Chính sách trị vì của Trần Thái Tông (1218- 1277) 1
lượt xem 8
download
Chính sách trị vì của Trần Thái Tông (1218- 1277) 1 Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên có công mở nghiệp nhà Trần. Tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần 1218. Quê hương Tức Mạc, Phủ Thiên Trường nay là xã Lộc Vượng thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Theo gia phả, tổ tiên nhà Trần là Trần Kính, gốc làm nghề chài lưới, rất giỏi sông nước, ở hưương Tức Mạc, phủ Thiên Trường, Trần Kính sinh Trần Hấp. Trần Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách trị vì của Trần Thái Tông (1218- 1277) 1
- Chính sách trị vì của Trần Thái Tông (1218- 1277) 1 Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên có công mở nghiệp nhà Trần. Tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần 1218. Quê hương Tức Mạc, Phủ Thiên Trường nay là xã Lộc Vượng thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Theo gia phả, tổ tiên nhà Trần là Trần Kính, gốc làm nghề chài lưới, rất giỏi sông nước, ở hưương Tức Mạc, phủ Thiên Trường, Trần Kính sinh Trần Hấp. Trần Hấp sinh Trần Lý. Trần Lý sinh Trần Thừa. Trần Thừa sinh Trần Liễu và Trần Cảnh. Trần Cảnh rất thông minh, học giỏi,tướng mạo khôi ngô. Năm 8 tuổi được chú ruột là Trần Thủ Độ đưa vào cung hầu cận Lý Chiêu Hoàng. Sau lấy Lý Chiêu Hoàng làm vợ. Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu 1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Ngày 11 tháng 12 năm 1225 Trần Cảnh chính thức lên ngôi Hoàng đế mở nghiệp nhà Trần. Đặt niên hiệu là Kiến Phong. Đã 12 năm mà Hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng vẫn chưa có con để kế vị ngai vàng. Trần Thủ Độ ép Trần Thái Tông lập Thuận Thiên Công chúa, vợ Trần Liễu lên làm Hoàng Hậu. Việc này gây mối bất hoà giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Cảnh, nhưng sau cũng giải hoà được. Hoàng hậu Thuận Thiên sinh ra được Trần Hoảng, Trần Quang Khải, Trần Nhật
- Duật, Trần Ích Tắc, Trần Vĩnh. Triều Trần vừa mới mở nghiệp đã phải đối mặt với cuộc xâm lược của đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Đế quốc Nguyên Mông đã đánh chiếm được hầu hết châu Á và rất nhiều nước châu Âu, từ bờ Thái Bình D- ương đến Hắc Hải. Ngày 12 - 12 - 1257 quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai đem hơn 10 vạn quân tràn vào biên giới xâm lược nước ta. Trần Thái Tông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chống trả thắng lợi cuộc xâm lược lần thứ I của quân Mông Cổ, đem lại thanh bình, giữ vững độc lập cho đất nước. Ngày 24 - 2 năm Mậu Ngọ 1258 vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con trưởng là Trần Hoảng để làm Thái Thượng Hoàng. Trần Thái Tông là vị vua nhân từ, văn võ toàn tài, biết trị quốc, an dân. Ông là ng- ười ham nghiên cứu đạo Phật, làm nhiều thơ văn, là một tác gia xuất sắc nhất của nền văn học Phật giáo Việt Nam thế kỷ 13. Dưới triều đại ông quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, tôn giáo đều phát triển. Những tác phẩm chính trị của ông: Khoá hư lục - Kiến trung thường lệ - Lục thì sám hối - Khoa nghị - Quốc triều thông chế - Tựa kinh kim cương - Tựa Thiên Tông chỉ nam tự. Ngày 11 tháng 4 năm Đinh Sửu 1277 Trần Thái Tông mất, thọ 59 tuổi trị vì 33 năm, làm Thái Thượng Hoàng 19 năm. Lại nói thêm :
- Niên hiệu: Kiến Trung (1225-1237). Thiên Ứng Chính Bình (1238-1350). Nguyên Phong (1251-1258). 1. TRẦN THỦ ĐỘ. Tháng Chạp năm Ất Dậu (1225) Trần Cảnh lên làm vua, tức là Trần Thái Tông phong cho Trần Thủ Độ làm Thái sư Thống quốc hành quân chinh thảo sự. Bấy giờ vua Thái Tông mới có 8 tuổi, việc gì cũng do ở Trần Thủ Độ cả. Thủ Độ tuy là một người không có học vấn nhưng thật là một tay mưu lược, chủ ý cốt gây dựng cơ nghiệp nhà Trần cho bền chặt, cho nên dẫu việc đến đâu, cũng làm cho được. Lý Huệ Tông tuy đã xuất gia đi ở chùa rồi, nhưng Thủ Độ vẫn định bụng giết đi, cho khỏi sự lo về sau. Một hôm, Huệ Tông ngồi nhổ cỏ ở sân chùa Chân Giáo, Thủ Độ đi qua trông thấy, mới nói rằng: "Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ cái nó đi" Huệ Tông nghe thấy phủi tay nói rằng: "Nhà ngươi nói ta hiểu rồi". Được mấy hôm Thủ Độ cho người đến mời Huệ Tông, Huệ Tông biết ý, vào nhà sau thắt cổ tự tận. Thủ Độ đưa bách quan đến tế khóc xong rồi hoả táng, chôn ở tháp Bảo Quang. Còn Thái hậu là Trần thị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa để gả cho Trần Thủ Độ (Trần Thủ Độ và Thiên Cực công chúa là hai chị em họ). Bao nhiêu những cung nhân nhà Lý thì đưa gả cho những tù trưởng các mường. Thủ Độ đã hại Huệ Tông rồi, lại muốn trừ nốt các tôn thất nhà Lý. Đến năm Nhâm Thìn (1232) nhân làm lễ tế Tiên hậu nhà Lý ở thôn Thái Dương, làng Hoa Lâm (huyện Đông Ngạn, tỉnh Bắc Ninh), Thủ Độ sai đào hầm, làm nhà lá ở trên, để đến khi các tôn thất nhà Lý vào đấy tế lễ, thì sụt cả xuống hố, rồi đổ đất chôn sống cả.
- Thủ Độ chỉ lo làm thế nào cho ngôi nhà Trần được vững bền, cho nên không những tàn ác với nhà Lý thôi, đến luân thường ở trong nhà, cũng làm loạn cả. Chiêu Thánh hoàng hậu lấy Thái Tông đã được 12 năm mà vẫn chưa có con . Thủ Độ bắt Thái Tông bỏ và giáng làm công chúa, rồi đem người chị bà Chiêu Thánh tức là vợ Trần Liễu vào làm hoàng hậu, bởi vì người chị đã có thai được 3 tháng. Làm loạn nhân luân như thế, thì từ thượng cổ mới có là một. Trần Liễu tức giận đem quân làm loạn. Vua Thái Tông bị Thủ Độ hiếp chế như thế, trong bụng cũng không yên, đến đêm trốn ra, lên ở chùa Phù Vân, trên núi Yên Tử (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên). Trần Thủ Độ biết tin ấy, đem quần thần đi đón Thái Tông về. Thái Tông không chịu về, nói rằng: "Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để cho khỏi nhục xã tắc". Thủ Độ nói mãi không nghe, ngoảnh lại bảo bách quan rằng: "Hoàng thượng ở đâu là triều đình ở đấy!". Nói đoạn, truyền sắp sửa xây cung điện ở chùa Phù Vân. Quốc sư ở chùa ấy thấy thế, vào van lạy Thái Tông về triều, Thái Tông bất đắc dĩ truyền xa giá về Kinh. Được ít lâu Trần Liễu biết sức mình không làm gì nổi, bèn nhân lúc Thái Tông ngự thuyền đi chơi, giả làm người đánh cá lẻn xuống thuyền ngự xin hàng. Hai anh em ôm nhau mà khóc. Thủ Độ nghe tin, đến rút gươm toan giết Trần Liễu, Thái Tông can mãi mới thôi. Sau Thái Tông lấy đất Yên Phụ, Yên Đường, Yên Sinh và Yên Bang (ở huyện Đông Triều và phủ Kinh Môn, Hải Dương) cho Trần Liễu làm thái ấp và phong cho làm An Sinh Vương. Thủ Độ đã hại hết cả dòng dõi nhà Lý, lại muốn cho hậu thế không ai nhớ đến họ
- Lý nữa mới nhân vì Tổ nhà Trần tên là Lý, bắt trong nước ai là họ Lý đều phải cải là họ Nguyễn. Thủ Độ thật là người gian ác đối với nhà Lý, nhưng lại là một người đại công thần của nhà Trần. Một tay cáng đáng bao nhiêu trọng sự, giúp Thái Tông bình phục được giặc giã trong nước và chỉnh đốn lại mọi việc, làm cho nước Nam ta bấy giờ được cường thịnh, ngày sau có thể chống cự với Mông Cổ, khỏi phải làm nô lệ những kẻ hùng cường. 2. VIỆC ĐÁNH DẸP GIẶC GIÃ. Nước An Nam từ khi vua Cao Tông nhà Lý thất chính, trong nước chỗ nào cũng có giặc giã. Ở mạn Quốc Oai thì có giặc Mường làm loạn, ở Hồng Châu thì có Đoàn Thượng chiếm giữ đất Đường Hào, tự xưng làm vua. Ở Bắc Giang thì có Nguyễn Nộn độc lập xưng vương ở làng Phù Đổng. Ấy là một nước mà chia ra làm mấy giang sơn. Khi Trần Thủ Độ đã thu xếp xong việc cướp ngôi nhà Lý rồi, mới đem quân đi đánh dẹp. Trước lên bình giặc Mường ở Quốc Oai, sau về đánh bọn Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Nhưng thế lực hai người ấy mạnh lắm, Trần Thủ Độ đánh không lại, bèn chia đất phong cho hai người làm vương để giảng hoà. Năm Mậu Tý (1228) Nguyễn Nộn đem quân đánh Đoàn Thượng, chiếm giữ lấy đất Đường Hào, thanh thế lừng lẫy. Trần Thủ Độ đã lấy làm lo. Nhưng chỉ được mấy tháng thì Nguyễn Nộn chết. Từ đó các châu huyện trong nước lại thống hợp làm một. 3. VIỆC CAI TRỊ. Cứ theo phép nhà Lý thì làng nào có bao nhiêu người đi làm quan văn, quan võ, thơ lại, quân lính, hoàng nam, lung lão, tàn tật và những người
- đến ở ngụ cư, hay là những người xiêu lạc đến ở trong làng, thì xã quan phải khai vào cả quyển sổ gọi là trướng tịch. Ai có quan tước mà có con được thừa ấm thì con lại được vào làm quan, còn những người giàu có, mà không có quan tước thì đời đời cứ phải đi lính. Thái Tông lên làm vua phải theo phép ấy, cho nên đến năm Mậu Tý (1288) lại sai quan vào Thanh Hoá làm lại trướng tịch theo như lệ nhà Lý ngày trước. Năm Nhâm Dần (1242) Thái Tông chia nước Nam ra làm 12 lộ. Mỗi lộ đặt quan cai trị là An Phủ sứ chánh phó 2 viên. Dưới An Phủ sứ có quan Đại tư xã và Tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên thì làm Đại tư xã, lục phẩm trở xuống thì làm Tiểu tư xã, mỗi viên cai trị, hoặc hai xã, hoặc ba bốn xã. Mỗi xã lại có một viên xã quan là Chánh sử giám. Lộ nào cũng có quyển dân tịch riêng của lộ ấy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân ,tiểu sử
5 p | 753 | 27
-
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 2
7 p | 136 | 20
-
Chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam và giá trị của nó trong phát triển bền vững vùng lãnh thổ - GS. TS Trần Trí Dõi
8 p | 159 | 16
-
Những cải cách trong thi cử triều Hồ
4 p | 151 | 14
-
CHÍNH SÁCH TRỊ NƯỚC CỦA VUA TRẦN THÁNH TÔNG (1258 - 1278)
4 p | 96 | 12
-
Vị thế đối ngoại của Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia Đông Nam Á thời Lý - Trần
14 p | 110 | 12
-
Chuẩn mực hoá ngôn ngữ và văn hoá mới, con người mới
3 p | 85 | 10
-
Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới cách nhìn của người Mỹ
8 p | 63 | 8
-
Chính sách trị vì của Trần Thái Tông (1218- 1277) 2
7 p | 93 | 7
-
Một vài ý kiến trong thực hiện chính sách dân tộc ở Cần Thơ
11 p | 71 | 6
-
Khu vực bãi ngầm Tư Chính trong Biển Đông: Những yêu sách và đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc: Phần 1
67 p | 35 | 5
-
Sức mạnh của lẽ phải: Phần 1
228 p | 18 | 5
-
Ebook Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Kiên Giang trong giai đoạn mới: Phần 2
114 p | 12 | 4
-
Cạnh tranh sức mạnh mềm Trung - Mỹ tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022: Thực trạng và hàm ý chính sách cho Việt Nam
9 p | 11 | 4
-
Trần Trọng Kim: Phần 1
214 p | 19 | 3
-
Ebook Cách mạng tháng Tám ở Nghệ An (1939-1945): Phần 1
118 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn