Ai đã từng đi chợ Gò, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh đều có những kỷ niệm đẹp và khó quên. Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Chợ Gò truyền thống Bình Định
- Chợ Gò truyền thống Bình Định
Ai đã từng đi chợ Gò, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh đều có
những kỷ niệm đẹp và khó quên.
Theo phong tục thì mỗi năm chợ chỉ họp hai phiên vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết âm
lịch. Chợ họp trên một gò đất cao dưới chân núi Hàm Long bên bờ sông Hà Thành đổ ra
đầm Thị Nại vì vậy mà gọi là chợ Gò.
Ðiều kỳ thú ở đây là du khách đi hội chợ bị cuốn hút không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn do
được dự những sinh hoạt văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân
tộc. Người đi hội chợ mua bán lấy may không mặc cả, không cò kè bớt một thêm hai như
chợ hàng hoá ta thường thấy.
Chợ Gò có tính cách hội vui xuân dân gian hơn là phiên chợ. Từ người bán đến khách
hàng đều mặc quần áo mới, nói cười vui vẻ, mặt tươi như hoa, các bà các cô phấn son
trang sức lộng lẫy như dự lễ cưới.
Từ mờ sáng ngày đầu năm chợ đã nhóm, ai đến trước bày hàng trước, ai đến sau kế tiếp
thành dãy. Không ai đứng ra xếp đặt, tổ chức thế mà vẫn trật tự, không hề tranh giành
bán buôn theo lối kẻ chợ thông thường.
Người bán là những dân cư quanh vùng thu góp trong vườn mớ trái cây, gánh rau cải, vài
buồng cau, vài xấp trầu họ đem đến bán lấy hên đầu năm. Người mua không phải là thiếu
thức ăn nhưng muốn đem về một cái lộc đầu năm, nhất là gian hàng trầu cau, các cô
thường mua cầu may cho năm mới gặp duyên thắm tình nồng.
Vui vẻ nhất là các gian hàng pháo, bán đủ loại nào pháo tre, pháo tống, pháo điển, pháo
chuột, pháo dây, pháo thăng thiên, pháo bông… Ðó đây, giọng lái buông chào hàng ngân
nga câu vè theo điệu bài chòi:
” Mời chư vị giai nhần tài tử
Tới đây nghe tôi thử pháo tre
- Của bán ra không phải nói khoe
Thời thực vật sắm vừa túc dụng
Có pháo nhiều đốt mới vui tình
Từ cựu thời bộc trước nhi thinh
Có pháo mới văn minh xuân nhựt
Dưới con cháu cũng vui cũng ức
Trên ông bà khỏi bực khỏi phiền
Nếu như mà cứ giữ tiếc tiền
Lấy gì đặng minh niên hỉ hả…”
Gọi là chợ Gò vì chợ hợp trên một gò đất cao
Các gian hàng bán đồ chơi trẻ em cũng vui nhộn không kém. Ðặc biệt nhất, những sản
phẩm làm bằng vật liệu địa phương, thuần túy Việt Nam như gà cồ chút chít nặn bằng đất
sét, rỗng ruột, sơn phết xanh đỏ, có lỗ thổi ra tiếng kêu o… o..; trống rung (trống bỏi)
- thành và cán bằng tre phất bong bóng heo hay da ếch có tra hai cây đính cục chì nhỏ mỗi
lần rung tạo âm thanh thật vui tai: thằng nhào lộ; cối xay lúa; cối giã gạo; tướng quân
múa võ đều làm bằng tre và gỗ cây gòn.
Từ cuối thập niên 60, có xen những đồ chơi bằng nhựa hoặc bằng kim loại như búp bê, xe
tăng, tàu bay, súng lục…, có lẽ vì đắt giá hay chưa quen với thị hiếu nên ít thông dụng.
Những gian hàng thức ăn, nước giải khát cũng góp mặt không kém. Các món đặc sản địa
phương được khách hàng ưa thích như nem Chợ Huyện của bảy Ù, chim mía ở Lộc Lễ,
rượu nếp và rượu gạo ở Trường Thuế (dân chúng quen gọi là Trường Thế đã mãi mãi đi
vào ca dao của dân tộc:
Rượu ngon Trường Úc mê ly
Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi không đành.
Ðến với Chợ Gò không những để ăn uống, mua rau quả để lấy lộc, mua pháo để lấy hên
đâu năm, hoặc để thưởng thức tài viết chữ “phượng múa rồng bay” trên liễn đối, mà đến
với Chợ Gò còn có đủ các trò vui chơi mang màu sắc dân gian như đánh bài chòi, chơi lô
tô, giải đáp câu thai, đánh cờ tướng, đá gà…
Nếu ai nặng máu đỏ đen thì tha hồ sát phạt ở các sòng bài như xóc dĩa, bầu cua tôm cá, xì
lác… nhưng phần lớn họ đến đây để gặp gỡ bạn bè, trao nhau những lời chúc tụng, kéo
nhau đi xem chợ và khi mặt trời đứng bóng thì chia tay ra về.
Hội chợ Gò diễn ra tuy ngắn ngủi nhưng ý nghĩa rất lớn vì nó tạo ra không khí vui tươi
thoải mái sau một năm miệt mài lao động vất vả và đi vào ký ức người dân nơi đây như
một mảng tâm hồn tươi sáng và tìm về với bản sắc dân tộc, tìm về với cội nguồn của
chính mình.