intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, các tác giả tập trung đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam và những chính sách biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này, những khó khăn của các startup hiện nay và đề xuất gợi ý một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

  1. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM Trần Thị Phương Mai - Vũ Việt Ninh* 1 TÓM TẮT: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một trong các doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên số và cuộc cách mạng 4.0. Chính vì vậy, đây là những doanh nghiệp xứng đáng nhận đáng nhận được những biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng như xã hội. Trong bài viết này, các tác giả tập trung đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam và những chính sách biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp này, những khó khăn của các startup hiện nay và đề xuất gợi ý một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Từ khóa: khởi nghiệp; doanh nghiệp khởi nghiệp; doanh nghiệp vừa và nhỏ; hệ sinh thái khởi nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp (hay doanh nghiệp, HTX khởi nghiệp) sáng tạo là khái niệm dùng để chỉ những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung nhưng có khả năng tăng trưởng nhanh gắn liến với việc sáng tạo, đổi mới, đưa ra những sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới mà thị trường chưa từng có hoặc đã có nhưng được cải tiến, phát triển. Vì vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp thường trong tình trạng không chắc chắn (có nhiều rủi ro) cần có chính sách hỗ trợ. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup) là một trong 03 nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc thù trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua tháng 6/2017 (sau đây gọi tắt là Luật SME) bên cạnh nhóm doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh và nhóm doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Với vai trò là các doanh nghiệp có thể tạo ra động lực cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên kinh tế số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, startup xứng đáng là nhóm nhận được sự quan tâm và các biện pháp hỗ trợ phát triển từ phía Nhà nước cũng như xã hội. Cũng vì vai trò rất có ý nghĩa này của start up mà các biện pháp hỗ trợ nhóm này được kỳ vọng phải được thiết kế theo hướng khả thi nhất, đáp ứng tốt nhất và hiệu quả nhất các nhu cầu của startup, từ đó thúc đẩy việc hình thành và phát triển một thế hệ startup Việt Nam mới, góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo nền kinh tế trong tương lai gần. 2. HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT NAM 2.1. Về tổng thể Mặc dù chỉ mới được hình thành trong một thập kỷ trở lại đây,đến nay hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam hiện có thể xem là đã bao gồm đầy đủ các thành tố quan trọng (bao gồm các startups, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm,tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, mạng lưới các huấn luyện viên/tư vấn, các cơ sở/đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu… thuộc cả khối tư nhân và Nhà nước). Tuy nhiên, số lượng của các chủthể này ở Việt Nam được đánh giá là còn khá khiêm tốn. * Học viện Tài chính, 58 Lê Văn Hiến, ĐứcThắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
  2. 1140 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Do định nghĩa startup mới chỉ xuất hiện trong Luật SME mới được thông qua 6/2017, cũng không có phân loại startup trong thống kê của cơ quan đăng ký kinh doanh, hiện không có bất kỳ số liệu chính thức nào về số lượng, quy mô và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các startup ở Việt Nam. Theo đánh giá không chính thức của Diễn đàn Khởi nghiệp trẻ, tính đến hết năm 2016, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp và phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp công nghệ, được thành lập trong khoảng 4 năm tính đến thời điểm tiến hành khảo sát sơ bộ (2016). Như vậy, nghiên cứu tổng thể về các trường hợp doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực công nghệ cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây chủ yếu là nhờ tác động lan tỏa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi khả năng kết nối IoT gia tăng cùng với nhiều ứng dụng, điều kiện phụ trợ khác trở nên sẵn có hơn. Cộng đồng khởi nghiệp đồng thời cũng cho rằng, Việt Nam “đang ở trong thời kỳ bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp thứ hai, với mốc thời gian 2016 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nhân rộng và đặt nền tảng cho những chặng đường tiếp theo của cộng đồng khởi nghiệp trong nước. Một đánh giá khác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới của Việt Nam tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhưng các doanh nghiệp thực sự được xác định là doanh nghiệp khởi nghiệp trong số đó không nhiều. Trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2016 là khoảng 110.000 doanh nghiệp thì tổng số doanh nghiệp có thể được xác định là doanh nghiệp khởi nghiệp tính đến hết năm 2016 chỉ vào khoảng 1.500 doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nếu tính trên đầu người thì số các công ty khởi nghiệp của Việt Nam cao hơn các quốc gia khác như Trung Quốc (2.300 công ty khởi nghiệp), Ấn Độ (7.500 công ty khởi nghiệp) và Indonesia (2.100 công ty) Bảng 1: Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam Các tổ chức hỗ trợ kinh doanh (Accelerators) 6 Các quỹ/vườn ươm của Chính 4 phủ (Incubators) Các quỹ/nhà đầu tư giai đoạn sơ khởi (Pre-seed, Seed investors) 22 Các khu làm việc chung 13 Các quỹ/nhà đầu tư giai đoạn Series A, B 25 Các Sự kiện startup lớn 13 Các nhà đầu tư khác 14 Các Cộng đồng, đầu mối truyền 9 thông startup Nguồn: Tổng hợp từ “2016 Startup Deal Vietnam” của Topica Founder Institute 2.2. Về khả năng gọi vốn TheoTopica Founder Institute thì năm 2016,tổng vốn đầu tư mà các startups Việt Nam nhận được là 205 triệu USD, tăng 46% so với năm 2015 (137 triệu USD), chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó các quỹ hỗ trợ tài chính như FPT Venture, IDG Venture hay những quỹ tài chính quốc tế như Unitd Impact, Lotus Impact, 500 Startups và quỹ 1337 Venture đã tới Việt Nam, hứa hẹn sự phát triển cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Làn sóng nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phẩn của startup Việt cùng những thương vụ gọi vốn triệu USD của doanh nghiệp khởi nghiệp là điểm sáng trong năm qua. Tiêu biểu là việc Tiki.vn xác nhận hoàn thành vòng gọi vốn có giá trị ước tính 1.000 tỷ VND từ JD.com, một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Tháng 9/2016, Sea- một trong những startup giá trị nhất Đông Nam Á đã mua lại 82% cổ phần của Foody, một trong những nhà cung cấp dịch vụ đặt nhà hàng và giao đồ ăn nổi tiếng tại Việt Nam với giá 64 triệu USD.
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1141 Đầu tư cho các startup Việt Nam cũng có xu hướng tập trung hơn, khi mà mặc dù tổng vốn startup kêu gọi được tăng lên đáng kể nhưng số thương vụ lại giảm, chỉ 50 thương vụ (trong so sánh với 67 thương vụ năm 2015) trong đó 07 thương vụ có giá trị đầu tư trên 10 triệu USD. Hình 1 – Số thương vụ đầu tư Startup 2011-2016 8 0 67 7 0 6 0 5 5 0 0 2 2 4 2 8 4 5 0 2 0 1 1 0 3 0 0 201 201 201 201 201 201 0 1 2 3 4 5 6 Nguồn: “2016 Startup Deal Vietnam”, Topica Founder Institute, 3/2017 Về các startup mục tiêu, 70% các gói đầu tư là đầu tư dạng Seed, Series A và B (đầu tư giai đoạn sơ khởi và sau sơ khởi). Hình 2 – Các dạng gói đầu tư Startup tại Việt Nam Acquisition, 14% Angel, 4% Seed,30% SeriesC,4% SeriesB,8% SeriesA,40% Nguồn: “2016 Startup Deal Vietnam”, Topica Founder Institute, 3/2017 Hình 3 – Top 6 lĩnh vực startup được đầu tư nhiều nhất 160 Côngnghệtàichính 129.1 120 140 100 Thương mại điện tử Côngnghệgiáodục 34.7 40 80 F&B 20.2 Bấtđộngsản 20 6.5 Truyền thông 0 60 7.4 4.2 0 2 4 6 8 10 12 14 -20 Số thương vụ Nguồn: “2016 Startup Deal Vietnam”, Topica Founder Institute, 3/2017
  4. 1142 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Về lĩnh vực, startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) kêu gọi được số vốn đầu tư lớn nhất,129 triệu USD; tiếp theo là thương mại điện tử (e-commerce) 34.7 triệu USD; công nghệ giáo dục (edtech) 20,2 triệuUSD. 2.3. Về nhận thức Từ hai năm trở lại đây, cùng với các chính sách của Nhà nước liên quan đến mục tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức, bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp sáng tạo đã và đang trở thành một làn sóng mới ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của giới kinh doanh, nghiên cứu,báo chí,sinh viên và các cấp chính quyền. Điều này tạo ra động lực và sự khích lệ đáng kể cho sự phát triển của các startup nói chung và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam nói riêng. Một số hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy startup ở Việt Nam gồm có: Thứ nhất, Các chuyên mục về startup trên các phương tiện thông tin đại chúng: - Chương trình “Quốc gia khởi nghiệp” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức (gồm Talkshow Quốc gia khởi nghiệp và Chương trình Cà phê khởi nghiệp) - “Không gian khởi nghiệp” của Báo Đầu tưhttp://baodautu.vn/khong-gian- khoi-nghiep-d44/ - “Startup Việt” của Vnexpress:https://startup.vnexpress.net/ - “Startup Việt Nam” của Tuổi trẻ:http://tuoitre.vn/startup-viet-nam.html - “Chương trình khởi nghiệp ” báo Hà Giang online (Cơ quan Đảng bộ Hà Giang)http://baohagiang. vn/chuong-trinh-khoi-nghiep/ - Chuyên mục “Khởi nghiệp”củaVietnamnet http://vietnamnet.vn/khoi-nghiep- tag30933.html - Chuyên mục “Khởi nghiệp” của VOVhttp://vov.vn/khoi-nghiep/ - Chuyên mục “Khởi nghiệp” của ICTNEWS - Chuyên trang về CNTT của Báo điện tử Infonet - “Chương trình khởi nghiệp” Đài PTTH Đồng Tháp http://thdt.vn/chuyen- muc/105/khoi-nghiep.html - Cổng thông tin Khởi nghiệp sáng tạo, Tạp chí Khám phá Thứ hai, các cộng đồng khởi nghiệp: - Blog khởi nghiệp trẻ:https://khoinghieptre.vn/ - Cộng đồng khởi nghiệp Việt Namhttp://knvn.vn/about/ - Cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Namhttp://khoinghiepvietnam.org/ - http://khoinghiep.hoclamgiau.vn/ - https://cafeland.vn/doanh-nhan/khoi-nghiep/ - https://www.facebook.com/groups/clbkhoinghieptreycs/ - http://chiasethanhcong.net/category/khoi-nghiep/ - http://www.techz.vn/C/tin-khoi-nghiep Thứ ba, Các diễn đàn, sự kiện khởi nghiệp - Chương trình Khởi nghiệp do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp (thuộc VCCI ) phối hợp với Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và UBND các Tỉnh, Thành phố trên khắp cả nước thực hiện thường niên từ năm 2003 đến nay http://khoinghiep.org.vn/ - Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST là sự kiện thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức từ 2016https://techfest.vn/
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1143 - Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp của UBND Thành phố Hồ Chí Minh 10/2017 - Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Startup Student Ideas” do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chứchttp://startupnation.vn/ - Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp “Startup Wheel–Bánh xe khởi nghiệp” do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức http://startupwheel.vn/ 2.4. Những khó khăn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam Mặc dù nhận được ưu tiên chính sách nhất định của Nhà nước, sự quan tâm của xã hội cũng như sự hào hứng, ủng hộ của các chủ thể liên quan, các startup của Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều các khó khăn, trong đó có những vấn đề chung mà bất kỳ một SME nào ở Việt Nam cũng phải đối mặt, và cả những vấn đề riêng của các startup. Tựu trung lại có thể liệt kê các vướng mắc lớn nhất của startups Việt Nam như sau: - Hạn chế về vốn: các startup thường được bắt đầu bằng nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hoặc kêugọi các quỹ đầu tư lại rất thấp - Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển: các startup thường không có đủ điều kiện để trang trải các chi phí phòng thí nghiệm, chi phí cho máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu, dẫn tới hạn chế trong phát triển ý tưởng, sản phẩm - Hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến,quảng bá phát triển: các startup và đặc biệt là các sáng lập viên, nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, không có kiến thức đầy đủ về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm - Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính cần thiết:các startup thường có rất ítcác kinh nghiệm trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ), thương mại hóa sản phẩm (đăng ký tiêu chuẩn, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật), tài chính (tiêu chuẩn kế toán, hóa đơn, kê khai thuế, ưu đãi thuế…). Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với startup vì vậy cần được thiết kế để có thể giúp giảm một cách hiệu quả các khó khăn này của các startup 3. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM 3.1. Các chính sách chung về startup Mặc dù khái niệm “khởi nghiệp sáng tạo” (startup) đã bắt đầu được biết đến ở Việt Nam trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, các cơ chế chính sách hỗ trợ cho startup mới chỉ được ban hành lần đầu tiên vào năm 2016 và đến nay vẫn đang trong quá trình hình thành. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ về startup là một trong các mục tiêu chính sách về startup nêu trong Đề án 844. Thực hiện mục tiêu này, chế định về startup đã lần đầu tiên được hình thành trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (LuậtSME), thông qua 6/2017, có hiệu lực từ 1/1/2018. Tiếp sau Luật này, hiện các cơ quan liên quan đang triển khai xây dựng 04 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật này, dự kiến sẽ được thông qua trước ngày 1/1/2018 để có hiệu lực cùng thời điểm với Luật SME. Cụ thể, các Dự thảo Nghị định này bao gồm: - Nghị định hướng dẫn một số Điều của Luật SME (là Nghị định hướng dẫn chung về phần lớn các nội dung cần hướng dẫn trong LuậtSME) - Nghị định hướng dẫn về đầu tư khởi nghiệp sángtạo
  6. 1144 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA - Nghị định hướng dẫn về Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa(SME) - Nghị định hướng dẫn về Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho SME vay vốn tại tổ chức tín dụng Khác với Đề án 844, các văn bản pháp luật liên quan tới startup hiện nay đều phần lớn không phải là văn bản riêng về startup mà là về hỗ trợ SME và startup được đề cập tới với tính chất là một nhóm SME đặc thù. 3.2. Các chính sách hỗ trợ startup Nhóm này bao gồm các văn bản chính sách cấp trung ương và địa phương, đưa ra các định hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển startup trong phạm vi toàn quốc và từng địa phương. Các chính sách này không có giá trị áp dụng bắt buộc (không phải quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền triển khai các hoạt động thựctế. Cụ thể, các chính sách về hỗ trợ startup ở Việt Nam bao gồm: - Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (sau đây gọi là Đề án 844). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát nhất và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với startup của Việt Nam. Đề án được xây dựng và chủ trì triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, có phạm vi bao trùm toàn quốc; - Quyết định171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và Quyết định 3362/QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”.Đây là 02 văn bản cấp Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ startup thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; - Các Nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh, các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phần lớn các văn bản này được ban hành trong năm 2017, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg. Tính tới 10/2017, đã có 22 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản chính sách về vấn đề này. - Ngoài ra, còn có một số Đề án khác mà Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn có liên quan tới khởi nghiệp. Các Đề án này không có liên hệ nào với Đề án 844 và mục tiêu đặt ra là tăng hiểu biết và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự kinh doanh (không nhất thiết gắn với sáng tạo). Tuy nhiên do tính bao trùm về phạm vi, các hỗ trợ trong các Đề án này cũng có thể được sử dụng một phầncho khởi nghiệp sáng tạo: + Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”: Đây là Đề án do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, không có liên hệ nào với Đề án 844 + Quyếtđịnh939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 –2025” + Các ưu đãi tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.3. Những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sẽ được hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ; 100% giá trị hợp đồng tư
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1145 vấn về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, loại hình doanh nghiệp này cũng được hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; Thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; Giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Giảm 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng/lần thử và không quá 01 lần/năm; 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường; Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hoá tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng/lần thử và không quá 01 lần/năm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo cũng được hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ với 50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng và không quá một hợp đồng/năm. Về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo chuyên sâu về các nội dung: Xây dựng, phát triển sản phẩm; Thương mại hóa sản phẩm; Gọi vốn đầu tư; Phát triển thị trường; Kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học. Chi phí hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/khoá đào tạo và không quá 01 khoá đào tạo/năm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp được miễn phí tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu; Được hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; Được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước; Miễn phí cung cấp thông tin, truyền thông về kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài ra, loại hình doanh nghiệp này còn được hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung: Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 3.4. Đánh giá hệ thống pháp lý và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Về quy định và chính sách hỗ trợ đối với khởi nghiệp: Nhìn chung, các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam còn thiếu đồng bộ, cụ thể và vẫn tồn tại nhiều xung đột, mâu thuẫn. Các quy định chủ yếu còn mang tính chung chung như hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công, hỗ trợ đào tạo… Phần lớn các chính sách này có phạm vi đối tượng rộng, dàn trải với đối tượng được hỗ trợ là gần như toàn bộ các DNNVV mà chưa có sự định hướng riêng cho nhóm đối tượng đặc thù, đặc biệt là các DN khởi nghiệp. Mặc dù khi cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn để triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn các địa phương đã rõ ràng hơn, song phần lớn các quy định, hướng dẫn vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về tính cụ thể, đặc biệt là đối với việc thu hẹp, tập trung vào các nhóm đối tượng nhất định. Không ít trường hợp, các quy định, hướng dẫn của các địa phương chỉ đơn thuần là lựa chọn và nhắc lại một số nội dung của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
  8. 1146 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Đề án ban hành theo Quyết định số 844/QĐ-TTg gần như là văn bản duy nhất đặt ra các mục tiêu cụ thể mang tính định lượng về phát triển DN khởi nghiệp với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, tương tự như phần lớn các đề án khác, các mục tiêu này chỉ mang tính định hướng, không ràng buộc trách nhiệm đối với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, cũng không có biện pháp xử lý nào trong trường hợp không đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống quy định và chính sách đã và đang ngày càng được hoàn thiện, nhiều nội dung cần hướng dẫn để cụ thể vẫn chưa có, dẫn đến tình trạng khó triển khai các quy định và chính sách trên thực tế. Về các biện pháp hỗ trợ: Nhìn chung, các văn bản chính sách về khởi nghiệp đều nhắc đến các biện pháp hỗ trợ thuộc 09 nhóm chính. Về phạm vi, có những nội dung chỉ đề cập trong Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” do là vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của trung ương (ví dụ các vấn đề về ưu đãi thuế), có những vấn đề về chi tiết mang tính thủ tục, thường chỉ nêu trong chính sách của các địa phương (ví dụ cải cách hành chính, tư vấn hỗ trợ về thủ tục). Về nội dung, các nhóm hỗ trợ được đề cập trong Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” cũng như ở các địa phương tương tự với các biện pháp hỗ trợ DN khởi nghiệp mà nhiều nước đang áp dụng, bao gồm cả các nước được đánh giá là có hệ sinh thái hiệu quả cho DN khởi nghiệp như: Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc. Về tính khả thi và hiệu quả hoạt động hỗ trợ: Về cơ bản, hệ thống quy định và chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đang dần được hoàn thiện, tuy nhiên tính khả thi của các quy định và chính sách này còn rất hạn chế. Cụ thể: - Về định mức hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp sáng tạo đã được quy định khá rõ trong các nghị định, tuy nhiên hai vấn đề ảnh hưởng tới tính khả thi của các chính sách hỗ trợ tài chính, đầu tư là: Tiêu chí lựa chọn và sự phối hợp của các cơ quan nhà nước vẫn còn rất hạn chế. - Mặc dù Cổng thông tin quốc gia về khởi nghiệp đã chính thức ra đời nhưng các nội dung, thông tin và tính liên kết đến các cổng thông tin liên quan còn hạn chế. Vẫn thiếu các thông tin liên quan để kết nối các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và các nhà khởi nghiệp. Một số hoạt động như TechFest 2017 đã được triển khai và đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên các hỗ trợ thực chất cho DN khởi nghiệp còn ít, vì hạn chế về kinh phí. - Hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khởi nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước chưa được ban hành, vì vậy các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ các quỹ có nguồn gốc ngân sách gần như chưa thể triển khai. - Các bộ, ban, ngành, tổ chức liên quan được giao nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng năm và 5 năm trên cơ sở Đề án cũng chưa cụ thể về hoạt động triển khai. - Ở cấp địa phương, việc triển khai trên thực tế mới ở bước đầu, chưa thể đánh giá được kết quả. Đó là chưa kể tới, một số địa phương kế hoạch triển khai khá sơ sài, nhắc lại các hoạt động của Đề án là chủ yếu, không có biện pháp cụ thể. Ở cả hai cấp trung ương và địa phương, việc thực thi các văn bản chính sách không có giá trị bắt buộc từ góc độ pháp luật như thế này thường sẽ phụ thuộc vào quyết tâm của đơn vị chủ trì và sự tích cực, chủ động, nhiệt tình và năng lực của các đơn vị thừa hành. Kinh nghiệm từ nhiều Đề án khác cho thấy, hiệu quả thực tế của các chính sách này rất khác biệt ở các địa phương khác nhau. Nhìn chung, quy định, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và việc triển khai các quy định, chính sách này hiện đang có những bất cập, hạn chế sau:
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1147 - Các quy định và chính sách hiện nay còn thiếu, chưa đồng bộ và còn những mâu thuẫn; Thiếu các quy định liên quan đến khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tài chính cho hoạt động khởi nghiệp, đó là quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư “thiên thần”. - Về cơ bản, các cơ quan nhà nước có liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn hoạt động khởi nghiệp, nhất là về nhận thức, kỹ năng của cán bộ, khả năng đánh giá, giám sát. - Hoạt động trợ giúp đối với DNNVV nói chung, DN khởi nghiệp sáng tạo nói riêng vẫn chưa phát huy được tác dụng, còn chồng chéo và phân tán, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Tỷ lệ tiếp cận nguồn vốn tín dụng thấp, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV hoạt động kém hiệu quả. - Hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước cho khởi nghiệp còn hạn chế và dàn trải, chồng chéo, kém hiệu quả. Trong khi đó, thực tế cho thấy, phần lớn các hoạt động hỗ trợ từ khu vực tư nhân đem lại hiệu quả tốt đối với cả hai phía là người hỗ trợ và DN khởi nghiệp mặc dù khung pháp luật cho hoạt động này vẫn còn thiếu và nhiều bất cập. - Một số hạn chế từ phía các DN khởi nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng được tiếp nhận các hỗ trợ, ví dụ như kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thủ tục hành chính rườm rà cũng là những rào cản cho sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong ban hành cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp bao gồm: - Năng lực của các cơ quan soạn thảo, tư vấn các quy định và chính sách còn hạn chế dẫn đến nhiều văn bản pháp luật và chính sách được ban hành thiếu tính khoa học, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng và thiếu tính khả thi (chưa tạo điều kiện để lựa chọn đúng đối tượng hỗ trợ như mục tiêu đề ra). - Thiếu sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình dự thảo, xây dựng quy định và chính sách, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp như các DN khởi sự, các hiệp hội, các nhà đầu tư. - Thiếu sự giám sát, đánh giá đối với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, đặc biệt là từ các nguồn của Nhà nước. - Thiếu thông tin, thiếu chuẩn bị của nhiều nhà khởi nghiệp để nắm bắt, tiếp nhận các cơ hội, ưu đãi từ chính sách. 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Trước làn sóng khởi nghiệp và sáng tạo, Chính phủ Việt Nam rất nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý nhằm hỗ trợ DNNVV Việt Nam. Tuy vậy, hệ thống mới chỉ bước đầu được hình thành và còn có nhiều dư địa để phát triển.  Ngoài ra, thực tiễn Việt Nam cũng cho thấy, không phải các thương vụ đầu tư khởi nghiệp lớn nhất đến từ hỗ trợ của Nhà nước mà là từ các nhà đầu tư tư nhân hoặc nước ngoài. Tuy nhiên, hệ thống chính sách hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp dường như bỏ qua sự tồn tại của các nguồn đầu tư này. Hiện Việt Nam còn thiếu hành lang pháp lý cho các tổ chức tài chính tư nhân, như các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm trong hoạt động hỗ trợ DN khởi nghiệp. Để cải thiện và nâng cao chất lượng hỗ trợ DN khởi nghiệp, nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo một số khuyến nghị sau: - Chính phủ cần cải thiện hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp chính thức một cách bài bản hơn nhằm khắc phục tất cả các hạn chế đã nêu. Vấn đề chính cần giải quyết ngay là phân cấp thực hiện chính sách một cách
  10. 1148 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA cụ thể, rõ ràng hơn. Ví dụ, chính quyền địa phương chỉ thực hiện các hỗ trợ phi tài chính, như thủ tục kinh doanh, thông tin, đăng ký DN. Tất cả các hỗ trợ khác về đầu tư, tài chính, thuế, có thể phân cho một cơ quan chuyên biệt cấp trung ương để áp dụng với DN khởi nghiệp toàn quốc. Cơ quan này có thể là một đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Nếu thực hiện theo cơ chế này thì có thể tăng cường tính hiệu lực, tập trung và giảm bớt chi phí thực thi của các chính sách. Về cách thức hỗ trợ, Chính phủ nên đặt ra những điều kiện, tiêu chí chọn lọc phù hợp với biện pháp hỗ trợ. Ví dụ như với những loại hình hỗ trợ thông tin, tư vấn thì điều kiện dễ dàng hơn. Những loại hình hỗ trợ tài chính, đầu tư thì điều kiện cần chặt chẽ, kết hợp giám sát đầy đủ. - Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2007, 2010), Chính phủ cần tạo một hành lang pháp lý để khuyến khích chính khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đều có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp, nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia và làm sôi động thị trường đầu tư cho các DN khởi nghiệp. Ưu đãi giảm thuế thu nhập cá nhân là một trong những biện pháp phổ biến nhất để khuyến khích cá nhân đầu tư. Ngoài ra, cần khuyến khích các DN khởi nghiệp sáng tạo niêm yết trên các sàn chứng khoán như sàn cho DN mới để huy động vốn thị trường.  Một số nước lại có hình thức, Nhà nước đối ứng đầu tư với nhà đầu tư “thiên thần” nhằm giảm tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư, đồng thời, tăng nguồn vốn mạo hiểm cho các DN khởi nghiệp ở giai đoạn đầu. Ngoài ra, Chính phủ cũng tạo điều kiện để phát triển các kênh trung gian gọi vốn cộng đồng để nhà đầu tư thiên thần có thể tiếp cận nguồn thông tin khởi nghiệp một cách nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách GIZ (2012), Startup promotion instruments in OECD countries and their application in developing countries, 2012 OECD, High-growth Enterprises – What Governments can do to make a difference, 2010 Báo cáo Global Enterpreneurship Monitor, GEM 2015-2016 Global Report, 2016 GEM – VCCI, các Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2014, 2015 OECD, Policy Brief on access to business startup finance inclusive entrepreneurship, 2014 OECD-DCS, Startup Latin America 2016 – Building an Innovative Future, 2016 Topica Founder Institute VCCI (2016), “Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015/2016: Chủ đề năm: hoạt động kinh doanh xã hội”; VCCI (2017), “Báo cáo nghiên cứu cơ chế hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo. Kinh nghiệp quốc tế - Đề xuất giải pháp cho Việt Nam” Văn bản pháp luật Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018), Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2018), Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Quốc hội nước CHXNCNVN (2017), Luật số 04/2017/QH14 Hỗ trợ DNN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2