intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp

Chia sẻ: Caphesuadathemduong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp cung cấp cho người học những kiến thức như: Tinh thần khởi nghiệp; Ảnh hưởng của khởi nghiệp đối với quốc gia; Doanh nhân khởi nghiệp là ai; Doanh nghiệp xã hội – một cách tiếp cận sáng tạo để khởi nghiệp; Các hình thức hỗ trợ tài chính; Một số cách để sở hữu doanh nghiệp; Quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp

  1. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ BÀI 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp © 2007 Thomson South-Western
  2. NỘI DUNG BÀI GIẢNG • QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP MỚI KHỞI NGHIỆP • Tinh thần khởi nghiệp • Ảnh hưởng của khởi nghiệp đối với quốc gia • Doanh nhân khởi nghiệp là ai • Doanh nghiệp xã hội – một cách tiếp cận sáng tạo để khởi nghiệp • Các hình thức hỗ trợ tài chính • Một số cách để sở hữu doanh nghiệp • Quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp • KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM • Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt nam • Bốn giai đoạn quản trị doanh nghiệp mới khởi nghiệp • Một số vấn đề trong quản trị khởi nghiệp © 2007 Thomson South-Western
  3. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP MỚI KHỞI NGHIỆP © 2007 Thomson South-Western
  4. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP • Tinh thần khởi nghiệp (enterpreneurship) là quá trình khởi tạo một doanh nghiệp, tổ chức các nguồn lực cần thiết, và dự đoán những nguy cơ và thành quả. • Doanh nhân (enterpreneur) là người ghi nhận một ý tưởng khả thi về một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể kinh doanh và thực hiện điều đó. • Định nghĩa doanh nhân thường là phải có công ty, có tư cách pháp nhân. Không tính những người bán hàng rong. © 2007 Thomson South-Western
  5. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP • Một ví dụ về tinh thần khởi nghiệp là Jeff Fluhr, người đã bỏ học Stanford ngay từ năm thứ nhất để mở StubHub, một sàn giao dịch bán vé qua Internet, một ngành công nghiệp có quy mô 10 tỷ USD hàng năm. • Kiên trì và chăm chỉ, Fluhr đã kiếm được lợi nhuận ngay từ những ngày đầu kinh doanh, thời điểm mà nhiều nhà đầu tư choáng váng vì sự sụp đổ của hệ thống công ty dot-com. © 2007 Thomson South-Western
  6. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP • Fluhr đã thuyết phục được các lãnh đạo của Viacom, Home Box Office, và Madison Square Garden đầu tư vào kế hoạch tái thiết ngành công nghiệp bán vé trực tuyến. StubHub cho phép khách hàng truy cập các sự kiện thể thao, sân khấu và hòa nhạc khó kiếm vé do các đơn vị quảng cáo để dành vé cho các CLB người hâm mộ, cho những người trữ vé theo mùa, và cho các nhà tài trợ. © 2007 Thomson South-Western
  7. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP • StubHub cho phép người bán quảng cáo vé ở trên site miễn phí và bán vé thông qua đấu giá hoặc giá ấn định. Hai trung tâm dịch vụ của công ty nhận được trung bình 2500 cuộc gọi mỗi ngày và doanh thu khoảng 200 triệu $ mỗi năm. © 2007 Thomson South-Western
  8. CÁC PHONG CÁCH DOANH NHÂN © 2007 Thomson South-Western
  9. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP • Động cơ khởi nghiệp có nhiều dạng. Những nhà lý tưởng: thích cái gì đó mới, sáng tạo hoặc có ý nghĩa cá nhân. Những người tối ưu hóa thích thỏa mãn với ý nghĩ sở hữu một doanh nghiệp. Những người duy trì muốn có cơ hội cân bằng cuộc sống và công việc và không muốn doanh nghiệp phát triển quá nhanh. Trong khi đó, những người chăm chỉ thích làm việc suốt ngày và phát triển doanh nghiệp to hơn. © 2007 Thomson South-Western
  10. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP • Đôi khi người ta khởi nghiệp do mất việc do công ty cũ giảm quy mô. Một số chuyên gia nghĩ rằng suy thoái kinh tế là thời điểm tốt để khởi nghiệp, bởi suy thoái mở ra nhiều cơ hội cho mọi người muốn hạ chi phí và tìm cách tốt nhất để làm gì đó. • Thời kỳ này cho phép thuê nhân công giỏi, cho doanh nghiệp thời gian để xây dựng những thứ có giá trị lâu dài thay vì cố gắng bắt kịp với tăng trưởng kinh tế. • Có người muốn mở doanh nghiệp để giao cho anh em trai chức giám đốc để họ có một danh phận. © 2007 Thomson South-Western
  11. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP • Khởi sự doanh nghiệp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và phẩm chất. Một trong số đó là sự đam mê. Tuy nhiên quá trình này có rất nhiều vấn đề rắc rối và doanh nhân cần rất nhiều nỗ lực để vượt qua. • Ở Hoa kỳ, mỗi tháng có 534000 doanh nghiệp mới ra đời. Rất nhiều trong số đó là doanh nghiệp mới và nhanh chóng bán lại. © 2007 Thomson South-Western
  12. PHIM: YBOX – GIÖP TÌM VIỆC LÀM © 2007 Thomson South-Western
  13. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỐI VỚI QUỐC GIA • Khởi sự doanh nghiệp có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế: tạo ra việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, và tạo nơi để ươm mầm sáng tạo. Những doanh nghiệp như Uber, Airbnb, Paypal đã đem đến những cách tiếp cận hoàn toàn mới. • Tỷ phú Peter Thiel hàng năm chi 2 triệu $ cho 20 sinh viên tốt nghiệp phổ thông tiến hành các dự án khởi nghiệp và nghiên cứu. © 2007 Thomson South-Western
  14. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỐI VỚI QUỐC GIA Đóng góp vào GDP • Ở Mỹ, doanh nghiệp dưới 500 nhân công chiếm 99.7% tổng số doanh nghiệp, và tạo ra trên 50% GDP. • Doanh nghiệp nhỏ còn chiếm 97% số công ty xuất khẩu và tạo ra 28.6% giá trị xuất khẩu. Tạo việc làm: • Doanh nghiệp nhỏ tạo ra 65% việc làm ở Hoa kỳ và đó chính là lực lượng tạo ra sự năng động của nền kinh tế Hoa kỳ. Các hoạt động kinh tế của nhóm doanh nghiệp này còn mở rộng ra nhiều quốc gia khác. © 2007 Thomson South-Western
  15. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỐI VỚI QUỐC GIA Đổi mới: • Theo một điều tra do Cognetics tiến hành trên 9 triệu doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ tạo ra 55% số sáng kiến ở 362 ngành nghề và 95% số lượng đổi mới toàn diện. Các doanh nghiệp nhỏ và phát triển nhanh có tỷ số đối mới trên nhân viên gấp đôi doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhỏ có tỷ số bằng sáng chế trên nhân viên gấp 13-14 lần doanh nghiệp lớn, (trong đó bao gồm cả những sáng chế quan trọng và được sử dụng rộng rãi như động cơ tên lửa, và xe chở hàng siêu thị). © 2007 Thomson South-Western
  16. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỞI NGHIỆP ĐỐI VỚI QUỐC GIA • Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, ở Việt nam, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động và nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. © 2007 Thomson South-Western
  17. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ AI © 2007 Thomson South-Western
  18. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ AI • Doanh nhân khởi nghiệp thật ra thường không phải là những người tiên phong trong ngành của họ từ đầu. Họ là những người thực tế, làm việc chăm chỉ, và quen thuộc với những thứ mà họ kinh doanh. • Sự tự chủ: nói chung tự chủ là cá tính quan trọng đầu tiên của những người có tinh thần khởi nghiệp. Nhưng sự tự chủ quá lớn cũng ngăn cản doanh nghiệp phát triển. Để kinh doanh, doanh nhân cần phải quên đi sự tự chủ để hợp tác với những người có kỹ năng quản lý khác. © 2007 Thomson South-Western
  19. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ AI • Sự kiên trì và hi sinh: doanh nhân khởi nghiệp phải có khả năng kiên trì và chấp nhận thất bại rất nhiều lần. Thời gian đầu tiên vô cùng vất vả, làm việc căng thẳng suốt ngày đêm, và nhiều người không chịu đựng nổi. • Ngoài ra, họ còn phải những người tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết. © 2007 Thomson South-Western
  20. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP LÀ AI • Đặt ra mục tiêu đủ thách thức: hầu hết các doanh nhân thành công là bởi họ có khát vọng thành công. Cần phải đặt ra mục tiêu đủ lớn để kỳ vọng. • Tự tin: không có doanh nghiệp nào thành công khi người chủ của nó không tự tin vào năng lực giao tiếp với khách hàng, làm chủ công nghệ, và đưa doanh nghiệp tiến lên. • Chủ công ty tư vấn ở Việt nam còn phải có khả năng quan hệ tốt, chạy hợp đồng, uống rượu tiếp khách. © 2007 Thomson South-Western
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2