intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của chuyển đổi số đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng phương pháp phân tích nguồn tư liệu sẵn có trong kho tàng học thuật, pháp luật và hệ thống chính sách, bài viết làm rõ được quan điểm chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch với những ý nghĩa chính sách lẫn thực tiễn, khai thác thực trạng nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Nông và một số vấn đề đặt ra đối với nguồn lao động phục vụ cho du lịch. Từ đó, làm rõ vai trò quan trọng của chuyển đổi số đối với việc cung cấp nền tảng, giảm tải áp lực và cung cấp cơ sở cho những hoạch địch chính sách nâng cao hiệu quả nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của chuyển đổi số đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông

  1. Vai trò của chuyển đổi số đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông Trương Trần Hoàng Phúc Tóm tắt: Bằng phương pháp phân tích nguồn tư liệu sẵn có trong kho tàng học thuật, pháp luật và hệ thống chính sách, bài viết làm rõ được quan điểm chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch với những ý nghĩa chính sách lẫn thực tiễn, khai thác thực trạng nhân lực du lịch tại tỉnh Đắk Nông và một số vấn đề đặt ra đối với nguồn lao động phục vụ cho du lịch. Từ đó, làm rõ vai trò quan trọng của chuyển đổi số đối với việc cung cấp nền tảng, giảm tải áp lực và cung cấp cơ sở cho những hoạch địch chính sách nâng cao hiệu quả nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: chuyển đổi số; nhân lực du lịch; vai trò của chuyển đổi số; tỉnh Đắk Nông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2015 như một chu trình tối ưu hóa vai trò của Internet đối với mọi lĩnh vực. Sự bùng nổ của những công nghệ kỹ thuật số tạo ra những điều kiện để cơ quan quản lý tiến hành thực hiện các sáng kiến nhằm tạo ra lợi ích lớn nhất (Fitzgerald, 2013). Trong kỷ nguyên đó, ngành du lịch điện tử cũng sẽ được phát triển như một ngành học, cho phép chuyển hóa từ cả hai phía là người tiêu dùng và cả nhà cung cấp dịch vụ (Lê Hữu Nghĩa, Đỗ Thị Tố Oanh, Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 2021). Sự thay đổi mạnh mẽ này đã giúp cho ngành công nghiệp du lịch bứt phá, và dẫn đầu trong hệ sinh thái kinh doanh và trở thành lĩnh vực có độ tăng trưởng nhanh bậc nhất (UNWTO, 2018). Tỉnh Đắk Nông sở hữu một lợi thế để khai thác và chuyên môn hóa thành sản phẩm du lịch. Được thành lập từ năm 2005, du lịch tỉnh Đắk Nông đã có bước chuyển lớn kể từ sau khi các nhà khoa học Nhật Bản và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã công bố những hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại khu vực huyện Krông Nô của tỉnh vào năm 2014. Với tiềm năng phát triển du lịch đó, việc thực hiện quá trình chuyển đổi số hướng đến hỗ trợ nguồn nhân lực du lịch sẽ đem đến hiệu quả cải thiện những hạn chế còn tồn đọng trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Do đó, việc thực hiện bài viết “Vai trò của chuyển đổi số đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông” có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc phát huy chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch nói chung và nguồn lao động cho lĩnh vực này nói riêng. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm chuyển đổi số trong ngành du lịch tỉnh Đắk Nông Trong bối cảnh cách mạng công nghệ diễn ra mạnh mẽ và liên tục, nền kinh tế kỹ thuật số được xem là yếu tố quan trọng có những ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi tương tác giữa khách du lịch và dịch vụ du lịch. Quá trình này có thể góp phần thay đổi trong cách tổ chức công việc, xử lý những dữ liệu liên quan đến cung và cầu của du lịch. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng số hóa trong quá trình phát triển du lịch đã thúc đẩy khả năng chuyển đổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch nói riêng. Từ đó, tăng tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy lợi thế cạnh tranh. Nếu xét theo sự phân mảnh, phân ngành của du lịch, có thể xem xét quá trình chuyển đổi số trong những lĩnh vực như vận tải, lưu trú, nhà hàng, và dịch vụ cá nhân. Một cách xem xét khác cũng tương đối phổ biến đó chính là mức độ tiếp cận khác nhau về nguồn nhân lực du lịch đối với việc phát huy nguồn tài chính và phi tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số. 928
  2. Cẩm nang chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông (2021) đã khẳng định, chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, với sự tiến bộ của những ngành công nghệ mới một cách vượt bậc, được định nghĩa như “một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của những cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số” (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021, tr.21). Trong quá trình chuyển đổi số, các giá trị mới sẽ được sáng tạo dựa trên những đột phá về nghiên cứu khoa học và ứng dụng của các công nghệ mới. Đề án Chuyển đổi số Quốc gia theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định vai trò của việc thay đổi những trụ cột bao gồm Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020, tr.3). Tiếp nối quan điểm về phát triển chuyển đổi số của Chính phủ, tỉnh Đắk Nông cũng đã tiến hành thực hiện việc chuyển đổi số mọi mặt trên địa bàn tỉnh, theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổ số tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 50/QĐ-UBND ngày 21/3/2022 của UBNT tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2022 của Tỉnh ủy,… Tính đến năm 2022, sau thời gian triển khai chuyển đổi số trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch, tỉnh Đắk Nông đã đạt được một số thành tựu nhất định về hệ thống quản lý Nhà nước. Riêng với lĩnh vực du lịch, tỉnh đạt 659,3/10000 điểm, xếp hạng khá, với nhiều thành tựu nổi bật hơn so với những lĩnh vực khác (UBND tỉnh Đắk Nông, 2022). Trong số các địa phương trực thuộc tỉnh tham gia quá trình chuyển đổi số, chỉ có huyện Đắk Song là địa phương duy nhất được xếp loại khá, các địa phương còn lại xếp hạng trung bình. 183.71 100 97.5 84.65 73.33 70 50.16 Nhận thức số Thể chế số Hạ tầng số Nhân lực số An toàn thông Hoạt động chính Hoạt động xã tin mạng quyền số hội số Biểu đồ 1: Điểm số đánh giá mức độ chuyển đổi số tại cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Đắk Nông Nguồn: UBND tỉnh Đắk Nông (2022) Nhìn chung, trong số những tiêu chí đánh giá chuyển đổi số trong các hoạt động lĩnh vực du lịch, tiêu chí về nhân lực số được xem là tiêu chí được chấm điểm thấp nhất. Đây cũng là điều đáng lo ngại bởi nguồn nhân lực được xem là yếu tố rất quan trọng trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ góc độ quản lý, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch có thể xuất phát từ những tiêu chí trên. Còn nếu xét trên góc độ du lịch như một hoạt động kinh tế, Dredge cùng các cộng sự (2018) cũng đã phân tích cặn kẽ các thành tố của chuyển đổi số trong hoạt động du lịch thông qua các yếu tố: Thay đổi cách truyền thông bằng công nghệ mới; Cấu hình mới tốt hơn trên các giao diện; Mô hình kinh doanh mới, chuỗi giá trị và hệ sinh thái; Thay 929
  3. đổi vai trò của người tiêu dùng và người cung cấp; Vai trò mới của các tổ chức du lịch (Lê Hữu Nghĩa, Đỗ Thị Tố Oanh, Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 2021, tr.860). Là một địa phương còn non trẻ, nhưng tỉnh Đắk Nông có nhiều ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội. Sự thúc đẩy trong quan điểm chuyển đổi số đã đem đến những tác động tích cực cho bối cảnh du lịch trên địa bàn tỉnh. Bảng 1: Đánh giá chuyển đổi số trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Tiêu chí Những thành tựu Điểm hạn chế Thay đổi cách truyền thông Sự nỗ lực đầu tư của tỉnh Nhìn chung, hoạt động quản bằng công nghệ mới vào quá trình chuyển đổi số lý Nhà nước về du lịch vẫn trong hoạt động quản lý, với đang thực hiện chuyển đổi xếp hạng chung trong lĩnh số, chưa thực sự có được vực giáo dục được đánh giá thành tựu nổi bật hơn so với ở mức khá (UBND tỉnh Đắk những lĩnh vực khác trong Nông, 2022). tỉnh (Biểu thị ở xếp hạng đánh giá chuyển đổi số của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của tỉnh chỉ nằm ở giữa). Cấu hình mới tốt hơn trên Sự xuất hiện của bản đồ số Một số khu du lịch giàu tiềm các giao diện hóa tạo điều kiện thuận lợi năng như hệ thống hang động để khách du lịch dễ dàng núi lửa tại huyện huyện Krông tiếp cận những vùng du lịch Nô vẫn đang trong giai đoạn ở những vị trí vùng sâu vùng khám phá và có khả năng tiếp xa như Tà Đùng, khu vực cận chưa cao. Núi lửa Nâm Kar. Mô hình kinh doanh mới, Sự xuất hiện của các tác Chuỗi giá trị và hệ sinh thái chuỗi giá trị và hệ sinh thái nhân mới đóng vai trò trung trong phát triển du lịch tỉnh gian thông tin trong phát vẫn chưa được hoàn thiện, triển du lịch tại tỉnh. Ví dụ hệ thống nền tảng trên như Traveloka, Booking,.. không gian mạng hỗ trợ du cho phép người du lịch được lịch còn manh mún. kết nối nhiều hơn với các sản phẩm du lịch tại địa phương. Thay đổi vai trò của người Khách du lịch có thể tự chủ Một số những điểm du lịch tiêu dùng và người cung cấp động hơn trong việc đặt xa, khó tiếp cận, người tiêu phòng (thông qua các ứng dùng sản phẩm du lịch dụng hỗ trợ), đặt vé xe, đánh (khách du lịch) vẫn còn bị giá các điểm đến, qua đó, động trong việc tiếp cận các thúc đẩy những khách du vùng du lịch. Tình trạng quá lịch trở thành một người tiêu tải tại các cơ sở lưu trú trong dùng tích cực trong chuỗi hệ ngày lễ, tết vẫn diễn ra sinh thái sản phẩm du lịch thường xuyên. của tỉnh. Vai trò mới của các tổ chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du Việc hình thành các hiệp du lịch lịch tỉnh Đắk Nông đóng vai hội, tổ chức xúc tiến cho trò mới không chỉ quản lý hoạt hoạt động du lịch và truyền động du lịch mà còn nâng cao thông du lịch trên toàn địa được hoạt động tiếp thị các sản bàn còn hạn chế. phẩm du lịch của tỉnh. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn 930
  4. Tỉnh Đắk Nông vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện việc thực hiện quan điểm chuyển đổi số trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Công ty TNHH TMDV Du lịch Đắk Nông Tourist được hình thành dựa trên sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh cùng Tập đoàn Viettel. Công ty này cung cấp các tour du lịch, hỗ trợ hoạt động lữ hành, lưu trú trên website chung với cùng một tên miền. Tại website của công ty này, khách du lịch cũng được khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn tỉnh dưới định dạng 3D. Điều này thể hiện được những thành tựu bước đầu trong chuyển đổi số hoạt động du lịch tại tỉnh. 2.2. Thực trạng nhân lực du lịch của tỉnh Đắk Nông Nhân lực du lịch là một trong những thành tố quan trọng quyết định đến chất lượng cung cấp sản phẩm du lịch đến với người tiêu dùng (khách du lịch). Năm 2013, ngành du lịch tại Việt Nam đã có bộ khung đánh giá đối với ngành lao động du lịch, được gọi là bộ tiêu chuẩn VTOS với 241 đơn vị năng lực, là tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đến năm 2016, Chính phủ tiếp tục triển khai khung trình độ Quốc gia Việt Nam VQF. Điều này càng khẳng định được sự quan tâm và đầu tư của cơ quan quản lý đối với nhân lực du lịch trong bối cảnh hiện nay. Về mặt phân chia vai trò, nguồn nhân lực du lịch có thể bao gồm nhóm nhân lực quản lý nhà nước, nhân lực sự nghiệp ngành du lịch, nhân lực quản lý chung của doanh nghiệm du lịch, nhân lực quản lý các nghiệp vụ trong doanh nghiệp du lịch, nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ phát triển du lịch (Đặng Thanh Sơn, 2016). Nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch, chất lượng nguồn nhân lực không chỉ có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch mà còn góp phần đối với kinh tế đất nước (Tom Baum, 2007). Các học giả trong những năm gần đây cũng đã có những khẳng định về vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển du lịch bền vững (Bùi Thị Như Hiền, 2023). Tính đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có lực lượng lao động trong ngành du lịch là 955 người, với tỷ lệ lao động có trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm khoảng 27,5%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn về du lịch chỉ chiếm 17%. Về tình hình tăng trưởng phát triển nhân lực du lịch tỉnh Đắk Nông, có thể theo dõi biểu đồ dưới đây. 938 828 873 808 748 Tổng số lao động trong Ngành 955 890 Số lao động trong cơ quan quản lý 765 825 845 nhà nước 17 17 17 17 17 Số lao động trực tiếp làm du lịch 2011 2012 2013 2014 2015 Biểu đồ 2: Tốc độ phát triển của lao động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ năm 2011-2015 Nguồn: Nguyễn Thị Triều Châu (2016) Nhìn chung, thực trạng phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng số lao động trong 931
  5. ngành có xu hướng tăng, nhưng không quá cao. Về mặt chất lượng, tỉnh Đắk Nông cũng đã có những lớp tập huấn, hướng dẫn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh cũng đã có 03 lớp tập huấn để hỗ trợ cho hoạt động nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh tại các huyện Krông Nô, Cư Jut, và thành phố Gia Nghĩa. Ngoài ra, tỉnh cũng đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dựa trên Kế hoạch số 24/KH- UBND ngày 16/01/2023 về Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2027 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, 2023). 2.3. Vai trò của chuyển đổi số đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Đắk Nông Chuyển đổi số bao phủ mọi lĩnh vực trong đời sống, những thành tựu của quá trình chuyển đổi số có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực du lịch. Hoạt động chuyển đổi số diễn ra càng mạnh mẽ thì nguồn nhân lực du lịch cũng sẽ phát huy tối đa vai trò đối với quá trình xúc tiến và thúc đẩy du lịch phát triển. 2.3.1. Chuyển đổi số đem đến nền tảng (ứng dụng) hỗ trợ cho nguồn nhân lực trong ngành du lịch Đặc điểm quan trọng của quá trình chuyển đổi số là có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, xã hội và hành chính công. Chuyển đổi kỹ thuật số thành công giúp tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Một nghiên cứu của Microsoft vào năm 2017 cho thấy, chuyển đổi số giúp tăng năng suất lao động lên đến 15%, cho đến năm 2020, con số này đã tăng lên 20%. Tại Việt Nam, việc phát triển, áp dụng những mô hình quản lý sản xuất – kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số có thể đem đến nhiều lợi ích nhằm thúc đẩy những hoạt động phổ biến, ứng dụng liên tục công nghệ cao vào sử dụng nguồn lực để người tiêu dùng sản phẩm du lịch được tiếp cận một cách nhanh chóng hơn với các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực du lịch (Lê Trung Cang, Trần Bá Thọ, 2021). Thông qua hoạt động chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ hiểu được thị hiếu, sở thích và nhu cầu của khách hàng và cung cấp các gói du lịch tùy chỉnh cho từng nhóm hoặc khách hàng cá nhân. Giờ đây, các công nghệ mới như dữ liệu lớn, Internet vạn vật (LoT) và điện toán đám mây cho phép các công ty du lịch tận dụng những công nghệ này để phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Hệ thống dữ liệu IoT có thể giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, thói quen đi lại và nhiều đặc điểm khác của khách du lịch, cho phép họ cung cấp thông tin thực sự được khách hàng tiềm năng quan tâm. Tận dụng dữ liệu IoT không chỉ cải thiện khả năng bán sản phẩm của công ty mà còn cải thiện sự hiểu biết và hiểu biết của khách hàng. Đồng thời, còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm và mua sản phẩm mình cần. Các công ty du lịch quy mô vừa cho đến lớn thường có nhiều quy trình phức tạp, bao gồm quy trình quản lý bán hàng, tiếp thị, quy trình quản lý kinh doanh, quan hệ đối tác, kế toán và thanh toán. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ số giúp các quy trình này trở nên chuẩn hóa và khoa học hơn, giảm thời gian thực hiện, từ đó tăng năng suất, giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, để tận dụng công nghệ số, đặc biệt là các hệ thống thông tin lớn, nhằm phổ biến thông tin sản phẩm du lịch hữu ích kịp thời, việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm thông qua phát triển nội dung trang web của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Khách du lịch có thể bày tỏ ý kiến của mình ngay lập tức thông qua các nền tảng xã hội và trang web du lịch, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách du lịch. Tại tỉnh Đắk Nông, ứng dụng di động dựa trên nền tảng Cổng thông tin điện tử đã tạo nên nền tảng hỗ trợ cho lao động trong ngành du lịch trong nhiệm vụ thuyết minh tự động, tiếp thị các khách 932
  6. sạn, doanh nghiệp lữ hành,.. tại tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang phát triển Bản đồ du lịch điện tử, dựa trên ảnh vệ tinh Sentinel, đem đến những giải pháp để quy hoạch các vùng du lịch trên địa bàn tỉnh thành 44 điểm đến hấp dẫn cùng 3 chủ đề chính (Cổng Thông tin Điện tử, Đài Truyền hình tỉnh Đắk Nông, 2022). Có thể thấy, quá trình chuyển đổi số không chỉ đem đến phương tiện để phục vụ cho chiến lược du lịch chung, mà còn góp phần làm tăng hiệu quả tiếp thị du lịch, giảm tải gánh nặng cho đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực du lịch. 2.3.1. Chuyển đổi số giúp giảm tải áp lực cho nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh lượt khách du lịch tăng mạnh Theo báo cáo từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, tính đến năm 2022, lượt khách du lịch đến tỉnh ước đạt 512.500 lượt, tăng 306,4% so với năm 2021. Điểm sáng lớn nhất là sự tăng trưởng mạnh của lượt khách du lịch quốc tế, với tổng cộng 2000 lượt, tăng đến 186%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượt khách du lịch có thể đem đến những dấu hiệu tích cực cho ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức cho hệ thống nhân lực du lịch, đặc biệt là nhóm những người trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2022, tỉnh có 306 cơ sở lưu trú với 40 khách sạn, 248 nhà nghỉ, nhà khách cùng 18 cơ sở lưu trú khác. Về dịch vụ lữ hành, tỉnh chỉ có 02 doanh nghiệp lữ hành nội địa, không có doanh nghiệp lữ hành quốc tế (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông, 2023). Với số lượng doanh nghiệp cung ứng lưu trú không cao, cùng lượt khách du lịch tăng mạnh, tỉnh có thể phải đối diện với tình trạng quá tải trong cung ứng dịch vụ. Sự xuất hiện của quá trình chuyển đổi số đem đến những phương tiện giúp tối ưu hóa quy trình cung ứng sản phẩm du lịch. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp du lịch giảm tải áp lực và nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách du lịch. Hiện nay, khách du lịch có thể tìm thấy nhiều phương án khác nhau để đặt phòng lưu trú, thay vì việc phải liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp lưu trú, khách du lịch có thể thông qua những ứng dụng hỗ trợ để đặt chỗ. Thống kê dưới đây được tác giả tổng hợp trực tiếp trên các trang đặt phòng khách sạn lớn, cho thấy tình hình ứng dụng công nghệ đặt phòng mới làm tăng tính tiếp cận cho khách du lịch đối với các dịch vụ lưu trú. Dẫu vậy, con số này còn thấp nếu so sánh với tổng số cơ sở lưu trú đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. 20 20 3 Traveloka Booking Agoda Biểu đồ 3: Số khách sạn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú thông qua ứng dụng đặt phòng tại Tỉnh Đắk Nông Nguồn: Tổng hợp từ các trang ứng dụng đặt phòng 933
  7. Quy trình đặt phòng khách sạn thông qua ứng dụng hỗ trợ là tương đối đơn giản, khách du lịch không cần phải liên hệ trực tiếp với khách sạn mà vẫn đặt phòng nhanh và thanh toán linh hoạt. Từ đó, đội ngũ lao động trong lĩnh vực này cũng sẽ được giảm tải áp lực trong bối cảnh lượt khách du lịch đến với tỉnh liên tục tăng trong những năm gần đây. 2.3.4. Chuyển đổi số cung cấp nguồn dữ liệu làm cơ sở cải thiện chất lượng nhân lực du lịch từ góc độ quản lý Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổ số tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã khẳng định: Chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu và tác động mạnh mẽ đến tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Hoạt động chuyển đổi số được thực hiện ban đầu tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch đem đến những dữ liệu được thống kê dựa trên các phương tiện kỹ thuật số, các con số định lượng này cung cấp những bằng chứng quan trọng cho hoạch định chính sách. Không những thế, các ứng dụng hỗ trợ cung cấp sản phẩm du lịch còn có những tính năng cho phép khách du lịch (với vai trò người tiêu dùng) đánh giá trải nghiệm du lịch của mình một cách chi tiết. Đó cũng là cơ sở để cải thiện nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng của ngành du lịch một cách tổng thể. 3. KẾT LUẬN Quan điểm chuyển đổi số có những ảnh hưởng tổng thể giúp thay đổi cách đi, cách làm và cách kinh doanh, quản lý du lịch trên nền tảng công nghệ số. Tỉnh Đắk Nông trên nền tảng kế thừa đề án chuyển đổi số Quốc gia, đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong việc chuyển đổi cơ chế hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có du lịch. Đặc thù của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là tiềm năng phát triển lớn, nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, nhưng nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế về số lượng và chưa tương xứng về chất lượng. Vì thế, trong thời gian tới, tỉnh cần có những chiến lượt nhằm cải thiện hiệu quả chuyển đổi số để cung cấp nhiều nền tảng hỗ trợ cho người lao động, giảm áp lực cho nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh lượt khách tăng mạnh, đồng thời, cung cấp nguồn dữ liệu hữu ích làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển nhân lực du lịch cho tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Thông tin và Truyền thông. (2021). Cẩm nang chuyển đổi số. Truy cập từ: https://dx.mic.gov.vn/doc-truc-tuyen/cam-nang-chuyen-doi-so/pdf/cam-nang-chuyen-doi- so.pdf [2] Lê Trung Cang, Trần Bá Thọ. (2021). Chuyển đổi số đôi với sự phát triển ngành du lịch Việt Nam: vai trò và giải pháp chính sách. Tạp chí Công thương, số 16(2021). [3] Nguyễn Thị Triều Châu. (2016). Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Tỉnh Đắk Nông. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Du lịch, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Cổng Thông tin Điện tử, Đài Truyền hình tỉnh Đắk Nông. (2022). Đắk Nông hướng đến du lịch số. Truy cập từ: https://truyenhinhdaknong.vn/news/dak-nong-huong-den-du-lich- so-18671.htm. 934
  8. [5] Dredge, D. et al., (2018). Digitalisation in Tourism: In-depth analysis of challenges and opportunities. Low Value procedure GRO-SME-17- C-091-A for Executive Agency for Small and Medium-sized Enterprises (EASME) Virtual Tourism Observatory. Aalborg University, Copenhagen. [6] Fitzgerald, M., Kruschwitz, N., Bonnet, D., Welch, M. (2013). Embracing Digital Technology: A New Strategic Imperative. MIT Sloan Management Review, Research Report. [7] Bùi Thị Như Hiền. (2023). Phát triển nguồn nhân lực hướng tới du lịch bền vững tại Việt Nam. Tạp chí Công thương, số 5(2023). [8] Lê Hữu Nghĩa, Đỗ Thị Tố Oanh, Nguyễn Thị Mỹ Nhân. (2021), "Chuyển đổi số trong ngành du lịch Việt Nam", Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. [9] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông. (2023). Báo cáo số 39/BC- SVHTTDL về Tình hình hoạt động du lịch năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. [10] Đặng Thanh Sơn. (2016). Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động ngành du lịch Phú Quốc. Đề tài Khoa học và Công nghệ, Trường đại học Kiên Giang. [11] UBND Tỉnh Đắk Nông. (2021) Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổ số tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. [12] UBND Tỉnh Đắk Nông. (2022). Báo cáo Đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2022. Truy cập từ: http://krongno.daknong.gov.vn/chuyen-doi-so1/dak-nong-cong-bo-ket-qua-muc-do-chuyen- doi-so-tai-cac-co-quan-nha-nuoc-tren-dia-ban-tinh-nam-2022.html [13] UNWTO (2018). Tourism Highlights. Madrid, Spain: UNWTO. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Trương Trần Hoàng Phúc Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Đại học Tôn Đức Thắng Chức vụ: Viên chức giảng dạy Điện thoại: 0904794985 Email: truongtranhoangphuc@tdtu.edu.vn Địa chỉ: 19 Nguyễn Hữu Thọ Quận 7, TP.HCM 935
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2