Nhiệt miệng khiến khoang miệng, lưỡi nổi nốt đỏ, lở
loét, có khi mưng mủ khiến chúng ta ăn không ngon,
ngủ không yên.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Chớ coi thường nhiệt miệng
- Chớ coi thường nhiệt miệng
Nhiệt miệng khiến khoang miệng, lưỡi nổi nốt đỏ, lở
loét, có khi mưng mủ khiến chúng ta ăn không ngon,
ngủ không yên.
Vết loét có thể bị viêm cấp
Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ
Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch
- Trung ương Hội Đông y Việt Nam, nhiệt thường liên quan
tới tỳ vị. Nhiệt miệng phát sinh do hoả độc, nhiệt độc bốc
lên ở tỳ, vị, tâm, can, thận... mà sinh lở loét, đau nóng rát,
miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ, mưng mủ.
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm lắm, nhưng trẻ em bị
loét miệng sinh vi khuẩn và nuốt vào dạ dày sẽ gây rối
loạn tiêu hoá, tiêu chảy, bệnh đường ruột. Ảnh hưởng
nữa của nhiệt miệng là do khó ăn uống nên cơ thể không
hấp thụ đủ dinh dưỡng và vi chất, ảnh hưởng đến sức
khoẻ.
- Bác sĩ Lê Quân, Phòng khám Gia đình, Hà Nội cho biết,
phụ nữ hay mắc nhiệt miệng khi bị rối loạn nội tiết lúc
hành kinh, mang thai, mãn kinh... Nhiệt miệng bắt đầu từ
những vết loét (là những mụn nước nhỏ dễ vỡ) mọc trong
niêm mạc miệng, sau đó bội nhiễm làm vết loét rộng ra,
để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất
đau và xót khi ăn đồ mặn, uống nước nóng...
Hay bị nhất là mặt trong của má, lợi, đầu hay dưới lưỡi.
Loét miệng trong miệng hay gặp nhất, thường kéo dài 7-
- 10 ngày rồi tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Nguyên nhân
và cơ chế sinh bệnh loét miệng vẫn chưa rõ nhưng một số
yếu tố được coi là nguyên nhân như: Thiếu dinh dưỡng,
thiếu vitamin A, C, PP, B6, B12, kẽm và acid folic.
Bác sĩ Trần Văn Bản cho rằng, nếu không điều trị đúng và
sớm, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm
chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Bệnh tái phát do
nhiều nguyên nhân gây nên như tình trạng cơ địa, căng
thẳng, uống bia cỏ, rượu, ăn uống bừa bãi, sinh hoạt vô
điều độ là tái phát.
- Nhiệt miệng gặp ở mọi lứa tuổi, ai cũng mắc một vài lần,
đàn ông mắc nhiều hơn đàn bà và khoảng 60 tuổi trở đi là
không mắc nữa. Không nên coi nhiệt miệng là bệnh nhẹ
và để tự khỏi. Nếu điều trị không dứt điểm, để nhiệt miệng
kéo dài gây khó chịu, đau rát miệng, rối loạn tiêu hóa, gây
khó chịu, đau đớn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Phòng ngừa bằng ăn uống
- Theo tư vấn của bác sĩ Bản,
Đông y giải quyết nhiệt bên trong
bằng cách làm mát, thanh nhiệt
Ăn nhiều hoa quả, rau
giải độc. Bài thuốc Kim ngân hoa
xanh để phòng tránh
8g (nếu kim ngân cuộng 16g);
nhiệt miệng
hoàng bá 12g; cát căn 16g, bạch
thược 8g. Sắc uống ngày một thang thay nước uống liên
tục từ 7 khỏi.
- 10 ngày là
Đông y còn nhiều bài thuốc thanh nhiệt giải độc khác
nhằm dưỡng âm, lương huyết như bài thuốc cổ phương
- Thanh vị tán, gồm Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt
bì thang,... hiệu quả cao. Các bài thuốc phối hợp tinh tế
của vị Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui,
Đan bì... sao tẩm khắt khe theo nguyên lý y học cổ truyền,
có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét
miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng,
hôi miệng, phòng bệnh tái phát rất hiệu quả. Vị Hoàng liên
có thành phần kháng sinh thực vật. Còn vị Đương qui,
Sinh địa cung cấp vitamin, khoáng chất thiếu gây nhiệt
miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng.
- Còn theo bác sĩ Lê Quân, nếu nhiễm khuẩn, tổn thương
nên dùng kháng sinh là ổn. Nhiệt miệng do thiếu vitamin
C, PP, B6, B2 thì phải bù cho cơ thể sự thiếu hụt này. Cả
Đông và Tây y đều chữa khỏi nhiệt miệng, nhưng người bị
nhiệt miệng cần phải đi khám và điều trị tận gốc.