intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của giới trẻ - bối cảnh là sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

21
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khởi nghiệp kinh doanh riêng là giấc mơ của thế hệ trẻ, sinh viên ở nhiều trường đại học đã nghĩ đến các các hoạt động kinh doanh riêng ngay khi còn đang theo học tại trường. Nghiên cứu này tìm cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên. Nghiên cứu lấy mẫu gồm 304 sinh viên chuyên ngành Quản trị của trường đại học Kinh tế TP.HCM. Kỹ thuật phân tích gồm phân tích nhân tố và hồi quy đa biến để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của giới trẻ - bối cảnh là sinh viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KINH DOANH CỦA GIỚI TRẺ - BỐI CẢNH LÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thảo Nguyên* 1 TÓM TẮT: Khởi nghiệp kinh doanh riêng là giấc mơ của thế hệ trẻ, sinh viên ở nhiều trường đại học đã nghĩ đến các các hoạt động kinh doanh riêng ngay khi còn đang theo học tại trường. Nghiên cứu này tìm cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên. Nghiên cứu lấy mẫu gồm 304 sinh viên chuyên ngành Quản trị của trường đại học Kinh tế TP.HCM. Kỹ thuật phân tích gồm phân tích nhân tố và hồi quy đa biến để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh. Nghiên cứu chứng minh các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định kinh doanh bao gồm thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp, xu hướng chấp nhận rủi ro, kiểm soát kết quả, chuẩn chủ quan. Nghiên cứu cũng khám phá được giới tính, điểm trung bình học tập cũng có tác động đến ý định kinh doanh của họ. Từ kết quả nghiên cứu, để thúc đẩy ý định kinh doanh của người trẻ, quan trọng hơn hết vẫn là những kiến thức nhận được, những yếu tố cá nhân của người trẻ. Từ khóa: ý định kinh doanh; xu hướng chấp nhận rủi ro; chuẩn chủ quan 1. GIỚI THIỆU Hoạt động kinh doanh có vai trò ngày càng quan trọng trong các khía cạnh khác nhau của phát triển kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi hành vi kinh doanh đã hiện diện trong rất nhiều nghiên cứu (Busenitz và cộng sự, 2003; Shane và Venkataraman, 2000; Shepherd và cộng sự, 2015). Đánh giá chung về thị trường lao động Việt Nam, quý 1/2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 55,1 triệu người, tăng 586,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ trưởng thì tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hướng giảm dần qua các quý. Số người thất nghiệp trong quý 1/2018 là 1,1 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn quốc khoảng 2,01% (tỷ lệ này của quý 1/2017 là 2,30%). Trong khi, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là trên 7%. Đây là vấn đề vì tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao có thể dẫn đến tuổi thọ thấp hơn, tình trạng di cư khi những người trẻ rời khỏi nơi ở của họ để tìm kiếm việc làm. Điều này cũng có tác động lớn đến xã hội và nền kinh tế nói chung. Khởi nghiệp đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách trong những thập kỷ qua. Lý do chính của mối quan tâm này là nhu cầu ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những ý tưởng mới và chuyển đổi chúng thành các dự án có lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh không chỉ là vườn ươm của đổi mới công nghệ; chúng cung cấp cơ hội việc làm và tăng khả năng cạnh tranh (Reynolds, 1987; Zahra, 1999). Các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào câu hỏi tại sao một số người chọn nghề nghiệp kinh doanh và những người khác thì không, tác giả muốn khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên trong nghiên cứu này. * Trường đại học Kinh tế TP.HCM, 59c Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: +84 983 637 812, E-mail address: nguyennt@ueh. edu.vn
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 699 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Ý định kinh doanh có thể được định nghĩa là ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp mới (N. F. Krueger, 2017). Nó đại diện cho một định hướng tinh thần như mong muốn, và hy vọng để giải quyết sự lựa chọn của cá nhân đối với ý định kinh doanh (Peng và cộng sự, 2012). Ý định kinh doanh là một quá trình mà thông qua đó các cá nhân xác định các cơ hội, phân bổ nguồn lực và tạo ra giá trị. Việc tạo ra giá trị này thường thông qua việc xác định các nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc thông qua việc xác định các cơ hội để thay đổi (Turker và Sonmez Selcuk, 2009). Ý định được coi là chỉ báo tốt nhất về hành vi thực tế (Ajzen, 1991) và ý định kinh doanh là trung tâm để hiểu rõ hơn về hành vi kinh doanh trong quá trình khám phá, tạo và khai thác các cơ hội (Gartner và cộng sự, 1994). Có hai mô hình lý thuyết chính về ý định kinh doanh. Một trong những mô hình xuất hiện sớm nhất là mô hình ý định kinh doanh (Shapero, 1975; Shapero và Sokol, 1982). Dựa trên mô hình này, ý định kinh doanh phụ thuộc vào ba tiền đề chính: nhận thức mong muốn, xu hướng hành động, và nhận thức tính khả thi. Một mô hình lý thuyết quan trọng khác của ý định kinh doanh được ứng dụng từ lĩnh vực tâm lý xã hội. Nó được gọi là Lý thuyết hành vi được lên kế hoạch. Lý thuyết này được phát triển bởi Ajzen (1991) như là một khuôn mẫu có thể được áp dụng cho các bối cảnh hành vi khác nhau, và nó đã được giới thiệu với bối cảnh ý định kinh doanh của N. F. Krueger và Carsrud (1993). Theo mô hình này, các biến ảnh hưởng đến ý định kinh doanh bao gồm: thái độ đối với ý định kinh doanh, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Ngoài ra, cũng có những nỗ lực để phát triển các mô hình lý thuyết mới về ý định kinh doanh (Davidsson, 1995; N. Krueger và cộng sự, 2000) và tích hợp chúng thành một mô hình đơn nhất (L. Shook và Bratianu, 2010; Schlaegel và Koenig, 2014). Một số nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tác động của đặc điểm cá nhân trong quá trình ra quyết định (Bonnett và Furnham, 1991; Brockhaus, 2000). Mặc dù các kết quả khác nhau giữa các nghiên cứu, chúng thường chỉ ra mối liên hệ giữa ý định kinh doanh và một số yếu tố tính cách, chẳng hạn như sự tự tin, khả năng chấp nhận rủi ro, mong muốn đạt thành tích, và kiểm soát kết quả. Tuy nhiên, con người được bao quanh bởi văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, nhân khẩu học và các yếu tố công nghệ. Do đó, những đặc điểm cá nhân không thể cô lập từ những yếu tố ngữ cảnh này. Trong các nghiên cứu trước, có một số nghiên cứu có tính đến vai trò của các yếu tố này. Ví dụ, theo Hisrich (1990), mọi người có thể bị đẩy hoặc kéo bởi các yếu tố tình huống, có liên quan đến nguồn gốc cá nhân và cuộc sống hiện tại của họ. Từ quan điểm rộng hơn, các khuôn khổ văn hóa và thể chế cũng ảnh hưởng đến ý định kinh doanh (Thurik và Wennekers, 1999). Thật vậy, bối cảnh là quan trọng và điều này có thể quan trọng hơn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Lüthje và Franke (2003) đã thêm xu hướng chấp nhận rủi ro và kiểm soát kết quả như các biến cá nhân bổ sung cho mô hình. Segal và cộng sự (2005) đưa nhận thức rủi ro vào phân tích ý định kinh doanh của họ, trong khi Carr và Sequeira (2007); Peng và cộng sự (2012) bao gồm kinh nghiệm trước khi kinh doanh (cá nhân và/hoặc gia đình). Nghiên cứu của tác giả liên kết ý định kinh doanh với thái độ và yếu tố cá nhân sẽ giúp hiểu rõ hơn về ý định kinh doanh của người trẻ. Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà hoặch định chính sách và sự giáo dục tại các trường đại học sẽ đáp ứng tốt nhất và thúc đẩy ý định kinh doanh cho người trẻ. 3. KHÁI NIỆM VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Mô hình nghiên cứu của tác giả dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch và bổ sung các biến cá nhân (kiểm soát kết quả và xu hướng chấp nhận rủi ro) và biến ngữ cảnh (các rào cản được nhận thức và các yếu tố hỗ trợ được cảm nhận). Tác giả cũng đưa vào những yếu tố chính sách về ý định kinh doanh. Ngoài ra, tác giả cũng
  3. 700 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA đặt giả thuyết mối quan hệ giữa những yếu tố nhân khẩu học như giới tính, số năm học tại trường đại học, thu nhập, điểm số với Ý định kinh doanh. Mô hình nghiên cứu của tác giả được trình bày trong Hình 1. Hình 1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp, chuẩn chủ quan và Kiểm soát hành vi được nhận nhận thức là các biến tiền đề cơ bản của ý định kinh doanh và chúng đại diện cho các yếu tố nguyên thủy của lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991). Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp đề cập đến mức độ mà cá nhân nhận định tích cực hoặc tiêu cực về việc trở thành một doanh nhân (Linan và Chen, 2009). Chuẩn chủ quan thể hiện áp lực xã hội thừa nhận để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi kinh doanh. Nó đề cập đến nhận thức rằng “người tham khảo” sẽ chấp nhận quyết định trở thành một doanh nhân, hay không (Linan và Chen, 2009). Kiểm soát hành vi được nhận thức được định nghĩa là nhận thức về sự dễ dàng hoặc khó khăn của việc trở thành một doanh nhân. Ba biến này về mặt lý thuyết được coi là những yếu tố dự báo chính về ý định trong bất kỳ ngữ cảnh hành vi nào, không chỉ là kinh doanh (Ajzen, 1991). Có rất nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình này trong các thiết lập khác nhau, và với kết quả hơi mâu thuẫn. N. Krueger và cộng sự (2000) đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tích cực giữa Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp và Kiểm soát hành vi nhận thức với ý định kinh doanh, và họ không thể tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và ý định kinh doanh. Autio và cộng sự (2001) cũng không thể xác nhận thực nghiệm mối quan hệ tích cực giữa chuẩn chủ quan và ý định kinh doanh. Mặt khác, một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho mối quan hệ tích cực giữa cả ba biến tiền đề cơ bản và ý định kinh doanh (Kolvereid, 1996; Kolvereid và Isaksen, 2006; Tkachev và Kolvereid, 2010). Do đó, tác giả đề xuất các giả thuyết sau: H1: Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp ảnh hưởng tích cực đến Ý định kinh doanh. H2: Kiểm soát hành vi được nhận thức ảnh hưởng tích cực đến Ý định kinh doanh.
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 701 H3: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định kinh doanh. Yếu tố tiếp theo tác giả muốn đưa vào mô hình là hỗ trợ giáo dục. Rõ ràng là giáo dục trong các trường đại học là một cách hiệu quả để có được kiến ​​thức cần thiết về ý định kinh doanh. Mặc dù, trong nghiên cứu của Wang và Wong (2004) chủ yếu tập trung vào đặc điểm cá nhân của sinh viên, họ cũng chỉ ra rằng thực tế là những giấc mơ kinh doanh của nhiều sinh viên bị cản trở bởi sự chuẩn bị không đầy đủ. Tuy nhiên, đôi khi các trường đại học bị chỉ trích là quá lý thuyết và và kiến thức kinh doanh thì không đủ. Tác giả đưa giả thuyết mối quan hệ giữa hỗ trợ giáo dục và Ý định kinh doanh: H4: Hỗ trợ giáo dục được nhận thức ảnh hưởng tích cực đến Ý định kinh doanh Kiểm soát kết quả và xu hướng chấp nhận rủi ro đại diện cho hai biến bổ sung. Chúng đại diện cho các biến cá nhân và có thể cho phép khám phá sự khác biệt về tính cách ảnh hưởng đến ý định kinh doanh. Kiểm soát kết quả đại diện cho mức độ mà cá nhân tin rằng họ có quyền kiểm soát kết quả của các sự kiện trong cuộc sống của họ (Lumpkin, 1985; Rotter, 1966). Chấp nhận rủi ro là xu hướng của cá nhân để tham gia vào các hoạt động được coi là rủi ro (Brockhaus, 2000). Có một số nghiên cứu trước đây cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của mối quan hệ tích cực giữa hai biến này và ý định kinh doanh (Bonnett và Furnham, 1991; Hisrich và P. Peters, 2005; Lüthje và Franke, 2003). Do đó, tác giả đề xuất các giả thuyết sau: H5: Kiểm soát kết quả ảnh hưởng tích cực đến Ý định kinh doanh. H6: Xu hướng chấp nhận rủi ro ảnh hưởng tích cực đến Ý định kinh doanh. Một tập hợp các biến khác được thêm vào mô hình thể hiện các biến theo ngữ cảnh. Biến ngữ cảnh bao gồm các yếu tố ngữ cảnh khác nhau: kinh tế, xã hội và văn hóa. Chúng là các yếu tố hỗ trợ được nhận thức và các rào cản được nhận thức đã được phát triển bởi Lüthje và Franke (2003). Các nghiên cứu trước đó còn cho thấy tầm quan trọng của các biến ngữ cảnh xã hội, văn hóa, thể chế và kinh tế khác nhau cho quá trình hình thành ý định kinh doanh ở cấp độ cá nhân. Các nghiên cứu trước đây đã khám phá ảnh hưởng của các biến ngữ cảnh như thái độ đối với ý định kinh doanh trong xã hội, sự sẵn có của các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, tài trợ, nội dung truyền thông đại chúng (Hisrich và P. Peters, 2005; Lüthje và Franke, 2003). Những yếu tố này đã được tìm thấy có mối liên hệ mạnh mẽ với các hoạt động kinh doanh. Do đó, các giả thuyết sau đây được đề xuất: H7: Các yếu tố hỗ trợ được nhận thức ảnh hưởng tích cực đến Ý định kinh doanh. H8: Các rào cản được nhận thức ảnh hưởng tiêu cực đến Ý định kinh doanh. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua: Thảo luận tay đôi với 18 sinh viên chuyên ngành Quản trị, thông qua bước này tác giả sẽ khám phá và thu thập thêm 1 số yếu tố quan trọng tác động đến Ý định kinh doanh, kết hợp với các biến quan sát trong các nghiên cứu trước đây về Ý định kinh doanh mà tác giả tổng hợp được, xây dựng thang đo. Giai đoạn Nghiên cứu định lượng chính thức tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để lựa chọn 304 sinh viên chuyên ngành quản trị từ tổng thề sinh viên trường đại học kinh tế TP.HCM. Thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp sinh viên dựa trên câu hỏi đã soạn sẵn. Số quan sát hợp lệ là 304. Tác giả thực hiện kiểm định thang đo nghiên cứu bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, và kiểm định giả thuyết thông qua hồi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 20.
  5. 702 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 1. Mô tả mẫu nghiên cứu: Tần số Tần suất % Sinh viên năm SV năm ba 157 51,6 SV năm tư 147 48,4 Giới tính: Nữ 193 63,5 Nam 111 36,5 Gia đình có công ty riêng không Không 247 81,8 Có 55 18,2 Từng tham gia một khóa học về Khởi nghiệp Không 154 50,7 Có 150 49,3 Tổng 304 100,0 Tổng số 304 quan sát hợp lệ: trong đó sinh viên năm 3 chiếm 51,6% và sinh viên năm tư chiếm 48,4%. Về giới tính 63,6% là sinh viên nữ, 36,5% là sinh viên nam. 18,2% sinh viên ở gia đình có công ty riêng. Hơn 1 nữa đáp viên từng tham gia các khóa học về khởi nghiệp. Bảng 2. Mã hóa thang đo Kiểm soát kết quả (Locus of Control_LOC) LOC1 Khi tôi lên kế hoạch, tôi gần như chắc chắn rằng tôi có thể khiến chúng hoàn thành LOC2 Tôi muốn mọi người hoàn thành công việc theo năng lực chứ không phải dựa vào may mắn LOC3 Điều gì xảy ra với tôi là do việc làm của tôi quyết định LOC4 Có được một công việc tốt phụ thuộc vào đúng nơi và đúng thời điểm  Xu hướng chấp nhận rủi ro (Risk taking propensity_RTP) RTP1 Khi tôi đi du lịch, tôi có xu hướng chọn các lộ trình mới RTP2 Tôi thích thử những thứ mới (ví dụ: đồ ăn lạ hoặc đi đến những địa điểm mới). RTP3 Tôi thích mạo hiểm RTP4 Tôi chấp nhận rủi ro khi cần thiết để đạt được mục tiêu quan trọng RTP5 Tôi hứng thú với các trò chơi mạo hiểm RTP6 Tôi đưa ra quyết định mạo hiểm một cách nhanh chóng mà không cần quá nhiều thời gian RTP7 Để đạt được điều gì đó trong cuộc sống, người ta phải chấp nhận rủi ro RTP8 Với một cơ hội lớn tôi có thể chấp nhận rủi ro cao RTP9 Để đạt được lợi nhuận cao doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro cao Rào cản được nhận thức (Perceived Barriers_PB) PB1 Các ngân hàng không dễ dàng cho vay tín dụng để khởi nghiệp PB2 Luật pháp (các quy tắc và quy định, thuế) gây cản trở việc mở một công ty. PB3 Thật khó để tìm thấy một ý tưởng kinh doanh mà chưa được thực hiện trước đây. PB4 Cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường xá…) vẫn còn hạn chế PB5 Sự thay đổi nhanh về công nghệ khiến cho các doanh nghiệp không thể theo kịp PB6 Chi phí áp dụng công nghệ ở các doanh nghiệp cao Các yếu tố hỗ trợ được nhận thức (Perceived Support Factors_PSF) PSF1 Doanh nhân luôn có một hình ảnh tích cực trong xã hội. PSF2 Thành phố HCM có các chuyên gia Tư vấn và dịch vụ hỗ trợ cho các công ty mới
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 703 Xu hướng đổi mới sáng tạo trong xã hội truyền cảm hứng để phát triển ý tưởng cho các doanh PSF3 nghiệp mới. Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp (Personal Attitude toward Entrepreneurship_PATE) PATE1 Khởi nghiệp có nhiều thuận lợi hơn là bất lợi PATE2 Khởi nghiệp hấp dẫn đối với tôi. PATE3 Nếu tôi có cơ hội và điều kiện, tôi muốn mở 1 công ty PATE4 Trở thành doanh nhân đem đến cho tôi sự thỏa mãn tuyệt vời. PATE5 Trong số các lựa chọn khác nhau, tôi muốn là một doanh nhân. Kiểm soát hành vi được nhận thức (Perceived Behavioral Control_PBC) PBC1 Tôi phải lên kế hoạch cụ thể trước khi khởi nghiệp PBC2 Tôi có thể kiểm soát quá trình khởi nghiệp của tôi PBC3 Tôi biết các yếu tố cần thiết để khởi nghiệp. PBC4 Tôi biết cách phát triển một dự án kinh doanh. PBC5 Nếu tôi cố gắng bắt đầu một công ty, tôi có khả năng thành công cao. PBC6 Khi xây dựng 1 kế hoạch tôi luôn có phương án dự trù khi kế hoạch thất bại Chuẩn chủ quan (Subjective Norm_SN) SN1 Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, gia đình,người thân của tôi sẽ ủng hộ tôi. SN2 Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, bạn bè của tôi sẽ ủng hộ tôi. SN3 Nếu tôi khởi nghiệp xã hội sẽ tôn trọng tôi Hỗ trợ giáo dục được nhận thức (Perceived Educational Support_PES) PES1 Giáo dục Đại học khuyến khích tôi phát triển những ý tưởng sáng tạo để trở thành một doanh nhân PES2 Trường đại học cung cấp những kiến thức cần thiết cho ý định kinh doanh của tôi PES3 Trường đại học phát triển kỹ năng và khả năng kinh doanh của tôi Ý định kinh doanh (Entrepreneurial Intention_EI) EI1 Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân. EI2 Mục tiêu chính của tôi là trở thành một doanh nhân. EI3 Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công ty riêng EI4 Tôi quyết tâm tạo ra một công ty trong tương lai. EI5 Tôi đã rất nghiêm túc nghĩ đến việc bắt đầu một công ty. EI6 Tôi có ý định vững chắc để bắt đầu một công ty một ngày nào đó. 5.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha của các thành phần được trình bày trong Bảng 3. Tất cả các thang đo được thể hiện qua 45 biến quan sát, sau đi bỏ đi các biến LOC1, RTP5, RTP6, RTP9, PB1, PB6, PATE1, PBC1,PBC6, PES3 do có trương quan với biến tổng thấp (
  7. 704 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bảng 3. Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo của các khái niệm nghiên cứu Biến quan Trung bình thang Phương sai thang đo Tương quan Cronbach’s Alpha nếu sát đo nếu loại biến nếu loại biến biến tổng loại biến Kiểm soát kết quả: Cronbach’s alpha = 0,685 LOC2 7,61 1,837 0,520 0,566 LOC3 7,79 1,731 0,507 0,582 LOC4 7,70 1,869 0,472 0,626 Xu hướng chấp nhận rủi ro: Cronbach’s alpha = 0,687 RTP1 19,19 7,862 0,413 0,648 RTP2 19,11 7,972 0,368 0,664 RTP3 19,45 7,555 0,468 0,629 RTP4 19,27 7,736 0,448 0,636 RTP7 19,11 8,355 0,343 0,670 RTP8 19,15 7,920 0,467 0,632 Rào cản được nhận thức: Cronbach’s alpha = 0,691 PB2 10,19 4,399 0,465 0,633 PB3 10,15 4,307 0,404 0,675 PB4 10,05 4,175 0,528 0,593 PB5 10,06 4,218 0,510 0,605 Các yếu tố hỗ trợ được nhận thức: Cronbach’s alpha = 0,652 PSF1 7,50 1,927 0,416 0,623 PSF2 7,37 1,976 0,484 0,528 PSF3 7,42 1,922 0,492 0,516 Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp: Cronbach’s alpha = 0,735 PATE2 11,61 4,590 0,555 0,657 PATE3 11,36 4,368 0,653 0,599 PATE4 11,49 4,845 0,504 0,688 PATE5 11,39 5,236 0,402 0,742 Kiểm soát hành vi được nhận thức: Cronbach’s alpha = 0,656 PBC2 10,71 4,325 0,458 0,579 PBC3 10,67 4,082 0,468 0,568 PBC4 10,90 3,823 0,538 0,517 PBC5 11,09 3,991 0,319 0,687 Chuẩn chủ quan: Cronbach’s alpha = 0,698 SN1 7,21 2,002 0,616 0,467 SN2 7,19 2,619 0,474 0,658 SN3 7,37 2,292 0,467 0,670 Hỗ trợ giáo dục được nhận thức: Cronbach’s alpha = 0,745 PES1 3,69 0,777 0,594   PES2 3,73 0,747 0,594   Ý định kinh doanh : Cronbach’s alpha = 0,822 EI1 18,50 12,673 0,485 0,819 EI2 18,32 12,668 0,581 0,795
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 705 Biến quan Trung bình thang Phương sai thang đo Tương quan Cronbach’s Alpha nếu sát đo nếu loại biến nếu loại biến biến tổng loại biến EI3 18,35 12,233 0,661 0,778 EI4 18,31 12,361 0,660 0,779 EI5 18,50 12,990 0,559 0,800 EI6 18,33 12,802 0,605 0,791 Sau khi kiểm định thang đo, tác giả tiến hành phân tích nhân tố EFA đối với nhóm các biến yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh, sử dụng phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax. Hệ số KMO = 0,656 > 0,5, kết quả kiểm định Bartlett’s là 1972,917 với mức ý nghĩa < 0,05: Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả ma trận xoay nhân tố được trình bày trong Bảng 4. Bảng 4. Ma trận nhân tố cho các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định kinh doanh Nhân tố   1 2 3 4 5 6 7 8 PB5 0,759               PB4 0,741               PB2 0,717               PB3 0,619               PATE2   0,814             PATE3   0,750             PATE4   0,694             SN3     0,794           SN1     0,769           SN2     0,626           PBC3       0,823         PBC4       0,791         PBC2       0,661         LOC3         0,782       LOC4         0,740   0,323   LOC2   0,325     0,720       PSF2           0,816     PSF3           0,732     PSF1           0,685     PES2             0,813   PES1     0,374       0,716   RTP7               0,798 RTP8   0,313           0,746 Eigenvalue 4,223 2,317 2,045 1,713 1,447 1,167 1,108 1,019 Phần trăm phương sai tích lũy 18,36 28,43 37,32 44,77 51,06 56,13 60,95 65,38 Cronbach’s alpha 0,691 0,742 0,698 0,687 0,685 0,652 0,745 0,543 Kết quả phân tích EFA cho ý định kinh doanh: Hệ số KMO = 0,793 > 0,5; kết quả kiểm định Bartlett’s 657,186 với mức ý nghĩa < 0,05 à Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích nhân tố được tổng hợp trong Bảng 5.
  9. 706 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bảng 5. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố Thứ tự Nhân tố Biến quan sát Phân loại 1 Rào cản được nhận thức (PB) PB2, PB3, PB4, PB5 Biến độc lập 2 Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp (PATE) PATE2, PATE3, PATE4 Biến độc lập 3 Chuẩn chủ quan (SN) SN1, SN2, SN3 Biến độc lập 4 Kiểm soát hành vi được nhận thức (PBC) PBC2, PBC3, PBC4 Biến độc lập 5 Kiểm soát kết quả (LOC) LOC2, LOC3, LOC4 Biến độc lập 6 Các yếu tố hỗ trợ được nhận thức (PSF) PSF1, PSF2, PSF3 Biến độc lập 7 Hỗ trợ giáo dục được nhận thức (PES) PES1, PES2 Biến độc lập 8 Xu hướng chấp nhận rủi ro (RTP) RTP7, RTP8 Biến độc lập 9 Ý định kinh doanh (EI) EI1, EI2, EI3, EI4, EI5, EI6 Biến phụ thuộc 5.3. Phân tích hồi quy đa biến Sau khi kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả đã xác định 8 yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh bao gồm: Rào cản được nhận thức (PB), Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp (PATE), Chuẩn chủ quan (SN), Kiểm soát hành vi được nhận thức (PBC), Kiểm soát kết quả (LOC), Các yếu tố hỗ trợ được nhận thức (PSF), Hỗ trợ giáo dục được nhận thức (PES), Xu hướng chấp nhận rủi ro (RTP); kết hợp với các biến cá nhân như giới tính, năm học, điểm số, thu nhập…tác giả tiến hành phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là ý định kinh doanh, kết quả được trình bày trong Bảng 6. Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Hệ số chưa chuẩn hóa Mô hình Hệ số chuẩn hóa Giá trị T Sig. Bêta Std. Error Hằng số 0,880 0,391 2,247 0,025 PB -0,078 0,048 -0,073 -1,646 0,101 PATE 0,427 0,039 0,464 11,018 0,000 SN 0,107 0,040 0,108 2,643 0,009 PBC -0,022 0,043 -0,021 -0,520 0,603 LOC 0,137 0,044 0,122 3,090 0,002 PSF 0,078 0,043 0,072 1,837 0,067 PES 0,004 0,039 0,004 0,092 0,927 RTP 0,181 0,040 0,175 4,520 0,000 Giới tính [Nam] 0,219 0,057 0,151 3,865 0,000 Sinh viên năm tư 0,558 0,070 0,399 8,023 0,000 Gia đình có CT riêng 0,105 0,076 0,058 1,391 0,165 TG khóa khởi nghiệp -0,017 0,058 -0,012 -0,287 0,775 Điểm TB -0,118 0,038 -0,119 -3,124 0,002 Thu nhập 0,024 0,012 0,081 1,946 0,053 a. Dependent Variable: EI R2= 0,651 R2 hiệu chỉnh=0,634 Với mức ý nghĩa 7%, kết quả hồi quy ủng hộ giả thuyết H1, H3 H5 và H6 và H7. Tuy nhiên, giả thuyết H2, H4, H8 bị loại bỏ. Tác động đáng kể và tích cực của thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp lên ý định kinh doanh là phù hợp với nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác (Krueger, Reilly và Carsrud, 2000; Kolvereid và Isaksen, 2006). Nhận thức là một yếu tố quyết định quan trọng của hành vi ảnh hưởng đến kết quả. Do đó kiểm soát kết quả, xu hướng chấp nhận rủi ro mạo hiểm là những tố chất để trở thành 1 doanh
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 707 nhân tác động tích cực đến ý định kinh doanh của sinh viên. Mặc khác chuẩn chủ quan và các yếu tồ hỗ trợ cũng tác động tích cực đền ý định kinh doanh. Các yếu tố hỗ trợ được nhận thức đề cập đến sự hỗ trợ về thể chế và hình ảnh chung tích cực của các doanh nhân trong xã hội đóng vai trò quan trọng đối với ý định kinh doanh. Phù hợp với phát hiện này, pháp luật và hỗ trợ ngân hàng không phải là những trở ngại đáng kể cho ý định kinh doanh. 6. KẾT LUẬN Nghiên cứu ý định kinh doanh trong bối cảnh sinh viên kinh tế cung cấp cái nhìn tham khảo về thái độ và hành vi của các doanh nhân trẻ ở Việt Nam. Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp chủ yếu là tích cực và nó có ảnh hưởng đáng kể đến ý định kinh doanh. Tác động đáng kể và tích cực của Thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan đến ý định kinh doanh phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở các bối cảnh khác (Linan và Chen, 2009 và Ajzen, 1991). Tuy nhiên, tác động của yếu tố kiểm soát hành vi được nhận thức lại không được trong nghiên cứu này. Giống như vậy yếu tố cá nhân là rất quan trọng như xu hướng chấp nhận rủi ro và khả năng kiểm soát kết quả. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sự tồn tại của mối quan hệ tích cực giữa hai biến này và ý định kinh doanh (Brockhaus, 1987; Bonnett and Furnham, 1991; Hisrich and Peters, 1995; Luthje và Franke, 2003). Những người trẻ nói chung tự tin hơn và có vẻ như là sẵn sàng quyết định cho ý định kinh doanh, đặc biệt mẫu của tác giả là sinh viên ngành quản trị đã có kiến thức về phát triển dự án và quản lý doanh nghiệp. Ý kiến của một bên thứ ba (bạn bè hoặc gia đình), tức là chuẩn xã hội có tầm quan trọng lớn đối với quyết định bắt đầu một doanh nghiệp. Quan hệ xã hội là quan trọng đối với một người sống trong nền văn hóa tập thể như Việt Nam, mọi người bị chi phối bởi xã hội và ý định kinh doanh của người trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ trong gia đình và nhìn nhận của xã hội. Để thúc đẩy ý định kinh doanh nên nhắm đến công chúng, xã hội nói chung hơn. Ngoài vai trò của gia đình và xã hội, nghiên cứu cũng tìm thấy vai trò hỗ trợ tư vấn của những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để có thể truyền kinh nghiệm, chuyên môn là những điều mà người trẻ rất cần và đang thiếu trong quá trình hình thành ý định kinh doanh. Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy tầm quan trọng của các biến ngữ cảnh xã hội, văn hóa, thể chế và kinh tế khác nhau cho quá trình hình thành ý định kinh doanh ở cấp độ cá nhân. Shapero, 1984; Hisrich and Peters, 1995; Pennings and Kimberly , 1997; Luthje và Franke, 2003). Các nhà hoạch định chính sách và các trường đại học nên ưu tiên cao nhất cho các hỗ trợ, định hướng cho người trẻ, xây dựng các phương pháp giảng dạy đổi mới như các chương trình tư vấn khởi nghiệp. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy sinh viên nam sẽ có ý định kinh doanh cao hơn sinh viên nữ, sinh viên năm cuối có ý định kinh doanh cao, ngoài ra điểm số và thu nhập cũng có ý nghĩa trong ý định kinh doanh của sinh viên. Với phạm vi nghiên cứu của tác giả, tập trung vào các sinh viên quản trị một phần hạn chế trong việc mở rộng các kết luận cho tổng thể người trẻ nói chung. Nghiên cứu trong tương lai có thể bao gồm những người trẻ với nền giáo dục khác nhau để mở rộng đặc điểm của mẫu, và bao gồm nghiên cứu theo chiều dọc để hiểu rõ hơn về mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng và ý định kinh doanh. Thêm vào đó, sẽ rất thú vị khi hỏi các doanh nhân trẻ đã thành lập doanh nghiệp của họ là những yếu tố chính mà họ theo đuổi trong khi phát triển các dự án kinh doanh của họ. Tác giả cũng khuyên nên tìm hiểu thêm về vai trò của các biến kinh tế và môi trường ở Việt Nam, điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các yếu tố nêu trên và ý định kinh doanh.
  11. 708 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA TÀI LIỆU THAM KHẢO Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human decision processes, 50(2), 179-211. Autio, E., Keeley, R., Klofsten, M., G. C. Parker, G., & Hay, M. (2001). Entrepreneurial Intent Among Students in Scandinavia and in the USA (Vol. 2). Bonnett, C., & Furnham, A. (1991). Who wants to be an entrepreneur? A study of adolescents interested in a Young Enterprise Scheme (Vol. 12). Brockhaus, R. (2000). Risk Taking Propensity of Entrepreneurs (Vol. 23). Busenitz, L. W., West III, G. P., Shepherd, D., Nelson, T., Chandler, G. N., & Zacharakis, A. (2003). Entrepreneurship research in emergence: Past trends and future directions. Journal of management, 29(3), 285-308. Carr, J., & Sequeira, J. (2007). Prior Family Business Exposure as Intergenerational Influence and Entrepreneurial Intent: A Theory of Planned Behavior Approach (Vol. 60). Davidsson, P. (1995). Culture, Structure and Regional Levels of Entrepreneurship (Vol. 7). Gartner, W. B., Shaver, K. G., Gatewood, E., & Katz, J. A. (1994). Finding the entrepreneur in entrepreneurship: SAGE Publications Sage CA: Los Angeles, CA. Hisrich, R. (1990). Entrepreneurship/Intrapreneurship (Vol. 45). Hisrich, R., & P. Peters, M. (2005). Entrepreneurship. Kolvereid, L. (1996). Prediction of Employment Status Choice Intentions. Entrepreneurship Theory and Practice, 21(1), 47-58. doi:10.1177/104225879602100104 Kolvereid, L., & Isaksen, E. (2006). New Business Startup and Subsequent Entry Into Self-Employment (Vol. 21). Krueger, N., Reilly, M., & Carsrud, A. (2000). Competing Models of Entrepreneurial Intention (Vol. 15). Krueger, N. F. (2017). Entrepreneurial intentions are dead: Long live entrepreneurial intentions Revisiting the Entrepreneurial Mind (pp. 13-34): Springer. Krueger, N. F., & Carsrud, A. L. (1993). Entrepreneurial intentions: applying the theory of planned behaviour. Entrepreneurship & Regional Development, 5(4), 315-330. L. Shook, C., & Bratianu, C. (2010). Entrepreneurial intent in a transitional economy: An application of the theory of planned behavior to Romanian students (Vol. 6). Linan, F., & Chen, Y.-W. (2009). Development and Cross-Cultural Application of A Specific Instrument to Measure Entrepreneurial Intentions (Vol. 33). Lumpkin, J. R. (1985). Validity of a Brief Locus of Control Scale for Survey Research. Psychological Reports, 57(2), 655-659. doi:10.2466/pr0.1985.57.2.655 Lüthje, C., & Franke, N. (2003). the ‘making’ of an entrepreneur: testing a model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT. R&D Management, 33(2), 135-147. doi:doi:10.1111/1467-9310.00288 Peng, Z., Lu, G., & Kang, H. (2012). Entrepreneurial intentions and its influencing factors: A survey of the university students in xi’an China. Creative education, 3, 95. Reynolds, P. D. (1987). New firms: Societal contribution versus survival potential. Journal of business venturing, 2(3), 231-246. Rotter, J. (1966). General Expectancies for Internal Versus External Control of Reinforcement (Vol. 80). Schlaegel, C., & Koenig, M. (2014). Determinants of Entrepreneurial Intent: A Meta-Analytic Test and Integration of Competing Models. Entrepreneurship Theory and Practice, 38(2), 291-332. doi:doi:10.1111/etap.12087 Segal, G., Borgia, D., & Schoenfeld, J. (2005). The Motivation to Become an Entrepreneur (Vol. 11). Shane, S., & Venkataraman, S. (2000). The promise of entrepreneurship as a field of research. Academy of management review, 25(1), 217-226.
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 709 Shapero, A. (1975). The displaced, uncomfortable entrepreneur. Shapero, A., & Sokol, L. (1982). The social dimensions of entrepreneurship. Shepherd, D. A., Williams, T. A., & Patzelt, H. (2015). Thinking about entrepreneurial decision making: Review and research agenda. Journal of management, 41(1), 11-46. Thurik, R., & Wennekers, S. (1999). Linking Entrepreneurship and Economic Growth (Vol. 13). Tkachev, A., & Kolvereid, L. (2010). Self-Employment Intentions among Russian Students (Vol. 11). Turker, D., & Sonmez Selcuk, S. (2009). Which Factors Affect Entrepreneurial Intention of University Students? (Vol. 33). Wang, C., & Wong, P. K. (2004). Entrepreneurial Interest of University Students in Singapore (Vol. 24). Zahra, S. A. (1999). The changing rules of global competitiveness in the 21st century. Academy of Management Perspectives, 13(1), 36-42.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2