Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạo
lượt xem 4
download
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạo cung cấp cho người học những kiến thức như: Hành vi tổ chức; Sai lệch về nhận thức; Thuộc tính và tính cách; Quản trị căng thẳng; Bản chất của lãnh đạo trong quản trị; Các phong cách lãnh đạo; Cách tiếp cận Likert; Quản trị căng thẳng;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạo
- LÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ BÀI 11: Hành vi Tổ chức và Lãnh đạo © 2007 Thomson South-Western
- NỘI DUNG BÀI GIẢNG • Hành vi tổ chức • Sai lệch về nhận thức • Thuộc tính và tính cách • Quản trị căng thẳng • Bản chất của lãnh đạo trong quản trị • Các phong cách lãnh đạo • Cách tiếp cận Likert • Ô bàn cờ quản trị Black-Mouton • Lãnh đạo và tình huống của Fiedler • Quản trị xung đột © 2007 Thomson South-Western
- TÍNH NĂNG ĐỘNG CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC • Hành vi tổ chức (organizational behavior): là lĩnh vực đa ngành nghiên cứu về hành vi của cá nhân và nhóm trong tổ chức. Hành vi tổ chức kết hợp tri thức của nhiều bộ môn khác nhau: tâm lý, xã hội học, nhân chủng học văn hóa, kinh tế, đạo đức, tư vấn nghề nghiệp, và quản lý. • Hành vi tổ chức quan trọng đối với nhà quản trị bởi vì trong mỗi tổ chức, con người là tối thượng để ra quyết định điều khiển tổ chức và sử dụng tài nguyên. © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC • Tinh thần công dân của tổ chức (organizational citizenship): là những hành vi vượt ra ngoài yêu cầu của công việc và đóng góp quan trọng cho sự thành công của tổ chức. • Ví dụ một nhân viên nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp và khách hàng, làm thêm việc khi cần thiết, và cố gắng cải tiến các sản phẩm và quy trình. © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC Thái độ (attitude): là một đánh giá, tích cực hoặc tiêu cực, thúc đẩy một người hành động theo một cách thức nào đó. Hiểu thái độ của các thành viên trong tổ chức là quan trọng bởi thái độ quyết định nhận thức về môi trường lao động, giao tiếp với người khác, và ứng xử trong trong công việc. © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC • Một nhà quản trị cần quan tâm đến thái độ của chính bản thân và ảnh hưởng của thái độ của mình lên người khác. Một thái độ lạc quan, tích cực sẽ khiến người khác cảm thấy tự tin với bản thân và gắn bó hơn với công việc. Nếu nhà quản trị muốn thay đổi thái độ của nhân viên, thì không thể đánh giá thấp sức mạnh của cảm xúc. © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC • Nhà sáng tập JetBlue, David Neeleman, đã cho thấy thái độ lạc quan và tích cực là phẩm chất chung của các nhà lãnh đạo thành công. Neeleman bị sốc khi hội đồng quản trị JetBlue sa thải ông khỏi vị trí CEO sau khi 131000 khách hàng bị mắc kẹt trong cơn bão băng ngày Valentine năm 2007. • Lúc bấy giờ Neeleman không tìm được việc ở công ty nào khác, nhưng giờ đây ông sáng lập ra hãng hàng không giá rẻ Azul. “Mỗi khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra”. Đấy là điều Neeleman luôn tâm niệm ở những thời điểm khó khăn nhất. © 2007 Thomson South-Western
- THẢO LUẬN • Dân gian có câu: “Thắng không kiêu bại không nản”. • Ngày nay, dân kinh doanh có câu: “Thắng không ai biết, bại không ai hay”. • Anh chị có ý kiến gì về câu châm ngôn mới này? © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC Các thành phần của thái độ hài lòng với công việc © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC Hài lòng với công việc: mọi người thường hài lòng với công việc khi công việc đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của họ, khi điều kiện làm việc và tiền lương được thỏa mãn, đồng nghiệp dễ chịu và có mối quan hệ tốt với cấp trên. • Gắn bó với tổ chức: nghĩa là sự trung thành đối với tổ chức. Một nhân viên với mức độ gắn bó cao thường sử dụng từ “chúng tôi” khi nói về công ty của mình. Những người này thường ít khi bỏ việc và sẵn lòng làm việc quá thời gian yêu cầu. © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC Mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi • Ví dụ 1: những người có mức độ gắn bó với gia đình cao thì thường khó giành nhiều thời gian cho tổ chức. Họ không muốn làm việc ngoài giờ nhiều nhưng vẫn phải làm ngoài giờ để hoàn thành nhiệm vụ. • Điều này cho thấy việc cân bằng giữa gia đình và công việc rất quan trọng. © 2007 Thomson South-Western
- HÀNH VI TỔ CHỨC • Ví dụ 2: Mâu thuẫn giữa hành vi sản xuất hàng giả với thái độ trung thực của người lao động có thể được giảm bớt khi người lao động được nhận tiền thưởng cao. (Do sản xuất hàng giả đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nên lãnh đạo khen thưởng cho người lao động. ) • Trong trường hợp này, phần thưởng đã góp phần giảm mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi mặc dù mâu thuẫn vẫn tồn tại. © 2007 Thomson South-Western
- THẢO LUẬN • Đề xuất bí thư tỉnh không phải là người địa phương đang được báo chí tán dương nhiệt tình. Thực ra, đó là giải pháp chống tham nhũng, chống cát cứ, lạm quyền có ít nhất là từ thời nhà Nguyễn (Luật Hồi Tị). Nhà Nguyễn còn làm triệt để hơn là quy định tất cả quan lại, thậm chí giúp việc chính thức không được là người địa phương. • Anh/chị có cho rằng giải pháp này đem lại hiệu quả? Liệu có vấn đề gì mâu thuẫn hay không? © 2007 Thomson South-Western
- SAI LỆCH VỀ NHẬN THỨC • Sai lệch về nhận thức: xảy ra khi có sai lầm về đánh giá do những sự thiếu chính xác xảy ra trong quá trình nhận thức. • Một điển hình về sai lệch nhận thức là khuôn mẫu (stereotype), nghĩa là khuynh hướng gán cho một nhóm đối tượng một số đặc điểm nào đó một cách thiếu cơ sở: ví dụ người da đen giỏi thể thao, phụ nữ tóc vàng ngu ngốc, người Ấn độ sống bẩn. © 2007 Thomson South-Western
- SAI LỆCH VỀ NHẬN THỨC Hiệu ứng hào quang (halo effect): xảy ra khi một người bị ấn tượng về một người khác do một đặc điểm nào đó,khiến họ bỏ quên những đặc điểm khác trong quá trình đánh giá về người đó. • Ví dụ, một người làm việc quá giờ thường được coi là chăm chỉ, trách nhiệm, năng suất cao. Trong khi đó, một người ít khi làm việc quá giờ thường bị coi là không chăm chỉ, chưa đủ tinh thần trách nhiệm. Việc đánh giá như vậy dĩ nhiên có thể sai. © 2007 Thomson South-Western
- THẢO LUẬN: GIÁO SƯ “QUẦN ĐÙI” BỊ TỪ CHỐI CHỨC HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC HOA SEN • Thảo luận về vụ giáo sư “quần đùi” Trương Nguyện Thành bị Bộ Giáo dục từ chối chức hiệu trưởng đại học Hoa sen? • Ở đây có vấn đề về hiệu ứng “hào quang” Đó là vấn đề gì? © 2007 Thomson South-Western
- SAI LỆCH VỀ NHẬN THỨC Tự vệ nhận thức: là xu hướng bảo vệ cá nhân khỏi những ý tưởng, đối tượng, hoặc cá nhân đe dọa họ. Con người thường có xu hướng đón nhận những thứ dễ chịu và hài lòng, nhưng có xu hướng bỏ qua những thứ khiến họ khó chịu. • Tâm trí của con người phát triển những điểm mù trong quá trình nhận thức để những dữ liệu tiêu cực không ảnh hưởng đến họ. Ví dụ: ăn cơm ngoài hàng không đảm bảo an toàn nhưng người Việt ít quan tâm đến điều đó. © 2007 Thomson South-Western
- THUỘC TÍNH VÀ TÍNH CÁCH © 2007 Thomson South-Western
- THUỘC TÍNH • Thuộc tính (attribute): là cách đánh giá về nguyên nhân của hành vi con người, về chính con người hoặc về hoàn cảnh. Một thuộc tính bên trong có nghĩa là các đặc điểm cá nhân dẫn đến hành vi (v.d. Susan không kịp hạn bởi cô lười và không cẩn thận). Một thuộc tính bên ngoài là những thứ thuộc về hoàn cảnh gây nên hành vi, (v.d. Susan không kịp hạn bởi cô không có được thông tin cần thiết đúng hạn). © 2007 Thomson South-Western
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 6 - TS. Hồ Thiện Thông Minh
21 p | 255 | 49
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 11 - TS. Hồ Thiện Thông Minh
22 p | 224 | 35
-
Bài giảng Lý thuyết & thiết kế tổ chức: Chương 6 - Văn hóa tổ chức & giá trị đạo đức
22 p | 210 | 28
-
Bài giảng Lý thuyết & thiết kế tổ chức: Chương 4 - Công nghệ & thiết kế tổ chức
22 p | 178 | 19
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ về tổ chức
65 p | 56 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 3: Lý thuyết về văn hóa tổ chức và thay đổi
84 p | 40 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp
86 p | 25 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 10: Quản trị nguồn nhân lực và đa dạng khác biệt
132 p | 36 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 9: Tổ chức
101 p | 37 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 12: Tạo động lực cho người lao động
98 p | 38 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 6: Đạo đức trong quản trị và trách nhiệm xã hội
85 p | 46 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 5: Môi trường quản trị
98 p | 25 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 8: Hoạch định
105 p | 28 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 2: Lý thuyết về hành vi và kinh tế tổ chức
62 p | 38 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 13: Quản trị giao tiếp và dẫn dắt nhóm
117 p | 31 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 14: Kiểm soát
144 p | 24 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 4: Bản chất của quản trị
72 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn