intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu tác động của chính sách thuế hướng tới phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn 2011- 2020, dựa trên các số liệu, văn bản pháp luật và các nghiên cứu trước đây, trình bày những kết quả đạt được và những hạn chế; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

  1. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CHÍNH SÁCH THUẾ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ TAX POLICY CONTRIBUTING TO SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT GROWTH IN VIETNAM: THE REALITY AND RECOMMENDATIONS ThS. Nguyễn Thanh Phương Thảo ThS. Trương Nhật Tân Trường Đại học Tài chính - Kế toán Bệnh viện Trung ương Huế Ngày nhận bài : 17.01.2022 Ngày nhận kết quả phản biện : 17.3.2022 Ngày duyệt đăng : 28.4.2022 TÓM TẮT Kể từ khi Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về Định hướng Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, phát triển bền vững trở thành quan điểm xuyên suốt trong các chính sách kinh tế của Nhà nước. Chính sách thuế thời gian qua đã cho thấy những đóng góp vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triển bền vững. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, bài viết nghiên cứu tác động của chính sách thuế hướng tới phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn 2011- 2020, dựa trên các số liệu, văn bản pháp luật và các nghiên cứu trước đây, trình bày những kết quả đạt được và những hạn chế; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Chính sách thuế, phát triển kinh tế bền vững, chính sách kinh tế ABSTRACT Since the Decision No.153/2004/QD-TTG dated August 17th, 2004 on the orientation of sustainable development in Vietnam was born, sustainable development has become a cross-cutting point of view in the economic policies of the Vietnamese State. Tax policy has shown the contributions in the boosting of economic sustainable development. By using the method of analysis and synthesis, this paper examines the impact of tax policy on sustainable economic development during the period 2011- 2020. Based on the data obtained and the literature, the results are presented and certain drawbacks are withdrawn. Thereby some recommendations to improve tax policy towards promoting sustainable economic development are offered. Keywords: Tax policy, economic sustainable development, economic policy 1. Giới thiệu Phát triển kinh tế bền vững là một khái niệm được xem xét trong quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lý, hài hòa giữa các mặt: Kinh tế - môi trường - xã hội. Tiêu chí đánh giá một nền kinh tế có phát triển bền vững hay không dựa vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái [10]. Tại Việt Nam, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 với mục tiêu tổng quát: “Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ 33
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” và các nhóm chỉ tiêu về đánh giá và giám sát phát triển bền vững: Các chỉ tiêu tổng hợp gồm ESI - Chỉ số môi trường bền vững, HDI - Chỉ số phát triển con người và GDP - Tổng sản phẩm quốc nội, các chỉ tiêu kinh tế như năng suất lao động, bội chi ngân sách nhà nước, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, các chỉ tiêu về xã hội và tài nguyên môi trường; Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 với mục tiêu tổng quát: “Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, công bằng, dân chủ, văn minh và bền vững”. Kèm với đó là 05 quan điểm chỉ đạo và 17 mục tiêu cần đạt hướng tới phát triển bền vững năm 2030. Như vậy, mọi định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 và thời gian tới đều hướng tới các mục tiêu trên. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, Nhà nước sử dụng đồng bộ các công cụ và chính sách khác nhau trong đó chính sách thuế là một chính sách quan trọng, có tác động rất lớn tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua tác động gián tiếp hoặc trực tiếp. 2. Tổng quan các chính sách thuế góp phần phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 Trong giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam đã sử dụng chính sách thuế hướng tới phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường như sau: - Áp dụng hai luật thuế là Luật Thuế BVMT số 57/2010/QH12 (15/11/2010) và Luật Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) số 48/2010/QH12 (16/7/2010) cùng có hiệu lực từ 01/01/2012. - Các sắc thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất- nhập khẩu (XNK), thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Tài nguyên (TN)... dần dần hoàn thiện theo hướng xanh hóa, chú trọng đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng nhằm bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho việc thực hiện phát triển bền vững quốc gia: Luật thuế TTĐB số 106/2016/ QH13 quy định thuế suất TTĐB thấp đối với mặt hàng ô tô và mặt hàng xăng dầu có sự phân hóa theo mức độ tác động đối với môi trường; ưu đãi thuế suất TTĐB đối với các loại xe chạy bằng điện và năng lượng mặt trời; tăng thuế suất TTĐB đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe, môi trường, không tốt cho xã hội. Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 và các văn bản liên quan có điều chỉnh, mở rộng phạm vi ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích DN sản xuất xanh. Luật Thuế xuất khẩu (XK), Thuế nhập khẩu (NK) số 107/2016/QH chú trọng đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường cũng như góp phần quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thông qua việc áp dụng thuế suất thuế NK giảm từ thành phẩm đến nguyên liệu thô, thuế suất thuế XK tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô, đối tượng được miễn thuế NK đối với hàng hóa sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được bổ sung nhiều nhóm sản phẩm bảo vệ môi trường. Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, về các nội dung phạm vi đối tượng chịu thuế, danh mục hàng hóa, ban hành ngưỡng doanh thu chịu thuế... nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện và kê khai thuế, đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho DN. Luật thuế TN số 45/2009/QH12 (25/11/2009) hiệu lực từ 01/7/2010 cũng góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo nguồn thu NSNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Thuế suất thuế TN đã được điều chỉnh linh hoạt qua các thời kỳ tại 03 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 928/2010/ UBTVQH12 (19/4/2010), Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH12 (16/12/2013); Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 (10/12/2015)). 34
  3. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 2.1. Những kết quả đạt được Một là, số thu thuế hàng năm tăng lên. Tỷ trọng nguồn thu từ thuế trên các khoản thu nội địa chiếm lớn nhất: Tổng thu NSNN bình quân đạt 23,56% GDP trong giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 25,34% GDP trong giai đoạn 2016 - 2019. Xét theo số tuyệt đối, tổng thu NSNN thực hiện điều vượt khá so với dự toán Quốc hội giao (năm 2016 vượt khoảng 93 nghìn tỷ đồng; năm 2017 vượt khoảng 81 nghìn tỷ đồng; năm 2018 vượt hơn 105 nghìn tỷ đồng, năm 2019 vượt 139 nghìn tỷ đồng) [12]. Thuế gián thu ngày càng đóng vai trò quan trọng, tỷ trọng các khoản thuế trực thu giảm dần trong thu ngân sách, nhằm thực hiện chính sách kiến tạo lại môi trường đầu tư, kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của DN. Bên cạnh các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, nhờ đẩy mạnh việc quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công, đặc biệt là đất đai, số thu từ việc khai thác nguồn lực tài sản công cũng tăng dần qua các năm: Năm 2018, số thu từ tiền sử dụng đất đạt 147.815 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2011; số thu từ tiền thuê đất đạt 28.437 tỷ đồng, tăng hơn 5 lần so với năm 2011 (Quyết toán NSNN, 2011, 2018). Số thu từ thuế, phí, lệ phí (bao gồm cả dầu thô) trung bình giai đoạn 2010 - 2018 đạt 22,69% GDP; mức thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí (không bao gồm dầu thô) đạt trung bình 19,23% GDP trong cả giai đoạn và có xu hướng tăng. Nhìn chung, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN, giai đoạn 2011 - 2020 bình quân đạt 55,2% GDP [11]. Hai là, chính sách thuế đã góp phần thúc đẩy phát triển và ổn định kinh tế. Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 - 2010, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN và thúc đẩy kinh tế phục hồi, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 9/01/2009 về việc tăng cường hơn nữa vai trò của chính sách tài khoá nhằm hỗ trợ nền kinh tế, đồng thời Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 13/2009/ TT-BTC ưu đãi thuế cho DN (giảm 50% thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ DN kinh doanh gặp khó khăn), Thông tư 03/2009/TT-BTC (giảm 30% thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế TNDN phải nộp của năm 2009); Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg về việc gia hạn nộp thuế TNDN... Các chính sách ưu đãi, giảm, gia hạn nộp thuế của Việt Nam này đã có tác dụng rõ rệt, góp phần ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế (gần 30.000 tỷ đồng tiền thuế được để lại hỗ trợ DN trong thời gian này), kinh tế Việt Nam đã dần ổn định, nhanh chóng vượt qua được khủng hoảng và tạo đà cho sự phát triển trong các năm sau đó. Ba là, chính sách thuế đã góp phần thực hiện phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Thuế TNCN quy định các cá nhân có thu nhập từ các nguồn khác nhau sau khi trừ các khoản giảm trừ mà đủ điều kiện tính thuế TNCN thì phải chịu thuế TNCN. Luật thuế TTĐB quy định HHDV cao cấp phục vụ cho một số cá nhân có thu nhập cao như du thuyền, tàu bay, dịch vụ chơi golf, dịch vụ casino... cũng có tác dụng trong việc huy động một phần thu nhập của những đối tượng chịu thuế TTĐB, hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết sản xuất, phân bổ lại nguồn lực xã hội, đảm bảo phân phối và sử dụng thu nhập công bằng, hợp lý hơn. Thuế TNDN áp dụng các ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN cho các hoat động văn hóa, y tế, giáo dục... cho thấy chính sách thuế thời gian qua đã góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hóa, phát triển xã hội. Tại Điều 1 Luật Thuế GTGT số 106/2016/QH13 quy định “sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến... của cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra” không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. DN, hợp tác xã mua các hàng hóa này không phải kê khai nộp thuế GTGT nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Như vậy, quy định này còn giúp nông dân được giảm gánh nặng về thuế; vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện không tính thuế GTGT vì đối tượng hay sử dụng các phương tiện này là những người có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên... thông qua đó giúp họ có điều kiện được tiếp cận dịch vụ, giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống. Bốn là, chính sách thuế đã có tác dụng khuyến khích việc khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài 35
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Thuế TTĐB đã có những tác động rõ ràng đối với các hàng hóa ảnh hưởng xấu tới môi trường (vàng mã, hàng mã...); Thuế TNDN áp dụng các ưu đãi đối với lĩnh vực môi trường như áp dụng thuế suất TNDN 10% đối với phần thu nhập từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cho phép DN được tính vào chi phí được trừ các khoản chi cho bảo vệ môi trường khi xác định thu nhập tính thuế TNDN, ưu đãi về thời hạn miễn giảm thuế TNDN khi thành lập mới từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội còn đặc biệt khó khăn...; Thuế GTGT không áp dụng cho đối tượng là các loại máy móc, thiết bị, vật tư loại trong nước chưa sản xuất được mà được tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường cần nhập khẩu để sử dụng cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 2.2. Một số hạn chế Một là, chính sách thuế chưa thật sự hiệu quả khi có nhiều nguồn thu từ thuế có xu hướng giảm mà chưa có nguồn thu thay thế. Việc cắt giảm thuế NK theo các cam kết hội nhập quốc tế, giảm thuế TNDN từ 25% xuống còn 20%... dẫn đến tốc độ tăng thu thuế trong các năm qua giảm, mặc dù số thu từ thuế tăng lên như đã đề cập ở trên. Điều này dẫn đến khó khăn về nguồn tài chính khi thực hiện các khoản chi NSNN phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, mặc dù chính sách thuế của Việt Nam đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên vẫn chưa bao quát hết các trường hợp chịu thuế, cơ sở tính thuế còn hẹp, vẫn còn xảy ra tình trạng gian lận, trốn thuế, thất thu thuế gây ảnh hưởng lớn tới nguồn thu NSNN và tính bền vững của nguồn thu, ví dụ: hiện tượng thất thu thuế TNCN, đặc biệt là thu nhập về chuyển nhượng bất động sản, thu nhập của hộ cá nhân kinh doanh, kinh doanh thương mại điện tử đang là vấn đề đặt ra trong công tác xác định thu nhập, quản lý thuế TNCN hiện nay. Hai là, chính sách thuế vẫn còn hạn chế trong vai trò đảm bảo các tiến bộ và công bằng xã hội. Mặc dù, chính sách thuế hiện hành đã có những tác động tốt tới việc phân phối lại thu nhập, hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội, nhưng thực tế quá trình đổi mới và cải cách thể chế ở Việt Nam vừa qua vẫn tạo ra khe hở cho một số bộ phận người giàu lên nhanh chóng, gây ra sự chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Như vậy có thể thấy, vai trò của các sắc thuế có tác động lớn tới phân phối lại thu nhập, của cải xã hội như thuế TNCN, TTĐB, thuế đánh vào tài sản... vẫn còn hạn chế. Số thu của nhóm sắc thuế này vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn thu NSNN và chưa tương xứng với tiềm năng. Ba là, tác động của chính sách thuế hiện nay tới bảo vệ môi trường còn khiêm tốn. Luật Thuế BVMT có 08 loại hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng thuế BVMT, đây là những hàng hóa gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường... nhưng thực tế ngoài 08 loại hàng hóa trên vẫn còn những hàng hóa gây tác hại và hậu quả nghiêm trọng, lâu dài tới môi trường như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, pin qua sử dụng, chế phẩm hóa- sinh học, chất thải y tế, hóa chất độc hại... chưa được đưa vào diện chịu thuế. Hơn nữa, quá trình thực thi sắc thuế này còn gặp những hạn chế như việc quản lý đối tượng chịu thuế, người nộp thuế chưa chấp hành tốt sự tuân thủ thuế, hiện tượng thất thu thuế BVMT còn lớn. 3. Một số khuyến nghị Thứ nhất, cần tiếp tục mở rộng cơ sở thuế TTĐB, TNDN, TNCN, BVMT và xem xét điều chỉnh mức thuế suất phù hợp. Thuế TTĐB: Hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều HHDV như: dịch vụ spa (không bao gồm massage), nghỉ dưỡng, mỹ phẩm cao cấp, vàng, bạc, đá quý, trang sức... chưa vào diện đánh thuế TTĐB. Đối tượng tiêu thụ, sử dụng những hàng hóa dịch vụ cao cấp, đắt tiền, xa xỉ này đều là 36
  5. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN những người có thu nhập cao. Do vậy cần nghiên cứu áp dụng thuế TTĐB đối với các loại HHDV này. Việc điều tiết mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội. Bên cạnh đó, cần xem xét tăng thuế suất thuế TTĐB so với các mức thuế suất hiện hành. Mức thuế suất thuế TTĐB của Việt Nam còn tương đối thấp đối với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng, gây hại cho sức khỏe con người (rượu, bia, thuốc lá...) và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường trong lâu dài (vàng mã, túi ni lon, thuốc diệt cỏ...) vì vậy khuyến nghị cần tăng mức thuế suất hiện hành đối với các mặt hàng này. Thuế TNCN: Chính sách thuế TNCN hiện nay chưa bao quát hết các nguồn thu nhập thuộc diện chịu thuế một cách hợp lý như thu nhập từ chuyển nhượng tài nguyên số, hoạt động thương mại điện tử... Do vậy, khuyến nghị chính sách thuế TNCN cần được điều chỉnh theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế, điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với thu nhập chịu thuế và đối tượng nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tăng cường tính minh bạch và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế. Thuế BVMT: Ngoài các loại hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng thuế BVMT hiện hành gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người thì chính sách thuế BVMT cần áp dụng với các hàng hóa chịu thuế khác như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, pin qua sử dụng, chế phẩm hóa - sinh học, chất thải y tế, hóa chất độc hại... Bên cạnh đó, Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ việc quản lý đối tượng chịu thuế, người nộp thuế chưa chấp hành tốt sự tuân thủ thuế, giám định mức độ gây hại môi trường để xử phạt và nâng cao mức thuế BVMT. Thứ hai, cần hợp lý hóa các chính sách thu thuế liên quan đến tài nguyên Thuế TN cần sửa đổi, bổ sung nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Tiếp cận theo cơ chế giá trị thị trường, bảo đảm nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Ngoài ra, chính sách thuế TN cần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên thô, góp phần khuyến khích khai thác hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản quốc gia. Thứ ba, cần rà soát các hình thức ưu đãi thuế TNDN Thuế TNDN hiện hành có nhiều quy định về việc ưu đãi thuế TNDN, do đó, việc rà soát những ưu đãi không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách ưu đãi thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế là cần thiết nhằm phát huy đúng hiệu quả của các chính sách ưu đãi, tránh hiện tượng dàn trải, gây lãng phí nguồn lực, đảm bảo công khai, minh bạch và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các DN. Đồng thời, khuyến nghị tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh cũng là biện pháp quan trọng giúp thu hút đầu tư dựa trên lợi thế cạnh tranh thực sự của Việt Nam. Thứ tư, cần xây dựng sắc thuế tài sản Thuế thu trên tài sản ở Việt Nam lâu nay gồm một số sắc thuế phổ biến như Thuế Sử dụng đất nông nghiệp, thuế SDĐPNN, thuế TTĐB. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một sắc thuế mang tên thuế Tài sản nhằm điều chỉnh các loại tài sản có khả năng chịu thuế (Đối tượng chịu thuế Tài sản như: đất phi nông nghiệp (đất ở tại đô thi và nông thôn); đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; nhà ở, nhà và công trình thương mại, dịch vụ; tàu bay, du thuyền và ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên ...). Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng Luật Thuế tài sản thống nhất là vấn đề rất cần thiết, giúp đảm bảo nguồn thu cho NSNN, mở rộng đối tượng thu thuế đối với tài sản gắn liền với đất và các tài sản có giá trị khác, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế (tránh tình trạng thuế chồng thuế, cụ thể, hiện nay đất phi nông nghiệp là đối tượng chịu thuế trong Luật thuế SDĐPNN; tàu bay, du thuyền và ô tô cũng đang là đối tượng chịu thuế của Luật TTĐB…); đưa thuế tài sản trở thành một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN. 37
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 4. Kết luận Như vậy, chính sách thuế thời gian qua đã có những bổ sung, điều chỉnh nhằm phát huy vai trò đối với phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đáp ứng mục tiêu, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách thuế hiện nay vẫn còn một số hạn chế cần kịp thời điều chỉnh, do đó, các khuyến nghị như mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh thuế suất, rà soát các ưu đãi thuế đang áp dụng đối với từng lĩnh vực, chú trọng đến thuế môi trường, thuế TN... cần được xem xét để chính sách thuế hoàn thiện hơn trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ộ Tài chính (2009), Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn thực hiện giảm thuế B GTGT đối với một số HHDV doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn.. 2. ộ Tài chính (2011- 2018), Quyết toán NSNN 2011- 2018. B 3. ộ Tài chính (2021), Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế B thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. 4. hính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về việc ban hành định hướng chiến C lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). 5. hính phủ (2009), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 9/01/2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều C hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2009. 6. hính phủ (2014), Quyết định số 432/QG-TTg ngày 12/4/2012 về Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền C vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. 7. hính phủ (2020), Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 về việc gia hạn nộp thuế thu nhập C doanh nghiệp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2010, Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 về phát triển bền vững. 8. uốc hội (2012), Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12, Luật thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/ Q QH12, Luật Thuế Sử dụng đất nông nghiệp số 45/2009/QH12, Luật Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12, Luật Thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12. 9. uốc hội (2013), Luật thuế Giá trị gia tăng số 31/2013/QH13, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số Q 32/2013/QH13, Luật thuế Thu nhập cá nhân số 15/2013/QH13, Luật số 106/2016/QH13 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, Nghị quyết số 142/2016/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. 10. Nguyễn Thị Thanh Hoài (2017), Sử dụng chính sách thuế nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam, Diễn đàn tài chính Việt Nam 2017, 255. 11. Phạm Đình Thi (2020), Cải cách chính sách thuế góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, Tạp chí Tài chính kỳ 1+2, tháng 01/2020. 12. Vương Thị Thu Hiền (2020), Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững, Tạp chí Tài chính Kỳ 1+2 – Tháng 01/2020, 38. 38
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1