intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách tiền tệ phải linh hoạt theo hướng nào?

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở VN hiện nay dù nguy cơ lạm phát 2010 bị cảnh báo khả năng sẽ cao, nhưng LS cho vay bằng VND vừa thả nổi trong khi mặt bằng LS lại đang được khuyến khích giảm. Lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ có tác động khá lớn đến lạm phát và tăng trưởng. Nhìn vào cách thức một ngân hàng T.Ư thay đổi lãi suất, người ta có thể đoán được chính sách tiền tệ đang thắt chặt hay nới lỏng. Lãi suất (LS) tăng sẽ làm tăng giá người tiêu dùng và doanh nghiệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách tiền tệ phải linh hoạt theo hướng nào?

  1. Chính sách tiền tệ phải linh hoạt theo hướng nào?
  2. Ở VN hiện nay dù nguy cơ lạm phát 2010 bị cảnh báo khả năng sẽ cao, nhưng LS cho vay bằng VND vừa thả nổi trong khi mặt bằng LS lại đang được khuyến khích giảm. Lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ có tác động khá lớn đến lạm phát và tăng trưởng. Nhìn vào cách thức một ngân hàng T.Ư thay đổi lãi suất, người ta có thể đoán được chính sách tiền tệ đang thắt chặt hay nới lỏng. Lãi suất (LS) tăng sẽ làm tăng giá người tiêu dùng và doanh nghiệp (DN) phải trả khi đi vay tiền và vì vậy nhu cầu vay sẽ bị giảm, có nghĩa là lạm phát sẽ được kiềm chế. Nhưng ở VN hiện nay dù nguy cơ lạm phát 2010 bị cảnh báo khả năng sẽ cao, nhưng LS cho vay bằng VND vừa thả nổi trong khi mặt bằng LS lại đang được khuyến khích giảm khiến nhiều người băn khoăn chính sách tiền tệ (CSTT) đang ngả theo hướng nào? Lạm phát có thể đến gần 10%? Báo cáo phát triển của ADB công bố ngày 13.4 dự báo tăng trưởng GDP dự kiến năm 2010 của VN sẽ đạt 6,5% và 6,8% vào năm 2010 và 2011 . Lạm phát
  3. trung bình dự kiến tăng tương ứng 10% và 8% năm 2010 và 2011. Một số ý kiến từ các cơ quan quản lý và nghiên cứu VN cũng đã đề cập đến mức CPI năm 2010 ở mức 8%, 9%, thậm chí còn có thể vọt lên tới hơn 10%. N ếu chú ý kỹ nội dung Nghị quyết số 18/NQ-CP vừa qua của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2010 thì thấy giải pháp kiềm chế lạm phát đã được đặt lên hàng đầu. Một số chỉ tiêu tiền tệ cũng có sự thay đổi (tổng phương tiện thanh toán nay chỉ còn tăng khoảng 20% (trước 25%) và không thấy đề cập trực tiếp đến chỉ tiêu lạm phát 7%. Điều này cho thấy Chính phủ đã có sự quan ngại và đề phòng cao với lạm phát. Nhìn ra thế giới, tuy còn một số nước, điển hình như Mỹ, việc duy trì LS thấp thêm một thời gian nữa tại nước này vẫn đ ược cho là cần thiết, nhưng khu vực Châu Á được khuyến cáo nên bắt đầu tăng LS. ADB cho rằng các nước trong khu vực nên bắt đầu tăng LS nhằm ngăn chặn lạm phát tăng cao và tránh nguy cơ hình thành bong bóng tài sản. NHTƯ một số nước Châu Á đang bắt đầu ngừng áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế các nước này đã phục hồi, rủi ro lạm phát ngày càng tăng. Malaysia và Ấn Độ đã tăng tỉ lệ LS chính sách lần đầu tiên kể từ cuộc khủng ho ảng tài chính toàn cầu, còn Australia đã tăng LS 4 lần liên tiếp do nền kinh tế nước này đã vực dậy, tăng trưởng thật sự, đồng AUD cũng tăng giá gần bằng USD. Khi nền kinh tế đã vực dậy thì không cần hỗ trợ nhiều, nghĩa là lãi suất phải nâng lên. LS nâng lên với Australia có ý nghĩa xác nhận nền kinh tế đang hồi phục. "Bộ ba bất khả thi"
  4. H ầu như ở tất cả các nước, ngân hàng TƯ có trách nhiệm bao trùm là giữ ổn định kinh tế của một nước, cơ quan này thực hiện trách nhiệm của mình chủ yếu thông qua vai trò ổn định giá trị đồng tiền, nhưng NHNN VN là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên cùng lúc thực hiện hai mục tiêu (hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát). Vị thế này khiến NHNN trong bối cảnh kinh tế biến động (từ năm 2008 đến nay) khá khó khăn. Trong kinh tế học có thuyết "bộ ba bất khả thi" nghĩa là không có một chính sách tốt nào có thể vừa giải quyết tăng trưởng, vừa chống lạm phát và lại vừa ổn định giá trị của đồng tiền một cách trọn vẹn. Như vậy để thấy việc dùng chính sách linh hoạt để vừa giúp tăng trưởng cao vừa chống lạm phát là một nhiệm vụ nặng nề đối với NHNN, và thị trường cũng không thể đòi hỏi cơ quan này tuyên bố một cách rõ ràng, chắc nịch là trong bối cảnh kinh tế năm 2010 này là CSTT là nới lỏng hay thắt chặt ở thời điểm nào. Hãy chú ý từ "khoảng" trước các chỉ tiêu về tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng của năm. Sẽ thắt chặt dần? Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, quý I/2010 tuy tăng trưởng cao, nhưng mới chỉ đạt 5,83%, muốn đạt chỉ tiêu cả năm tăng 6,5% thì quý II phải phấn đấu tăng 6%, quý III tăng 6,5% và quý IV phải đạt mức tăng 7,3%. Như vậy, tăng trưởng dư nợ tín dụng của các quý còn lại trong năm 2010 cũng phải có mức tăng tỉ lệ thuận với mức tăng trưởng kinh tế. Để đạt mức tăng GDP 6,5% thì mức tăng trưởng d ư nợ của VN năm 2010 sẽ khoảng trên/dưới 30%. Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao trong đặc điểm của nền kinh tế VN hiện tại thì nguy cơ lạm phát cao sẽ lớn hơn nhiều so với các nước khác bởi hiệu quả sử dụng vốn VN vẫn còn quá thấp thể hiện ở chỉ số ICOR quá cao (năm
  5. 2009 là 8,04, các nước phát triển bền vững con số này trong khoảng từ 3 đến 5). V ới chủ trương hạ mặt bằng LS như hiện nay, cùng thông tin là NHNN sẽ tiếp tục giảm tiếp một số LS công bố của mình thì có thể thấy có vẻ như hiện nay CSTT đang tạm thời nới lỏng để làm tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế và hỗ trợ các TCTD giảm LS cho vay. Như vậy, có thể thấy CSTT đang nghiêng một chút về hỗ trợ tăng trưởng (để tiếp tục tạo đà vì mức tăng GDP quý I cũng đang bị coi là thấp). Tuy nhiên, sự nới lỏng sẽ không kéo dài quá lâu. Mức tăng tín dụng trong nửa đầu tháng 4 đã khả quan hơn quý I. Mặt bằng LS cho vay VND giảm xuống sẽ khuyến khích người vay tiền tăng nhu cầu vay. Bên cạnh đó, độ trễ của các gói cầu qua HTLS đã phát lộ. CPI các tháng tới khả năng ở mức cao hơn so cùng kỳ. Do vậy, CSTT nhiều khả năng sẽ có những điều chỉnh theo hướng thắt chặt và ngày càng quyết liệt hơn (từ quý III trở đi) để kiềm chế lạm phát nếu CPI cả năm có biểu hiện mấp mé đến 2 con số. Thị trường tài chính, BĐS luôn theo dõi chặt chẽ từng động thái của CSTT. Tuy nhiên, không phải thắt chặt tiền tệ bao giờ cũng gây quản ngại. Trên TTCK Mỹ tuần qua, tâm lý lạc quan trước kết quả kinh doanh ấn tượng của các tập đoàn, cũng như tín hiệu chỉ báo tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã chiến thắng những quan ngại về thị trường việc làm. Biểu hiện tăng điểm rõ ràng và có phần phấn chấn của TTCK Việt Nam mấy phiên cuối tuần trước và thành công của phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ vừa qua là phản ánh tâm lý tích cực của các NĐT trước những quyết tâm của Chính phủ, cũng như NHNN giảm mặt bằng lãi suất cho vay và giảm tác động của các quyết định hành chính vào quan hệ cung-cầu vốn khiến dòng
  6. vốn có thể khơi thông và tự do tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường cho các chủ thể tham gia. Trong bối cảnh đó cho dù quan điểm của NHNN và chiến lược khách hàng của các NHTM vẫn chặt chẽ với TTCK, CSTT có thắt chặt dần, nhưng niềm tin vào triển vọng kinh tế VN (cộng với kết quả tích cực của quyết tâm hạ mặt bằng LS thị trường) mới là điều quan trọng để TTCK bứt phá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0