![](images/graphics/blank.gif)
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
lượt xem 9
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, với những dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả phân tích thực trạng những chính sách hỗ trợ loại doanh nghiệp này hiện nay, nêu lên những hạn chế và đề xuất một số giải pháp về chính sách để hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt: Trong các thời kì, ở các quốc gia dù phát triển hay đang phát triển thì doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn có vai trò to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước, len lỏi vào tất cả mọi lĩnh vực để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì chính những doanh nghiệp này lại rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước. Bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, với những dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả phân tích thực trạng những chính sách hỗ trợ loại doanh nghiệp này hiện nay, nêu lên những hạn chế và đề xuất một số giải pháp về ch nh sách để hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và sau này. Từ khóa: chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo SUPPORTING POLICIES FOR CREATIVIES STARTING SMALL AND MEDIUM ENTERPRIES Abstract: During periods of time, in developed and developing countries, small and medium-sized enterprises have always played a huge role for the country's economic growth, making their way into all fields to meet diversity and abundance demand of consumers. However, in the course of the 4.0 industrial revolution, these businesses need the support of the Government and the State. The following article explores in detail about creativies starting small and medium-sized businesses, with the secondary data collected, the author analyzes the current status of policies that support this type of business today, highlighting the restricting and proposing a number of policy solutions to support this type of enterprise in order to achieve the socio-economic development goals in Vietnam today and in the future. Key words: supporting policies, small and medium – sizes enterprise, the small and medium - sizes enterprise supporting, start – up, creativies starting. 521
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 1. Đặt vấn đề Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới tất cả các DN Việt Nam. Nền tảng công nghệ 4.0 cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội để các DN có thể kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chuẩn bị sẵn sàng cho CMCN 4.0. DN NVV có quy mô nhỏ nhưng thực tế thừa nhận rằng đã và đang đóng góp vai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh công nghệ, trí tuệ nhận tạo, vạn vật kết nối….đang bùng nổ, các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo vẫn chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ. Chính vì thế hiện nay, Nhà nước cần có nhiều hơn nữa những chính sách hỗ trợ cho các DN này. 2. Một số vấn đề lý luận 2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là gì? Theo Khoản 1 - Điều 4 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017) thì: Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu ch sau đây: a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Theo Khoản 2 – Điều 3 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì: Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản tr tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. 2.2. Lợi thế, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo - DN NVV khởi nghiệp sáng tạo có nhiều lợi thế: + Có khả năng quản lý năng động, phản ứng kinh doanh nhanh chóng để tận dụng các cơ hội mới và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; + Dễ dàng bắt kịp những nhu cầu mới và công nghệ mới trong thị trường biến đổi nhanh chóng... - DN NVV khởi nghiệp sáng tạo cũng có rất nhiều vai trò: + Là nơi ươm mầm các tài năng kinh doanh, là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà doanh nghiệp, giúp họ làm quen với môi trường kinh doanh + Góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường. + Đã huy động được nguồn lực lớn trong xã hội + Đã giải quyết được công ăn việc làm, góp phần mang lại những giá trị bền vững cho cộng đồng + Đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung 2.3. Sự cần thiết phải có sự hỗ trợ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo - So với các DN lớn thì DN NVV khởi nghiệp sáng tạo gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng, tiếp cận đất đai, tiếp cận thị trường. - DN NVV thường dấn thân vào những lĩnh vực kinh doanh mới mẻ, tiềm ẩn nhiều rủi ro 522
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - Người thành lập các DN NVV có thể có ít kinh nghiệm kinh doanh, các DN đang phải tự khẳng định tên tuổi, thương hiệu trên thị trường 2.4. Những quy định về hỗ trợ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo DN NVV khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; b) Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần. 2.5. Những nội dung hỗ trợ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo 2.5.1. Hỗ trợ tư vấn về sở hữu tr tuệ; khai thác và phát triển tài sản tr tuệ: a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ; c) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; d) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý. 2.5.2. Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới: a) Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của DN khởi nghiệp sáng tạo; b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để DN xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; c) Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giảm 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm; d) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để DN khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường; đ) Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần/năm. 2.5.3. Hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm. 2.5.4. Hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa: a) Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo chuyên sâu về các nội dung sau: Xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học. Chi phí hỗ trợ không quá 20 triệu đồng trên một khóa đào tạo và không quá 01 khóa đào tạo trên năm; b) Miễn phí tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu; 523
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 c) Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước; d) Miễn phí cung cấp thông tin, truyền thông về kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. 2.5.5. Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung: a) Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DN NVV; b) Hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/DN NVV khởi nghiệp sáng tạo phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho DN khởi nghiệp sáng tạo. 2.6. Kinh nghiệm các nước trên thế giới trong hỗ trợ các DN NVV khởi nghiệp phát triển Hiện nay, ở nhiều quốc gia, DN NVV có tác động ngày càng lớn và trực tiếp hơn đến tăng trưởng kinh tế, thông qua thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tính sáng tạo và năng động kinh tế, tạo ra chuỗi giá trị gắn kết với các doanh nghiệp lớn. DN NVV còn đóng góp vào tăng trưởng theo các kênh gián tiếp, thông qua phát triển thị trường tài chính (nhất là tài chính vi mô), phát triển xã hội cân bằng và ổn định... Hàn Quốc: Từ cuối những năm 70 thế kỷ 20, Hàn Quốc đã coi phát triển DN NVV là quốc sách trong phát triển kinh tế. Hàn Quốc xây dựng một hệ thống hỗ trợ DNNVV rộng lớn, gồm nhiều tổ chức quan trọng như Quỹ Bảo lãnh tín dụng (thành lập năm 1976) nhằm cung cấp vốn để ứng dụng công nghệ cho các DN NVV; Viện Phát triển công nghiệp Hàn Quốc (thành lập năm 1970), Trung tâm năng suất Hàn Quốc (thành lập năm 1957) nhằm đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ cho DN NVV… Chính sách phát triển DN NVV của Hàn Quốc chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp hỗ trợ có lựa chọn theo các chương trình, như: Hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất; ổn định và nâng cao năng lực quản trị cho chủ DN NVV; thiết lập mạng lưới ngân hàng có sự đầu tư của Chính phủ để có cơ chế phục vụ phù hợp với đặc điểm của DN NVV… Mô hình hỗ trợ này đã giúp DN NVV của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... phát triển đáng kể, trở thành nền tảng cho việc hình thành, phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Nhật Bản: Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, với hàng nghìn tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia hoạt động trong và ngoài vùng lãnh thổ nước này. Tuy vậy, các DNNVV vẫn được coi là lực lượng DN quan trọng chiếm tới 99% tổng số DN của Nhật Bản. Các DNNVV ở Nhật Bản phần lớn thuộc các ngành nghề truyền thống, nhưng luôn có sự kết hợp giữa những tính cách truyền thống dân tộc với kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Các chính sách hỗ trợ DNNVV của Nhật Bản chủ yếu hiện nay: Một là, trợ giúp về vốn. Hỗ trợ có thể dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất thấp (DN phải có kế hoạch nâng tỷ lệ giá trị gia tăng hàng năm lên tối thiểu 3%) hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách. Xây dựng kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý các DN nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei), không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh. 524
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Hệ thống bảo lãnh tín dụng (BLTD) nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Hiệp hội BLTD có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV. Hai là, hỗ trợ về công nghệ. Chính phủ cho vay trực tiếp, chủ yếu là các khoản vay dài hạn không có lãi hoặc lãi suất thấp để thực hiện phát triển, sáng tạo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật công nghệ, phương tiện hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh. Cho vay thông qua các cơ quan hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính công liên quan đến hỗ trợ phát triển DNNVV như Hội đồng tài chính DNNVV, Hội đồng tài chính nhân dân, Ngân hàng trung ương của các hợp tác xã thương mại và công nghiệp. Ba là, hỗ trợ về pháp lý. Hiện nay, Nhật Bản có những chính sách nhằm tăng cường mạng lưới an toàn tài chính và các biện pháp hỗ trợ tái cơ cấu DN. Hiệp hội hỗ trợ tái cơ cấu DNNVV được thành lập, gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp, Liên hiệp hội thương mại và công nghiệp, tổ chức tài chính của Chính phủ, tổ chức tài chính địa phương, Trung tâm hỗ trợ DNNVV chính quyền địa phương. Quỹ Hỗ trợ tái cơ cấu DNNVV thuộc Cơ quan xây dựng hạ tầng DNNVV cũng được thành lập (SMRJ). Bốn là, các kênh đầu tư trực tiếp. Chính phủ Nhật Bản thành lập các công ty Xúc tiến Đầu tư phục vụ các DNNVV với mục tiêu tăng cường nguồn vốn cho các DN này mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao mức độ tập trung hóa các ngành công nghiệp, giúp đỡ các DNNVV trong việc niêm yết chứng khoán và gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, hướng dẫn kinh doanh và áp dụng khoa học - công nghệ,… Singapore Singapore lại là quốc gia có nền kinh tế phát triển thần kỳ với tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người cao, cơ sở hạ tầng kinh tế hiện đại… Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử kinh tế của Singapore, các DNNVV luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Cho tới hiện nay, số DNNVV ở Singapore chiếm tới 99% tổng số DN, 62% số lao động và 48% tổng số giá trị gia tăng của nền kinh tế nước này. Cũng như các DNNVV khác trên toàn thế giới, các DNNVV ở Singapore cũng gặp không ít trở ngại trong quá trình phát triển của mình. Qua các cuộc điều tra, hơn một nửa các DNNVV ở Singapore thừa nhận rằng những trở ngại lớn nhất của họ là chi phí tài chính, môi trường cạnh tranh, luật lệ và tập quán thương mại. Để khắc phục những trở ngại, Singapore đã có nhiều chính sách hiệu quả, trong đó có chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV như: - Chủ động thành lập các khoản mục dành riêng cho DNNVV trong ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện BLTD cho DNNVV vay vốn ưu đãi phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tăng cường các hướng dẫn về chính sách tín dụng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho các DN này. - Thành lập các quỹ để huấn luyện DNNVV: Quỹ phát triển kỹ năng Singapore được thành lập để thực hiện nhiều chương trình nhằm khuyến khích huấn luyện người lao động trong các DNNVV, đào tạo kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhà quản trị, cán bộ, người 525
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, khuyến khích sự chuyên môn hóa và hợp tác với các DN lớn. - Thành lập các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ DNNVV như: cơ chế khuyến khích đổi mới công nghệ (IDS), cơ chế hỗ trợ kỹ thuật (LETAS)… - Chính phủ Singapore chú trọng đến việc phát triển các Quỹ Đầu tư mạo hiểm, đặc biệt đầu tư vào các DNNVV trong khu vực công nghệ cao. Năm 1985, Quỹ Đầu tư mạo hiểm được thành lập và do Uỷ ban Phát triển kinh tế (EDB) đảm nhiệm, ban hành nhiều chính sách thuế ưu đãi nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của các quỹ. Từ đó đến nay, Chính phủ Singapore vẫn tiếp tục vai trò hỗ trợ to lớn của mình đối với quỹ đầu tư này. - Thành lập và hoàn thiện chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích xây dựng và phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế. Đối với thuế thu nhập, Singapore thực hiện các chương trình như: miễn thuế thu nhập một phần cho các DNNVV, toàn phần cho các DN mới thành lập (khởi động từ năm 2005), trợ cấp 100% vốn nhà xưởng và máy móc có giá trị không quá 1000 đôla Singapore… - Hình thành nhóm kinh tế trong DNNVV: Chính phủ Singapore xúc tiến hình thành các nhóm kinh tế trong DNNVV địa phương nhằm giúp họ tăng sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả hơn. 3. Một số chính sách hỗ trợ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay 3.1. Thực trạng DN NVV khởi nghiệp sáng tạo hiện nay Theo nghiên cứu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), tại Việt Nam, số lượng DN NVV hiện chiếm gần 98%, đóng góp 49% cho GDP, và đóng góp ngân sách Nhà nước chiếm 41%. Có khoảng 78% nguồn nhân lực đang làm việc trong khu vực này. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, DN NVV là lực lượng đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể: Đóng góp vào GDP và xuất khẩu: năm 2013 khu vực DNNVV đóng góp 43,2% GDP và 31% xuất khẩu; Đóng góp vào các khoản thu ngân sách nhà nước: Mặc dù giai đoạn khó khăn 2010-2013 đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất, kinh doanh của DNNVV nhưng khu vực này vẫn đóng góp khá tích cực vào ngân sách nhà nước. Năm 2010, DNNVV đạt 181,06 nghìn tỷ đồng, chiếm 41%; năm 2011, đạt 181,21 nghìn tỷ đồng, chiếm 34%; năm 2012, đạt 205,26 nghìn tỷ đồng, chiếm 34% và năm 2013, đạt 184,65 nghìn tỷ đồng chiếm 29%. Đóng góp trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực DN: Trong giai đoạn 2010- 2012, vốn đầu tư toàn xã hội của DN NVV có nhiều biến động. Năm 2010, vốn đầu tư toàn xã hội của DN NVVN là 236.119 tỷ đồng, chiếm 32% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của DN NVV là 236.119 tỷ đông, chiếm 32% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của khu vực DN. Tuy nhiên, năm 2012, chỉ tiêu này lại giảm xuống, duy trì ở mức 235.463 tỷ đồng, chiếm 29%. Năm 2013, chiếm 38%. Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các DNNVV, DN nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 62- 68% qua các năm 2010-2012. Mặc dù quy mô các DN NVV Việt Nam ngày càng lớn nhưng tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ngày càng cao, từ 25,14% năm 2010 tăng vọt lên 65,8% năm 2015, tăng gấp 3 lần. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế năm 2010 giảm từ 22,87% xuống còn 7,26% vào năm 2012. 526
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Theo thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có khoảng 3.000 DN NVV khởi nghiệp sáng tạo, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm 2015 (khoảng 1.8000 doanh nghiệp). Theo đánh giá của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, nếu tính trên đầu người thì số các DNNVV khởi nghiệp sang tạo ở Việt Nam cao hơn các quốc gia khác như Trung Quốc (2.300 công ty khởi nghiệp), Ấn Độ (7.500 công ty khởi nghiệp), Indonesia (2.100 công ty khởi nghiệp). Trong tổng số trên 97% DN đăng ký hoạt động thì có đến gần 98% là DN nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có 2% là quy mô vừa, vốn ít song khả năng huy động lại không có, công nghệ lạc hậu. Có tới 52% số DN có quy trình công nghệ lạc hậu và rất lạc hậu, trình độ quản lý thấp, lao động hầu hết là thủ công chưa qua đào tạo... nên các DN rất dễ bị tổn thương, hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường, số DN làm ăn thua lỗ phải ngừng hoạt động vẫn còn lớn. Tồn tại tiếp theo là DN NVV khởi nghiệp sáng tạo thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển DN NVV tổ chức triển khai chậm, thiếu tổng kết đúc rút kinh nghiệm, nên các chính sách chưa phát huy được hiệu quả. Trong đó, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng còn hạn chế do lãi suất cao, thủ tục phức tạp. Các Quỹ bảo lãnh tín dụng (ra đời theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15.10.2013 của Thủ tướng Chính phủ) hoạt động cũng rất hạn chế. Nhiều DN NVV vẫn khó tiếp cận, không hy vọng được vay vốn thông qua quỹ này. Do vẫn trở ngại ở thủ tục thẩm định, phê duyệt hoặc là vấn đề bảo lãnh không khác gì so với các Ngân hàng thương mại vẫn đang làm khi xem xét cho vay khách hàng thông thường khác. Hiện tại, hầu hết các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo khó khăn trong tiếp cận thị trường, thiếu thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu. Trong đó, tập trung ở các vấn đề như: Thiếu hiểu biết về nội dung của các Hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ đã ký với các nước và các tổ chức Quốc tế. Thiếu những thông tin về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhất là những thông tin về thuế suất, luật pháp, nhu cầu, giá cả ... của nước nhập khẩu. Thiếu mặt bằng cho sản xuất kinh doanh cũng đang là bước cản hạn chế hoạt động của DN NVV khởi nghiệp sáng tạo. Lý do, rất khó tiếp cận và được thuê đất để sản xuất kinh doanh, giá thuê đất năm 2016 và 2017 tăng cao, làm cho các DN NVV này khó mở rộng quy mô sản xuất và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong khi đó, chi phí sản xuất có xu hướng tăng. Việc tăng chi phí liên quan đến vấn đề tăng tiền lương và bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, tăng chi đầu tư cho vấn đề bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới thiết bị quy trình công nghệ ... nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh cũng khiến DN gặp khó khăn. 3.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với DN NVV khởi nghiệp sáng tạo Bên cạnh những chủ trương, chính sách đối với các DN nói chung thì Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các DN NVV. 527
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Bảng 3.1: Thống kê một số chính sách hỗ trợ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo Các chính sách Luật doanh nghiệp, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật đầu tƣ, Bộ Luật lao chung động, Luật đất đai, Luật thƣơng mại, Luật cạnh tranh, Luật thuế VAT, Luật Thuế Thu nhập DN, Luật kế toán, Luật quản lý thuế, Luật đấu thầu Chính sách riêng Nghị định 90 /2001/ NĐ-CP, Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Kế hoạch phát triển biệt hỗ trợ DN DNNVV lần 1 (2006-2010), Kế hoạch phát triển DNNVV (2011-2015)- phế duyệt NVV 2012, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (phê duyệt 2012), Quỹ Phát triển DNNVV (2013), Các quyết định thành lập cục phát triển DNNVV, Trung tâm hỗ trợ Kỹ thuật, Chương trình đào tạo cho DNNVV; Chỉ thị cho phép giãn nộp thuế TNDN đối với DNNVV… Một số chương Đề án ―Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025‖, trình hỗ trợ khởi Chương trình đào tạo nghề cho thanh niên, Chương trình dạy nghề cho 1 triệu lao nghiệp sáng tạo động ở nông thôn, Chương trình tín dụng nông thôn, tín dụng vi mô, Chính sách cho vay vốn của ngân hàng chính sách, Chương trình đào tạo cho DNNVV, Các quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ hỗ trợ, Vườn ươm doanh nghiệp. (Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) Hiện nay, Luật Hỗ trợ DN NVV đã có hiệu lực và đang được thực thi. Những chính sách hỗ trợ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo cụ thể gồm: Thứ nhất: Ch nh sách hỗ trợ tài ch nh Văn bản thể hiện sự hỗ trợ về nguồn vốn đối với DN NVV khởi nghiệp sáng tạo: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp phát triển DN NVV; Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/04/2013 về việc thành lập quỹ phát triển DN NVV; Thông tư số 119/2015/TT- TC ngày 12/08/2015 hướng dẫn cơ chế quản lý tài ch nh đối với quỹ phát triển DN NVV ; Thông tư số 13/2015/TT- KHĐT ngày 28/10/2015 ban hành danh mục lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ và tiêu ch lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của quỹ phát triển DN NVV; Thông tư số 37/2016/TT- TC ngày 29/02/2016 quy định lãi suất cho vay của Quỹ phát triển DN NVV. Năm 2016, chương trình hỗ trợ DN NVV đổi mới sáng tạo: Hạn mức chương trình: 100 tỷ Thời gian ân hạn trả gốc: tối đa 24 tháng Đối tượng: DN NVV thuộc các lĩnh vực ưu đãi đáp ứng được tiêu ch về đổi mới, sáng tạo Năm 2016, chương trình hỗ trợ DN NVV trong ngành hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Hạn mức chương trình: 100 tỷ Thời gian ân hạn trả gốc: tối đa 24 tháng Mức cho vay tối đa: 25 tỷ Đối tượng: DN NVV thuộc các lĩnh vực ưu đãi đáp ứng được tiêu ch về đổi mới, sáng tạo 528
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 DN NVV khởi nghiệp sáng tạo được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Việc thành lập Quỹ Phát triển DNNVV nhằm tập trung hỗ trợ cho những DN có phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc các lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên của Nhà nước. Thứ 2: Ch nh sách hỗ trợ về thuế Hiện tại chưa có chính sách ưu đãi thuế TNDN ổn định cho các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo mà chính sách ưu đãi được vận dụng theo từng năm tùy theo tình hình kinh tế. Thuế suất cho DN NVV khởi nghiệp sáng tạo trong khoảng 15 – 17% (thấp hơn 5% so với mức phổ thông là 20%). Bộ Tài chính còn đưa ra chính sách giảm 50% thuế TNCN đối với lao động trong một số lĩnh vực: công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản… Thứ 3: Ch nh sách hỗ trợ về kĩ thuật Văn bản thể hiện sự hỗ trợ: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 Thông tư số 04/2014/TTLT- KHĐT-BTC ngày 13/08/2014 Nội dung hỗ trợ: trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cụ thể: - Khảo sát, đánh giá nhu cầu trợ giúp đào tạo - Xây dựng, biên soạn, bổ sung, in ấn giáo trình, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DN NVV - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DN NVV, bao gồm: các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị chuyên sâu (thông qua các hình thức: tổ chức phổ biến, đào tạo qua mạng, truyền hình) Thứ 4: Các ch nh sách hỗ trợ khác: Hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ trong lĩnh vực đấu thầu, công nghiệp phụ trợ Ngoài ra, Chính phủ và các bộ, ngành còn triển khai một số cải cách, chính sách hỗ trợ cho DN NVV khởi nghiệp sáng tạo như cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; hỗ trợ về thuế như gian hạn nộp thuế TNDN, GTGT, hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường, giảm tiền thuê đất, áp dụng sớm các mức thuế suất giảm; hỗ trợ pháp lý cho DN; khuyến khích phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, hình thành mạng liên kết sản xuất, chuỗi giá trị cho DN; khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ DNNVV tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ DNNVV thực hiện hệ thống kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái; hỗ trợ DN kiểm soát rủi ro môi trường, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí… Theo Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DN NVV khởi nghiệp sáng tạo đã đạt được một số kết quả như: (1) Những chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ đã giúp DN kết nối cung – cầu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh… (2) DN NVV tiếp cận tài chính, tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (3) Công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo đã được đưa vào kế hoạch hàng năm của các bộ, ngành và địa phương; (4) DN NVV khởi nghiệp sáng tạo được trang bị các kiến thức có hệ thống, giúp DN tự tin trong kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh với tầm nhìn dài hạn và bền vững; (5) Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đã thu hút được sự tham gia tích cực của các địa phương, tổ chức hiệp hội DN ngành nghề, hỗ trợ cho các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo; 529
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Tuy nhiên, từ tình hình thực tế những hỗ trợ đối với các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo, ta vẫn nhận thấy những hạn chế trong các chính sách: Hạn chế thứ nhất: Một số chính sách còn thiếu quy định hỗ trợ cụ thể áp dụng cho DN NVV khởi nghiệp sáng tạo Hạn chế thứ 2: Một số ưu đãi thuế cho DN NVV khởi nghiệp sáng tạo còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hạn chế thứ 3: Quy mô hỗ trợ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo còn hạn hẹp, như chính sách về vườn ươm DN, bảo lãnh tín dụng, chính sách tư vấn về quản trị kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất do nguồn lực còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào tài trợ quốc tế Hạn chế thứ 4: Chất lượng và nội dung hỗ trợ chưa cao, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa bám sát nhu cầu thực tế của DN NVV khởi nghiệp sáng tạo. Hạn chế thứ 5: Thời gian xây dựng, ban hành một số chính sách còn kéo dài, chưa đi vào cuộc sống, làm giảm hiệu quả thực thi chính sách. Hạn chế thứ 6: Thực tế triển khai các chính sách, chương trình còn ở mức độ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của DN NVV khởi nghiệp sáng tạo; hệ thống triển khai các chương trình chưa kiện toàn từ Trung ương đến địa phương. Hạn chế thứ 7: Một số chính sách hỗ trợ được triển khai trong thời gian dài song hiệu lực, hiệu quả thực thi còn thấp như: tỷ lệ DN NVV khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và vốn ngân hàng thấp, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DN NVV khởi nghiệp sáng tạo kém hiệu quả.... Nguyên nhân của những hạn chế này là do: + Vẫn còn tồn tại những nhận thức về thành phần kinh tế tư nhân chưa đúng, chưa chú trọng phát triển DN NVV khởi nghiệp sáng tạo, chưa đặt niềm tin vào sự sáng tạo, tâm lý vẫn sợ rủi ro, sợ áp dụng cái mới. + Tư duy chậm đổi mới, vẫn coi DN là đối tượng quản lý mà chưa coi là đối tượng cần được khuyến khích, hỗ trợ phát triển. + Công tác thể chế hóa còn nhiều bất cập, việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số bộ ngành, địa phương còn hạn chế; + Chưa tham khảo ý kiến cộng đồng DN khi ban hành chính sách nên thiếu tính khách quan, thực tiễn và khả thi thấp, nhiều chính sách không đi vào được cuộc sống. + Hệ thống thị trường hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố đầu vào của sản xuất chưa đồng bộ, chưa thông suốt, chưa hoàn thiện. + Vai trò của các hiệp hội ngành hàng vẫn còn nhiều hạn chế. + Bên cạnh đó là sự yếu kém từ nội tại các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo như kém tự tin, chưa mạnh dạn ứng dụng công nghệ sáng tạo, quy mô còn nhỏ, cơ cấu ngành chưa hợp lý, năng lực, trình độ quản lý còn yếu, kỹ năng người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu… 4. Một số giải pháp về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo + Hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhận diện ưu điểm hoạt động của khu vực DN NVV khởi nghiệp sáng tạo để cụ thể và tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ; + Chính quyền các địa phương cần triển khai thực hiện chính sách phù hợp, chủ động tháo gỡ khó khăn cho các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ 530
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho DNNVV…; + Có chính sách phát triển đồng bộ thị trường hàng hóa, dịch vụ và thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất để tạo điều kiện cho DN NVV khởi nghiệp sáng tạo hoạt động có hiệu quả, có các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh. + Có chính sách hỗ trợ chính Hiệp hội DN NVV, Hiệp hội ngành nghề để các Hiệp hội nâng cao uy tín năng lực và tầm ảnh hưởng và phát huy vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và DN NVV, tham vấn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, thực hiện tốt vai trò là kênh quan trọng phản biện chính sách về DN NVV. + Chính sách tín dụng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo cần đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho DN NVV khởi nghiệp sáng tạo, đóng vai trò hướng dẫn, tư vấn và giúp đỡ, cùng tháo gỡ khó khăn cho DNNVV. + Về phần mình, các DNNVV cần phát huy khả năng sáng tạo, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân, từng bước tự hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị DN theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện hệ thống kế toán theo hướng minh bạch, rõ ràng… 5. Kết luận Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2019, có gần 54.000 DN đăng kí thành lập mới, số lượng DN đăng ký cao nhất trong 5 năm qua. Với việc nới lỏng các cơ chế từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan đã tạo điều kiện cho các hộ cá thể có cơ hội chuyển đổi thành DN, số lượng DN từ đó cũng tăng lên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các DN NVV khởi nghiệp sáng tạo đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nếu Nhà nước thực hiện được những biện pháp hỗ trợ một cách đúng đắn, hợp lý và kịp thời thì giúp cho DN ổn định, kinh tế - xã hội đất nước sẽ từng bước phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ KH&ĐT (2017), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2. Vũ Văn Hà (2003), Điều ch nh cơ cấu kinh tế Nhật ản trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB Khoa học xã hội Hà Nội 3. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa: vinasme.vn 4. Nguyễn Trường Sơn (2015), Phát triển DN VVN ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 5. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), Pháp luật hỗ trợ DN NVV của Hàn Quốc và một số kiến nghị tham khảo, Tạp chí nghiên cứu luật pháp 6. Đoàn Tranh (2017), Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tăng trưởng kinh tế, Đại học Duy Tân 7. Quyết định số 844/QĐ-TTg (18/5/2016) về việc phê duyệt Đề án ― Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025‖ của Thủ tướng Chính phủ. 8. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017) 9. Quyết định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành 11/03/2018 về Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 531
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Từ khởi sự kinh doanh đến doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh An Giang
12 p |
16 |
7
-
Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
10 p |
34 |
6
-
Chính sách phát triển công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc
5 p |
24 |
5
-
Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
13 p |
30 |
5
-
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp do nữ làm chủ tại Việt Nam
23 p |
13 |
5
-
Chính sách thuế với khởi nghiệp sáng tạo từ góc nhìn thế giới
6 p |
21 |
5
-
Một số giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam
9 p |
24 |
5
-
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thương mại quốc tế: Kinh nghiệm của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
11 p |
59 |
5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
11 p |
7 |
5
-
Từ chủ trương của Đảng đến hành động của chính phủ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
6 p |
9 |
4
-
Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành hàng đồ gỗ gia dụng Việt Nam sau 8 năm gia nhập WTO
14 p |
92 |
4
-
Đánh giá năng lực doanh nghiệp - chìa khóa để xây dựng năng lực cạnh tranh và hội nhập
9 p |
8 |
3
-
Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa – thực trạng và giải pháp
5 p |
33 |
2
-
Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
7 p |
8 |
2
-
Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ tài chính và hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
8 p |
10 |
2
-
Doanh nghiệp khởi nghiệp: Từ chính sách của chính phủ đến kinh nghiệp quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
10 p |
23 |
1
-
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ở Việt Nam, hiện nay
10 p |
4 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)