơn 98% là khách nội địa, lượng khách quốc tế đến Cà Mau có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỉ lệ thấp (chưa đến 2%). Trong đó, đa số khách quốc tế đến đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, công việc, hoặc vì mục đích đến điểm cực Nam của Việt Nam. Về số ngày lưu trú của khách, có xu hướng tăng nhưng không ổn định, bình quân năm 2020 là 1,58 ngày đối với khách nội địa và 3,0 ngày đối với khách quốc tế. Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh, năm 2020, số khách lưu trú chỉ chiếm 41% tổng số khách đến, trong khi đó có đến 58% là khách tham quan và 1% là khách lữ hành. Số ngày lưu trú ngắn dẫn đến việc khai thác tiềm năng từ du khách đặc biệt là doanh thu du lịch từ các nguồn phụ còn hạn chế. Bảng 1. Số lượt khách và thời gian lưu trú của khách du lịch đến tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2020 Năm 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Tổng số khách DL 760,000 803,160 917,110 1,069,200 1,440,310 1,225,305 (lượt khách) Trong đó: 1,412,341 1,220,354 Khách nội địa (lượt 745,400 786,100 897,537 1,046,080 khách) Khách quốc tế (lượt 14,600 17,060 19,573 23,120 27,969 4,951 khách) Số ngày Khách 1.49 1.8 1.8 1.7 1.62 1.58 lưu trú bình nội địa quân Khách 1.43 2.5 2.8 2.8 2.68 3 (ngày) quốc tế Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cà Mau 2.2.1.2. Doanh thu Doanh thu du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2020 tăng liên tục từ 192 tỷ đồng lên 1958 tỷ đồng. Năm 2018, doanh thu du lịch tăng vượt trội, gấp 5 lần so với năm 2016. Giai đoạn 2020- 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh thu du lịch giảm đáng kể. Tuy nhiên, có thể thấy doanh thu du lịch của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động du lịch đối với kinh tế-xã hội của tỉnh. Bảng 2. Doanh thu du lịch và chi tiêu bình quân của du khách Năm Doanh thu 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Doanh thu (tỷ đồng) 192 215 252 488 2257,3 1958 Trong đó Lưu trú - 50.5 68.5 180 824.3 - Ăn uống - 119.5 140 190 920 - Vận chuyển và lữ hành - 11 15.5 46 180 - Mua sắm - 23 19 31 158 - Dịch vụ khác - 11 9 41 175 - Chi tiêu Khách quốc tế - 1.2 1.4 1.6 2.1 2.1 bình quân Khách nội địa - 0.4 0.7 0.9 1.6 1.6 (triệu đồng/ngày) Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cà Mau 250
- Theo đó, chi tiêu bình quân của khách du lịch cũng tăng dần. Trong đó cơ cấu tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ có sự chênh lệch, nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống, các dịch vụ khác chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn thu. 2.2.1.3. Cơ sở lưu trú Về hệ thống cơ sở lưu trú, khách đến các điểm DLBĐ Cà Mau có thể sử dụng chung các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, năm 2020, toàn tỉnh có 83 khách sạn, với 2656 phòng, trong đó có 22 cơ sở được xếp hạng sao với 1116 phòng. Trong đó, có 1 khách sạn 5 sao (177 phòng), 3 khách sạn 3 sao (265 phòng), 8 khách sạn 2 sao (433 phòng), 10 khách sạn 1 sao (231 phòng). Tuy nhiên, việc phân bố các cơ sở lưu trú không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Cà Mau, hầu hết những du khách từ các tỉnh, thành khác đến vùng biển, đảo Cà Mau đều lựa chọn lưu trú tại trung tâm thành phố. Khách sạn ở các huyện vùng biển, đảo rất ít, chỉ từ 1-3 khách sạn, chủ yếu nằm ở các thị trấn. Bảng 3. Số khách sạn trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2020 Năm 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Số cơ sở lưu trú (Cơ sở) 44 46 48 50 56 83 Số cơ sở được xếp hạng (Cơ sở) 18 20 17 30 40 22 Số phòng (Phòng) 1255 1410 1423 1763 2124 2656 Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cà Mau Ngoài hệ thống các khách sạn, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các nhà nghỉ bình dân, nhất là trên địa bàn các huyện như Năm Căn, U Minh, Cái Nước…và dịch vụ homestay với 7 hộ đăng kí kinh doanh (Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Cà Mau).. Các hộ homestay chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ. 2.2.2. Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch tại khu vực biển, đảo tỉnh Cà Mau 2.2.2.1. Về số lượng Lực lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh Cà Mau có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2020, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của ngành du lịch. Trong đó, lực lượng lao động trực tiếp tăng hơn hai lần. Về số lượng, lực lượng lao động về cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, số lượng hướng dẫn viên du lịch còn khá ít, hầu hết là hướng dẫn viên nội địa, không có hướng dẫn viên quốc tế và hướng dẫn viên tại điểm đến. Việc trang bị kiến thức ngoại ngữ cho hướng dẫn viên là một yêu cầu cần thiết để thực hiện mục tiêu thu hút nhiều hơn khách du lịch nước ngoài. Việc thiếu hướng dẫn viên điểm đến ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ, nhất là các điểm đến mang ý nghĩa lịch sử. Điều này cũng làm giảm tính hấp dẫn của điểm đến, khi du khách không được tìm hiểu đầy đủ về những đặc trưng và giá trị của điểm đến. Tỉ lệ khách quốc tế ít (chưa đến 2, các tuyến du lịch quốc tế của tỉnh cũng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả %) là lí do hiện nay tỉnh chưa có hướng dẫn viên quốc tế tại chỗ. Về cơ cấu lao động, phần lớn lao động tập trung ở khối doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch với lực lượng lao động trẻ (dưới 35 tuổi) chiếm hơn 71% (năm 2019). Với cơ cấu lao 251
- động trẻ là điều kiện thuận lợi để đáp ứng tốt yêu cầu của ngành về sự năng động, linh hoạt, sáng tạo và hội nhập. Bảng 4. Lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2020 (Đơn vị: người) Năm 2011 2013 2015 2017 2019 2020 Số lượng (người) - - - Trong đó: 9,150 14,520 15,808 Lao động trực tiếp 2600 3200 3,050 4,840 5,268 5300 Lao động gián tiếp - - 6,100 9,680 10,540 - Số lượng hướng dẫn viên 9 7 14 9 12 7 Nội địa 9 7 14 9 12 7 Quốc tế 0 0 0 0 0 0 Cơ cấu lao động LĐ khối cơ quan QLNN DL 225 158 49 71 70 LĐ khối DN, cơ sở KDDL 2375 3042 3001 4769 5198 Lao động 35 tuổi 468 330 255 1313 1556 . – Lực lượng lao động là cộng đồng địa phương Hiện nay, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch ở khu vực biển, đảo chưa nhiều, chủ yếu là tham gia dưới hình thức các hộ kinh doanh du lịch sinh thái cộng đồng. Các điểm du lịch cộng đồng chủ yếu nằm trên địa phận các huyện Ngọc Hiển, huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động tại chổ, chính vì vậy phần lớn lao động vẫn chưa qua đào tạo. 2.2.2.2. Về chất lượng - Trình độ lao động Từ bảng 5, có thể thấy chất lượng nguồn lao động chưa cao, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm nhưng còn chiếm tỉ lệ cao (39,2%). Lao động có trình độ cao còn thiếu nhiều, chỉ chiếm 12%, phần lớn lao động là lao động phổ thông. Bảng 5. Tỉ lệ lao động ngành du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2020 phân theo trình độ và chuyên môn (Đơn vị: %) Năm 2011 2013 2015 2017 2019 2020 Đại học và trên đại học 5.23 4.75 3.67 11.43 12.09 12.08 Trình Cao đẳng, trung cấp 5.58 6.19 3.08 17.46 17.60 17.55 độ lao Sơ cấp, bồi dưỡng, tập 27.69 17.19 28.07 28.45 30.98 31.13 động huấn Lao động phổ thông 61.50 71.88 65.18 42.67 39.33 39.25 Đã qua đào tạo về du 38.58 41.03 38.79 33.47 40.05 60.75 Chuyên lịch môn Chưa qua đào tạo về du 61.42 58.97 61.21 66.53 59.95 39.25 lịch Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao- Du lịch Cà Mau Trình độ lao động còn thấp, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo về chuyên môn còn chưa cao gây khó khăn cho việc quy hoạch phát triển du lịch cũng như nâng cao chất lượng phục vụ. 252
- Hiện tại trên địa bàn tỉnh Cà Mau có rất ít cơ sở đào tạo nhân lực có chuyên ngành về du lịch. Công tác đào tạo hiện nay chủ yếu dưới hình thức tập huấn, bồi dưỡng do Sở Văn hóa – Thể thao và du lịch chủ trì, bên cạnh đó các huyện có nhiều thế mạnh về du lịch như Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Năm Căn cũng chủ động trong việc tập huấn cán bộ, nhân viên ngành du lịch. Việc thu hút nhân lực du lịch có trình độ cao là vấn đề khá nan giải do những hạn chế về chế độ đãi ngộ và bố trí việc làm. - Sự hài lòng của khách du lịch về nguồn nhân lực phục vụ du lịch Để đánh giá chất lượng phục vụ của lực lượn lao động, tác giả đã thực hiện khảo sát sự hài lòng của 150 du khách tại 3 điểm đến ỏ khu vực biển, đảo tỉnh Cà Mau bao gồm Khu du lịch Mũi Cà Mau, Khu du lịch Khai Long và Khu du lịch Hòn Đá Bạc. Kết quả cho thấy ở tất cả các nhóm lao động tỉ lệ du khách cảm thấy thái độ phục vụ của nhân viên ở mức bình thường chiếm cao nhất với tỉ lệ từ hơn 45% đến hơn 53%. Tỉ lệ du khách cảm thấy hài lòng cao thứ 2 với hơn 30% ở tất cả các nhóm. Hầu hết các nhóm không có du khách cảm thấy rất không hài lòng, ngoại trừ nhóm nhân viên khách sạn và nhân viên tại điểm mua sắm có 0,67% du khách đánh giá ở mức này. Tỉ lệ du khách cảm thấy rất hài lòng cao nhất với 13,33% là nhóm nhân viên nhà hàng và nhân viên phòng hướng dẫn, thuyết minh. Trong khi đó, nhóm nhân viên bảo vệ có tỉ lệ đánh giá ở mức không hài lòng cao nhất (13,33%). Qua khảo sát có thể thấy, thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch của nhân viên tại 3 điểm đến du lịch được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, cần thiết phải có những cải thiện về đội ngũ lao động để nâng cao hơn nữa tỉ lệ du khách cảm thấy hài lòng và rất hài lòng. Bởi lẽ, chất lượng phục vụ cũng là điểm nhấn và tạo nên ấn tượng đối với du khách khi trãi nghiệm sản phẩm du lịch. Bảng 6. Điểm đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về nhân viên phục vụ (Đơn vị: %) Rất Rất Không không hài Hài Bình hài hài Tổng Nhóm lao động lòng lòng thường lòng lòng số Nhân viên bảo vệ 5.33 31.33 50.00 13.33 0.00 100.00 Nhân viên tại nhà hàng 13.33 35.33 46.67 4.67 0.00 100.00 Nhân viên tại khách sạn 9.33 34.00 53.33 2.67 0.67 100.00 Nhân viên tại các điểm vui chơi giải trí 9.33 37.33 48.00 5.33 0.00 100.00 Nhân viên tại các điểm mua sắm 11.33 37.33 45.33 5.33 0.67 100.00 Nhân viên tại quầy thông tin 7.33 30.00 54.67 8.00 0.00 100.00 Nhân viên phòng hướng dẫn, thuyết minh 13.33 34.00 52.00 0.67 0.00 100.00 Nguồn: Số liệu tác giả khảo sát tháng 7/2021 2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch tỉnh Cà Mau 2.3.1. Nhóm giải pháp về đào tạo - Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh cần phối hợp với Sở Giáo dục để mở rộng quy mô đào tạo nhân lực ngành du lịch tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên địa bàn. Đa dạng hóa hình thức đào tạo bao gồm đào tạo trực tiếp, liên thông, đào tạo từ xa,… - Cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh cần có cơ chế thu hút đội ngũ giảng viên đào tạo có trình độ và chuyên môn cao, có kinh nghiệm và các kỹ năng thực tiễn. Xây dựng chương trình đào 253
- tạo phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp thông qua việc lấy ý kiến khảo sát các bên liên quan và các chuyên gia khi xây dựng chương trình đào tạo. Hàng năm cần rà soát và cải tiến chương trình để cập nhật những thay đổi theo xu hướng phát triển chung của ngành. Xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao. - Các doanh nghiệp và Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh cần phối hợp thực hiện khảo sát định kì hàng năm về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để đặt hàng cơ sở đào tạo trong tỉnh (Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau) và trong vùng như Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Đại học An Giang, …Đào tạo theo đơn đặt hàng vừa giúp doanh nghiệp có cơ hội tìm được nguồn nhân lực chất lượng vừa giúp sinh viên có thể tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực, giảm tỉ lệ thất nghiệp. - Các cơ quan chức năng của địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo lại, nâng cao năng lực cho lực lượng lao động ngành du lịch. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho lao động ngành du lịch nhằm trang bị các kỹ năng cần thiết, công tác chuyển đổi số trong ngành Du lịch và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin. - Chú trọng đào tạo ngoại ngữ trong chương trình đào tạo, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch, nhằm nâng cao tỉ lệ hướng dẫn viên quốc tế. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho hướng dẫn viên điểm đến cũng cần được quan tâm thực hiện thường xuyên và có kiểm tra đánh giá. - Đẩy mạnh liên kết và hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo nhân lực du lịch. Trao đổi nhân viên để học hỏi kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước. Có chính sách mời các chuyên gia về đào tạo du lịch nước ngoài cùng tham gia giảng dạy. - Đối với lao động là cộng đồng địa phương, các cơ quan chức năng địa phường cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng và ý thức về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch. Mỗi khóa bồi dưỡng cần có cấp chứng nhận, từ đó hướng đến việc chuyên nghiệp hóa các hộ kinh doanh du lịch. 2.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý chuyên môn - Thường xuyên và định kì tổ chức các đợt kiểm tra chuyên môn và nghiệp vụ đối với nhân viên và hướng dẫn viên du lịch. Công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên cần thực hiện một cách công khai, minh bạch và mang tính chất góp ý cải thiện hơn là chỉ trích, phê bình, để tránh tình trạng gây áp lực cho người lao động. - Tổ chức định kì các cuộc thi tay nghề cho nhân viên và hướng dẫn viên du lịch, tạo sân chơi bổ ích vui tươi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cũng như trau dồi thêm năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ lao động. - Tổ chức các buổi hội thảo về nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cấp, các ngành và các doanh nghiệp đối với sự phát triển ngành du lịch nói chung cũng như sự thành công của các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Đặc biệt là nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. - Quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên tập huấn nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho người lao động. 254
- - Xây dựng bộ tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá năng lực của viên chức, người lao động trong ngành du lịch phù hợp với đặc trưng của địa phương. 2.3.3. Nhóm giải pháp về tài chính - Dự trù và chi ngân sách phù hợp cho công tác đào tạo nhân lực du lịch. Có lộ trình tăng nguồn kinh phí từ ngân sách đầu tư cho hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. - Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực ở cấp tỉnh, cấp huyện như công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. - Xã hội hóa kinh phí phục vụ các chương trình mục tiêu, các nguồn tài trợ cho việc nâng cấp và mở rộng cơ sở đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ thực hành; đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng chương trình, giáo trình; đào tạo lại đội ngũ giáo viên. 2.3.4. Nhóm giải pháp về chế độ, chính sách cho nhân viên - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cách mạng công nghệ số với ngành Du lịch nói chung và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng cho phù hợp với bối cảnh của tỉnh và xu hướng mới của ngành. - Có chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề du lịch trong cả nước gắn với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến; Đảm bảo cân đối giữa chính sách tinh giảm biên chế với chính sách tuyển dụng lao động chất lượng cao cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh và cấp huyện. - Xây dựng cơ chế đãi ngộ tốt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo động lực cho người lao động thông qua cơ chế tiền lương, thưởng và các phụ cấp khác. Tạo thuận lợi về điều kiện công tác, môi trường làm việc cho nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ trong ngành Du lịch. Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời đối với người lao động trong ngành có ý tưởng đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, áp dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong công việc. - Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch phối hợp với Sở Nội vụ chủ trì xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện công tác chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động liên quan như xây dựng kế hoạch phát triển, tiến hành các nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực,… 2.3.5. Nhóm giải pháp về chuyển đổi số trong sử dụng lao động - Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cần hoàn thiện và triển khai đồng bộ việc thực hiện thủ tục hành chính điện tử, dịch vụ công trực tuyến, số hóa - công nghệ hóa các hoạt động quản lý du lịch. - Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tích cực triển khai việc quản lý thông tin và đánh giá định kì nhân viên thông qua phần mềm hoặc trực tuyến trên website của doanh nghiệp. - Đối với khách du lịch, khuyến khích việc đánh giá nhân viên phục vụ thông qua các phần mềm hoặc trực tuyến trên các website của điểm đến du lịch, doanh nghiệp du lịch. - Số hóa thông tin về lao động và việc làm du lịch thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin điện tử: thực hiện thu thập và cập nhật dữ liệu; cập nhật thông tin hai chiều giữa doanh 255
- nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; cung cấp nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch như số lượng và tiêu chuẩn tuyển dụng, nhu cầu đào tạo. 3. Kết luận Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng của tỉnh Cà Mau hiện nay về số lượng cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao, còn thiếu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao và tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành trong tương lai, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo cần phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động ngành Du lịch của tỉnh. Trong đó, tập trung quan tâm đến công tác đào tạo như cải tiến chương trình gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, thu hút đội ngũ giảng viên chất lượng cao,… Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm thu hút lực lượng lao động chất lượng cao. Ngoài ra, cần có sự đầu tư về tài chính phù hợp cho công tác đào tạo lao động phục vụ cho quá trình đổi mới và công nghệ hóa việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương. 2006. Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Bùi Thị Như Hiền. 2023. Phát triển nguồn nhân lực hướng tới du lịch bền vững tại Việt Nam. Tạp chí Công thương. Số 5 tháng 3 năm 2023 Vũ Thành Long. 2021. Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Tạp chí Công thương. Số 18. Tháng 7/2021. Sandra Herman. 2015. Management of Human resources in tourism. Interdisciplinary Management Research, Josip Juraj Strossmayer University of Osijek, Faculty of Economics, Croatia, 11, 180-188. Sherap Bhutia. 2014. The Role of Tourism for Human Resource Development in Darjeeling District of West Bengal, India. Tourism and Hospitality Management, 2(1), 113-128. Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cà Mau, 2019. Công văn 2518/SVHTTDL-QLDL về việc thu thập thông tin tình hình phát triển du lịch tại các tỉnh/thành phố ven biển. Ngày 30/8/2019. Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cà Mau, 2020. Công văn 1200/SVHTTDL-QLDL về việc tổng hợp thông tin, số liệu phục vụ nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Ngày 08/5/2020. Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Cà Mau, 2020. Báo cáo 526/BC-SVHTTDL Báo cáo kết quả tình hình hoạt động du lịch năm 2020. Ngày 18/12/2020. Szivas, E. 1999. The Influence of Human Resources on Tourism Marketing. In F. Vellas, & L. Bécherel (Eds.), The International Marketing of Travel and Tourism: A Strategic Approach. London: Macmillan. Thủ tướng chính phủ. 2020. Quyết định 147/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. 22-01-2020 Tom Baum. 2007. Human Resources in Tourism: Still Waiting for Change. Tourism Management, 50(6), 1383-1399. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Phạm Hồng Mơ Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Chức vụ: Giảng viên Điện thoại: 0973083693 Email: moph@hcmue.edu.vn 256
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn