Chính sách, pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay giải đáp: Phần 2
lượt xem 8
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Sổ tay giải đáp chính sách, pháp luật về người khuyết tật" tiếp tục cung cấp tới người đọc những kiến thức về: Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật; Giáo dục cho người khuyết tật; Việc làm, học nghề đối với người khuyết tật; Hoạt động xã hội, tiếp cận công trình xây dựng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông cho người khuyết tật;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách, pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay giải đáp: Phần 2
- Phần III CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI KHUYẾT TẬT 39
- NKT được hưởng những quyền lợi gì khi chăm sóc 35 sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú? Trả lời: NKT được hưởng những quyền lợi dưới đây khi chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú: • Được tuyên truyền và tham gia tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng. • Được tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng. • Được tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình. • Được vận động, hướng dẫn nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường. • Được nhân viên y tế sơ cứu ban đầu, chăm sóc bệnh thông thường và phục hồi chức năng (PHCN) tại cộng đồng. • Trường hợp bệnh, tật diễn biến xấu hơn, được giới thiệu lên y tế tuyến trên để được tiếp tục theo dõi, chăm sóc, điều trị theo quy định của Luật KCB và Luật BHYT. Khi đó sẽ được BHYT thanh toán chi phí KCB theo quy định. Cơ quan nào có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ ban 36 đầu ở nơi cư trú đối với NKT? Trả lời: Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú cho NKT. Nhiệm vụ cụ thể của trạm y tế cấp xã gồm: • Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn NKT phương pháp phòng 40
- bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng. • Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NKT. • Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho NKT. (Điều 21, Luật NKT năm 2010) NKT có được tham gia bảo hiểm y tế không?Mức hỗ 37 trợ tham gia bảo hiểm y tế như thế nào? Trả lời: • NKT nặng: Được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm y tế. • NKT đặc biệt nặng: Được hỗ trợ 100% phí bảo hiểm y tế. • NKT không thuộc đối tượng khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng nhưng thuộc các đối tượng ưu tiên khác vẫn được hưởng đầy đủ hỗ trợ (miễn hoặc giảm) khi tham gia BHYT, cụ thể: • Nhà nước, cơ quan bảo hiểm xã hội đóng 100% phí đóng BHYT cho NKT là trẻ em dưới 6 tuổi; NKT thuộc hộ gia đình nghèo; NKT là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; NKT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; NKT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; NKT thuộc đối tượng ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội hàng tháng... • Đối tượng được hỗ trợ giảm hoặc miễn phí đóng BHYT theo giai đoạn: NKT thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT; NKT là học sinh, sinh viên; NKT thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình; NKT thuộc hộ gia đình tham gia BHYT cho tất cả các thành viên trong gia đình. (Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014). 41
- Lưu ý: • NKT không được hưởng hai lần hỗ trợ khi vừa thuộc đối tượng khuyết tật nặng, đặc biệt nặng vừa thuộc đối tượng hỗ trợ khác. • Mức giảm hoặc hỗ trợ phí đóng BHYT đối với từng nhóm đối tượng được quy định tại Điều 12 và Điều 13 - Luật BHYT. Quy trình tham gia bảo hiểm y tế của NKT được quy 38 định như thế nào? Trả lời: Quy trình tham gia BHYT của NKT gồm các bước sau: Bước 1. Lập tờ khai tham gia BHYT • Cá nhân, hộ gia đình NKT gặp cán bộ lao động xã hội cấp xã lấy tờ khai tham gia BHYT. • Điền tờ khai tham gia BHYT, gửi cán bộ lao động xã hội nơi NKT cư trú. Bước 2. UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi NKT làm việc tổng hợp và hoàn thiện danh sách • Cơ quan, tổ chức phân công người thu thập tờ khai, tổng hợp, lập danh sách người tham gia BHYT, hoàn thiện danh sách và gửi về cơ quan/ tổ chức BHYT. Bước 3. Cấp thẻ BHYT • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, cơ quan BHYT chuyển thẻ BHYT về UBND cấp xã nơi NKT cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi NKT làm việc hoặc chuyển cho NKT. (Điều 17, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014) 42
- NKT có được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn 39 phí không? Trả lời: NKT đặc biệt nặng và NKT nặng được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế. (Điều 9, Nghị định 136/2013/NĐ-CP) NKT đã có thẻ bảo hiểm y tế khi đi làm tại các cơ quan, 40 tổ chức có phải tham gia bảo hiểm y tế nữa không? Trả lời: Khi NKT đã có thẻ bảo hiểm y tế mà tham gia quan hệ lao động thì đóng bảo hiểm y tế tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi NKT làm việc. Khi xem xét hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế, NKT vẫn được hưởng quyền lợi của NKT. (Điều 13, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014) NKT có thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh đúng 41 nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trong thẻ BHYT có phải thanh toán chi phí khám chữa bệnh không? Trả lời: • NKT tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB) theo đúng quy định tại Điều 26, 27, 28 của Luật BHYT năm 2008, xuất trình thẻ BHYT theo quy định khi đi KCB thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo các mức 100%, 95% và 80% chi phí KCB tùy từng đối tượng. 43
- NKT khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế không thuộc nơi 42 đăng ký ban đầu trong thẻ bảo hiểm y tế thì có được thanh toán chi phí y tế không? Trả lời: NKT khám chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (trừ trường hợp cấp cứu) được thanh toán như sau: • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước; • Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2016. (Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014) NKT có nhu cầu xin cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế, thay đổi cơ 43 sở khám chữa bệnh ban đầu thì phải thực hiện thủ tục gì? Trả lời: a) Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế • Căn cứ: Thẻ bảo hiểm y tế bị mất. • Thủ tục: - Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ. - Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng 44
- quyền lợi bảo hiểm y tế. b) Đổi thẻ bảo hiểm y tế • Căn cứ: - Rách, nát hoặc hỏng. - Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. - Thông tin ghi trong thẻ không đúng. • Thủ tục: - Chuẩn bị hồ sơ đổi thẻ BHYT bao gồm: Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế; Thẻ bảo hiểm y tế. - Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. - Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế. c) Thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu NKT tham gia BHYT có quyền đăng kí khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tuyến tương đương. (Điều 26, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014). Ngoài ra, các trường hợp khác được hướng dẫn cụ thể theo quy định tại Điều 6, 7 Thông tư 37/2014/TT-BYT. NKT có thể liên hệ với cơ quan BHXH để làm thủ tục đổi lại thẻ do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý (Điều 26, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014). Hồ sơ đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm: • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT 45
- • Thẻ BHYT cũ còn giá trị. • Trường hợp điều chỉnh quyền lợi khám, chữa bệnh: Giấy tờ có liên quan đến mức hưởng quyền lợi cao hơn (Bản sao có chứng thực hoặc bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp vượt quá khả năng chữa trị của cơ sở y tế, 44 NKT cần phải chuyển viện thì có được hỗ trợ chi phí vận chuyển không? Trả lời: • Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. (Điều 27, Luật BHYT năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014) • NKT được thanh toán chi phí vận chuyển lên cơ sở y tế tuyến trên. Cách thức thanh toán chi phí này được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC. • Trường hợp người NKT sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế thì quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển, cả chiều đi và về cho cơ sở y tế đó. Cơ sở y tế tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở y tế chuyển người bệnh đi, trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh. • Trường hợp người NKT không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế thì quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở y tế và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở y tế chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán trước khoản chi này trực tiếp cho người bệnh, sau đó thanh toán với quỹ BHYT. 46
- Thủ tục khám, chữa bệnh đối với NKT có thẻ bảo hiểm 45 y tế được thực hiện như thế nào? Trả lời: Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau: • Người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. • Trường hợp cấp cứu, NKT tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ nêu trên trước khi ra viện. • Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. • Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (Điều 28, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014) NKT không được thanh toán bảo hiểm y tế trong những 46 trường hợp nào? Trả lời: Các trường hợp NKT không được thanh toán bảo hiểm y tế, gồm: • Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã 47
- được ngân sách nhà nước chi trả (Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; Vận chuyển NKT từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật). • Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. • Khám sức khỏe. • Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. • Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. • Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. • Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi. • Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. • Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa. • Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác. • Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. • Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học. (Điều 23, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 - sửa đổi, bổ sung năm 2014) 48
- 47 Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với NKT? Trả lời: Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với NKT như sau: • Thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho NKT. • Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho NKT đặc biệt nặng và NKT nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. • Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp. • Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT. (Điều 23, Luật NKT năm 2010) 48 Cơ sở phục hồi chức năng cho NKT có trách nhiệm gì? Trả lời: Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ sở phục hồi chức năng cho NKT gồm: • Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại trung tâm và tại các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày. • Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. 49
- • Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp. • Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật. • Làm đầu mối của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng. • Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Điều 10, Thông tư 46/2013/TT-BYT) Chính sách của nhà nước về phục hồi chức năng cho 49 NKT dựa vào cộng đồng? Trả lời: Chính sách của nhà nước về phục hồi chức năng cho NKT dựa vào cộng đồng gồm: • NKT được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. • Gia đình NKT có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để NKT phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. • Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. • Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. (Điều 25, Luật NKT năm 2010) 50
- Pháp luật quy định như thế nào về việc nghiên cứu 50 khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho NKT? Trả lời: • Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo dự án cho cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về NKT, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng. • Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho NKT được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật. • Dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho NKT từ chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại hoặc do tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng, hỗ trợ được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế. (Điều 26, Luật NKT năm 2010) NKT muốn khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bảo 51 hiểm y tế đối với NKT thì cần phải làm gì? Trả lời: Khi người tham gia bảo hiểm y tế phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế thì có quyền viết đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, 51
- đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. (Điều 9, Điều 37 Luật khiếu nại năm 2017) 52
- Phần IV GIÁO DỤC CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT 53
- 52 NKT có thể học tập theo những phương thức gì? Trả lời: NKT có thể học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Trong đó: • Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với NKT. • Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để NKT học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. • NKT, cha, mẹ hoặc người giám hộ NKT lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân NKT. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để NKT được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân. • Nhà nước khuyến khích NKT tham gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập. (Điều 28, Luật NKT năm 2010) 53 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với NKT? Trả lời: Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với NKT gồm: • Bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với NKT, không được từ chối tiếp nhận NKT nhập học trái với quy định của pháp luật. • Thực hiện việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT. (Điều 30, Luật NKT năm 2010) 54
- 54 NKT được hưởng những ưu tiên gì trong nhập học, tuyển sinh? Trả lời: NKT được hưởng ưu tiên trong nhập học và tuyển sinh như sau: a) Ưu tiên trong nhập học NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi1. b) Ưu tiên trong tuyển sinh ■ Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông • NKT được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục, Đào tạo ban hành. ■ Đối với trung cấp chuyên nghiệp • NKT được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp. • Căn cứ vào kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo, Hiệu trưởng các trường hệ trung cấp chuyên nghiệp xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học. ■ Đối với đại học, cao đẳng • NKT đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo, Hiệu trưởng các trường xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học. • NKT nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi 1 Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 quy định chính sách về giáo dục đối với NKT. 55
- đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Quy định về ưu tiên nhập học tuyển sinh các hệ được quy định trong Quy chế tuyển sinh các hệ do Bộ GD-ĐT ban hành. (Điều 2, Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐT- BXH-BTC) Việc đánh giá kết quả học tập đối với NKT được thực hiện 55 theo những tiêu chí nào? Trả lời: Việc đánh giá kết quả học tập đối với NKT được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học. ■ Đối với NKT học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn. ■ Đối với NKT học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà NKT không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân. (Điều 4, Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐT- BXH-BTC) 56
- Việc xét lên lớp, cấp bằng tốt nghiệp cho NKT khi tham gia 56 các chương trình giáo dục được quy định như thế nào? Trả lời: ■ Đối với giáo dục phổ thông Căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của NKT trong từng chương trình giáo dục, người có thẩm quyền (người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục) xét lên lớp, quyết định xác nhận hoặc cấp bằng tốt nghiệp hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. ■ Đối với giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp Căn cứ vào kết quả học tập, hoạt động giáo dục của NKT theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, người đứng đầu cơ sở giáo dục xét và cấp bằng tốt nghiệp. (Điều 5, Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐT- BXH-BTC) 57 NKT có nhu cầu chuyển trường cần thực hiện thủ tục gì? Trả lời: Hiện nay không có quy định riêng về chuyển trường đối với NKT, do đó, việc chuyển trường đối với NKT được thực hiện theo các quy định chung về chuyển trường đối với học sinh, sinh viên. ■ Đối với học sinh tiểu học (Điều 40a, Thông tư số 03/ VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 ban hành Điều lệ trường tiểu học) • Hồ sơ chuyển trường gồm: - Đơn xin chuyển trường của cha mẹ hoặc người đỡ đầu 57
- học sinh. - Học bạ. - Bản sao giấy khai sinh. - Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp học chuyển trường trong năm học). ■ Thủ tục chuyển trường: • Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn xin học chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đến. • Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải ghi rõ lý do vào đơn và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh. • Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh gửi đơn cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh gồm: - Giấy đồng ý cho học sinh chuyển trường. - Học bạ. - Bản sao giấy khai sinh. - Bảng kết quả học tập (đối với trường hợp chuyển trường trong năm học). • Cha mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh nộp toàn bộ hồ sơ quy định cho nhà trường nơi chuyển đến. • Trong thời hạn 01 ngày làm việc, hiệu trưởng trường nơi đến tiếp nhận và xếp học sinh vào lớp. ■ Đối với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông (Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002) • Hồ sơ chuyển trường gồm: - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký. 58
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bồi thường giải phóng mặt bằng: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Nhật Linh
64 p | 51 | 12
-
Chính sách, pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay giải đáp: Phần 1
39 p | 21 | 10
-
Thực trạng điều chỉnh chính sách pháp luật Việt Nam về quyền con người và quyền công dân
9 p | 66 | 9
-
Chính sách pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay hỏi và đáp: Phần 1
58 p | 66 | 8
-
Sổ tay Hỏi - đáp chính sách, pháp luật dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định
200 p | 21 | 6
-
Cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chủ trương, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
6 p | 18 | 5
-
Hỏi đáp pháp luật về thanh niên
52 p | 16 | 5
-
Đánh giá và đề xuất bổ sung, hoàn thiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề di dân của các dân tộc thiểu số
8 p | 81 | 4
-
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và khả năng áp dụng vào hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay
10 p | 69 | 4
-
Chính sách pháp luật về người khuyết tật - Sổ tay hỏi và đáp: Phần 2
58 p | 40 | 4
-
Chính sách, pháp luật về đất đai đối với người dân tộc thiểu số tại chỗ của Campuchia và Philippines – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 40 | 4
-
Đánh giá của người dân về chính sách, pháp luật đối với vấn đề đạo đức doanh nghiệp hiện nay
12 p | 19 | 4
-
Bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
7 p | 44 | 3
-
Chính sách pháp luật vì sự phát triển bền vững
8 p | 66 | 3
-
Chính sách pháp luật hình sự về bảo vệ quyền của người yếu thế trong xã hội
8 p | 6 | 3
-
Chính sách, pháp luật bảo vệ quyền của người lao động khuyết tật tại các nước ASEAN và Việt Nam
6 p | 55 | 2
-
Chính sách, pháp luật Việt Nam về sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân
6 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn