Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 1
lượt xem 5
download
Cuốn sách “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan” tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Nội sung sách gồm 5 chương và được chia thành 2 phần ebook, phần 1 gồm có những nội dung chính sau: Biển Đông và các vấn đề địa chính trị, chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại trên biển Đông, quân sự hóa và hệ lụy đối với biển Đông. Mời các bạn cùng tham khảo,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 1
- BIỂN ĐÔNG: ĐỊA CHÍNH TRỊ, LỢI ÍCH, CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
- TS. Đặng Đình Quý - Nguyễn Minh Ngọc (Đồng chủ biên) BIỂN ĐÔNG: ĐỊA CHÍNH TRỊ, LỢI ÍCH, CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN 3
- ISBN: 978-604-77-0796-6 Các bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả chứ không phản ánh quan điểm của các cơ quan, tổ chức nơi tác giả đang công tác, cũng như quan điểm của chủ biên và nhà xuất bản. 4
- MỤC LỤC Lời giới thiệu ................................................................................................................... 7 TS. Đặng Đình Quý ThS. Nguyễn Minh Ngọc Chương I: BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ . ................................... 15 1. “THỜI KHẮC BIỂN” CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG . ......................... 17 GS. Geoffrey Till 2. TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC TUYẾN GIAO THÔNG TRÊN BIỂN........................................................ 31 Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda Chương II: CHÍNH TRỊ NỘI BỘ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG . ............................................................................................. 51 3. LỰA CHỌN LỢI ÍCH QUỐC GIA CĂN BẢN VÀ LẬP TRƯỜNG TRONG CÁC VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG................................................................. 53 GS. Su Hao và Ren Yuan-zhe 4. CHÍNH TRỊ NỘI BỘ: “LÀN SÓNG NGẦM” QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG .............................................................. 63 Nguyễn Hùng Sơn 5. TRUNG QUỐC TRANH LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BIỂN ĐÔNG: TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI DIỄN BIẾN CỦA TRANH CHẤP TRONG TƯƠNG LAI ........................................................................................... 77 TS. Li Mingjiang 6. TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG LUẬN TẠI PHILIPPINES VỀ CÁC TRANH CHẤP GIỮA PHILIPPINES VÀ TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG................................................................................................ 99 GS. Aileen S.P. Baviera và Sascha M. Gallardo Chương III: QUÂN SỰ HÓA VÀ HỆ LỤY ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG . ........................ 121 7. CHIẾN LƯỢC “CHỐNG TIẾP CẬN/ PHONG TỎA KHU VỰC” VÀ BIỂN ĐÔNG .................................................................................................. 123 Christian Le Mière 8. TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUÂN VÀ MỸ TÁI CÂN BẰNG SANG CHÂU Á: HỆ LỤY ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH TRÊN BIỂN ĐÔNG................................. 137 GS. Carlyle A. Thayer 5
- Mục lục 9. SỰ PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI SỰ HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI TẠI ĐÔNG NAM Á............................................................................................. 163 Richard A. Bitzinger Chương IV: LỢI ÍCH VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LIÊN QUAN NGOÀI KHU VỰC BIỂN ĐÔNG..................................................................... 187 10. “CHIẾN LƯỢC XOAY TRỤC CHÂU Á CỦA CHÍNH QUYỀN OBAMA: CHUYỂN TỪ KIỀM CHẾ NGOẠI GIAO SANG KIỀM CHẾ CHIẾN LƯỢC TRƯỚC MỘT TRUNG QUỐC ĐANG TRỖI DẬY?” ................................... 189 GS. Renato Cruz De Castro 11. LỢI ÍCH CỦA NHẬT BẢN Ở BIỂN ĐÔNG . ................................................. 219 GS. Masahiro Akiyama 12. ĐIỂM NÓNG Ở BIỂN ĐÔNG: NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ.................................................................... 227 TS. Probal Ghosh 13. CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN XÔ/NGA Ở CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ TRONG TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG: QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI . ................................................................................. 237 GS. Dmitri Valentinovich Mosyakov 14. CẠNH TRANH TRUNG-MỸ Ở BIỂN ĐÔNG: THỜI ĐIỂM ĐỂ HÀN QUỐC THỂ HIỆN VAI TRÒ QUỐC GIA TẦM TRUNG CỦA MÌNH........................................................... 243 TS. (Đại tá Hải quân) Sukjoon Yoon Chương V: BIỂN ĐÔNG TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ASEAN- MỸ........ 265 15. NHỮNG DIỄN BIẾN TRONG QUAN HỆ MỸ - TRUNG QUỐC - ASEAN XUNG QUANH VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG: GÓC NHÌN TỪ MỸ.................... 267 Bonnie S. Glaser 16. ASEAN, TRUNG QUỐC, MỸ VÀ BIỂN ĐÔNG: CƠ HỘI HỢP TÁC........ 287 Termsak Chalermpalanupap 17. TÁI CÂN BẰNG TAM GIÁC QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ASEAN-MỸ Ở BIỂN ĐÔNG . ................................................................................................... 399 TS. Trần Trường Thủy Phụ lục: Tiểu sử tác giả . ..................................................................................................... 313 6
- LỜI GIỚI THIỆU TS. Đặng Đình Quý - Giám đốc Học viện Ngoại giao ThS. Nguyễn Minh Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Biển Đông là tài sản chung của thế giới và khu vực, cung cấp nguồn tài nguyên dồi dào, nuôi sống nhiều quốc gia và mang đến sự phát triển thịnh vượng, đặc biệt cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mỗi năm, một nửa lượng tàu thuyền thương mại trên thế giới, tương đương 1/3 lượng giao thông toàn cầu với giá trị thương mại khoảng 5,3 nghìn tỷ USD đi qua vùng biển này. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng được chuyên chở qua Biển Đông, trong đó eo Malacca trở thành điểm nút quan trọng trong tuyến đường cung cấp năng lượng từ Châu Phi và vùng Vịnh sang các nền kinh tế Châu Á. Biển Đông cũng chiếm khoảng 1/10 lượng đánh bắt cá trên thế giới, đóng góp một phần quan trọng vào dinh dưỡng của người Châu Á và tăng đáng kể thu nhập của người dân. Đó là chưa kể đến những nguồn tài nguyên chưa được khai thác ở Biển Đông như băng cháy, đá phiến… và các giá trị an ninh, kinh tế khác của vùng biển này. Những con số thống kê trên dẫu sơ lược nhưng đã khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và sự cần thiết cùng hợp tác quản lý bền vững vùng biển này vì lợi ích chung của tất cả quốc gia sử dụng nó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đã leo thang ở Biển Đông, làm gia tăng hiểu lầm, cạnh tranh, va chạm và đôi khi còn đẩy các nước đến bên bờ vực xung đột “nóng”. Lợi ích nhiều mặt của các quốc gia trong và ngoài tranh chấp đều bị ảnh hưởng và mặc dù các bên đã có những nỗ lực đối thoại và bàn thảo để giảm thiểu căng thẳng, dàn xếp mâu thuẫn và hướng tới giải pháp nhưng diễn biến hiện nay cho thấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi bản chất phức tạp của tranh chấp và tính toán riêng của từng quốc gia. Do đó, rất cần đến những phân tích, đánh giá sâu sắc và những giải pháp sáng tạo, đột phá cho Biển Đông bởi vì, bên cạnh nguy cơ xung đột, những thách thức hàng ngày xảy ra trên vùng biển này như cướp biển, thiên tai, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… đang trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực. 7
- TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc Với nhận thức đó, Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, tiếp nối nỗ lực và thành công của những năm qua, đã tổ chức Hội thảo Quốc tế khoa học lần thứ tư với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” từ ngày 19-21/11/2012 tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả, chuyên gia và quan chức quốc tế, trong nước với trọng tâm thảo luận tập trung vào chín nhóm chủ đề sau: (i) Biển Đông trong sự dịch chuyển địa chính trị; (ii) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông; (iii) Chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại của các bên ở Biển Đông; (iv) Quân sự hóa và những hệ lụy; (v) Lợi ích và chính sách của các bên ngoài khu vực Biển Đông; (vi) Biển Đông trong quan hệ Mỹ-ASEAN-Trung Quốc; (vii) Những khía cạnh pháp lý của vấn đề Biển Đông; (viii) Hợp tác ở Biển Đông: nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai (ix) Giải quyết tranh chấp, quản lý xung đột và các phương thức hướng tới giải pháp. Để giới thiệu với bạn đọc những nghiên cứu của các học giả tham gia hội thảo, Học viện Ngoại giao đã tổng hợp phần lớn các bài viết trong hai ấn phẩm. Cuốn sách thứ nhất với tựa đề “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của Các bên liên quan” tập trung phân tích các vấn đề địa chính trị ở Biển Đông, những nhân tố chính trị nội bộ và lợi ích của từng nước cũng như tương tác chính sách giữa các bên liên quan ở Biển Đông. Cuốn sách thứ hai với tựa đề “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp” chủ yếu đánh giá các diễn biến tình hình Biển Đông trong những năm gần đây, xem xét các khía cạnh pháp lý của vấn đề và đề xuất các hướng giải pháp trong quản lý và giải quyết tranh chấp. Các bài viết trong cuốn sách thứ nhất “Biển Đông: Địa chính trị, Lợi ích, Chính sách và Hành động của Các bên liên quan” được chia thành năm chương. Chương Một “Biển Đông và các vấn đề địa chính trị” đánh giá vai trò của Biển Đông dưới góc độ chiến lược và tính toán địa chính trị của các bên. GS. Geoffrey Till (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, London, Anh) cho rằng, giai đoạn hiện nay không chỉ Mỹ, Trung Quốc mà còn nhiều nước ở Đông Nam Á và Châu Á- Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc ngày càng quan tâm tới Biển Đông. Mối quan tâm đó thể hiện ít nhất ở năm khía cạnh sau: Biển Đông như (i) một nguồn dự trữ tài nguyên; (ii) một nguồn cung ứng nguyên liệu và hàng hóa; (iii) một môi trường tự nhiên; (iv) một khu vực chủ quyền và (v) một phương tiện để thiết lập ảnh hưởng. Biển Đông vì thế đã trở thành một không gian có ý nghĩa chiến lược nhất là trong bối cảnh trọng tâm quyền lực đang dịch chuyển dần về Châu Á. GS. Till cũng cho rằng, xu hướng hiện đại hóa hải quân ở khu vực không nên bị thổi phồng quá mức bởi nó chưa phải là chạy đua vũ trang nhưng cần “hạ nhiệt” tranh chấp, thiết lập các đường dây nóng giữa hải quân các nước và tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin an ninh biển để tránh cho tranh chấp vượt khỏi tầm kiểm soát. 8
- Lời giới thiệu Phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda (Giám đốc Viện Okazaki, Nhật Bản) nhìn nhận giá trị của Biển Đông dưới góc độ mạng lưới các tuyến giao thông trên biển. Ông cho rằng các tuyến đường biển kết nối Ấn Độ Dương, eo biển Malacca, Biển Đông và Biển Hoa Đông chính là “huyết mạch” của toàn bộ khu vực bởi sự phát triển của tất cả các quốc gia tại đây đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng và vận tải thương mại. Do đó, việc bảo vệ an ninh của các tuyến hàng hải trọng yếu này trở nên ngày càng cấp thiết, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang có nhiều hành vi bá quyền trên Biển Đông và Hoa Đông và bày tỏ tham vọng muốn thống trị những vùng biển này. Theo Kaneda, một “liên minh an ninh biển” giữa Nhật, Mỹ với Úc và Ấn Độ, trong đó Mỹ-Nhật đóng vai trò trung tâm có thể là một cơ chế hữu hiệu để bảo đảm an toàn cho mạng lưới giao thông trên biển, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các nỗ lực và cơ chế đối thoại hiện có như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Hải quân Tây Thái Bình Dương… Chương Hai “Chính trị nội bộ và chính sách của các bên ở Biển Đông” nghiên cứu các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết sách của các nước về vấn đề Biển Đông. Bài viết của GS. Su Hao (Khoa Ngoại giao, Đại học Ngoại giao Trung Quốc) và Ren Yuan-zhe (giảng viên Khoa Ngoại giao, Đại học Ngoại giao Trung Quốc) xem xét vị trí của Biển Đông trong việc xác định các lợi ích quốc gia cơ bản. Các tác giả cho rằng tuy Biển Đông liên quan đến lợi ích chủ quyền và an ninh của nhiều nước nhưng về tổng thể thì Biển Đông chỉ là lợi ích quốc gia thứ yếu. Trong những năm gần đây, các bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông thường mắc sai lầm khi hoạch định chính sách dựa trên việc xem Biển Đông là lợi ích quốc gia cơ bản, đầu tư nhiều nguồn lực để bảo vệ các lợi ích ở Biển Đông, dẫn đến tình trạng căng thẳng và đối đầu – điều này không có lợi đối với tất cả các nước ở khu vực. Vì vậy, một chính phủ trách nhiệm và duy lý cần phải định hướng chiến lược quốc gia dựa trên cơ sở lợi ích cơ bản của việc phát triển đất nước và tập trung vào phát triển quốc gia thay vì làm tổn hại chính mình bằng cách đầu tư nguồn lực sai lầm, đánh giá quá cao vị trí của Biển Đông dẫn đến những căng thẳng không đáng có. Bài viết của ông Nguyễn Hùng Sơn (Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam) phân tích các nhân tố nội bộ bên trong Trung Quốc, ASEAN (với tư cách là một tổ chức) và Việt Nam để làm sáng tỏ các “làn sóng ngầm” giúp giải thích chính sách của các chủ thể này ở Biển Đông. Đối với Trung Quốc, tuy các nhóm chủ thể có những nhãn quan rất khác nhau về thế giới nhưng điểm chung đó là họ đều nhìn thấy Trung Quốc ở trung tâm của một trật tự thế giới mới, nơi Trung Quốc sẽ tăng cường vai trò và ảnh hưởng. Hành xử cứng rắn của họ trên Biển Đông bị ảnh hưởng của tâm lý chủ nghĩa dân tộc và tư tưởng bá quyền, vì thế rất khó nhân nhượng với những thứ họ xem là “lợi ích cốt lõi”. ASEAN đang vấp phải những khó khăn nội tại giữa vấn đề lợi ích quốc gia và lợi ích nhóm, giữa phi chính thức và phi thể chế, giữa lợi ích an ninh và kinh tế trong quá trình xây dựng cộng đồng. Đối với Việt Nam, những phát triển mới trong tư duy hoạch định chính sách đối ngoại, việc tăng cường định vị bản thân là một nhân tố quan trọng trong ASEAN và thành viên tích cực trong cộng đồng thế giới và tương tác với người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách của Việt Nam trên Biển Đông. 9
- TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc TS. Li Mingjiang (Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Kỹ nghệ Nanyang, Singapore) nghiên cứu các cuộc tranh luận trong nội bộ Trung Quốc gần đây về vấn đề Biển Đông và từ đó đưa ra các dự đoán về chiều hướng chính sách của nước này trong thời gian tới. Tác giả nhận thấy rằng phần lớn các nhà phân tích Trung Quốc thống nhất về căn nguyên gây xung đột trên Biển Đông là do các nước trong khu vực thiếu tôn trọng lợi ích của Trung Quốc, liên kết chống lại Trung Quốc. Quan điểm khá thống nhất này là dấu hiệu cho thấy, nếu không có sai lầm nghiêm trọng, Trung Quốc sẽ không điều chỉnh đáng kể chính sách ở Biển Đông. Rất có thể, trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ quyết đoán hơn ở Biển Đông nhưng không đối đầu bởi Trung Quốc phải tính đến quan hệ với các nước Đông Nam Á, mục tiêu cạnh tranh chiến lược với Mỹ và những ưu tiên phát triển kinh tế trong nước. Trong bài viết của mình, GS. Aileen S.P. Baviera và Sascha M. Gallardo (Đại học Philippines) phân tích vai trò của truyền thông và công luận Philippines trong các tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Truyền thông đại chúng Philippines đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý khủng hoảng bởi chính phủ có thể sử dụng ý kiến công chúng và các chiến dịch tuyên truyền làm hậu thuẫn cho quan điểm của mình, củng cố sự đoàn kết chống lại Trung Quốc và kêu gọi ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ý kiến dư luận cũng có thể là con dao hai lưỡi, đôi khi thay vì chỉ trích Trung Quốc lại quay lại phê phán chính phủ Philippines vì quá yếu đuối, tự mãn hoặc thiếu chiến lược tổng thể. Vì vậy, chính phủ cần sử dụng hợp lý công cụ tuyên truyền và thông tin đầy đủ để thúc đẩy truyền thông đóng vai trò tích cực trong việc đưa ra các giải pháp và củng cố lòng tin chính trị. Chương Ba “Quân sự hóa và hệ lụy đối với Biển Đông” đánh giá xu thế hiện đại hóa quân sự ở khu vực và tác động của nó đối với tranh chấp Biển Đông. Christian Le Mière (Chuyên viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh) đưa ra một phân tích chi tiết về chiến lược “chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực” (A2AD) – một lựa chọn đang được các nước quanh Biển Đông chú ý đầu tư. Tác giả cho rằng tuy về bản chất, chiến lược này mang tính chất tự vệ nhưng những lo ngại về hạn chế khả năng hành động do A2AD gây ra đã tạo nên các chuỗi hành động-đáp trả giữa các nước, khơi nguồn cho một tình thế “tiến thoái lưỡng nan” về an ninh. Mặc dù vậy, xu hướng tăng cường mua sắm vũ khí ở khu vực chưa tạo thành một cuộc chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, để phá vỡ vòng tròn nguy hiểm này, trách nhiệm sẽ thuộc phần lớn vào các quốc gia mạnh hơn (như Mỹ, Trung Quốc), các nước này cần chấp nhận một mức độ “bất ổn” an ninh nhất định để các nước nhỏ hơn cảm thấy thoải mái với mức độ phòng thủ của mình. Bài viết của GS. Carlyle A. Thayer (Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) tập trung giải đáp câu hỏi liệu quá trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc và chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại Đông Á có ảnh hưởng như thế nào đến ổn định ở Biển Đông. Tác giả cho rằng môi trường an ninh tương lai của Biển Đông sẽ chịu ảnh hưởng của năm xu thế chồng chéo, tiềm ẩn trong đó cả những nhân tố ổn định và bất ổn, đó là: (i) sự đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc; (ii) xu hướng hiện đại hóa quân sự trong khu vực; (iii) tăng cường khả năng chấp pháp trên biển trong khu vực; (iv) sự phát triển của cấu trúc an ninh khu 10
- Lời giới thiệu vực; và (v) các cuộc đối thoại về Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong ngắn hạn, do sự mất lòng tin chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước sẽ tiếp tục cạnh tranh và hợp tác, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho ASEAN nhất là trong bối cảnh cấu trúc an ninh khu vực không có khả năng quản lý hiệu quả các thách thức an ninh biển trên Biển Đông. Richard A. Bitzinger (Nghiên cứu viên cao cấp, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Kỹ nghệ Nanyang, Singapore) miêu tả chi tiết quá trình xây dựng quân đội của Trung Quốc kể từ cuối những năm 1990 và tác động của nó đối với việc hiện đại hóa quân đội của các nước Đông Nam Á. Theo Bitzinger, việc mua sắm vũ khí trong khu vực thời gian gần đây, đặc biệt là về hải quân và không quân, vượt ra ngoài khuôn khổ của việc hiện đại hóa thông thường, bởi các loại vũ khí đó có tính sát thương, độ chính xác và phạm vi triển khai rộng lớn hơn. Điều này tăng cường đáng kể năng lực chiến tranh của các nước quanh Biển Đông và bất kỳ cuộc xung đột nào nếu xảy ra thì cường độ sẽ mạnh hơn, phạm vi rộng hơn và sức tàn phá cũng lớn hơn. Chương Bốn “Lợi ích và chính sách của các nước liên quan ngoài khu vực Biển Đông” tập trung nghiên cứu các chủ thể có lợi ích ngày càng lớn ở Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc. Bài viết của GS. Renato Cruz De Castro (Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học De La Salle, Philippines) phân tích việc chuyển chính sách của Mỹ từ kiềm chế ngoại giao sang kiềm chế chiến lược trước một Trung Quốc đang trỗi dậy. Tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại ARF 2010 là một nỗ lực kiềm chế ngoại giao của Mỹ nhằm liên kết với các quốc gia ASEAN thuyết phục Trung Quốc chấp nhận cách tiếp cận đa phương trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng chính trị, thương mại và đầu tư của mình để ngăn cản sự hình thành của một liên minh Mỹ-ASEAN và vì thế Mỹ phải chuyển sang kiềm chế chiến lược bằng cách tái triển khai trên quy mô lớn các lực lượng hải quân và không quân từ Châu Âu và Trung Đông sang Châu Á. GS. Masahiro Akiyama (Cố vấn cấp cao, Quỹ Nghiên cứu Chính sách Đại dương, Nhật Bản) cho rằng lợi ích quan trọng nhất của Nhật Bản ở Biển Đông là tự do hàng hải; do đó, các tranh chấp lãnh thổ tại đây trở thành mối quan tâm lớn của Nhật. Chúng có thể ảnh hưởng đến việc tự do lưu thông của tàu thuyền thương mại và quân sự ở vùng biển này. Theo GS. Akiyama, các bên liên quan cần sớm hợp tác để xây dựng một bộ quy tắc hay nguyên tắc hướng dẫn cho hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế dựa trên tinh thần và các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 nhằm tránh các vụ va chạm như trong quá khứ. Về lợi ích và chính sách của Ấn Độ ở Biển Đông, TS. Probal Ghosh (Nghiên cứu viên cao cấp, Quỹ Nghiên cứu Giám sát Ấn Độ) khẳng định những căng thẳng ở Biển Đông có tác động đáng kể đến Ấn Độ bởi gần 50% hoạt động thương mại của nước này được vận chuyển qua các tuyến đường biển trong khu vực. Việc qua lại vô hại của tàu chiến và tàu thuyền thương mại của Ấn Độ cũng có thể bị cản trở nếu Trung Quốc hiện thực hóa thành công yêu sách đường chín đoạn như đã được kiểm chứng qua vụ việc tàu Airavat. Ấn Độ cũng có lợi ích lớn trong việc khai thác năng lượng ở Biển Đông nên sẽ không chấp nhận bất kỳ sự cản trở nào từ Trung Quốc. Vì vậy, dù là “cường quốc bên 11
- TS. Đặng Đình Quý và ThS. Nguyễn Minh Ngọc ngoài”, Ấn Độ mong muốn thực hiện vai trò trung gian một cách trung thực để giữ gìn an ninh, ổn định ở Biển Đông. Bài viết của GS. Dmitri Valentinovich Mosyakov (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, Học viện Khoa học Nga) so sánh chính sách của Liên Xô/ Nga ở Châu Á-Thái Bình Dương và đối với tranh chấp Biển Đông trong quá khứ và hiện tại. Tác giả kết luận rằng Nga đang quyết tâm triển khai chính sách “quay lại Châu Á” và trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề của khu vực, trong đó có Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc theo dõi rất sát sao sự quay trở lại của Nga và sự can dự của Nga ở Biển Đông nhưng Nga sẽ không rút khỏi Biển Đông trước các áp lực của Trung Quốc. GS. Mosyakov cho rằng đây là lựa chọn chính sách đúng đắn duy nhất bởi nếu Nga nhượng bộ Trung Quốc, cái giá phải trả với Nga không chỉ là “mất mặt ở Châu Á” mà còn là các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD từ các công trình ở thềm lục địa. Đại tá Hải quân Sukjoon Yoon (Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chiến lược Biển Hàn Quốc) trong Bài viết của mình đã nghiên cứu sự cạnh tranh Trung-Mỹ trên Biển Đông và từ đó đề xuất vai trò quốc gia tầm trung của Hàn Quốc và một số chủ thể có tiềm năng khác (như Nhật Bản, Úc, New Zealand, Ấn Độ và ASEAN) để ngăn chặn trò chơi “ăn miếng trả miếng” giữa hai cường quốc này. Tác giả cho rằng một liên minh các quốc gia tầm trung ở Đông Á, trong đó Hàn Quốc là nước có khả năng và lợi ích để đảm đương một vai trò tích cực, có thể góp phần hữu ích vào giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trước mắt, một “bộ quy tắc hợp tác” nên được xây dựng để giảm thiểu tình trạng mất lòng tin chiến lược, tránh các tác động xấu từ cạnh tranh Trung- Mỹ và thu hẹp những bất đồng giữa các quốc gia trong khu vực. Chương Năm “Biển Đông trong quan hệ Mỹ-ASEAN-Trung Quốc” xem xét những tương tác chính sách giữa Mỹ, ASEAN và Trung Quốc, những chủ thể được xem là quan trọng nhất trong vấn đề Biển Đông. Bài viết của Bonnie S. Glaser (Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ) so sánh quan hệ Mỹ-Trung Quốc-ASEAN trong giai đoạn 2002-2006 với giai đoạn 2007-2012 để tìm ra những thay đổi quan trọng và hệ quả của chúng. Tác giả đưa ra ba kết luận chính: thứ nhất, Trung Quốc đã thay đổi chính sách, hành xử cứng rắn hơn và dùng năng lực biển ngày càng tăng của mình để ép các nước nhỏ trong ASEAN thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thứ hai, ASEAN từ chỗ còn mâu thuẫn về sự hiện diện của Mỹ hầu hết đã chuyển sang ủng hộ vô điều kiện sự quay trở lại của Mỹ như một đối trọng trước những bất ổn gây ra do sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc. Thứ ba, Mỹ đã nhận thức được rằng một chính sách tốt với Trung Quốc chỉ khi nó nằm trong chiến lược Châu Á, nghĩa là phải tăng cường thảo luận và làm việc với các quốc gia khác trong khu vực. Theo Glaser, tuy vấn đề Biển Đông khó có thể giải quyết một sớm một chiều nhưng những lo ngại về việc cạnh tranh Biển Đông sẽ dẫn đến đối đầu Trung-Mỹ, sự tan rã của ASEAN hay xung đột quân sự leo thang thành chiến tranh rộng lớn đều là sự thổi phồng quá mức. Từ quan điểm của ASEAN với vai trò là nhân tố thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tác giả Termsak Chalermpalanupap (Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu ASEAN, 12
- Lời giới thiệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore) cho rằng Biển Đông có thể mang lại nhiều cơ hội khả quan cho Trung Quốc và Mỹ trong hợp tác với ASEAN để duy trì hòa bình, ổn định của khu vực. An ninh biển là một lĩnh vực rộng để ba bên có thể ngồi lại đối thoại và hợp tác trên cơ sở bảo đảm không sử dụng hay đe dọa vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình – điều mà tất cả các bên đã cam kết thông qua việc ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Thân thiện (TAC). Việc hợp tác này nền tảng để các bên tiếp tục xây dựng lòng tin, ủng hộ Đông Nam Á trở thành một khu vực phi hạt nhân. Theo TS. Trần Trường Thủy (Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam), vấn đề Biển Đông giờ đã đồng thời trở thành “thuốc thử” quan trọng đối với chiến lược “phát triển hòa bình” của Trung Quốc, vị trí thống lĩnh của Mỹ ở khu vực và sự thống nhất của ASEAN. Hiện nay, tam giác quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Mỹ ở Biển Đông đang bị mất cân bằng khi Trung Quốc chiếm ưu thế trên biển và trên các diễn đàn ngoại giao, Mỹ vẫn loay hoay tìm kiếm cách đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy, một ASEAN bị phân hóa và, về mặt thể chế có thể bị thao túng bởi bất kỳ nước chủ tịch hay thậm chí là một thành viên riêng lẻ nào. Tuy nhiên, có khả năng những gì Trung Quốc đạt được chỉ là tạm thời; về lâu dài những gì Trung Quốc mất có thể nhiều hơn nếu cứ tiếp tục hành xử bất chấp luật pháp. Về phần Mỹ, nước này cần cân nhắc bổ sung các thành tố khác vào chiến lược của mình như việc sử dụng lực lượng bán quân sự và các công cụ kinh tế để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc bởi Biển Đông không chỉ liên quan đến lợi ích chiến lược mà còn là uy tín của sức mạnh Mỹ. Nhìn chung, các bài viết trong cuốn sách này đều thống nhất về tầm quan trọng địa chính trị của Biển Đông và chỉ ra những tính toán phức tạp của các nước liên quan trong và ngoài khu vực. Chính những mâu thuẫn lợi ích và cạnh tranh chính sách này đang tác động trực tiếp đến những diễn biến hàng ngày trên Biển Đông và đặt ra nhu cầu bức thiết về việc quản lý xung đột, hướng tới giải quyết tranh chấp, nếu không sự xói mòn lòng tin chiến lược sẽ dẫn cả khu vực đến một kết cục thua thiệt cho tất cả các bên, thay vì cùng hợp tác phát triển thịnh vượng. Những nội dung này sẽ được đề cập cụ thể hơn trong cuốn sách thứ hai “Biển Đông: Quản lý tranh chấp và Định hướng giải pháp”./. 13
- 14
- Chương I BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ 15
- 16
- 1 “THỜI KHẮC BIỂN” CHÂU Á VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GS. Geoffrey Till Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Biển, Đại học King, London, Anh Ở Mỹ, trong khi các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan đang đi xuống, việc khôi phục các lĩnh vực biển trong chính sách an ninh của Mỹ ngày càng được tập trung. Dường như giờ là “thời khắc biển”, và là thời khắc mà Thủy quân lục chiến Mỹ đã xác định vừa là cơ hội và vừa là thách thức - và đang quyết tâm làm rõ điều này.1 Giả thiết đặt ra, có lẽ không có gì là ngạc nhiên rằng: Năng lực biển và năng lực đổ bộ của Mỹ có ý nghĩa then chốt đối với khả năng của Mỹ trong tương lai Mỹ có thể ngăn chặn và đánh bại kẻ thù, củng cố liên minh, phong tỏa hang ổ của kẻ thù và mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu. Định hướng chiến lược mới của Lầu Năm Góc, “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Ưu tiên cho Quốc phòng ở Thế kỷ 21” vạch ra các sứ mệnh cho quân đội Mỹ, bao gồm cân bằng thế quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, triển khai sức mạnh, hiện diện ổn định ở những khu vực then chốt và thực hiện hỗ trợ nhân đạo.2 Đứng trước khả năng bị cắt giảm ngân sách trong khi các đối thủ bất định ngày càng gia tăng và các mối đe dọa đối với các tuyến đường biển ngày càng nhiều (tất cả các nước đều phải phụ thuộc vào các tuyến đường biển này), Mỹ cần phải chớp lấy “thời khắc biển” đang mở ra này. Mỹ phải giải quyết các vấn đề về hoạt động biển ở tất cả các vùng biển quan trọng. Một khi đạt được điều này, có thể kết luận rằng “Hải quân và Thủy quân lục chiến của Mỹ giờ đây đang đứng trước cơ hội dẫn đầu trong một “Thế kỷ Hải quân” mới và một “Thời đại Hoàng kim” nữa của sức mạnh biển Mỹ”. Quan điểm 1. ‘Naval Amphibious Capability of the 21st century: Strategic Opportunity and a Vision for Change’ Báo cáo của nhóm Làm việc về năng lực đổ bộ, 27/4/2012. Nhóm Marine Corps Ellis ‘US Amphibious forces: Indispensible Ele- ments of American Seapower’ trong Small Wars Journal, 27/8/2012 là một bản tóm tắt tại http://smallwarsjour- nal.com/jrnl/art/us-amphibious-forces-indispensible-elements-of-american-seapower 2. “US Amphibious Forces,’ tlđd 17
- GS. Geoffrey Till này là bước phát triển nhưng hoàn toàn nhất quán với sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của thương mại đường biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Mỹ, được đề cập trước đó trong các bản trình bày về chính sách biển của Mỹ, ví dụ: “Một chiến lược hợp tác cho Sức mạnh biển thế kỷ 21” năm 2007. Nền kinh tế trên thế giới đang dịch chuyển sang Châu Á-Thái Bình Dương , nên chắc chắn Mỹ sẽ gia tăng sự tập trung vào Châu Á. Nhưng Mỹ cũng phải đương đầu với nhiều thách thức không nhỏ. Đầu tiên là những nhu cầu bất định trong một thế giới xa lạ, trong đó xuất hiện sự dịch chuyển ngang của quyền lực toàn cầu sang những nước và khu vực mới và dịch chuyển dọc của sức mạnh sang những chủ thể hỗn hợp hay phi quốc gia (xã hội, kinh tế, tôn giáo, tội phạm, dân tộc). Những chủ thể này thách thức các quan niệm về chủ quyền, nguy cơ và an ninh”. Mỹ (và các nước khác) do đó phải đón chờ khủng hoảng và bất ổn kéo dài. Thứ hai, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các mối đe dọa đến tự do hàng hải mà Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ cần đến để đối phó với sự bất ổn do các đối thủ phi quốc gia tạo ra thông qua các hoạt động bất tương xứng và với chiến lược chống tiếp cận hay phong tỏa khu vực của các đối thủ trong khu vực. Do đó, nhu cầu cấp bách đối với Mỹ trước hết là duy trì “sự hiện diện tiên phong” (forward presence). Bởi vì điều này sẽ tạo ra một mức độ răn đe và sự đáp trả nhanh chóng nếu như răn đe bị thất bại. Vì quan trọng nên không ngạc nhiên khi nó xếp thứ hai trong “3 nguyên lý” của Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ.3 Điều này tiếp theo sẽ đòi hỏi việc đảm bảo quyền tự do tiếp cận trên các vùng biển trên thế giới, và khả năng quản lý các chiến lược chống tiếp cận về kỹ thuật, chính trị và pháp lý của các đối thủ quốc gia và phi quốc gia. Cuối cùng, việc tầm quan trọng chiến lược của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng lên tương đối đòi hỏi Mỹ phải chuyển trọng tâm chiến lược, tạo ra yêu cầu ngày càng tăng đối với Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ: Theo báo cáo “Ưu tiên và lựa chọn ngân sách quốc phòng” Mỹ tháng 1/2012, tái cân bằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương “tạo ra sự tập trung mới đối với các lực lượng không quân và hải quân”. Báo cáo này cũng miêu tả chi tiết những thay đổi trong chi tiêu ngân sách của Lầu Năm Góc trong thập kỷ tới. Thủy quân lục chiến và lực lượng đổ bộ của hải quân Mỹ đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại yêu cầu Mỹ có năng lực biển mạnh, đặc biệt khi quân đội thực hiện tái cân bằng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương .4 Nhưng “thời khắc biển” không chỉ áp dụng đối với Mỹ, mặc dù người Mỹ - hay ít nhất là một số người Mỹ - có lẽ đi đầu trong cách nói này. Nó cũng áp dụng đối với nhiều nước khác nữa, và đặc biệt ở Châu Á-Thái Bình Dương - một khu vực, mặc dù có những rắc rối nội bộ nhưng dựa nhiều vào biển trong lịch sử của mình, phát triển kinh tế và đường hướng tương lai. 3. Đó là “Chiến đấu trước” [Warfighting First], “Hiện diện tiên phong” [Forward Presence] và “Sẵn sàng” [Be Ready] 4. ‘US amphibious Forces,’ tlđd. 18
- “Thời khắc biển” của Châu Á và vấn đề Biển Đông Ví dụ như Trung Quốc, một nước đang tìm lại nguồn gốc đi biển của mình và đang phát triển định hướng biển trong tổng thể các chính sách xã hội, kinh tế và an ninh. Từ 2002, trong Báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 16 của mình, Trung Quốc đã nhận thức sâu sắc rằng hai thập niên đầu thế kỷ 21 là “giai đoạn thời cơ chiến lược”.5 Sách trắng Phát triển Hòa bình năm 2011 cũng nêu ra rằng ban đầu cần tập trung phát triển lợi ích kinh tế và xã hội của đất nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất và xã hội ngày càng tăng6 - và để đảm bảo sự sống còn của chế độ. Điều này đòi hỏi khả năng phát triển nguồn tài nguyên trong nước và đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn hàng hóa và tài nguyên cần thiết từ nước ngoài. Tương tự, Chủ tịch Hồ tại Diễn đàn Bác Ngao năm 2011 đã lập luận, điều này đòi hỏi việc định hình một “Châu Á hài hòa” về hội nhập kinh tế và cộng đồng văn hóa trong đó các lợi ích quốc gia của Trung Quốc được đặt đúng chỗ trên cơ sở “tin tưởng lẫn nhau, lợi ích chung, bình đẳng và hợp tác”.7 Chừng nào mà trật tự thế giới hiện tại khiến cho điều này khó thực hiện, Trung Quốc sẽ muốn thay đổi trật tự thế giới, để tạo không gian cho sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc thế giới lớn mạnh nhưng hòa bình. Sự nhấn mạnh vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và tính trung tâm của thương mại kinh tế một lần nữa hướng sự chú ý của chúng ta tới một thực tế rằng: đây là thời khắc biển. Theo đó, các nhà quan sát đã lưu ý đến sự tập trung phát triển các lĩnh vực kinh tế biển của Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm gần đây nhất của họ, việc xây dựng đáng kể các đơn vị thực thi luật biển của Trung Quốc, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc. Khá thú vị là, cũng có một số ý kiến nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải tính toán lại, làm rõ và cần phải làm tốt hơn để có thể bảo vệ các lĩnh vực trong chính sách biển của mình. Ví dụ, ở Trung Quốc, cũng như ở các nước khác, tháng 3/2012 đã có nhiều lời kêu gọi hình thành nên một chiến lược biển chặt chẽ ở cấp độ quốc gia nhằm mục tiêu kết nối tất cả mọi hướng lại với nhau. Thậm chí, ở một đất nước mà từ lâu đã được coi là có khả năng đề ra kế hoạch dài hạn một cách công phu và tổng hợp, tình hình thực tế lại dường như rất khác cho người trong cuộc. Do vậy, Phó Đô đốc Hải quân Yin Zhuo, Chủ tịch Ủy ban Chuyên gia về Thông tin hóa Hải quân cho rằng: “Trung Quốc không có một chiến lược biển rõ ràng ở cấp độ quốc gia”. Các tính toán về kinh tế chi phối chính sách của các đơn vị trong Cục Hải dương Quốc gia và “một cách rất tự nhiên Hải quân cũng có những tính toán chiến lược biển của riêng mình, nhưng những tính toán này chỉ là hành động của một số bộ ngành nhất định, và không ở cấp độ quốc gia”. Những lo lắng như vậy đã dẫn đến, ở Trung Quốc, cũng như các nơi khác, sự kêu gọi thành lập “Bộ Đại dương”.8 Vì tất cả những lý do này, trong bài phát biểu cuối cùng của 5. Timothy R. Heath, ‘What Does China Want ? Discerning the PRC’s National Strategy’ Asian Security, Vol 8, No 1, 2012. 6. Heath, ‘What Does China Want?’ tlđd, tr. 66. 7. Phát biểu của Ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại lễ khai mạc Diễn đàn Bác Ngao Châu Á năm 2011, 14/4/2011, có tại website Bộ Ngoại giao, http://www.fmprc.gov.cn. 8. Trích từ James Holmes, ‘China’s Maritime Strategy is more than Naval Strategy’ China Brief, Jamestown Founda- tion, 4/2011; ‘General calls for New Coastguard to patrol South China Sea’ Wall Street Journal, 7/3/2012; ‘Calls for Establishment of Ministry of Oceans’ Xinhua, 5/3/2012. 19
- GS. Geoffrey Till mình tại Đại hội Đảng lần thứ 18, Chủ tịch Hồ đã kêu gọi Trung Quốc phải biến mình thành một cường quốc biển.9 Những động lực và đường hướng tương tự như vậy có thể được thấy ở các nước nhỏ hơn trong khu vực, dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều và trong một khu vực địa lý hẹp hơn. Sự phụ thuộc vào biển, coi biển như là nguồn tài nguyên và là phương tiện vận tải nguyên liệu thô và hàng hóa chế tạo để mang lại triển vọng cho nền kinh tế và sự ổn định xã hội ngày càng thể hiện rõ ở Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore. Đối với họ, hoạch định kinh tế ngày càng phản ánh tầm quan trọng của biển; các đơn vị thực thi luật biển được xây dựng; và hải quân được phát triển, cũng giống như ở Trung Quốc và Mỹ. Ước muốn tái lập trật tự khu vực, trong đó lợi ích quốc gia của họ được bảo vệ một cách tốt nhất là rất rõ ràng và trong chừng mực nào đó, họ mong muốn lôi kéo các nước bên ngoài vào để tái cân bằng với Trung Quốc - một nước với sự tăng trưởng và tự tin đôi khi khiến các quốc gia lo lắng. Điều này dường như đặc biệt đúng với Việt Nam và Philippines, vì những tranh cãi của họ với Trung Quốc xung quanh việc ai sở hữu cái gì ở Biển Đông. Lời mời của Việt Nam vào tháng 11/2010 đối với các hải quân bên ngoài về việc sử dụng các dịch vụ tại cảng Cam Ranh (được nâng cấp với sự giúp đỡ rất nhiều của Nga) đã thu hút rất nhiều sự chú ý, và có vẻ như đã dẫn đến sự tăng cường hiện diện trong khu vực của Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.10 Sự xuất hiện của Lực lượng Đặc nhiệm thứ 5 của hạm đội Viễn Đông Nga đã thể hiện sự quan tâm liên tục của nước này tại Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau, biểu hiện qua một loạt các chuyến thăm cấp cao của hải quân Mỹ đến nước này. Quan hệ hải quân được cải thiện nhanh chóng giữa hai nước cũng đã thu hút rất nhiều sự chú ý.11 Tương tự, và cũng một phần do tranh chấp bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal) đầu năm 2012, Philippines đang tìm kiếm sự ủng hộ từ Mỹ. Mỹ dường như muốn ra tín hiệu hỗ trợ Philippines thông qua chuyến thăm không được công bố trước tới Vịnh Subic của tàu ngầm USS North Carolina, nhưng vẫn chưa sẵn sàng bị lôi vào vấn đề ai sở hữu bãi đá ngầm này hay chấp nhận rằng bãi cạn cũng được điều chỉnh bởi Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951.12 Có một điều chưa chắc chắn là Mỹ liệu có coi Nhóm đảo Kalayaan (KIG) hay bãi Scarorough nằm trong phạm vi Hiệp ước An ninh chung Mỹ - Philippines, được ký 4 năm trước khi Philippines đưa ra yêu sách đối với KIG nhưng ít nhất, Mỹ sẽ quan tâm đến tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Vì vậy, cuộc diễn tập Balikatan của nước này với Philippines, và lần đầu tiên với cả Nhật Bản và Hàn Quốc, đã cho thấy sự quan tâm của nước này dù lãnh thố tranh chấp đó có nằm trong hiệp ước hay không.13 Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là các quốc gia bên ngoài khác dường như cũng 9. ‘Hu Defends track record, calls for war on graft’ The Straits Times, 9/11/2012. 10. ‘Twist of fate sees old foes as allies in power tussle’ Financial Times, 15/6/2011. 11. ‘US Vietnam in Exercises Amid Tensions with China’ Wall Street Journal, 16/7/2011. 12. Joint Statement of the US-Philippine Ministerial dialogue, Office of the Spokesperson, Washington DC, 30/4/2012; Thayer (2012b); Glaser (2012) see also the perceptive Li Ying, ‘US not ready to be Philippines’ savior over Huangyan Island’ Global Times, 21/5/2012 13. Michael Richardson, ‘China tests US strength with shoal stand-off, The Straits Times, 23/4/2012. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương môn Chính sách kinh tế đối ngoại
22 p | 700 | 197
-
Chính sách đối ngoại của Mỹ ở biển Đông trong trong những thập niên đầu thế kỉ XXI
9 p | 106 | 11
-
Chính sách biển của Trung Quốc và những thách thức đối với Việt Nam thời gian tới
14 p | 86 | 10
-
Biển đông dưới góc nhìn địa - chính trị
10 p | 112 | 8
-
Những biến động chính trị tại Hồng Kông: Phần 2
184 p | 9 | 6
-
Chính sách về biển Đông và hành động của các bên liên quan: Phần 2
135 p | 50 | 6
-
Giáo trình Chính sách xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
107 p | 15 | 6
-
Những biến động trong chính sách của Mỹ đối với Châu Á - Thái Bình Dương thập niên đầu thế kỷ XXI cơ sở thực tiễn và lý luận
12 p | 51 | 6
-
Quản lý nhà nước về tôn giáo của một số quốc gia Đông Nam Á
12 p | 74 | 5
-
Quan điểm của Nga về vấn đề biển Đông và một số kiến nghị đối với Việt Nam
9 p | 9 | 4
-
Sự can dự của Mỹ tại Biển Đông: Chính sách, tác động và xu hướng
8 p | 25 | 4
-
Vai trò của đạo đức trong dịch vụ công và nền tảng tôn giáo cho chính sách về đạo đức
21 p | 63 | 4
-
Xây dựng chính sách trợ cấp tiền mặt có điều kiện cho các đối tượng nghèo
9 p | 44 | 3
-
Một số đề xuất về chính sách giáo dục dân tộc hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số
4 p | 8 | 3
-
Tổng quan về biến đổi khí hậu và bình đẳng giới
7 p | 84 | 2
-
Chính sách bảo vệ vùng biển Đông Bắc Việt Nam của vua Gia Long và vua Minh Mạng (1802 - 1840)
10 p | 89 | 2
-
Tăng cường hợp tác, tận dụng khả năng tư vấn và hỗ trợ tri thức, công nghệ của cộng đồng quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển và bảo vệ biển Đông
12 p | 81 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn