intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ về tổ chức

Chia sẻ: Caphesuadathemduong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ về tổ chức cung cấp cho người học những kiến thức như: Giới thiệu lý thuyết tổ chức cổ điển; Những nguyên lý cơ bản của lý thuyết tổ chức cổ điển; Những đóng góp đầu tiên của lý thuyết tổ chức cổ điển; Những công trình lý thuyết cổ điển quan trọng nhất (Taylor, Fayol, Weber);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ về tổ chức

  1. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ BÀI 1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ về tổ chức © 2007 Thomson South-Western
  2. NỘI DUNG CỦA BÀI GiẢNG LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN • Giới thiệu lý thuyết tổ chức cổ điển • Những nguyên lý cơ bản của lý thuyết tổ chức cổ điển • Những đóng góp đầu tiên của lý thuyết tổ chức cổ điển • Những công trình lý thuyết cổ điển quan trọng nhất (Taylor, Fayol, Weber) LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TÂN CỔ ĐIỂN • Sự khác biệt giữa lý thuyết cổ điển và lý thuyết tân cổ điển • Chester Barnard và kinh tế học khuyến khích • Robert Merton và cấu trúc quan liêu và nhân tính • Herberg Simon và các thành ngữ quản trị © 2007 Thomson South-Western
  3. Tại sao cần học lý thuyết tổ chức và quản trị Những công trình vĩ đại như Kim Tự Tháp,Vạn Lý Trường Thành đều chứng minh tầm quan trọng của quản trị. Vai trò của quản trị đã được thể hiện qua những câu nói dân gian như “ một người lo bằng kho người làm”. Không có lý thuyết tổ chức và quản trị thì không thể có các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng xanh, cách mạng sinh học, tin học, v.v… © 2007 Thomson South-Western
  4. Sự biến mất của Phật giáo ở Ấn độ © 2007 Thomson South-Western
  5. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN © 2007 Thomson South-Western
  6. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN Khái niệm Tổ chức: • Tổ chức với ý nghĩa hẹp là tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. (Ít nhất phải có 2 người trở lên) © 2007 Thomson South-Western
  7. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN • Lý thuyết tổ chức cổ điển là lý thuyết tổ chức đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh và hành chính. Lý thuyết này ảnh hưởng lớn đến cách mạng công nghiệp. Đây là lý thuyết nổi bật trong những năm 1930 và vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. © 2007 Thomson South-Western
  8. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN  Các tổ chức tồn tại nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và sản xuất.  Có một phương pháp tốt nhất để tổ chức sản xuất. Có thể tìm thấy phương pháp này thông qua điều tra mang tính khoa học và hệ thống.  Sản xuất được tối ưu hóa thông qua sự chuyên môn hóa và phân công lao động.  Các cá nhân và tổ chức hành động một cách duy lý. © 2007 Thomson South-Western
  9. NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐẦU TIÊN CHO LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN • Socrates nói rằng nếu một người có thể quản lý tốt một tổ chức, người đó sẽ có thể giao tiếp tốt với những người khác, bất kể mục đích và chức năng. • Aristotle là người đầu tiên viết về tầm quan trọng của văn hóa đối với các hệ thống quản trị. • Ibn Taymiyyah đã sử dụng phương pháp khoa học để phác thảo các nguyên tắc quản trị trong khuôn khổ Hồi giáo. • Machiavelli phân tích chính xác việc sử dụng quyền lực và bản chất của lãnh đạo. © 2007 Thomson South-Western
  10. NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐẦU TIÊN CHO LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” – Quân Vương - © 2007 Thomson South-Western
  11. NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐẦU TIÊN CHO LÝ THUYẾT TỔ CHỨC CỔ ĐIỂN • Adam Smith và những công trình nổi tiếng: • Lý thuyết “bàn tay vô hình” nổi tiếng. • Lý thuyết về trao đổi thương mại và sự phụ thuộc lẫn nhau. • Việt nam chuyển sang kinh tế thị trường từ khi nào? © 2007 Thomson South-Western
  12. NHỮNG CÔNG TRÌNH QUAN TRỌNG NHẤT • Frederick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học • Henry Fayol: Quản trị tổng quát (hành chính tổng quát) • Max Weber: Quản trị thư lại (hành chính quan liêu) © 2007 Thomson South-Western
  13. Taylor-Fayol-Weber • Trường phái quản trị khoa học chú trọng đến hợp lý hóa công việc và những nhiệm vụ mà các công nhân phải làm. • Trường phái quản trị tổng quát (hay hành chính) của Fayol và Weber phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức, chính vì thế trường phái này còn được gọi là tư tưởng quản trị tổ chức cổ điển. © 2007 Thomson South-Western
  14. Frederick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học © 2007 Thomson South-Western
  15. Frederick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học 1. Cải tạo các quan hệ quản lý giữa chủ và thợ. 2. Tiêu chuẩn hóa công việc. 3. Chuyên môn hoá lao động. 4. Lựa chọn công cụ lao động thích hợp và môi trường lao động phù hợp. 5. Quan niệm “con người kinh tế” © 2007 Thomson South-Western
  16. Frederick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học 1. Cải tạo các quan hệ quản lý giữa chủ và thợ: Các nhà quản trị từ cấp cơ sở trở lên nên dành nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch hoạt động của tổ chức cho công nhân làm việc và kiểm tra hoạt động thay vì cùng tham gia công việc cụ thể của người thừa hành. Ví dụ: Vụ kiện Tân Hiệp Phát. Cải tiến quan hệ lao động thông qua công đoàn (v.d. thỏa ước tập thể, đảm bảo bảo hiểm xã hội cho công nhân). © 2007 Thomson South-Western
  17. Frederick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học 2. Tiêu chuẩn hóa công việc: phân chia công việc của mỗi cá nhân thành nhiều thao tác đơn giản, áp dụng phương pháp tốt nhất một cách khoa học để thực hiện các thao tác đó, qua đó tăng năng suất lao động. Năng suất lao động ở Việt nam hiện nay? © 2007 Thomson South-Western
  18. Frederick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học 3. Chuyên môn hoá lao động: lựa chọn và huấn luyện công nhân một cách khoa học, mỗi công nhân chuyên về một thao tác để anh ta thực hiện nó một cách có hiệu quả nhất. • Tìm ra “người giỏi nhất” trong số công nhân, nhằm giúp cho nhà quản trị đề ra các định mức hợp lý và còn là tấm gương thúc đẩy những người khác phấn đấu. • Kinh nghiệm làm việc ở nhà máy của học viên. • Lao động phổ thông ở CHLB Đức. © 2007 Thomson South-Western
  19. Frederick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học 4. Lựa chọn công cụ lao động thích hợp và môi trường lao động phù hợp: Taylor cũng cho rằng một tổ chức tốt với một nhà máy tồi tàn sẽ cho kết quả tốt hơn là một nhà máy hiện đại nhất với một tổ chức nghèo nàn. • Điều này có nghĩa là vai trò của quản lý, năng lực tổ chức đặt lên trên máy móc, kỹ thuật. Nhân tố con người có vai trò quan trọng đối với sự thành bại của tổ chức. © 2007 Thomson South-Western
  20. Fredirick Taylor: Những nguyên tắc quản trị khoa học 5. Quan niệm “con người kinh tế”: Con người thường lười biếng, trốn việc vì thế cần đưa anh ta vào khuôn phép kỷ luật, làm việc theo cơ chế thưởng - phạt, từ đó ông đưa ra chính sách trả lương theo sản phẩm và thưởng cho những sản phẩm vượt định mức. © 2007 Thomson South-Western
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1