intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chính sách tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" sẽ tập trung về chính sách tài chính của các DN BHNT thông qua hai chính sách chính là chính sách vốn và khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, phân tích thực trạng chính sách vốn và khả năng thanh toán đối với thị trường BHNT, đánh giá những thành công, hạn chế còn tồn tại, và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp BHNT tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

  1. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TS. Nguyễn Thị Vân Anh1 ThS. Trịnh Thị Hồng Thái2 Tóm tắt Trong nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế, đối với các doanh nghiệp thì chính sách tài chính là nền tảng cho các hoạt động và góp phần ổn định kinh tế, hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội (ASXH), đầu tư phát triển xã hội. Chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (DN BHNT) là nền tảng cho mọi hoạt động và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước tác động, điều chỉnh hoạt động, cũng là sân chơi giúp các DN BHNT vừa nâng cao tiềm lực tài chính, sự cạnh tranh thông qua sự gia tăng vốn điều lệ, đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và dự phòng nghiệp vụ. Trên cơ sở đó bài viết sẽ tập trung về chính sách tài chính của các DN BHNT thông qua hai chính sách chính là chính sách vốn và khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay, phân tích thực trạng chính sách vốn và khả năng thanh toán đối với thị trường BHNT, đánh giá những thành công, hạn chế còn tồn tại, và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp BHNT tại Việt Nam. Từ khóa: Chính sách, vốn, khả năng thanh toán, nhân thọ 1. Một số chính sách tài chính chung của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện nay Chính sách tài chính của các DN BHNT là nền tảng cho hoạt động, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước tác động, điều chỉnh hoạt động của các DN BHNT, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp bảo hiểm vừa nâng cao tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh qua sự gia tăng vốn điều lệ, đa dạng hóa danh mục đầu tư, đồng thời phải đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và dự phòng nghiệp vụ. Năng lực tài chính của DN BHNT là một yếu tố giúp DN đảm bảo được khả năng chi trả cho những người tham gia bảo hiểm khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì chính sách tài chính là các nội dung liên quan đến việc tạo lập, sử dụng nguồn vốn, quỹ tiền tệ, phân phối lợi nhuận, chế độ sổ sách, kế toán đảm bảo khả năng thanh toán trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm đạt được những mục tiêu lợi nhuận nhất định của DNBH. Theo quy định của 1 Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động - Xã hội, Email: vananh219@gmail.com. SĐT: 0963207799 2 Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh, Email: trinhhongthaikd@gmail.com. SĐT: 0976968915 688
  2. pháp luật hiện hành thì DNBH tự chủ về tài chính, chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát hoạt động tài chính, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động: quản lý, giám sát tài chính, kết quả hoạt động tạo ra doanh thu, và phát sinh chi phí, đồng thời đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cam kết của mình. Nhóm chính sách trụ cột của DN BHNT là chính sách vốn và khả năng thanh toán. Chính sách vốn và khả năng thanh toán đảm bảo trách nhiệm đối với khách hàng như đã cam kết trong hợp đồng và có tác động lớn đến sự phát triển của DN BHNT. Đồng thời, nhóm chính sách này đã có những quy định cụ thể, riêng biệt của pháp luật, là căn cứ để nhóm tác giả đề cập tiến hành phân tích, đánh giá. 1.1 Chính sách vốn Theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện về loại hình doanh nghiệp thì còn phải đáp ứng về điều kiện vốn pháp định. Đây là là yêu cầu của Nhà nước về mức vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp muốn được thành lập phải có. Theo Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 thì mức vốn pháp định của DNBH nhân thọ (3) được quy định cụ thể như sau: +) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ +) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ +) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1000 tỷ. Vốn điều lệ của DNBH nhân thọ là vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Nếu như việc kinh doanh của các doanh nghiệp khác phải dựa hoàn toàn vào vốn tự có, thì đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, việc kinh doanh chỉ dựa một phần vào vốn điều lệ ban đầu còn lại chủ yếu là huy động từ việc thu phí của khách hàng tham gia bảo hiểm. Trong quá trình hoạt động, DNBH nhân thọ phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn vốn pháp định. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích DNBH nhân thọ thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu của DNBH nhân thọ bao gồm các khoản chủ yếu sau: - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Phản ánh toàn bộ vốn góp của chủ sở hữu tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp bao gồm: vốn góp ban đầu, vốn góp bổ sung, các khoản bổ sung từ quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản nhận khác. - Quỹ dự trữ bắt buộc: Trích lập từ lợi nhuận sau thuế 689
  3. - Lợi nhuận chưa phân phối: Là phần lợi nhuận ròng mà DNBH nhân thọ không phân phối mà chuyển sang năm sau nhằm lập một quỹ an toàn cho hoạt động của DNBH - Các quỹ khác: như quỹ đầu tư phát triển, trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi… Ký quỹ: Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, DNBH phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam, mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định. Số tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng cam kết đối với khách hàng tham gia bảo hiểm khi khả năng thanh toán của DNBH bị thiếu hụt và phải được chấp thuận bằng văn bản của Bộ tài chính. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, DNBH nhân thọ phải bổ sung đủ số tiền đã sử dụng. 1.2 Chính sách khả năng thanh toán. Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 (3) thì khả năng thanh toán của DNBH nhân thọ là khả năng DNBH thực hiện cam kết tài chính đầy đủ và đúng hạn. Khả năng thanh toán của DNBH nhân thọ là sự so sánh giữa giá trị tài sản đảm bảo tính thanh khoản thuộc vốn chủ sở hữu với một số tiền tối thiểu theo quy định tương quan với khối lượng dịch vụ mà DNBH đảm nhận. Do đó, khả năng thanh toán của DNBH nhân thọ có thể được đo lường qua hai chỉ tiêu cơ bản: Hệ số khả năng thanh toán = Biên khả năng / Biên khả năng thanh thanh toán (1) toán tối thiểu (2) Theo Điều 20 thông tư số 50/2017/TT-BTC (2) quy định: (1) Biên khả năng thanh toán: là khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại thời điểm xác định khả năng thanh toán. Theo Điều 64 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP quy định: (2) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được xác định như sau: +) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro; +) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro; +) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe: Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro; 690
  4. Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Biên khả năng thanh toán tối thiểu được dựa trên doanh thu phí bảo hiểm (dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm được trích lập từ phí bảo hiểm). Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí trước và chi trả (bồi thường) sau. Thông thường, hệ số khả năng thanh toán lớn hơn hoặc bằng 1 thì đứng trên phương diện nhất định, DNBH nhân thọ được coi là đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên, kết quả của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng lực tài chính của DNBH càng mạnh, có thể đảm bảo thực hiện cam kết với khách hàng ngay cả khi có tổn thất lớn xảy ra. Dự phòng nghiệp vụ “Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà DNBH nhân thọ phải trích lập và được hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã giao kết”. DNBH có thể đảm bảo thực hiện cam kết với khách hàng khi DNBH nhân thọ trích lập đúng và đủ các khoản dự phòng nghiệp vụ. Và DNBH có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khi dự phòng nghiệp vụ không được trích lập đầy đủ. Việc thiết lập các quĩ dự phòng nghiệp vụ không chỉ là yêu cầu có tính chất kĩ thuật bảo hiểm mà còn là sự bắt buộc mang tính pháp lí đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Sự bắt buộc này góp phần bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tạo điều kiện để tập trung nguồn vốn đầu tư. Đây là sự bắt buộc chung đối với tất cả các loại hình bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP thì các loại quỹ dự phòng trong DNBH nhân thọ bao gồm: • Dự phòng toán học: Là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại các cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm và của người tham gia bảo hiểm. • Dự phòng phí chưa được hưởng: Chỉ áp dụng với những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dưới một năm, tương tự như trong bảo hiểm phi nhân thọ. Dự phòng chi trả: Được trích lập để chi trả cho những sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng chưa được thanh toán. • Dự phòng chia lãi: Dự phòng này được lập cho những hợp đồng có cam kết chia lãi và được tích lũy qua các năm hợp đồng bảo hiểm. • Dự phòng bảo đảm cân đối: Được trích lập bảo đảm chi trả cho khách hàng ở những năm có sự biến động lớn về tỉ lệ tử vong. 2. Thực trạng thực hiện chính sách vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam hiện nay 2.1 Khái quát về doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam 691
  5. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Ngày 20/03/1996, Bộ tài chính đã ban hành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đến nay đã có 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động trên thị trường, trong đó có 18 công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài và duy nhất 1 công ty của Việt Nam là Bảo Việt. , cung cấp hơn 500 sản phẩm. Cùng sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung, thị trường BHNT Việt Nam ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 710.002 tỷ đồng, tăng 23,86% so với cùng kỳ năm 2020. Các doanh nghiệp BH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 577.069 tỷ đồng, tăng 22,24% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng dự phòng nghiệp vụ BH năm 2021 ước đạt 455.606 tỷ đồng. tăng 24,89% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 152.484 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 214.958 tỷ đồng, tăng 15,59% so với cùng kỳ năm 2020. Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.561 tỷ đồng, tăng 1,68% so với cùng kỳ năm 2020. Theo báo cáo đánh giá tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm 2021 (4), doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm 2021 ước đạt 990 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó: Hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2021 ước đạt 941 tỷ đồng (tăng 14,83% so với cùng kỳ năm 2020); tổng doanh thu phí dịch vụ ước đạt 32 tỷ đồng; doanh thu tài chính và khác ước đạt 17 tỷ đồng. Mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng các doanh nghiệp BHNT vẫn phát triển tốt và các sản phẩm ngày càng được đa dạng hóa với hơn 450 sản phẩm thuộc tất cả các nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của hơn 11,6 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương 12% dân số. Tốc độ tăng trưởng trung bình ngành bảo hiểm nhân thọ giai đoạn 2016 đến 2021 đạt 28%, cao hơn 15% so với tốc độ tăng trưởng trung bình của DNBH phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã tích cực tái đầu tư trở lại nền kinh tế, năm 2021 tái đầu tư 409.149 tỷ đồng trở lại nền kinh tế (tăng 23,5%) so với năm 2020, qua đó đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội. 2.2. Thực trạng chính sách vốn và khả năng thanh toán của DNBH nhân thọ tại Việt Nam Đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì việc cần thiết là phải đảm bảo cam kết đối với khách hàng đây là cơ sở để đảm bảo khả năng chi trả của các DNBH được tiến hành hành nhanh chóng, kịp thời giúp các cá nhân, tổ chức khắc phục khó khăn tài chính. Trong thời gian qua, chính sách tài chính đối với DNBH nhân thọ đã không ngừng được hoàn thiện, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, công khai, minh bạch và bình đẳng cho các doanh 692
  6. nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phù hợp với các chuẩn mực và cam kết quốc tế của Việt Nam. Khi tham gia thị trường bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đều được đối xử bình đẳng, các quy định pháp luật luôn đảm bảo bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư. Bên cạnh những chính sách pháp luật chung về kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu, ban hành những quy định riêng nhằm tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối mới như bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe, kênh phân phối ngân hàng… 2.2.1. Thực trạng chính sách vốn Về mức vốn pháp định: Hiện nay theo quy định thì vốn pháp định đối với doanh nghiệp bảo hiểm được phân theo loại hình doanh nghiệp: DNBH nhân thọ, DNBH phi nhân thọ và DN môi giới bảo hiểm, trong đó DNBH nhân thọ phải đảm bảo mức vốn pháp định theo sản phẩm bảo hiểm giao động từ 600 tỷ đến 1000 tỷ đồng theo nguyên tắc vốn pháp định tăng dần theo mức độ phức tạp của các nghiệp vụ BH được phép kinh doanh. Mức vốn pháp định đối với DNBH nhân thọ là không quá lớn và ban đầu cố định có thể là thừa đối với các doanh nghiệp nhỏ nhưng lại không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán về dài hạn đối với các doanh nghiệp lớn. Về mức vốn điều lệ: Tính đến thời điểm hiện nay, bảng xếp hạng vốn điều lệ của các công ty bảo hiểm nhân thọ đã có sự thay đổi ngay. Theo đó, top 5 công ty có vốn điều lệ lớn nhất thị trường đều là công ty nước ngoài: FWD, Cathay Life, Sun Life, Manulife và Dai-ichi Life. Cụ thể vốn điều lệ theo bảng sau: Bảng vốn điều lệ công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam STT Tên công ty Bảo hiểm Vốn điều lệ (tỷ đồng) nhân thọ 1 FWD 16.961 2 Cathay Life 15.310 3 Sun Life 14.380 4 Manulife 13.095 5 Dai-ichi Life 7.700 6 Generali 6.852 7 Prudential 4.949 8 Hanwha Life 4.891 9 Bảo Việt Nhân Thọ 4.150 10 AIA 3.224,42 11 Aviva Việt Nam 2557 12 Phu Hung Life 1.993 693
  7. 13 Chubb Life 1.550 14 MB Ageas 1.500 15 Fubon Life 1.400 16 Mirae Asset Prévoir 1.079 17 BIDV Metlife 1.00 (Nguồn: Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính) Tương quan với hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, mức vốn điều lệ được duy trì cao hơn mức vốn pháp định rất nhiều, lại được áp dụng chung cho tất cả các DNBH nhân thọ không phân biệt quy mô. Cụ thể, năm 2021, vốn điều lệ của DNBH đứng đầu thị trường (xét theo quy mô vốn điều lệ)- công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam là 13.095 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với vốn pháp định và so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn (ví dụ công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm nhân thọ Vietcombank- Cardif với mức vốn điều lệ 600 tỷ). 2.2.2. Thực trạng chính sách khả năng thanh toán Về biên thanh toán, báo cáo của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho thấy các DNBH nhân thọ đều có khả năng thanh toán cao hơn so với biên khả năng thanh toán tối thiểu. Dựa theo cách xác định hệ số khả năng thanh toán, cơ quan quản lý và bản thân các DNBH căn cứ vào báo cáo tài chính để xác nhận biên khả năng thanh toán tại một thời điểm cụ thể. Trong đó, thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có chênh lệch lớn giữa biên khả năng thanh toán và biên khả năng thanh toán tối thiểu. Về dự phòng nghiệp vụ: Cách thức trích lập các quỹ được thực hiện theo các hướng dẫn được quy định trong Thông tư số 50/2017/TT-BTC và Thông tư số 01/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, việc trích lập các quỹ dự phòng cũng được thực hiện dựa trên cơ sở mức phí thu được từ các hợp đồng bảo hiểm. Thông tư số 89/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung 4 Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, trong đó có nội dung sửa đổi về trích lập dự phòng nghiệp vụ giúp các doanh nghiệp giảm sức ép về vốn trong ngắn hạn và có khoảng thời gian phù hợp để thực hiện các phương án tài chính tổng thể, ổn định kinh doanh trong bối cảnh lãi suất đầu tư, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh và dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khó lường. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành còn thiếu quy định về nguyên tắc, quy trình định phí, quy định về cơ cấu đầu tư quỹ tạm thời nhàn rỗi đối với các nguồn vốn đầu tư khác ngoài vốn từ dự phòng nghiệp vụ, Việt Nam còn thiếu đội ngũ chuyên gia định phí và đánh giá rủi ro chuyên nghiệp, dẫn đến việc định phí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệp và áp lực cạnh tranh trên thị trường. Do đó, việc tính toán dự phòng nghiệp vụ ở DNBH nhân thọ mang tính tương đối. 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách vốn và khả năng thanh toán 694
  8. 3.1. Về chính sách vốn Theo góc độ quản lý nhà nước, vốn pháp định là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm tài chính phát sinh của DNBH nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Từ đây cho thấy, quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm về mức vốn pháp định không phù hợp với yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện các cam kết tài chính với những người tham gia bảo hiểm. Yêu cầu về vốn pháp định, vốn chủ sở hữu hiện này đang áp dụng thống nhất giữa các DNBH hoạt động trong cùng một lĩnh vực và có cùng phạm vi hoạt động, không phân biệt quy mô. Cách phân chia mức vốn pháp định theo mức độ phức tạp của sản phẩm như hiện nay đã phần nào dựa trên đánh giá rủi ro, tuy nhiên, để tăng độ chính xác, việc xác định vốn pháp định cần dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá các loại rủi ro. Đánh giá này phụ thuộc vào kết quả dữ liệu tổng hợp, phân tích toàn thị trường, cần có thời gian để kiểm nghiệm và thống nhất chung giữa tất cả các DNBH nhân thọ. Trong quản lý vốn chủ sở hữu, quy định hiện hành yêu cầu DNBH phải duy trì vốn chủ sở hữu luôn cao hơn vốn pháp định. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, mức vốn pháp định của DNBH nhân thọ được xác định dựa trên quy mô hoạt động và tổng thể các rủi ro có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp yêu cầu về vốn bao gồm: vốn cho rủi ro bảo hiểm; rủi ro hoạt động; rủi ro thị trường; rủi ro tín dụng; rủi ro khác. Hoạt động dự báo đối với DNBH nhân thọ ngày càng khó do việc yêu cầu tính toán mức vốn tối thiểu tương ứng với các rủi ro và duy trì vốn hiện có cao hơn so với vốn tối thiểu tương ứng với rủi ro của DNBH mà doanh nghiệp gặp phải. Bên cạnh đó, với kết quả tính toán tương ứng về yêu cầu vốn và vốn tối thiểu trên cơ sở rủi ro của từng doanh nghiệp bảo hiểm, quy định hình thức và biện pháp can thiệp phù hợp từ phía Bộ tài chính – cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo hiểm 3.2. Chính sách khả năng thanh toán Nếu doanh nghiệp BH mà có quy mô của quỹ dự phòng nghiệp vụ càng lớn thì hoạt động của DNBH sẽ càng an toàn vì nguyên tắc của các doanh nghiệp là thu phí trước và bồi thường sau. Như vậy, việc giám sát biên khả năng thanh toán như hiện tại chưa phản ánh hết được các yếu tố rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp. Để đáp ứng được những yêu cầu giám sát tài chính mang tính quốc tế, chính sách khả năng thanh toán của DNBH nhân thọ trong thời gian tới cần được xây dựng và thực hiện theo các nguyên tắc sau: + Hướng đến sự giám sát theo nguyên tắc chứ không theo quy định cụ thể + Yêu cầu về vốn phải được tính toán dựa trên đặc trưng rủi ro của từng doanh nghiệp; + Các nhân tố rủi ro đưa vào tính toán phải có ít nhất: rủi ro tài sản, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro thị trường (lãi suất, tín dụng...) và rủi ro kinh doanh; 695
  9. + Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm phòng ngừa rủi ro; + Kiểm soát được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về tình hình tài chính của doanh nghiệp, có các công cụ giám sát và các hành động can thiệp hợp lý + Có chuẩn bị tốt về nhân sự (định phí viên, kế toán viên) và hạ tầng. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động đầu tư theo hướng bỏ giới hạn các tài sản đầu tư mà doanh nghiệp có thể đầu tư vào như quy định hiện tại, thay vào đó, tính toán số vốn tối thiểu cần thiết tương ứng với từng loại hình tài sản đầu tư của từng doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính, (2020), Tổng quan thị trường bảo hiểm 2020, Hà Nội 2. Bộ Tài chính, (2017), Thông tư số 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm 3. Bộ Tài chính, (2019), Thông tư số 01/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 4. Chính phủ (2016), Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Hà Nội 5. Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, (2021), Báo cáo đánh giá tài chính các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ năm 2020, Hà Nội 696
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2