intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích kinh nghiệm các nước và thực trạng chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung khổ chính sách nói chung và chính sách tài chính nói riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM Lê Minh Hƣơng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã trở thành chủ đề được nghiên cứu, phân tích và bàn luận rộng rãi tại nhiều diễn đàn với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Thực tế cho thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Cùng với các diễn biến nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những cách thức ứng phó phù hợp được Việt Nam đưa ra là việc đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc ban hành khung khổ pháp lý c ng như các ch nh sách hỗ trợ. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo được đánh giá còn t và thiếu t nh đồng bộ, trong đó có ch nh sách tài ch nh. Vì vậy, bài viết sẽ tập trung phân tích kinh nghiệm các nước và thực trạng chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung khổ chính sách nói chung và chính sách tài chính nói riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chính sách tài chính, chính sách thuế, quỹ đầu tư mạo hiểm. FINANCIAL POLICIES FOR CREATIVE START-UP BUSINESSES DEVELOPMENT IN VIETNAM Abstract: In recent times, the fourth industrial revolution (industrial revolution 4.0) has become the subject of extensive research, analysis and discussion in many forums with different approaches. In fact, the Industrial Revolution 4.0 has begun to influence at different levels on the fields of economic, social and political in Vietnam. Along with the rapid evolution of the Industrial Revolution 4.0, one of the appropriate responses proposed by Vietnam is to promote the activities of innovation startups, through the promulgation of a legal framework as the supporting policies. However, the supporting policies for creative startups be evaluated is little and lack of uniformity, including financial policies. Therefore, the paper will focus on analyzing the experience of countries and the current situation of financial policies for developing 481
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 innovative startups in Vietnam, thus proposing some solutions to complete the policy framework in general and financial policies in particular for creative startups. Keywords: Startup, financial policy, tax policy, venture capital 1. Giới thiệu Doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) sáng tạo là một doanh nghiệp thành lập hoặc đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới với mục đích nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức hoặc doanh nghiệp đạt quy mô, có khả năng nhân rộng tại các thị trường khác nhau, sử dụng yếu tố công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên, khác với các DNNVV thông thường, các DNKN sáng tạo có một số đặc trưng cơ bản (1), đó là: - Tính đột phá và sáng tạo: Đột phá và sáng tạo là một xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh trong thời đại 4.0, góp phần tạo ra sự khác biệt cũng như quyết định khả năng cạnh tranh. Tính đột phá và sáng tạo là bắt buộc DNKN sáng tạo. Vì vậy, các DNKN sáng tạo thường tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới chưa từng có trên thị trường hoặc đưa ra phương pháp mới, cách thức mới để làm ra các sản phẩm, dịch vụ đã có sẵn trên thị trường. - Khả năng tăng trưởng: Các DNKN sáng tạo được thiết kế để tăng trưởng không giới hạn và nhanh nhất có thể (Graham). Vì vậy, các DNKN sáng tạo nếu sống sót thường là có khả năng tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình trên 20% trong vòng 3 năm liên tục. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa một DNKN sáng tạo với một DNNVV. - Tính rủi ro: Mức độ rủi ro của DNKN sáng tạo xuất phát từ các nguyên nhân như ý tưởng kinh doanh mới, yếu thế cạnh tranh trên thị trường, thiếu vốn, trình độ quản trị, nguồn nhân lực... Nghiên cứu của GEM đối với 3.200 doanh nghiệp khởi nghiệp thì chỉ có 12 doanh nghiệp tồn tại và duy nhất một doanh nghiệp giới thiệu thành công sản phẩm dịch vụ trên thị trường và tiếp tục phát triển theo . - Yếu tố công nghệ: Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của một DNKN sáng tạo. Do các sản phẩm có tính đột phá, sáng tạo nên hầu hết các DNKN sáng tạo sử dụng yếu tố công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ. - Chu kỳ sống của một DNKN sáng tạo khác biệt với các DNNVV thông thường ở chỗ chu kỳ sống bắt đầu từ giai đoạn ý tưởng và chỉ sau khi thử nghiệm thành công, các DNKN sáng tạo mới bắt đầu việc khởi sự kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu vốn của Startup phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau: Bootstrap (người khởi nghiệp tự bỏ vốn xây dựng và phát triển doanh nghiệp mà không cần đến nhà đầu tư) – Bạn bè và gia đình – gọi vốn cộng đồng (gọi vốn từ các nhà đầu tư, quá trình gọi vốn diễn ra qua nhiều vòng khác nhau theo thứ tự Seed funding, Serie A, Serie B, Serie C,...) – tài trợ - vay – đầu tư thiên thần– vốn đầu tư mạo hiểm – IPO. Các DNKN sáng tạo ngày càng có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Bởi lẽ, cách mạng 4.0 được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số, với những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT (internet kết nối vạn vật), SMAC2, công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới... Trong ngắn hạn, cách mạng công 482
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành, lĩnh vực dựa vào công nghệ, vào đổi mới sáng tạo có thể tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng cũng tạo ra những thách thức đối với một số ngành lạc nhịp về công nghệ khác phải thu hẹp đáng kể và bị đào thải. Trong trung và dài hạn, cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều tác động tích cực, giúp cho kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng dựa trên động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chính vì vậy, cùng với những diễn biến nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0, cũng giống như các nước, Chính phủ Việt Nam đã chủ động thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. 2. Chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở một số nƣớc trên thế giới Các DNKN sáng tạo có khả năng tăng trưởng nhanh góp phần tích cực trong tạo việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, ở nhiều nước phát triển, Nhà nước tập trung hỗ trợ DNKN đổi mới sáng tạo trong giai đoạn đầu hoạt động thông qua đầu tư kinh phí để phát triển ý tưởng (khoảng từ 200.000 - 500.000 USD) đến một giai đoạn nhất định, các công ty tư nhân mới tham gia đầu tư. Một số nước hỗ trợ các DNKN đổi mới sáng tạo về sản phẩm đầu ra, những sản phẩm từ công nghệ thử nghiệm cũng được hỗ trợ, được Nhà nước ưu tiên mua phục vụ cho lợi ích công cộng…Hình thức hỗ trợ của Chính phủ chủ yếu thông qua các quỹ hoặc theo vốn đối ứng với nhà đầu tư/ quỹ đầu tư, thông qua các chính sách miễn, giảm thuế hoặc chính sách tín dụng và một số chính sách khác. Cụ thể: Thứ nhất, chính sách thuế: các nước thực hiện ưu đãi thuế theo đối tượng hoặc đưa ra các tiêu chí về ngành nghề và thời gian hưởng ưu đãi. Trong đó, ưu đãi hoặc giảm thuế tại các nước OECD được áp dụng trên 3 cấp độ: các doanh nhân, các DNKN sáng tạo và các nhà đầu tư. Cụ thể, ưu đãi thuế đối với doanh nhân bao gồm việc giảm thuế TNCN đối với các khoản thu nhập hoặc giảm các khoản đóng góp an sinh xã hội; Ưu đãi thuế đối với DNKN sáng tạo bao gồm các ưu đãi về thuế TNDN hoặc các quy định về khấu hao, lao động trong các doanh nghiệp này được miễn một số khoản đóng góp an sinh xã hội; Ưu đãi đối với các nhà đầu tư bao gồm miễn thuế một phần lợi nhuận từ các khoản đầu tư vào DNKN sáng tạo, cho phép bù lỗ đối với các khoản lỗ phát sinh từ việc đầu tư vào DNKN sáng tạo. Tại Sing-ga-po, ưu đãi thuế TNDN sáng tạo được áp dụng cụ thể như sau: trong 3 năm đầu, các DNKN sáng tạo có doanh thu dưới 100.000 đô la Sing sẽ được miễn thuế TNDN; doanh thu từ 100.000 -300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 8,5%; doanh thu trên 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 17%. Các DNKN sáng tạo từ năm thứ 4 trở đi có doanh thu dưới 300.000 sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 8,5%; doanh thu trên 300.000 đô la Sing áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 17%. Tại Ấn Độ, những DNKN sáng tạo thông qua đổi mới sáng tạo, đáp ứng các điều kiện là một Startup trong chương trình hành động của Ấn Độ sẽ được miễn thuế TNDN trong vòng 3 năm (đối với các Startup thành lập sau ngày 1/4/2016); miễn thuế đối với thặng dư vốn đầu tư vào các quỹ được chính phủ công nhận, áp dụng đối với cả các DNKN sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mới được thành lập và đang có ý định mở rộng hoạt động; miễn thuế đối với các khoản đầu tư cao hơn giá trị thị trường trong trường hợp các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các Startup cao hơn giá trị thị trường. Tại Trung Quốc, doanh 483
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 nghiệp đổi mới sáng tạo có thu nhập hàng năm không vượt quá 200.000 CNY thì được áp dụng thuế suất TNDN 20%, thấp hơn mức thuế suất TNDN thông thường (25%). Tại Malaysia, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mới đầu tư vào công nghệ cao, Chính phủ miễn 100% thuế TNDN trong 5 năm.… Thứ hai, chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng hỗ trợ DNKN sáng tạo thông qua 3 hình thức: (i) Bảo lãnh tín dụng, Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho những DNKN sáng tạo đi kèm các cam kết về sử dụng khoản vay, vốn đối ứng tối thiểu,… như chính phủ Hà Lan đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp với điều kiện: Doanh nghiệp không thể cung cấp tài sản thế chấp; doanh nghiệp có triển vọng thuận lợi; Sử dụng khoản vay đúng mục đích; đảm bảo 25% khoản vay của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu; (ii) Cho vay khởi nghiệp: các nước OECD cho vay khởi nghiệp được thực hiện thông qua NHNN và các NHTM với khoản cho vay ưu đãi từ 50.000-250.000 EUR đối với một DNKN sáng tạo; (iii) Hỗ trợ thông qua các quỹ như quỹ đầu tư khởi nghiệp; quỹ đầu tư mạo hiểm,…. Tại các nước OECD, các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC-Venture Capital) của tư nhân thường tập trung đầu tư vào các giai đoạn sau (từ giai đoạn mở rộng trở đi) để giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, các quỹ VC của nhà nước sẽ tập trung vào giai đoạn ý tưởng, giai đoạn hạt giống và khởi động để bù đắp cho sự thiếu hụt. Mức đầu tư của nhà nước thông qua các quỹ VC khoảng 100.000-2.000.000 EUR đối với một DNKN sáng tạo. Sing-ga-po hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn đầu (EVFS - Early-Stage Venture Funding Scheme) được quản lý bởi Quỹ nghiên cứu quốc gia (the National Research Foundation -NRF). Quỹ là một chương trình đồng tài trợ giữa nhà nước và các nhà đầu tư mạo hiểm, trong đó các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư ít nhất là 10 triệu USD vào DNKN công nghệ, EVFS sẽ đầu tư một số tiền tương ứng, tối đa là 10 triệu USD để đầu tư giai đoạn đầu tiên của DNKN công nghệ; Bên cạnh đó, quỹ đầu tư thiên thần do một công ty thuộc chính phủ Sing-ga-po và một nhóm nhà đầu tư thiên thần theo hướng vốn đối ứng vào các DNKN sáng tạo với số vốn tối đa lên đến 1,5 triệu USD; Seeds Spring là một công ty đại diện cho chính phủ Sing-ga-po cùng với bên thứ 3 độc lập, sẽ đầu tư vào DNKN sáng tạo trong lĩnh vực thương mại với số vốn đầu tư tương xứng, tối đa lên đến 1 triệu USD và vòng đầu tiên của vốn đầu tư thường được giới hạn là 300.000 USD. Thứ ba, chính sách hỗ trợ gián tiếp thông qua mô hình vườn ươm: Mô hình vườm ươm khá phổ biến trên thế giới và tăng khá nhanh từ 5.000 năm 2005 lên khoảng 7.000 năm 2012. Hoa Kỳ là quốc gia có số vườm ươm lớn nhất thế giới với 1.250 cơ sở ươm tạo và 41.000 DNKN sáng tạo năm 2012, các vườm ươm tạo ra 200.000 việc làm và đạt doanh thu trung bình khoảng 15 tỷ USD/năm. Tại các nước Asean, Thái Lan có 90 vườm ươm, Ma-lay-si-a có 85 vườm ươm. Nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vườm ươm, đặc biệt là những trợ giúp về mặt tài chính. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thông qua điều tiết ngân sách trung ương và địa phương cho vườn ươm nhằm hỗ trợ các chi phí trong quá trình hoạt động hoặc kết hợp giữa vốn ngân sách và vốn vay ưu đãi từ ngân hàng theo tỷ lệ (60% - 40% hoặc 70% - 30%) (Trung Quốc, Hoa Kỳ); hoặc kết hợp giữa khu vực tư nhân và Nhà nước theo tỷ lệ 50%-50% (Đài Loan) hoặc kết hợp ba cấp ngân sách trung ương (40%) – ngân sách địa phương (40%) – tư nhân (20%) và Chính phủ đầu tư trực 484
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 tiếp về cơ sở hạ tầng thiết yếu vào các phòng nghiên cứu tại các trường đại học, khu nghiên cứu,… (Ấn Độ); thực hiện các chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tư thành lập vườn ươm (Hoa Kỳ) và trang bị, cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho vườn ươm và các hỗ trợ khác cho vườn ươm hoạt động (Hàn Quốc). Bên cạnh hỗ trợ cho vườn ươm hoạt động, Chính phủ các nước còn có chính sách hỗ trợ DNKN sáng tạo hoạt động trong vườn ươm. Theo đó, các hỗ trợ đa dạng ở các nước, như: (1) hỗ trợ về giá thuê mặt bằng thấp hơn 10 – 20% so với ngoài hàng rào vườn ươm; cung cấp cơ sở hạ tầng (dịch vụ văn phòng, địa điểm sản xuất, điện, nước, lò sưởi, máy điều hòa, máy in và các thiết bị văn phòng khác) và cung cấp miễn phí các dịch vụ đào tạo thường xuyên, các dịch vụ tư vấn về kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm thị trường (Trung Quốc); (2) được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ vườn ươm tư nhân (15%) và từ Chính phủ (85%), khoản hỗ trợ này doanh nghiệp phải hoàn trả lại khi hoạt động có lợi nhuận (Israel); hỗ trợ của Chính phủ từ 10-50 nghìn Đô la Úc cho các dự án triển khai tại các vươn ươm có thời hạn tối đa 24 tháng (Úc). Thứ tư, một số chính sách hỗ trợ khác như: (i) Hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ cho các DNKN tiềm năng cao (HPSUs) như tài trợ nghiên cứu tính khả thi của HPSUs góp phần thiết lập các kế hoạch kinh doanh phù hợp với chi phí cấp vốn bẳng 50% chi phí nghiên cứu, mức hỗ trợ cao nhất lên đến 15.000 EUR (Ireland); hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt dao động trong khoảng 10.000 đến 50.000 EUR để tài trợ cho việc trang trải chi phí trong giai đoạn đầu (giai đoạn ý tưởng, giai đoạn hạt giống và giai đoạn khởi động) của các DNKN sáng tạo khi thu nhập do doanh nghiệp tạo ra còn thấp hoặc tài trợ cho các chi phí phát triển sản phẩm mới (OECD); hỗ trợ theo một tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền cần thiết cho hoạt động nghiên cứu tại các DNKN sáng tạo (Sing-ga-po); hỗ trợ bằng tiền mặt lên đến 100 triệu Đài tệ cho hoạt động R&D và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các DNKN theo từng giai đoạn ý tưởng, nghiên cứu R&D và giai đoạn triển khai (Đài Loan). (ii) Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho DNKN sáng tạo: Chính phủ cung cấp cơ sở hạ tầng như văn phòng làm việc, dịch vụ viễn thông, thiết bị kỹ thuật, dịch vụ văn phòng miễn phí hoặc chi phí thấp hơn so với giá thị trường. Cơ sở hạ tầng thường có sẵn trong các vườn ươm hoặc trung tâm tài trợ khởi nghiệp cho tất cả các khởi nghiệp ở các ngành, một số ngành được khuyến khích như công nghệ nano, công nghệ sinh học, các ngành công nghiệp sáng tạo, công nghệ môi trường (OECD). Hoặc Chính phủ khuyến khích các tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp cho DNKN theo hướng ưu đãi, hỗ trợ (Trung Quốc). (iii) Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng như: (i) đơn giản hóa thủ tục pháp lý về đăng ký, về lao động, thanh kiểm tra đối với các DNKN sáng tạo nhằm giảm bớt gánh nặng pháp lý và chi phí tuân thủ để doanh nghiệp tập trung vào thương mại hóa sản phẩm. Trong đó: Thiết lập một cơ quan trung tâm (Startup Hub) để thực hiện các mục tiêu kết nối Chính phủ, nhà đầu tư nước ngoài, mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, các ngân hàng, các vườn ươm, các đối tác pháp lý, tư vấn, các trường đại học và R&D; Cung cấp một ứng dụng di động phục vụ đăng ký thành lập DNKN sáng tạo; Hỗ trợ pháp lý và cấp bằng sáng chế nhanh hơn với chi phí thấp hơn (Ấn Độ); cấp giấy phép cư trú tạm thời cho các chủ sở hữu DNKN sáng tạo nhằm thu hút hoạt động khởi nghiệp từ các nước khác (Hà Lan, Sing-ga-po, Hoa Kỳ). 485
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 3. Chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay Đặc điểm phổ biến của các DNKN sáng tạo là quy mô nhỏ và vừa, do đó tại Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể: Thứ nhất về chính sách thuế: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được ban hành vào năm 2017 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 11/3/2018 quy định chi tiết Luật Hỗ trợ DNNVV đã đề cập đến các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo bao gồm quy định hỗ trợ về thuế, đầu tư và vấn đề cấp bù lãi suất (Điều 17 và 18 Luật Hỗ trợ DNNVV). Tuy nhiên, các văn bản này chưa quy định cụ thể về chính sách thuế (ưu đãi miễn giảm thuế, thuế suất,…) đối với các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Theo quy định hiện hành, thuế suất thuế TNDN đối với các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo hiện vẫn áp dụng mức thuế suất 20% như các doanh nghiệp khác. Như vậy có thể thấy chưa có chính sách đặc thù đối với các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo nói chung, quy định về chính sách thuế, tài chính đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo nói riêng. Bên cạnh đó, chính sách thuế cũng chưa có sự phân biệt theo hướng dành ưu đãi cao hơn cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo so với các DNNVV thông thường. Thứ hai, ưu đãi về tín dụng: Theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/7/2019, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ thực hiện chức năng: cho vay, tài trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhận để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất cho vay bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ; mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tuy nhiên, để được vay vốn từ quỹ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo phải có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi; đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án; đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật. Thứ ba, ưu đãi khác: (i) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ; hợp đồng tư vấn về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; (ii) Hỗ trợ từ 50-100% giá trị hợp đồng hoặc phí thử nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới; (iii) Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm; (iv) Hỗ trợ từ 50- 100% chi phí liên quan đến đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa; (v) Hỗ trợ từ 50-100% chi phí sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung. Ngoài ra, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp khoa học công nghệ còn được hưởng các ưu đãi về thuế, tín dụng theo Nghị định số 486
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học công nghệ, cụ thể (i) miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ; (ii) miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai; (iii) các doanh nghiệp, dự án khoa học công nghệ được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các quỹ (Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ). Như vậy có thể thấy nhà nước đã có những quan tâm nhất định đến khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc ban hành một số cơ chế, chính sách tài chính nhằm phát triển các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn chưa có chính sách tài chính mang tính đặc thù cho các DNKN sáng tạo, trong đó chính sách thuế hiện hành (thuế suất, các ưu đãi miễn/giảm thuế, về chuyển lỗ, các quy định về đăng ký kê khai và nộp thuế,…) chưa có sự phân biệt giữa các DNKN sáng tạo với doanh nghiệp thông thường; cơ chế, chính sách tín dụng chưa mang tính đột phá vẫn dựa trên nền tảng tài sản đảm bảo, chưa có các quỹ chuyên biệt của nhà nước tập trung đầu tư vào giai đoạn đầu của khởi nghiệp sáng tạo,…. 4. Kết luận và một số gợi ý chính sách Từ thực trạng chính sách cho DNKN sáng tạo ở Việt Nam cũng như tham chiếu kinh nghiệm của các nước thấy rằng để thúc đẩy sự phát triển của DNKN sáng tạo, cơ chế chính sách nói chung và chính sách tài chính nói riêng cần tập trung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất, về thời hạn ưu đãi, các ch nh sách ưu đãi cần có tính thời hiệu, ch tập trung trong giai đoạn đầu hoạt động của doanh nghiệp (khoảng từ 3 – 5 năm). Tuy nhiên, cần kết hợp giữa tính thời hiệu với các điều kiện khác, phù hợp với từng đối tượng DNKN sáng tạo theo giai đoạn phát triển (Ví dụ: DNKN đang ở giai đoạn nghiên cứu ý tưởng – hỗ trợ chi phí ban đầu hoạt động và hoàn trả khi có lợi nhuận; DNKN đã hoạt động 1-2 năm – đánh giá kết hợp yếu tố hiệu hoạt động;…). Thứ hai, hỗ trợ thông qua ch nh sách ưu đãi thuế có thể được thực hiện theo đối tượng: (1) Đối với DNKN cho phép miễn thuế thu nhập từ 3-5 năm đầu kể từ khi thành lập doanh nghiệp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầu tiên), sau đó áp dụng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế suất phổ thông hiện hành đang áp dụng đối DNNVV(hiện đang áp dụng mức 20%; dự kiến sẽ áp dụng mức 15-17% theo Nghị quyết về Thuế TNDN hỗ trợ DNNVV). Bên cạnh đó, cho phép DNKN sáng tạo chuyển lỗ dài hơn thời hạn 5 năm theo quy định hiện hành; đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế, chế độ kế toán đối với DNKN sáng tạo tương tự đối với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ. Việc đăng ký thuế được thực hiện qua mạng internet và các DNKN sáng tạo trong 5 năm đầu nếu chưa có doanh thu có thể khai thuế GTGT 6 tháng hoặc 1 lần/năm. (2) Đối với nhà đầu tư/tổ chức đầu tư tại các DNKN: Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn tại DNKN sáng tạo của các nhà đầu tư được miễn thuế trong trường hợp đầu tư tại thời điểm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chưa có lợi nhuận tính thuế. Thứ ba, hỗ trợ về vốn thông qua ch nh sách ưu đãi t n dụng: (1) Thành lập các quỹ hỗ trợ cho giai đoạn đầu khởi nghiệp như quỹ Sáng kiến giai đoạn đầu, ….dành riêng cho doanh nghiệp 487
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 khởi nghiệp. Đây là các quỹ thuộc sở hữu nhà nước vì theo kinh nghiệm của các nước (Hà Lan, Úc) giai đoạn đầu khởi nghiệp, đặc biệt là giai đoạn ý tưởng và thử nghiệm sản phẩm mang tính rủi ro cao, các nhà đầu tư bên ngoài rất ít đầu tư vào giai đoạn này; (2) Thành lập quỹ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp (quỹ đầu tư khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm) theo mô hình hợp tác công tư. Đây là mô hình đầu tư được nhiều nước như Singapore, Hà Lan, Canada, Hàn Quốc,…áp dụng. Theo đó, nhà nước sẽ bỏ một khoản vốn nhất định hoặc đầu tư vào DNKN thông qua các quỹ này theo tỷ lệ vốn đối ứng; (3) Hỗ trợ các Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động thông qua hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư thiên thần thành lập và vận hành các quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong đó, xem xét miễn thuế, hoàn thuế TNDN theo lộ trình, miễn/giảm thuế TNCN đối với phần thu nhập phát sinh khi nhà đầu tư mạo hiểm kết thúc thương vụ đầu tư; nhà nước đầu tư theo hướng vốn đối ứng đối với khoản đầu tư của các quỹ cũng như nhà đầu tư và có kế hoạch thoái vốn cụ thể để tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tư nhân tham gia (sau 05 năm); (4) Nhà nước ban hành quy định về mô hình gọi vốn cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cộng đồng khởi nghiệp theo hướng tạo khung pháp lý để quản lý, đặc biệt là mức trần đầu tư nhằm bảo vệ các nhà đầu tư góp vốn. Thứ tư, một số hỗ trợ khác như (i) phát triển thêm các kênh huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chú trọng huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nghiên cứu và triển khai sàn giao dịch chứng khoán dành cho các DNKN, giúp các doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp từ xã hội góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp; (ii) thực hiện ưu đãi đối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, trường đại học, vườn ươm tương tự những ưu đãi đã và đang thực hiện thí điểm đối với vườn ươm Công nghệ Việt-Hàn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Minh Hương (2016), Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính. 2. Action Plan: Starting a startup revolution 3. http://www.iisermohali.ac.in/StartupIndia_ActionPlan_16January2016.pdf 4. Atherton A. (2012), Cases of startup financing: An analysis of new venture capitalisation structures and patterns, International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research 5. Canadian Venture Capital Association and Industry Canada, The Performance of Canadian Firms that Received Venture Capital Financing, 2013. 6. http://www.cvca.ca/wp- content/uploads/2014/07/VC_Study_Final_English_September_4_2013.pdf. 7. Deloitte Canada. ―Age of Disruption – Are Canadian Firms Prepared?‖ Deloitte Future of Canada Series 8. http://www2. deloitte.com/ca/en/pages/insights-and-issues/articles/future-of-productivity- 2015.html 488
  9. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 9. GIZ (2012), Start-up promotion instruments in OECD countries and their application in developing countries 10. Karnataka Startup Policy 2015-2020, 11. http://bangaloreitbt.in/docs/2015/Startup_Policy.pdf 12. Marmer, M., Hermann B.L., & Berman R. (2011), Startup Genome Report 01, A new framework for understanding why startups succeed http://www.wamda.com/web/uploads/resources/Startup_Genome_Report.pdf. Accessed 20 April 2013 13. OECD (2012), Entrepreneurship policy framework and implementation guidance 14. OECD (2012a), Financing SMEs and Entrepreneurship: An OECD Scoreboard, OECD, Paris. 15. Ryan Decker, John Haltiwanger, Ron Jarmin, Javier Miranda (2014) “The Role of Entrepreneurship in US Job Creation and Economic Dynamism” 16. Supporting ambitious entrepreneurs and startups https://www.government.nl/topics/enterprise-and-innovation/contents/supporting-ambitious- entrepreneurs-and-startups 17. Singapore Startup Ecosystem 2015, http://www.infocomminvestments.com/docs/SG%20Startup%20Ecosystem%202015%20(II PL).pdf. 489
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2