intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho đôi chân đẹp, cho bàn tay xinh

Chia sẻ: Tranthi Kimuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc móng chân móng tay với nhiều người chỉ là chuyện vặt, không đáng bận tâm. Nhưng khi có một chiếc móng trở chứng mọc đâm vào phao, gây cho họ đau đớn thì họ mới thấy sự cần thiết phải quan tâm tới “chuyện vặt” này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho đôi chân đẹp, cho bàn tay xinh

  1. Cho đôi chân đẹp, cho bàn tay xinh
  2. Chăm sóc móng chân móng tay với nhiều người chỉ là chuyện vặt, không đáng bận tâm. Nhưng khi có một chiếc móng trở chứng mọc đâm vào phao, gây cho họ đau đớn thì họ mới thấy sự cần thiết phải quan tâm tới “chuyện vặt” này. 1.Dùng muối: Cho vài muỗng muối vào một thau nước ấm, khuấy đều cho muối hòa tan hoàn toàn vào nước. Ngâm chân bị thương vào dung dịch này 15 – 20 phút mỗi ngày. Sức nóng của nước làm mềm vùng da quanh vết thương còn muối thì giúp chống lại sự nhiễm trùng và giảm triệu chứng sưng đỏ. 2. Mang vớ: Mang vớ thường xuyên. Mang vớ không giúp bảo vệ vết thương hoàn toàn tránh khỏi vi trùng, nhưng nó giúp hạn chế tới mức tối đa nhiễm trùng có thể x ả y ra . 3. Vệ sinh chân: Mỗi khi vào phòng tắm phải nhớ vệ sinh bàn chân kỹ lưỡng. Sau khi tắm xong phải lau cho khô và không quên thoa lên vết thương thuốc kháng sinh dạng mỡ. Trong thời gian vết thương chưa lành, chỉ nên mang giày mở hậu, hay giày sandal. Các loại giày bó sẽ làm vết thương thêm đau nhức và lâu lành. 4. Ngâm chân: Trước khi cắt, ngâm chân trong nước ấm vài phút để làm móng chân mềm hơn. Chỉ nên cắt móng thẳng ngang từ bên này qua bên kia. Ở hai góc móng, dùng giũa để giũa sơ cho bớt nhọn góc. Cần đặc biệt chú ý tới ngón cái vì ngón cái là ngón dễ bị tổn thương nhất nếu cắt móng không khéo.
  3. 5. Không nên lấy khóe móng: Vì bạn rất dễ giật toạt hai khóe móng. Chính vì vậy, cạnh bén của móng dễ dàng mọc đâm vào phao. 6. Mua giầy vừa chân: Càng lớn thì bàn chân bạn càng dài và to hơn, vì vậy khi mua giày mới nên dùng chân ướm thử để đảm bảo giày phải thật vừa với chân. Nên mua giày vào buổi tối vì bàn chân luôn “nở” lớn hơn vào buổi tối. Cột chặt giày vừa phải, không để bàn chân có khoảng trống để trượt bên trong giày và cũng không siết giày quá chặt. Không chọn các loại vớ quá chật, bó sát các ngón chân với nhau. 7. Gặp bác sĩ ngay khi chân bị tổn thương: Hãy gặp bác sĩ khi chân bị tổn thương, bị rỉ mủ, một dấu hiệu của sự nhiễm trùng , khi móng mọc cong oằn xuống và khi xuất hiện một vệt đỏ chạy dọc lên theo chân, triệu chứng có thể kèm theo là sốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2